Đánh giá đề cương vật lý 8 giữa học kì 1

Đề cương Vật lý 8 giữa học kì 1 năm 2021 - 2022 là tài liệu cực kì hữu ích dành cho các em học sinh lớp 8.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Vật lí 8 bao gồm lý thuyết và 1 số dạng bài tập mẫu, giúp các bạn luyện tập và làm quen, củng cố lại những kiến thức cơ bản của môn Lý 8 để chuẩn bị tốt nhất cho bài thi giữa học kì 1 sắp tới. Ngoài ra các em tham khảo thêm bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 8 môn Vật lí. Vậy sau đây là nội dung chi tiết, mời các em cùng tham khảo tại đây.

Đề cương Vật lý 8 giữa học kì 1 năm 2021

A. Lí thuyết

1. Vì sao nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối? Cho ví dụ.

2. Nêu ý nghĩa của vận tốc? Công thức tính vận tốc?

3. Chuyển động đều, chuyển động không đều?

4. Vì sao nói lực là một đại lượng vec tơ? Nêu kí hiệu vec tơ lực, đơn vị lực. Nêu cách biểu diễn lực?

5. Khi nào có lực ma sát? Lực ma sát có ích hay có hại? Nêu hai ví dụ.

B. Bài tập: [một số bài tập mẫu]

Bài 1. Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 giờ, đến Hải Phòng lúc 10 giờ. Cho biết quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng dài 108km. Tính tốc độ của ô tô ra km/h, m/s.

Bài 2. Hai xe đạp chuyển động đều, người thứ nhất đi với vận tốc 15km/h, người thứ hai đi với vận tốc 5m/s. Hỏi ai đi nhanh hơn?

Bài 3. Một xe đạp chuyển động trên quãng đường thứ nhất dài 8km hết 20 phút; quãng đường thứ hai dài 15km hết ¾ giờ; quãng đường thứ ba dài 10 km hết ½ giờ. Tính vận tốc trung bình của xe đạp trên mỗi quãng đường và trên cả ba quãng đường.

Bài 4. Một người đi xe máy đi một nửa đoạn đường đầu với vận tốc 60km/h. Nửa còn lại người đó phải đi với vận tốc bao nhiêu để vận tốc trung bình trên cả đoạn đường là 45km/h?

Bài 5. Bểu diễn các vec tơ lực sau đây:

a. Trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng 1kg, tỉ xích tùy chọn.

b. Trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng 500g; tỉ xích 1cm ứng với 2,5N.

c. Lực kéo tác dụng lên một xà lan có độ lớn 3000N; theo phương ngang, chiều từ phải sang trái, tỉ xích 0,5cm ứng với 500N.

d. Lực tác dụng lên một quả bóng có độ lớn 50N; theo phương hợp với phương ngang một góc 300; chiều từ dưới lên trên.

Bài 6. Giải thích các hiện tượng sau đây:

a. Tại sao người ngồi trên ô tô đang chuyển động trên đường thẳng, nếu ô tô đột ngột rẽ phải thì hành khách trên xe bị nghiêng mạnh về bên trái?

b. Tại sao xe máy đang đứng yên nếu đột ngột cho xe chuyển động thì người ngồi trên xe bị ngả về phía sau?

c. Tại sao người ta phải làm đường băng dài để cho máy bay cất cánh và hạ cánh?

*****Lưu ý: Làm các bài tập trong sách bài tập: 3.3; 3.5; 3.7 trang 9; 3.13 trang 10;

Bài tập 4.5 trang 12; 5.6 trang 16,17.

Đề thi giữa kì 1 Vật lý 8 năm 2021 - 2022 gồm 5 đề kiểm tra chất lượng có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi Vật lý giữa học kì 1 lớp 8 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi. Ngoài ra các em tham khảo thêm đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8, đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý 8. Vậy sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 8 năm 2021 - 2022

  • Đề thi giữa học kì 1 lớp 8 môn Vật lý - Đề 1
    • Ma trận đề thi Vật lý lớp 8 giữa học kì 1 
    • Đề thi Vật lý 8 giữa học kì 1
    • Đáp án đề thi Vật lý 8 giữa học kì 1
  • Đề thi giữa học kì 1 lớp 8 môn Vật lý - Đề 2
    • Ma trận đề thi Vật lý lớp 8 giữa học kì 1 
    • Đề thi Vật lý 8 giữa học kì 1
    • Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Vật lí 8

Đề thi giữa học kì 1 lớp 8 môn Vật lý - Đề 1

Ma trận đề thi Vật lý lớp 8 giữa học kì 1

Cấp độchủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng điểm
Thấp Cao
TN TL TN TL TL TL

Vận tốc

Biết được đơn vị vận tốc

Vận dụng được công thức tính tốc độ .

Tính được tốc độ trung bình của một chuyển động không đều.

Số câu 1[C1] 1[C2] 1[C2] 3
Số điểm 0,5 0,5 3 4

Áp suất

Biết được đơn vị của áp suất

Hiểu được trong không khí nơi nào có áp suất tăng, giảm

Giải thích được sự tăng giảm áp suất theo độ cao. Áp dụng được công thức tính áp suất

Số câu 1[C3] 1[C4] 1[C3] 3
Số điểm 0,5 0,5 3 4

Quán tính

Hiểu được thế nào là quán tính

Số câu 1[C1] 1
Số điểm 2 2

Tổngcâu

Số điểm

Tỉ lệ

2

1

10%

3

3

30%

2

6

60%

7

10 100%

Đề thi Vật lý 8 giữa học kì 1

TRƯỜNG THCS........

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2021 – 2022

MÔN: VẬT LÝ 8

Thời gian làm bài: 90 phút

I. TRẮC NGHIỆM [2 điểm]: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1 [0,5 điểm]: Đơn vị của vận tốc là :

A. km.h

B. m/s

C. m.s

D. s/m

Câu 2 [0,5 điểm]: Một người đi xe đạp trong 2 giờ với vận tốc trung bình là 12 km/h. Quãng đường người đó đi được là :

A. 2 km.

B. 6 km

C. 12 km

D. 24 km.

Câu 3 [0,5 điểm]: Đơn vị của áp suất là:

A. Niutơn[N]

B. mét trên giây[m/s]

C.Niutơn trên mét vuông [N/m2]

D. kilôgam [kg]

Câu 4 [0,5 điểm]: Lên càng cao áp suất khí quyển càng:

A. Tăng

B. Giảm

C. Không thay đổi

D. Có thể tăng hoặc giảm.

II. TỰ LUẬN: [8 điểm]

Câu 1 : [2 điểm] Búp bê đang đứng trên xe lăn, đột ngột đẩy xe lăn về phía trước. Hỏi búp bê sẽ ngã về phía nào? Tại sao?

Câu 2 : [3 điểm] Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2 m/s. Ở quãng đường sau dài 1,95km người đó đi hết 0,5 giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường.

Câu 3: [3 điểm] Một tàu ngầm đang chuyển động dưới đáy biển. Áp kế đặt ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2.020.000 [N/m2] một lúc sau áp kế chỉ 860.000 N/m2.

a. Tàu đã nổi lên hay đã lặn xuống? Vì sao?

b. Tính độ sâu của tàu ở hai trường hợp trên. Biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3

Đáp án đề thi Vật lý 8 giữa học kì 1

Câu Đáp án Điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1,2,3,4

Tương ứng B, D, C, B

2 điểm

Phần tự luận

Câu 5

- Búp bê sẽ ngã về phía sau.

- Vì khi đẩy xe, chân búp bê chuyển động cùng với xe, nhưng do quán tính nên phần đầu của búp bê chưa kịp chuyển động, vì vậy búp bê ngã về phía sau

1 điểm

1 điểm

Câu 6

Tóm tắt:

S1= 3km S2 = 1,95 km v1 = 2 m/s = 7,2 km/h

t2 = 0,5h Tính vtb= ? Giải

Thời gian người đó đi quãng đường đầu là

t1 = s1 / v1 = 3 / 7,2 = 0,42 [h]

Vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 quãng đường

0,5 điểm

1 điểm

1,5 điểm

Câu 7

a.Tàu nổi lên vì áp suất lúc sau nhỏ hơn áp suất lúc đầu

b.Tóm tắt:

P1=2020000 N/m2 P2 = 860000 N/m2 d = 10300 N/m3

h1= ? h2 = ?

Giải:

Áp dung công thức:

h1= P1 : d = 2020000 : 10300 = 196,11m

h2 = P2 : d = 860000 : 10300 = 83,49 m

1 điểm

1 điểm

1 điểm

.................

Đề thi giữa học kì 1 lớp 8 môn Vật lý - Đề 2

Ma trận đề thi Vật lý lớp 8 giữa học kì 1

Tên Chủ đề

Nhận biết

[Mức độ 1]

Thông hiểu

[Mức độ 2]

Vận dụng

[Mức độ 3]

Vận dụng cao

[Mức độ 4]

TN

TL

TN

TL

Chủ đề 1: Vận tốc [3 tiết]

1. Chuyển động cơ học

2.Vận tốc

3.Chuyển động đều – Chuyển động không đều

1. Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ.[C1]

2. Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động.[C2]

3. Viết được công thức tính tốc độ.Nêu được đơn vị đo tốc độ.[C3]

4. Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.[C7]

5. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.

6. Nêu được tính tương đối của chuyển động và đứng yên.

7. Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.

8. Nêu được đơn vị đo tốc độ.

9. Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.

10. Vận dụng được công thức tính tốc độ .

[C9a]

11. Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm

12. Tính được tốc độ trung bình của một chuyển động không đều [C9b]

Số câu

3[1,5 đ]

1[2 điểm]

0,5 [1 điểm]

0,5[1 điểm]

Số câu [điểm]

Tỉ lệ %

4 [3,5đ]

35%

0,5 [1 điểm]

10%

0,5[1 điểm]

10%

2. Chủ đề 2. Lực [4 tiết]

1.Biểu diễn lực

2.Sự cân bằng lực – Quán tính

3.Lực ma sát

13. Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó bị biến dạng.

14. Nêu được lực là đại lượng vectơ.[C6]

15. Nêu được hai lực cân bằng là gì.

16. Nêu được quán tính của một vật là gì.Nêu được điều kiện, về lực ma sát nghỉ, trượt, lăn

17. Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.[C4]

18. Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động.[C5]

19. Nêu được điều kiện, về lực ma sát nghỉ, trượt, lăn.Nêu được, ví dụ về lực ma sát nghỉ, trượt, lăn.[C8]

20. Biểu diễn được lực bằng vectơ.

21. Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.

22. Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính.

Số câu

1 [0,5 đ]

2 [1 điểm]

1 [3 điểm]

Số câu [điểm]

Tỉ lệ %

1 [0,5 điểm]

5%

3 [4 điểm]

40%

TS số câu [điểm]

Tỉ lệ %

5 [4 điểm]

40%

3 [4 điểm]

40%

1 [2 điểm]

20 %

Đề thi Vật lý 8 giữa học kì 1

I. Trắc nghiệm khách quan: [3 điểm]

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng, trong các câu sau:

Câu 1: Chuyển động cơ học là

A. sự dịch chuyển của vật.

B. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác.

C. sự thay đổi tốc độ của vật.

D. sự không thay đổi khoảng cách của vật.

Câu 2: Trong các chuyển động dưới đây, chuyển động không đều là

A. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.

B. Chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.

C. Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất.

D. Chuyển động của kim phút đồng hồ.

Câu 3: Đơn vị của vận tốc là:

A. m/s

B. s/m

C. m.s

D. km.h

Câu 4: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe

A. đột ngột giảm vận tốc.

B. đột ngột tăng vận tốc.

C. đột ngột rẽ sang trái.

D. đột ngột rẽ sang phải.

Câu 5: Một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì

A. vật chuyển động với tốc độ tăng đần.

B. vật chuyển động với tốc độ giảm dần.

C. hướng chuyển động của vật thay đổi.

D. vật giữ nguyên tốc độ.

Câu 6: Lực là đại lượng véctơ vì

A. lực làm cho vật chuyển động B. lực làm cho vật bị biến dạng

C. lực làm cho vật thay đổi tốc độ D. lực có độ lớn, phương và chiều

II. Tự luận: [7 điểm]

Câu 7: [2 điểm]

Vận tốc trung bình là gì? Cách xác định vận tốc trung bình của chuyển động không đều?

Câu 8: [3 điểm]

Trong các trường hợp dưới đây, loại lực ma sát nào đã xuất hiện?

a] Kéo một hộp gỗ trượt trên bàn.

b] Đặt một cuốn sách lên mặt bàn nằm nghiêng so với phương ngang, cuốn sách vẫn đứng yên.

c] Một quả bóng lăn trên mặt đất

Câu 9: [2 điểm]

Một người đi bộ xuống một cái dôc dài 120m hết 40s. Rồi lại đi tiếp một đoạn đường nằm ngang dài 150m hết 1 phút thì dừng lại nghỉ chân. Tính vận tốc trung bình:

a] Trên mỗi quãng đường?

b] Trên cả quảng đường ?

Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Vật lí 8

I. Trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B A A D D D

................

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chủ Đề