De tài nghiên cứu kỹ năng nói tiếng Trung sơ cấp

  I MỤC LỤC   O. PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1 I. Nguyên tắc giảng dạy môn Nói tiếng Trung ............................................................... 3 1.1 Nguyên tắc giao tiếp .............................................................................................. 5 1.2 Những nguyên tắc về ngữ cảnh hóa (tình huống).................................................. 8 1.3 Nguyên tắc giảng ít luyện nhiều ............................................................................ 9 II. Phương pháp giảng dạy môn nói tiếng Trung .......................................................... 10 2.1 Phương pháp giảng dạy ngữ âm và từ vựng ........................................................ 12 2.2 Phương pháp giảng dạy ngữ pháp và đàm thoại.................................................. 15 III. Kỹ xảo giảng dạy môn Nói tiếng Trung ................................................................. 18 3.1 Thuật lại bài khóa và kỹ xảo nêu câu hỏi ............................................................ 19 3.2 Chủ yếu dựa vào kết cấu ngữ pháp, thay thế cụm từ........................................... 20 3.3 Chủ yếu dựa vào nội dung, luyện tập đối thoại ................................................... 22 IV. KẾT LUẬN............................................................................................................. 24      II TÓM TẮC NỘI DUNG  Mục đích giảng dạy môn nói tiếng Trung sơ cấp là bồi dưỡng và nâng cao năng lực diễn đạt khẩu ngữ của học sinh. Lần đầu tiên tiếp xúc với tiếng Hán, người học chưa nắm được ngữ âm của Tiếng Phổ Thông, chưa hiểu hệ thống phiên âm của tiếng Hán, cũng chưa nắm rõ về cấu trúc ngữ pháp cơ bản của tiếng Hán và chưa hiểu được sự khác biệt về phong tục tập quán và văn hóa của hai nước Việt-Trung. Người viết cho rằng mục tiêu giảng dạy môn Nói tiếng Trung ở giai đoạn sơ cấp là nâng cao cách phát âm, biểu đạt chính xác, hiểu hết những nội dung được học, sử dụng tiếng Hán một cách chính xác trong quá trình giao tiếp. Để nâng cao mục đích giao tiếp trong ngôn ngữ, bài viết này sẽ đi sâu phân tích dựa trên các mặt như nguyên tắc giảng dạy, phương pháp giảng dạy và kỹ xảo giảng dạy, hy vọng bài viết sẽ góp phần tham khảo cho công tác giảng dạy môn nói tiếng Trung dành cho người nước ngoài. [Từ Khoá]: Giảng dạy môn Nói tiếng Trung, nguyên tắc giảng dạy, phương pháp giảng dạy, kỹ xảo giảng dạy.   1 O. PHẦN MỞ ĐẦU Mục tiêu giảng dạy môn nói là nâng cao năng lực diễn đạt bằng lời nói cho học sinh. Lý Kiến Quân (2003)1 cho rằng mục tiêu này được phân tích từ năm góc độ: ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp và việc giảng dạy nghe - nói. Theo Lý Kiến Quân, tuy việc học tiếng Trung đối với sinh viên bắt đầu từ năm thứ nhất sẽ có một độ khó nhất định, nhưng chỉ cần chúng ta nắm vững được các quy tắc trong việc giảng dạy tiếng Trung, đồng thời luôn luôn hoàn thiện và cải tiến giáo trình, phương pháp giảng dạy trong quá trình dạy học, tăng cường điều tiết tính tích cực trong quá trình học tập của học sinh thì chắc chắn sẽ hoàn thành tốt công tác giảng dạy. Tôn Hải Lệ (2005) 2đã phát biểu cần chú trọng vào tính chính xác về ngữ âm, ngữ điệu, chú trọng vào việc học tập từ vựng và mẫu câu, đưa những đoạn cần biểu đạt vào nội dung chính trong phần giảng dạy khẩu ngữ sơ cấp, mục đích là bắt học sinh nhanh chóng nắm bắt được tiếng Hán trong giai đoạn sơ cấp, có thể sử dụng tiếng Hán làm công cụ giao lưu tư tưởng. Triệu Lệ (2007) 3 thông qua việc nghiên cứu sâu hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến việc giảng dạy môn nói tiếng Trung sơ cấp đã đưa ra những tổng kết và nêu lên một số phương pháp giảng dạy tương ứng nhằm giúp ích cho việc học tiếng Trung trong giai đoạn trung cấp và cao cấp. Lưu Hiểu Vũ (2001) 4trong quá trình nghiên cứu việc giảng dạy môn nóicũng cho rằng: “không có phương pháp giảng dạy hoàn mỹ nào có thể giải quyết tất cả các vấn đề, chúng ta không theo đuổi tính duy nhất, mà nên khích lệ sự sáng tạo mới, sự giao lưu, tranh luận. Bất kể là lý luận và phương pháp gì chăng nữa, thì chúng ta đều cần phải tránh lối suy nghĩ chủ quan và nói suông, cần phải xây dựng phương pháp trên nền tảng cách tư duy, thiết kế, điều tra, chứng thực. Việc nghiên cứu                                                              1 李建军《一年制零起点留学生汉语教学初探》,《昌吉学院学报》,2003 年 3 月第一期。  2 孙海丽《对外汉语初级阶段口语教学浅析》,《齐齐哈尔大学学报》,2005 年 9 月。  3 赵丽《对外汉语初级阶段口语教学浅析》,今日湖北理论版,2007 年 4 月。  4 刘晓雨《对外汉语口语教学研究综述》,《语言教学与研究》,2001 年,第 2 期。    2 và áp dụng thực tiễn cần phải kết hợp với đặc điểm của tiếng Hán, giải quyết một cách thiết thực những vấn đề phát sinh trong quá trình giảng dạy tiếng Trung dành cho người nước ngoài.” Đoàn Minh Hải (2009)5 đã cho rằng điều quan trọng nhất để giảng dạy môn nói tiếng Trung là giáo viên phải coi mình là người học trong giờ giảng, phải đặt mình ngang tầm trình độ ngang tầm của học sinh, không nên bắt buộc học sinh phải phát âm thật chính xác, cũng không nên đòi hỏi học sinh phải hoàn toàn nói đúng ngữ pháp, cần phải dẫn dắt theo trình tự, dựa theo trình độ học sinh mà dạy. Ông Tú Anh (2000) đã cho rằng khi đứng ở vai trò là một người thầy dạy tiếng Hán, nếu như không có phương pháp khoa học, không có lòng nhẫn nại, kiên trì và sự tự tin thì sẽ không bao giờ có thể khiến cho những học sinh người nước ngoài mới học tiếng Trung với thời gian là 1 năm ngồi cùng với những học sinh Trung Quốc để nghe thầy giáo giảng bài chuyên ngành. 6Xem hình 1 bên dưới: (Hình 1) Thông qua việc thăm dò học sinh, chúng tôi đã biết được mục đích học tiếng Trung của sinh viên trường đại học Lạc Hồng là tìm việc làm, sinh viên tìm kiếm công việc văn phòng và phiên dịch chiếm tỷ lệ cao nhất (80%) học tập (12%), du lịch (5%), khác (4.85%). Do đó làm thế nào để cho sinh viên thực hiện được mục đích học tiếng                                                              5 6 段明海《越南汉语口语教学研究》,“50 年汉语教学与研究”,国际研讨会论文,2009 年 10 月。  翁秀英《对外汉语教学法的一些思考》,《化工高等教育》,2000 年,第 3 期。    3 Trung của mình mà cố gắng học tập một cách chăm chỉ, xây dựng một cơ sở vững chắc về ngữ pháp, nói tiếng Hán lưu loát, điều này rất là quan trọng. Từ những vấn đề như đã nêu trên, bài viết này sẽ phân tích theo ba góc độ như nguyên tắc giảng dạy, phương pháp giảng dạy và kỹ xảo giảng dạy, hy vọng có thể cung cấp một số kiến thức tham khảo cho công tác giảng dạy môn nói tiếng Trung dành cho người nước ngoài. I. Nguyên tắc giảng dạy môn Nói tiếng Trung Theo quan điểm ngôn ngữ học tri nhận, việc học ngoại ngữ luôn có sự tác động của các yếu tố bên ngoài, nhưng sự tác động mang tính quyết định lại bắt nguồn từ chính bản thân người học. Giáo viên cần phải hiểu rõ và nắm bắt được hoạt động tâm lý học ngoại ngữ của người học, căn cứ vào hoàn cảnh thích hợp để tạo ra sự hứng thú và đam mê cho người học, đồng thời khơi gợi tiềm năng và trí lực của người học; giáo viên cũng phải nghiên cứu phương pháp học tập, tác động mạnh đến tính tích cực trong học tập của người học. Trong “ Hoa ngữ học tập giảng tập” xuất bản năm 1992 Lữ Tất Tùng cho rằng nguyên tắc dạy học là tổng các nguyên tắc của toàn bộ hoạt động giảng dạy và sự hướng dẫn trong suốt quá trình giảng dạy từ nhiều góc độ. Lữ Tất Tùng đồng ý với quan điểm “ lấy người học làm trung tâm, coi việc tự học là chính”. Lữ Tất Tùng cũng cho rằng việc lấy người thầy làm trung tâm trong quá trình giảng dạy sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất. Quyển “Nghiên cứu ngôn ngữ học và ứng dụng ngôn ngữ học” do Học viện Văn hóa Hán ngữ - Trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh xuất bản lần thứ II, năm 2007 cho rằng: việc giảng dạy môn nóiđạt kết quả tốt chính là một hoạt động có thể khơi gợi được “cảm hứng” mong muốn biểu đạt của học sinh, cũng là hoạt động có ích có thể đáp ứng cho nhu cầu học tập của học sinh, nhưng cái gọi là “cảm hứng” và “có ích” này cần phải xuất phát từ việc khảo sát và phân tích từ thực tiễn và từ nhiều phương diện.   4 Lý Yến (2006) 7đề xuất sử dụng “Phương pháp giảng dạy theo mô hình nhiệm vụ”, bà cho rằng mô hình này nhấn mạnh việc xây dựng và hoàn thành nhiệm vụ làm trung tâm để tổ chức và sắp xếp hoạt động giảng dạy, và như thế ngôn ngữ sẽ được vận dụng tối đa trong hoạt động giao tiếp thực tế. Đặc điểm này biểu hiện tính thích ứng rất cao trong việc giảng dạy môn nói tiếng Trung dành cho người nước ngoài, có ích cho việc giải quyết những vấn đề thực tế trong quá trình giảng dạy môn nóinhư: đã giảng dạy nhưng không thể khuyến khích học sinh biểu đạt hoặc sự thiếu năng lực biểu đạt đoạn văn, hoặc là tốc độ nói chậm của học sinh. Hồ Tú Mai, Lý Vĩ Đông 8tiếp cận vấn đề từ ba góc độ: Những vấn đề tồn tại trong giờ học sử dụng công nghệ truyền thông, nguyên tắc, phương pháp và chiến lược giảng dạy trong giờ học sử dụng công nghệ truyền thông. Cả hai cho rằng môn nghe nhìn nói tuy là một đặc trưng điển hình trong giờ học sử dụng công nghệ truyền thông, nhưng không phải là duy nhất. Họ còn nhấn mạnh rằng phương pháp và các chiến lược giảng dạy trong những giờ học này cũng có điểm giống và khác biệt nhau. Cả hai chuyên gia còn cho rằng ngoài những nguyên tắc giảng dạy đã tổng kết như trên ra còn có những nguyên tắc giảng dạy khác đáng được mọi người tham khảo như: những nguyên tắc về sự cảm hứng, nguyên tắc về sự tác động lẫn nhau, nguyên tắc về tính thực tiễn, nguyên tắc về sự gợi ý, nguyên tắc về tính củng cố .v.v..Bởi vì chỉ có thông qua những lời nói hoàn hảo của người dạy mới có thể đạt đến hiệu quả lý tưởng trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải giỏi về việc gợi ý và dẫn dắt học sinh, đồng thời khéo léo can thiệp vào những lúc thích hợp và cân bằng tiến trình giảng dạy một cách có hiệu quả.                                                              7 李燕《任务型教学法与对外汉语初级口语教学》,云南师范大学学报(对外汉语教学与研究版),2006 年 5 月,第 4 卷第 3 期。  8  胡秀梅,李炜东《语言学语应用语言学研究》(第二辑),中国社会科学出版社,2007 年,87 页。    5 1.1 Nguyên tắc giao tiếp Mục đích tối thượng của việc học ngôn ngữ chính là giao tiếp, khả năng giao tiếp bao gồm khả năng tiếp nhận và phát đi thông tin chính xác, khả năng chuyển đổi thông tin thích đáng. 9Cũng có thể nói rằng, công cụ giao tiếp chính là ngôn ngữ, việc giảng dạy ngôn ngữ chính là phải thông qua các loại hoạt động để thực hiện mục đích giao tiếp có ý nghĩa, để cho học sinh tham gia vào các hoạt động trong lớp học, trao đổi giao lưu với những học sinh khác, học được các loại tình huống biểu đạt và lý giải trong ngôn ngữ. Giảng dạy theo nguyên tắc giao tiếp có thể chia làm hai phương pháp đó là việc giảng dạy ngôn ngữ theo truyền thống và việc giảng dạy ngôn ngữ hiện đại. Cách giảng dạy của hai phương pháp này hoàn toàn đối lập nhau. Phương pháp giảng dạy truyền thống coi trọng việc phân tích những kiến thức truyền thụ những cấu trúc trong ngôn ngữ, mà bỏ qua những giá trị giao tiếp về ngôn ngữ và chức năng giao tiếp, đào tạo ra những học sinh điểm cao nhưng thực tế năng lực giao tiếp thì thấp, không thể xử lý những tình huống giao tiếp thông thường. Đa số học sinh mới học tiếng Trung đều chịu ảnh hưởng của tiếng Việt khá nặng nề, bởi vì trong môi trường ngôn ngữ đơn nhất, chịu ảnh hưởng của tư duy tiếng mẹ đẻ là điều không thể tránh khỏi. Mời xem hình bên dưới:                                                              9  贾笑寒《对外汉语教学中的翻译课程》,《语言学语应用语言学研究》(第二辑),中国社会科学出版社,2007 年,79‐80 页。    6 (Hình 2) Theo kết quả khảo sát trên, cách luyện kỹ năng nói của học sinh rõ ràng là cách luyện tập quá đơn điệu, không có sáng tạo, lần lượt chiếm tỉ lệ là luyện tập những mẫu câu đơn giản để giao tiếp với các bạn học chiếm 22.33% ; Dịch những câu đơn giản sang tiếng Trung rồi học thuộc lòng chiếm 62.13%;còn giờ học trên lớp hoặc lúc ra chơi nói chuyện với giáo viên bằng tiếng Trung chiếm tỉ lệ là 8.73%;còn cái khác thì chiếm 6.79%. Nhưng chúng tôi cho rằng nguyên nhân chính là do giáo viên ngay lúc đầu không chỉ bảo học sinh tránh tư duy bằng tiếng Việt khi học tiếng Trung. Nhưng những ảnh hưởng này vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực. Bất kỳ ngôn ngữ nào cũng đều có sự giống nhau và sự khác nhau. 10Nguyên tắc giao tiếp còn được thể hiện trong các chi tiết giảng dạy trên lớp, nâng cao khả năng biểu đạt khẩu ngữ của học sinh, suy cho cùng thì đây chính là việc giúp cho học sinh xây dựng hệ thống tư duy bằng ngoại ngữ, có nghĩa là giải mã thông tin, biên tập thông tin thông qua hệ thống tư duy bằng tiếng Trung. Tăng cường rèn luyện và bồi dưỡng khả năng tư duy, là nền tảng nâng cao năng lực khẩu ngữ đối với sự khơi gợi kỹ năng ngôn ngữ của học sinh và sự tự gợi ý của học sinh. Nắm bắt được điểm mấu chốt, bản chất thì việc rèn luyện mới có thể đạt được hiệu quả cao. Ví dụ như trong giờ giảng từ mới, chúng ta không thể chỉ                                                              10 杨慧元《汉语听力说话教学法》,北京语言大学出版社,2005 年 3 月,197 页。    7 dừng lại ở việc đọc dẫn và giải thích, mà cần phải đặt câu hỏi mang tính gợi mở, dẫn dắt, và người học sẽ tự sử dụng được từ đang học trong khi trả lời câu hỏi của giáo viên; dưới vai trò là người dẫn dắt, giáo viên cần phải khích lệ học sinh vận dụng tối đa những từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cách biểu đạt để tiến hành giao tiếp trao đổi với nhau, và đồng thời khéo léo đưa ra những bài tập tình huống giao tiếp. Nói tóm lại là trong khi giảng dạy chúng ta không chỉ coi trọng việc truyền thụ những kiến thức giao tiếp và kỹ năng giao tiếp, mà còn phải chú trọng đến việc giảng dạy những kiến thức khẩu ngữ tiếng Hán, những câu nói thường ngày, giúp cho học sinh bước đầu tìm hiểu về văn hóa, lối sống và nâng cao năng lực biểu đạt tiếng Trung. Hơn nữa cần phải chú trọng và phân tích cách biểu đạt giống và khác nhau giữa hai ngôn ngữ Trung -Việt. (Hình 3) Từ hình 3 ở trên, thông qua kết quả khảo sát, nhu cầu học tiếng Trung của học sinh là: 45% học sinh cho là nên đưa những chủ đề gần gũi với cuộc sống hằng ngày ra thảo luận ; 25% học sinh cho là nên dùng hình ảnh minh hoạ để giải thích chủ đề; 13% học sinh cho rằng nên sử dụng các công nghệ truyền thông; 2% học sinh cho là ở trên lớp nên dành nhiều thời gian cho SV thảo luận. Nhưng thực chất nếu chúng ta dạy môn Nói mà quá lạm dụng công nghệ truyền thông, thì sẽ dẫn đến kiến thức mà sinh viên cần học ở trên lớp càng ít đi. Chúng tôi cho rằng người thầy giáo cần nên cân nhắc và   8 điều chỉnh việc sử dụng công nghệ truyền thông sao cho hợp lý. Bởi vì, chúng ta cũng dễ phát hiện là chỉ có lời nói qua giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày mới dễ làm cho người học tiếp thu nhanh, học tốt. Qua kết quả khảo sát ở trên, chúng tôi cho rằng nhu cầu học tiếng Trung của sinh viên rất bình thường, rất hợp lý. Và nhu cầu này không chỉ có ở người học tiếng Trung, mà có ở tất cả những ai học ngoại ngữ. Nhưng làm sao để thoả mãn nhu cầu của người học? Chúng tôi cho rằng trước giờ lên lớp giáo viên không chỉ chuẩn bị bài mà còn phải chuẩn bị những từ ngữ và những điểm ngữ pháp có liên quan đến nội dung bài học. Trong giờ lên lớp sử dụng phương pháp xây dựng tình huống, còn phải luyện cho người học cách giải quyết những vấn đề xảy ra tương tự trong cuộc sống thực tế, giúp cho học sinh hiểu được văn hóa Trung Quốc một cách thiết thực và hiệu quả, tập làm quen sử dụng những mẫu câu thường dùng như đã học, nâng cao khả năng biểu đạt khẩu ngữ tiếng Hán của học sinh và năng lực giao tiếp đa văn hóa. Theo phương pháp giảng dạy này chúng ta cần phải dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Trong giờ học, giữa thầy và trò cũng cần tuân theo nguyên tắc tác động lẫn nhau và nguyên tắc dạy học mang tính thực tiễn, như: kể những câu chuyện bằng tiếng Hán, nêu những vấn đề về văn hóa gia đình, cũng có thể nói về bản thân mình, kể về cuộc sống, lý tưởng, nói về tương lai .v.v…Cần phải căn cứ vào trình độ tiếng Hán của học sinh để chọn các đề tài, luyện cho các em có thể xử lý những tình huống giao tiếp hằng ngày. Như thế mới có thể tạo nên bầu không khí sôi động trong lớp học, và khơi gợi nguồn cảm hứng vào việc học tập của học sinh. 1.2 Những nguyên tắc về ngữ cảnh hóa (tình huống) “Ngữ cảnh hóa” 11là tiền đề cơ bản trong việc giảng dạy môn nói tiếng Trung. Đơn vị giảng dạy cơ bản này chính là những câu nói trong một ngữ cảnh nhất định, không có ngữ cảnh thì những câu nói sẽ không có tác dụng trong giao tiếp, như: “对不                                                              11 李梦莉《语境化策略与外语口语教学》,湖北教育学院学报,2007.10    9 起” là câu nói được hiểu theo nghĩa xin lỗi một cách khiêm nhường lịch sự. Nhưng khi dịch thành Tiếng Việt thì không nhất định là nghĩa xin lỗi, trong một tình huống nào đó nó còn có thể biểu thị sự phẫn nộ hoặc từ chối sự giúp đỡ; “不好意思” sử dụng trong trường hợp xin lỗi ở mức độ nhẹ, nhưng ở mức độ tương đối nặng thì vẫn sử dụng từ “对不起” và “抱歉”; cũng có thể sử dụng vào trường hợp khiêm tốn; ngoài ra trong một số trường hợp không chính đáng thì có thể sử dụng từ “劳驾”. 1.3 Nguyên tắc giảng ít luyện nhiều Trong quá trình dạy học phải lấy học sinh làm trung tâm. Trong quá trình dạy môn nóihọc sinh không phải là đối tượng thụ động của giờ học, mà là ở vị trí trung tâm của giờ học trên lớp, là người tham gia tích cực của giờ học trên lớp. Do đó, trong giờ học khẩu ngữ cần cố gắng giảm thiểu thời gian giáo viên nói, nhất là không “nói cả giờ học”, một mình “độc diễn”. Nên cố gắng gia tăng thời gian giao tiếp của học sinh, để học sinh trở thành chủ thể của hoạt động dạy học môn khẩu ngữ, trở thành diễn viên chính của hoạt động thực tiễn ngôn ngữ. Mời xem Hình 3. (Hình 3) Hình 3 trên thể hiện rõ học sinh có trở ngại về tâm lý, một khi đứng lên nói sai thì sẽ bị bạn học cười chế nhạo. Để khắc phục mặt tâm lý này chúng tôi cho rằng giáo viên   10 cần đảm bảo học sinh có đủ thời gian và cơ hội nói nhiều luyện nhiều, làm cho tốc độ các phương diện như khả năng tư duy và kỹ năng ngôn ngữ …. được nâng cao. Giáo viên tuy không phải là trung tâm, nhưng cũng không phải có thể khoanh tay đứng nhìn, cần có kế hoạch, sử dụng các tư liệu có liên quan để mở rộng đề tài, tạo ngữ cảnh. Mục đích là thiết kế, cung cấp tài liệu để tiến hành hoạt động giao tiếp cho học sinh, đồng thời theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình giao tiếp của học sinh. 12Chúng tôi cho rằng chỉ có thông qua ngôn ngữ hoàn hảo của giáo viên mới có thể đạt tới hiệu quả lý tưởng của việc dạy học. Ngoài ra, giáo viên nên biết cách hướng dẫn và gợi ý, điều khiển một cách thích hợp, điều tiết có hiệu quả quá trình dạy học. Đồng thời giáo viên nên cố gắng tạo ra tình huống dạy học kích thích động cơ học tập, bồi dưỡng niềm yêu thích, tác động vào tính tích cực của học sinh, thúc đẩy sự phát triển khả năng học nói bước đầu tìm hiểu về văn hóa Trung Quốc. II. Phương pháp giảng dạy môn nói tiếng Trung Theo Đề cương giảng dạy tiếng Trung cho lưu học sinh của Ủy ban Hán ngữ Trung Quốc, bắt đầu từ sơ cấp, trong hệ thống tiếng Hán dành cho người nước ngoài do Học viện Ngoại Ngữ Thượng Hải năm 1986 quy định: học sinh cần phải nắm khoảng 2500 từ đơn trong tiếng Hán; nắm bắt được những mẫu câu thường sử dụng, một số quy tắc về ngữ pháp cơ bản và quy tắc về ngữ dụng, thì mới có thể đàm thoại những tình huống hằng ngày trong cuộc sống, và có thể biểu đạt ngôn ngữ một cách chính xác, đồng thời đạt đến độ chính xác cơ bản về ngữ điệu. Chúng tôi cho rằng, quy định này chỉ thích hợp đối với những học sinh khi đến Trung Quốc du học, nhưng những học sinh học tiếng Trung ở nước ngoài thì không có môi trường ngôn ngữ, ở giai đoạn sơ cấp khó mà học được 2500 từ đơn tiếng Hán. Ở Việt Nam người học ở giai đoạn sơ cấp có thể nắm được khoảng 2/3 số lượng từ đơn tiếng Hán nêu trên là                                                              12 引自 李建军《一年制零起点留学生汉语教学初探》,《昌吉学院学报》,2003 年 3 月。    11 một chuyện khó, đặc biệt là sinh viên của trường đại học Lạc Hồng. Bởi vì số học phần về chuyên ngành tiếng Trung tương đối ít, nhất là môn nói ở giai đoạn sơ cấp, một học kỳ thường chỉ có 45 tiết giảng (lý thuyết chỉ chiếm khoảng 1/3 học phần). Mỗi một giờ lên lớp cần phải hoàn thành một bài khóa, đây là sự quy định của nhà trường. Do đó, đa số giáo viên đều sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống. Cách dạy này vừa không khơi gợi sự hứng thú trong học tập của sinh viên mà còn khiến cho sinh viên cảm thấy giờ học khẩu ngữ này không khác gì với những giờ học các môn khác. Trong giờ lên lớp giáo viên chỉ chú trọng đến cách hướng dẫn đọc, giảng ngữ pháp, cách phiên dịch, không nêu lên được những tình huống giao tiếp để cho sinh viên luyện nói nhiều hơn, và điều đương nhiên rằng sinh viên sẽ không mở miệng tập nói chuyện. Lâu dần, sinh viên chỉ có thể đọc hiểu chữ Hán hoặc là nghe hiểu những lời thầy giáo nói, chỉ có thể trả lời những câu đơn giản như đúng sai, có không có v.v..hoặc là không nói được câu nào. Một khi yêu cầu các em trả lời câu hỏi thì sẽ xuất hiện những lỗi sai như phát âm hoặc ngữ pháp. Mục đích giảng dạy môn Nói là thông qua một hai năm giảng dạy, chúng ta dạy cho sinh viên nắm bắt được những kỹ năng ngôn ngữ trong giao tiếp và kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ ở bước sơ cấp, có thể đáp ứng được nhu cầu giao tiếp trong các trường hợp sinh hoạt, học tập hằng ngày và những trường hợp xã giao thông thường. Khi giao tiếp, diện mạo và ngữ âm của một người nào đó sẽ tạo ra ấn tượng ban đầu cho người đối diện. Người mà phát âm chuẩn (ngữ âm), nói chuyện đàng hoàng từng chữ từng tiếng thì sẽ làm cho người khác cảm thấy khả năng về ngôn ngữ của người đó giỏi, trình độ Hán ngữ cao. Do đó, chúng tôi cho rằng giáo viên trong giờ lên lớp, cần coi việc giảng dạy ngữ âm là một nhiệm vụ thường xuyên, nghiêm khắc, coi việc luyện phát âm là việc chính yếu trong suốt quá trình học ở giai đoạn cơ bản. v.v..   12 2.1 Phương pháp giảng dạy ngữ âm và từ vựng Trên nền tảng lấy học sinh làm trung tâm, ở giai đoạn sơ cấp thông thường là học phát âm tiếng Hán, và phiên âm tiếng Hán là điều cơ bản trong việc giảng dạy ngữ âm tiếng Hán. Việc giảng dạy ngữ âm ở giai đoạn sơ cấp chủ yếu là những bài tập máy móc như bắt chước, đọc đồng thanh, đọc đi đọc lại nhiều lần v.v…, học sinh sẽ dễ dàng cảm thấy sự đơn điệu, chán ngán, cứng nhắc, do đó đặc biệt yêu cầu giáo viên không ngừng thay đổi phương pháp giảng dạy, làm cho học sinh nắm được phiên âm tiếng Hán trong một giờ giảng sôi động, đầy tính thú vị, bồi dưỡng cho các em có cảm nhận về âm thanh tiếng Hán. Sau đây chúng tôi tiến hành thảo luận từ hai mặt ngữ âm tiếng Hán và từ vựng tiếng Hán. Một là, khi dạy về thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu giáo viên cần phải sử dụng việc so sánh sự khác nhau trong cách phát âm thanh mẫu và vận mẫu giữa tiếng Hán và tiếng Việt, làm cho học sinh bước đầu nắm được sự khác nhau về cách phát âm giữa hai loại ngôn ngữ. Ví dụ: vận mẫu [eng], [ong], [i] đọc gần giống [ưng], âm /ung/, âm [ia; ưa] trong tiếng Việt. Ngoài ra chúng ta cũng có thể mượn cách phát âm của tiếng Anh để dạy các phát âm trong tiếng Hán như âm môi b [p] p ['p] m [m] ch['tʃ] shi[ʃ](ký hiệu “'”là ký hiệu bật hơi trong tiếng Hán). Ngoài ra, chúng ta còn có thể sử dụng cách so sánh khác nhau để giảng dạy những thanh mẫu dễ dàng bị lẫn lộn như ba nhóm sau ([nhóm 1: j、q、x]、;[nhóm 2:zh、ch、sh] ;[nhóm 3:z、c、s]) j [tɕ] q ['tɕ] x [ɕ] Nhóm 2 là âm sau đầu lưỡi: zh[tʂ] ch['tʂ] sh[ʂ] Nhóm 3 là nhóm âm đầu lưỡi: z[ts] c['ts] s[s] Nhóm 1 là âm mặt lưỡi: So sánh thì thấy cả ba nhóm đều có cách phát âm rất khó, cũng dễ bị phát âm sai, cho nên khi bắt đầu học, chúng ta viết lên bảng cả ba nhóm có kết hợp với vần đơn âm tiết (i), giáo viên để cho học sinh phân biệt và đọc ở bất kỳ một âm nào. Nếu vận mẫu   13 đơn nguyên âm i và nhóm thanh mẫu j、q、x kết hợp với nhau, thì sẽ tạo thành ji、 qi、xi. Chúng ta sử dụng phân biệt với cách phát âm trong tiếng mẹ đẻ để phân biệt vần i trong nhóm ji, qi, xi và vần i trong hai nhóm zhi chi shi、zi ci si có cách phát âm không giống nhau. Vần “i” trong nhóm ji、qi、xi chúng ta đọc thành “ia”, nhưng vần “i” trong hai nhóm zhi chi shi、zi ci si thì chúng ta phát âm giống như vần “ưa”trong cách phát âm của tiếng Việt. Đợi sau khi học sinh nắm được tất cả, hẵng tiếp tục hướng dẫn các em phát âm cho tự nhiên hơn. Chúng ta thường viết trên bảng những âm khó phát âm nhất. Ở sau mỗi một thanh mẫu chúng ta có thể đánh số từ 1 đến 9. Giáo viên đọc dẫn mấy lần, sau đó cho đảo lộn để đọc, yêu cầu học sinh đoán thử số thứ tự của chữ mà giáo viên đọc. Nếu học sinh đoán sai, chúng ta có thể phán đoán ra rằng em này vẫn chưa phân biệt được âm nào là âm cuốn lưỡi, âm nào là âm không cuốn lưỡi, hoặc là âm nào là âm bật hơi và không bật hơi. Ngoài ra khi chúng ta giảng dạy phiên âm cũng có thể vận dụng cách giảng dạy đọc đánh vần như trong môn học ngữ văn của học sinh tiểu học. Cách đọc đánh vần của Việt Nam có hai cách. Một là đọc thanh mẫu trước đọc vần sau, hai là đọc vần trước rồi đọc thanh mẫu sau, sau đóghép vào thành một chữ. Nếu từ ngữ có thanh điệu, thì đánh vần xong rồi ghép thanh điệu vào. Do tiếng Việt mượn âm đọc từ tiếng Hán rất nhiều, người Việt Nam gọi đó là âm Hán Việt, âm đọc của nó cũng gần giống như âm đọc của tiếng Hán. Người Việt Nam học tiếng Trung, nếu biết cách lợi dụng âm đọc của âm Hán Việt để học tiếng Trung thì có thể nắm vững ngữ âm tiếng Hán trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu học sinh phát âm sai thì giáo viên có thể nhắc nhở học sinh trước, cố gắng để họ tự mình chỉnh sửa, nếu không được thì giáo viên mới chỉnh sửa cho họ. Khi giảng dạy ngữ âm, giáo viên cần phải thiết kế các cách luyện tập như: cách phân biệt (giáo viên đọc, học sinh phân biệt, hoặc điền vào chỗ trống hoặc là phán đoán đúng sai), cách luyện đọc theo (học sinh luyện tập nghe xong rồi đọc theo trên nền tảng là nghe và phân biệt), cách biểu diễn đối chiếu. Về cách giảng dạy thanh điệu ông Trương Hòa Sinh (2006) đã nêu   14 ra bảy cách, như: đồ thị 5 bật trong thanh điệu, phương pháp tư thế bàn tay, phương pháp về tư thế đầu, cách khống chế thanh đới, cách xây dựng đồ thị ngũ tuyến, cách đối chiếu, cách đới âm. Người viết thường chỉ sử dụng cách tư thế bàn tay và phương pháp về tư thế đầu để giảng dạy thanh điệu. Cách làm cụ thể là chúng ta căn cứ vào bốn ký hiệu của thanh điệu rồi sử dụng bằng tay và thay đổi cách phát âm theo độ cao thấp của thanh điệu. Như khi phát âm thanh điệu thứ nhất, ngón tay sẽ đẩy hướng từ miệng ra ngoài, biểu thị thanh cao bằng 55; ngón tay kéo từ cao xuống, biểu thị hướng xuống từ 51; ngón tay hướng lên trên và đồng thời phát âm ra thanh thứ 2; động tác đầu, phần đầu di chuyển từ trái sang phải, đồng thời phát âm thanh thứ ba. Hai là, dạy ngữ âm thường kết hợp với dạy từ mới. Phương pháp này có thể làm cho học sinh cảm thấy giờ học không nhàm chán, khô khan mà còn khơi gợi niềm phấn khích trong học tập của học sinh. Như: có thể liệt kê trên bảng những từ ngữ xưng hô người thân, nhưng chúng ta không viết chữ Hán, chỉ viết phiên âm. Thực hiện phát âm dẫn nhiều lần, gọi học sinh lập đi lập lại nhiều lần, nếu như phát hiện có học sinh phát âm sai thì lập tức chỉnh sửa cho em ngay. Việc giảng dạy ngữ âm kết hợp với từ vựng đòi hỏi học sinh phải phát âm đi phát âm lại, học thuộc, bắt chước đặt câu những câu đơn giản trong bài học. Mục đích dạy như thế là giúp cho học sinh ghi nhớ từ mới, cũng giúp cho học sinh chỉnh sửa cách phát âm sai. Mục tiêu giảng dạy ngữ âm là việc vận dụng kỹ xảo phát âm trong khi luyện cho học sinh nói chuyện. Đầu tiên thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu cần phải chính xác rõ ràng, phải nắm vững được 21 thanh mẫu, 39 vận mẫu và bốn thanh điệu cơ bản. Phương pháp giảng dạy ngữ âm chắc chắn là có sự lặp lại tuần hoàn nhiều lần (làm mẫu – bắt chước – lại làm mẫu – lại bắt chước) từ dễ đến khó, dạy mới ôn lại phần cũ. Khi luyện tập ngoài cách làm mẫu của giáo viên ra, còn có thể bảo học sinh đồng thanh cùng phát âm đi phát âm lại bắt chước theo giáo viên, cũng có thể để một cá nhân học sinh tự phát âmrõ, đọc thuộc, hoặc có thể bảo một em học sinh phát âm tốt đọc dẫn cho các bạn khác. Cách này không những làm tăng lên sự hoạt động của học sinh mà còn   15 có thể điều chỉnh tính tích cực của học sinh. Nhưng khi giáo viên tiến hành giảng dạy môn nóicần phải ý thức được tầm quan trọng của việc phát âm chính xác. Ngoài ra, khi lên lớp ngoài việc gắn kết ngữ âm với đề tài , giáo viên còn phải căn cứ vào nội dung của từng đề tài mà giảng giải, cung cấp một số từ ngữ có liên quan đến nội dung đề tài, luyện tập cho học sinh phương pháp phân tích đề tài, khơi gợi cho học sinh tự động não và phát triển nội dung đề tài. Ví dụ: “Bạn thích ăn cái gì?”. Câu trả lời là những từ ngữ mà học sinh đã học qua như là bánh màn thầu, bánh mì, sủi cảo, cà chua xào trứng, gỏi dưa leo, gà nấu kiểu cung đình, canh bí đau, cải thìa xào, bắp cải xào, cải thảo xào, thịt bò nướng kiểu Mông Cổ, bún bò, cá sốt chua ngọt, sườn sốt chua ngọt.v.v.. Ngoài ra, giáo viên không chỉ chú ý đến việc giảng dạy trọng điểm ở các phương diện như là sự chuyển đổi từ độ chính xác của thanh mẫu, vận mẫu, thanh điệu đến trọng âm, và ngữ điệu; xem trọng việc giảng dạy ngữ âm để đề cập đến cả quá trình giảng dạy tiếng Trung cơ sở. Cần phải sử dụng máy tính để trình chiếu những món ăn này để giúp học sinh ghi nhớ từ và cách đọc, sau đó yêu cầu học sinh tự chia ra các nhóm để thực hành đàm thoại. Việc thực hành đàm thoại này nhất thiết phải căn cứ vào những mẫu câu và từ ngữ mà giáo viên đã cung cấp để mô phỏng luyện tập. 2.2 Phương pháp giảng dạy ngữ pháp và đàm thoại Thông thường vào giờ học môn Nói, có những giáo viên rất chú trọng đến ngữ pháp, dành hai phần ba thời gian cho việc giảng dạy ngữ pháp. Cách dạy như thế làm cho học sinh cảm thấy giờ học khô khan, không khác gì những giờ học các môn khác, khiến bầu không khí trong lớp tẻ nhạt, nặng nề.   16 (Hình 4) Từ hình 4 trên chúng ta dễ nhận thấy khó khăn của học sinh khi đứng lên nói là do có tâm lý sợ nói sai ngữ pháp chiếm tỉ lệ cao nhất 78%, sợ phát âm sai chiếm tỉ lệ là 14%, sợ dùng sai từ chiếm 6%, còn sợ tất cả thì chiếm tỉ lệ rất thấp chỉ có 3% . Trong những phương pháp xử lý các tình huống cụ thể, đầu tiên nên giải thích một cách đơn giản về ngữ pháp trọng điểm, sau đó mới cho học sinh luyện tập. Chúng ta còn có thể căn cứ vào nhu cầu giao tiếp và mức độ khó dễ trong ngôn ngữ, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để lựa chọn từ vựng kết cấu mẫu câu, sử dụng cách so sánh để mở rộng những điểm giống và khác nhau giữa các cấu trúc ngữ pháp của tiếng Việt và tiếng Hán, từ đó khả năng giao tiếp của người học từng bước nâng cao. Lấy ví dụ về chủ đề “giới thiệu”, chúng ta giảng cho học sinh về ý nghĩa của hai từ “是/là、 phải”là giống nhau, cấu trúc ngữ pháp cũng giống nhau, có thể kết hợp với từ “吗 /không” tạo thành mẫu câu nghi vấn “是/phải........吗/không?”. Ví dụ như: “我是老 师” (Tôi là giáo viên.), “她是王兰” (Cô ấy là Vương Lan), “这是我同学” (Đây là bạn học của tôi.), “他是记者吗?” (Anh ấy là nhà báo phải không?), “你是老师吗?” (Cô là giáo viên phải không?), tương tự với những từ “在”, “有”, những mẫu câu đơn giản với những từ (在, 有, 是) học sinh có thể tiến hành giao tiếp một số ngữ cảnh nhất định. Nhưng, trong giờ học giáo viên yêu cầu học sinh cố gắng mỗi ngày nói vài câu tiếng Hán, ngày qua ngày, các em sẽ thu hoạch được một hệ thống kiến thức về ngữ pháp, mà không cần phải đi sâu giảng dạy những kiến thức ngữ pháp, nếu không thì sẽ   17 không đúng với lý luận tiếp nhận ngôn ngữ (trong giờ học không cần dạy ngữ pháp). Đối với người học ở mức sơ cấp, cách giảng dạy như thế cũng đáp ứng được yêu cầu cấp thiết về giao tiếp của họ trong một mức độ nhất định. Khi học sinh đã nắm vững rồi, chúng ta có thể mở rộng câu, cho một số chủ đề từ dễ đến khó để học sinh thảo luận. Học sinh sẽ có thể dựa theo các trường hợp các đối tượng khác nhau để nói ra những lời phức tạp, những lời tâm đắc. Chúng tôi cho rằng, dưới sự chỉ dẫn của giáo viên học sinh chia nhóm để thảo luận. Và lúc này đây bầu không khí trong lớp chắc chắn sẽ rất sôi động, học sinh tham gia thảo luận rất tích cực, và lên bảng phát biểu (biểu diễn). Và lúc này, nhiệm vụ của giáo viên là chỉnh sửa các sử dụng từ ngữ không chính xác, cách phát âm sai của học sinh. Nhưng, giáo viên nên biết rằng tiếng Hán không phải là tiếng mẹ đẻ, do đó khi học sinh nói ra sẽ khó tránh khỏi phạm lỗi, và giáo viên không nên cứ thấy học sinh bị sai là chỉnh sửa ngay lập tức. Chỉ có những lỗi sai trong giao tiếp có trở ngại hoặc những cách hiểu sai thì mới chỉnh sửa. Ví dụ như: phó từ phủ định “不”, chỉ cần hiểu là thông thường nó đứng trước động từ, tính từ và những từ ngữ khác để biểu thị phủ định hoặc thêm vào trước danh từ hoặc ngữ danh từ để tạo thành thể phủ định. Nhưng rất ít học sinh biết được là nó còn có thể dùng vào cuối câu, để tạo thành câu hỏi, ví dụ: (1) 不知小何在家[不]?;không biết Tiểu Hà có ở nhà [không]?例(2) 奶奶说的对[不]?Chuyện bà nội nói có đúng [không]?Nhưng giáo viên cũng nên nói cho học sinh biết rằng không nên sử dụng lung tung, không phải tất cả các câu đều có thể đặt chữ “不” vào cuối câu, cần phải có ngữ cảnh thích hợp mới có thể sử dụng,. Hãy xem ví dụ (3) “你今天很得意,是[不?]” Anh hôm nay rất đắc ý, đúng không? (方方《一波三折(上)》);例(4) “那你算一个吧,另一个,我找方方可以 [不?]”.(同上)(Vậy anh tính 1 cái nhé, còn một cái, tôi tìm Phương Phương được không? Trong giờ học môn Nói, chúng ta chủ trương không chú trọng đến ngữ pháp, và xuyên suốt quá trình giảng dạy môn nói sẽ lấy những chủ đề về cuộc sống, do đó giáo   18 cụ và ngữ cảnh sẽ trở thành yếu tố ngôn ngữ học tập của học sinh. Trong thực tế khi giảng dạy, chúng ta có thể lấy những việc đơn giản trong cuộc sống như ăn mặc, đi đứng làm chủ đề giao tiếp, để cho học sinh dễ dàng biểu đạt từ câu đơn đến câu phức. Chúng ta chỉ cho học sinh một câu trần thuật có những thành phần cơ bản như chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ rồi sau đó sẽ thêm vào những thành phần khác, ví dụ như: “他是老 师”→“他是一位好老师”→“他不是汉语老师”→“他是汉语老师吗?”→ “他是不是汉语老师”. Thông qua những câu mở rộng như trên có thể giới thiệu những đặc điểm từ loại tiếng Hán như lượng từ, phó từ phủ định, kết cấu chính phụ, câu nghi vấn .v.v. Ngoài sự khác nhau về đặc điểm giữa kết cấu “phụ chính” trong tiếng Hán và kết cấu “chính phụ” trong tiếng Việt ra, những đặc điểm khác trong ngữ pháp cơ bản là giống nhau. Thông qua một câu cơ bản giáo viên có thể chỉ ra nhiều hiện tượng ngữ pháp, mà mỗi một câu mới khi xuất hiện lại được phát sinh dựa trên phần cơ bản của câu cũ. Làm như thế không những giải quyết những phần phức tạp trong ngữ pháp tiếng Hán, mà còn có thể làm tăng thêm khả năng lý giải các hiện tượng ngữ pháp mới cho học sinh. Nói tóm lại, việc giảng dạy ngữ pháp cần phải đơn giản dễ hiểu, dễ vận dụng vào các tình huống thường xảy ra hằng ngày. Giáo viên cần đặt câu hỏi mang tính chất có mục đích, có tính linh hoạt, tính gợi mở, tính giai đoạn và tính dẫn dắt, học sinh sẽ có thể sử dụng những từ mới học được trong quá trình hỏi và trả lời và bắt chước đặt câu, mở rộng từ ngữ và biểu đạt thành đoạn văn. Giáo viên cần phải đóng vai trò là người khích lệ học sinh tham gia và có sự chỉnh sửa một cách thích đáng. III. Kỹ xảo giảng dạy môn Nói tiếng Trung Kỹ xảo giảng dạy là kỹ xảo của người giáo viên vận dụng ở trên lớp. Trong giao tiếp khẩu ngữ tiếng Hán, ngữ cảnh khác nhau yêu cầu về kỹ xảo cũng khác nhau. Giai đoạn sơ cấp vốn từ vựng rất ít, thông thường người học tiếp xúc với những chủ đề đơn