Đâu là tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Khi nghĩ đến vay vốn kinh doanh, hầu hết chúng ta đều nghĩ ngay đến Ngân hàng. Tuy nhiên để tiếp cận với nguồn vốn này lại không hề đơn giản. Không phải Doanh nghiệp nào cũng có thể làm được. Vì vậy trên thị trường xuất hiện rất nhiều các tổ chức tài chính phi ngân hàng, là một trong các kênh gọi vốn hiệu quả cho SMEs. 

Để hiểu rõ hơn và lựa chọn được kênh vay vốn phù hợp, VERIG xin tổng hợp 05 điểm khác biệt cơ bản giữa NGÂN HÀNG và TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG. 

1. Cơ chế hoạt động

Tổ chức tài chính phi ngân hàng có gần như đầy đủ các hoạt động của một ngân hàng như cho vay, nhận tiền gửi có kỳ hạn… ngoại trừ việc nhận tiền gửi không kỳ hạn và làm dịch vụ thanh toán. Điều này tạo ra sự khác biệt cho mọi hoạt động khác của tài chính phi ngân hàng.

2. Nguồn vốn

Ngân hàng huy động vốn từ các khoản tiền gửi, các khoản tiền đi vay, khoản tiền tự có. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng huy động từ vốn tự có, các quỹ trợ cấp, các hợp đồng bảo hiểm với khách hàng, phát hành cổ phiếu, trái phiếu và trái khoán.

Dễ hiểu hơn, ngân hàng vay các khoản nhỏ và cho vay các khoản lớn. Ngược lại, tổ chức tài chính phi ngân hàng vay các khoản lớn và cho vay lại các khoản nhỏ.

3. Quản lý

Các ngân hàng chịu sự quản lý chặt chẽ từ ngân hàng Nhà nước, chịu sự ràng buộc về tiền gửi dự trữ và bảo hiểm các khoản vay. Vì vậy ngân hàng sẽ không đầu tư quá mạo hiểm hay cho vay các khoản rủi ro cao.

Tổ chức tài chính phi ngân hàng chịu sự ràng buộc ít hơn và có thể đầu tư, cho vay vào các dự án kinh doanh, cổ phiếu, thương phiếu… có mức độ rủi ro cao hơn. Các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu tiếp cận với nguồn vốn này có khả năng vay vốn cao hơn.

4. Khả năng tạo tiền

Ngân hàng có thể nhận tiền gửi và xoay vòng đồng tiền qua các hoạt động của ngân hàng, vì thế có thể tạo ra một hệ số nhân tiền. Các tổ chức tài chính thì không có khả năng này.

5. Các khoản đầu tư

Nếu như các khoản đầu tư của ngân hàng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thương mại và sản xuất vật chất, các tổ chức tài chính phi ngân hàng lại chủ yếu đầu tư vào tài chính, cho vay tiêu dùng và thế chấp. 

6. Mức độ rủi ro

Vì tổ chức tài chính phi ngân hàng không chịu sự chi phối, điều hành chặt chẽ của Ngân hàng Trung ương về các khoản vay, tiền dự trữ, bảo hiểm và chủ yếu đầu tư vào bất động sản, chứng khoán nên chịu rủi ro cao hơn so với ngân hàng. 

———————-

VERIG

Trụ sở chính: 562 Nguyễn Văn Cừ, Phường Gia Thụy, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.

Chi nhánh: Số 167-169 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Hotline: 0869981699

Website: //verig.vn/

Facebook: //www.facebook.com/verig.vn

Youtube: //bit.ly/2Y7D9qd

#verig #fintech #p2plending #peertopeer #peer2peer #chovaynganghang #taichinhphinganhang #xuthetaichinhmoi #kenhdautusinhloi #verigeducate

Nền kinh tế xã hội phát triển cũng có phần đóng góp vai trò đáng kể của ngành Ngân hàng nói chung và tín dụng Ngân hàng. Đặc điểm của tổ chức tín dụng là gì? Tổ chức tín dụng có mang đặc điểm của doanh nghiệp hay của một tổ chức. Tính đặc biệt của tổ chức tín dụng như nào?

Khái niệm

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng.

Các loại tổ chức tín dụng

– Ngân hàng: loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng. Tùy thuộc vào tính chất và mục tiêu hoạt động, ngân hàng bao gồm các loại hình sau: ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.

– Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.

– Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.

– Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng

1. Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp quy định về ngân hàng Nhà nước.

2. Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

3. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

4. Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

5. Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã.

6. Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

Đặc điểm của tổ chức tín dụng

– Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp và những quy định khác của pháp luật.

– Đối tượng kinh doanh: tiền tệ và giấy tờ có giá

– Hoạt động kinh doanh đặc thù:

+ Huy động vốn: nhận tiền gửi, vay vốn ngân hàng nhà nước

+ Sử dụng vốn: cấp tín dụng cung ứng dịch vụ thanh toán

– Tính rủi ro: nguy cơ mất vốn hoặc có thể gây ra rủi ro cho toàn hệ thống tín dụng

– Quản lý tổ chức tín dụng: chủ thể tham gia quản lý là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

– Điều kiện thành lập và hoạt động vô cùng chặt chẽ, yêu cầu vốn theo quy định và nguồn nhân lực có chuyên môn nghiệp vụ.

Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng

– Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng và phải là một trong những người sau đây:

+ Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng;

+ Tổng giám đốc [Giám đốc] của tổ chức tín dụng.

– Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng phải cư trú tại Việt Nam, trường hợp vắng mặt ở Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng đang cư trú tại Việt Nam để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

Các hình thức nhận tiền gửi của tổ chức tín dụng

Căn cứ theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính được nhận tiền gửi với các hình thức sau:

– Nhận tiền gửi của tổ chức.

– Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu, để huy động vốn của tổ chức

Quỹ tín dụng nhân dân được nhận tiền gửi dưới các hình thức:

– Nhận tiền gửi của thành viên.

– Nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên theo quy định của Ngân hàng nhà nước…

Trên đây là quy định của pháp luật về đặc điểm của tổ chức tín dụng. Ngoài ra, khi vay vốn, khách hàng cần biết đến Quy trình cho vay của Tổ chức tín dụng. Để biết thêm chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Trong quá trình hoạt động sản xuất, có thể nói vốn đối với các doanh nghiệp là một nhu cầu rất cần thiết, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tư và các dự án, phương án sản xuất. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ tìm đến ngân hàng để xin vay vốn mà quên đi hoặc không biết bên cạnh ngân hàng thì còn có những tổ chức với phương thức tài trợ đa dạng, điều kiện vay và thủ tục đơn giản hơn đó chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Vì thế, để hiểu rõ hơn về vai trò của các tổ chức tín dụng này trong nền kinh tế, nhóm chúng tôi cùng thực hiện đề tài “các tổ chức tín dụng phi ngân hàng” nhằm giới thiệu một số loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng phổ biến cùng với phương thức hoạt động của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Đồng thời, khái quát thực trạng hoạt động, quy mô hiện tại và hướng phát triển trong tương lai một số loại tổ chức tín dụng phi ngân hàng tại Việt Nam.

CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG PHI NGÂN HÀNG

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. [Theo Khoản 4, điều 4 Luật tổ chức tín dụng 2010].

  • Tạo cơ hội đầu tư sinh lời cho cá nhân. Nhờ các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, các cơ hội đầu tư cho cá nhân tăng lên. Nguồn lợi sẽ mang lại cho cả hai phía nhờ tính quy mô, sự phân tán rủi ro và đa dạng hóa các danh mục đầu tư.
  • Cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng, tăng cường áp lực cạnh tranh với các ngân hàng thương mại, làm cho chất lượng dịch vụ phục vụ ngày càng được cải thiện tạo ra nhiều khả năng lựa chọn cho khách hàng.
  • Đáp ứng nhu cầu khác của cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là nơi giúp bảo vệ khoản đầu tư và phân tán rủi ro cho các nhà đầu tư trong xã hội.
  1. CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC PHI NGÂN HÀNG
  • Công ty tài chính là một trung gian tài chính tín dụng, được thành lập dưới dạng một công ty phụ thuộc [công ty kinh doanh lớn lập ra] hoặc công ty cổ phần [hoạt động độc lập, vốn hoạt động do cổ đông đóng góp].
  • Công ty tài chính sẽ huy động vốn từ :
  • Nhận tiền gửi của tổ chức;
  • Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức;
  • Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • Thực hiện đầu tư thông qua các hoạt động:
  • Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng
  • Bảo lãnh ngân hàng
  • Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác
  • Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
  • Có 3 loại công ty tài chính:
  • Công ty tài chính bán hàng:

Công ty tài chính bán hàng này gián tiếp cấp tín dụng cho người tiêu dùng để mua hàng hóa từ các nhà bán lẻ hay nhà sản xuất nào đó. Công ty tài chính bán hàng thường do các công ty sản xuất bán hàng làm chủ sở hữu và thực hiện các khoản cho vay  tài trợ cho khách hàng mua các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ của công ty.

  • Công ty tài chính tiêu dùng:

Công ty tài chính tiêu dùng cung cấp phần lớn nguồn vốn của mình cho các cá nhân và hộ gia đình vay để mua sắm tiêu dùng như đồ nội thất, vật dụng gia đình, sửa chữa nhà, chi trả nhỏ.

VD: Citicorp, Owns Person-to-person Finance Company…

  • Công ty tài chính doanh nghiệp:

Công ty tài chính doanh nghiệp cung cấp các hình thức tín dụng chuyên biệt cho các doanh nghiệp bằng cách cấp tín dụng dưới hình thức mua có chiết khấu các khoản phải thu của doanh nghiệp [Factoring].

  • Công ty chứng khoán là định chế tài chính trung gian chuyên kinh doanh chứng khoán, là đơn vị có tư cách pháp nhân, có vốn riêng và hạch toán độc lập. Công ty chứng khoán hoạt động như một cầu nối giữa cung – cầu chứng khoán, góp phần điều tiết và bình ổn giá cả trên thị trường chứng khoán, đồng thời cung cấp các dịch vụ cho thị trường chứng khoán.
Là xu thế phát triển của các CTCK nhằm phân tán rủi ro, lợi nhuận cao nhất
  • Công ty chứng khoán sẽ được thực hiện một số nghiệp vụ như:
  • Môi giới chứng khoán
  • Tự doanh chứng khoán
  • Tư vấn đầu tư chứng khoán
  • Bảo lãnh phát hành
  • Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán
  • Các nghiệp vụ hỗ trợ khác
  • Công ty bảo hiểm là một tổ chức tài chính mà hoạt động chủ yếu là nhằm bảo vệ tài chính cho những người có hợp đồng bảo hiểm về những rủi ro thuộc trách nhiệm của bảo hiểm trên cơ sở người tham gia phải trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.
  • Công ty bảo hiểm thực hiện trung gian tài chính bằng cách sử dụng phí bảo hiểm thu được nhờ bán các hợp đồng bảo hiểm để đầu tư vào các hoạt động sau:
  • Gửi tiền vào các tổ chức ngân hàng
  • Đầu tư trái phiếu, cổ phiếu, cho vay thế chấp…
  • Bất động sản
  • Đầu tư vào quỹ đầu tư
  • Liên doanh
  • Phần lớn nguồn vốn đều mang tính chất dài hạn, do đó công ty bảo hiểm dễ dàng thực hiện đầu tư dài hạn, vừa mang lại lợi ích cao vừa có tính cạnh tranh trên thị trường tài chính.
    • Công ty cho thuê tài chính
  • Công ty cho thuê tài chính sử dụng vốn để mua các thiết bị máy móc theo yêu cầu của bên đi thuê rồi cho bên đi thuê thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định.
  • Công ty cho thuê tài chính phần lớn do các NH lớn bỏ vốn ra thành lập hoặc tồn tại với loại hình công ty liên doanh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài.
  • Công ty cho thuê tài chính có thể huy động vốn từ các hoạt động như:
  • Nhận tiền gửi của tổ chức.
  • Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức.
  • Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • Sau đó, thực hiện các hoạt động sau:
  • Cho thuê tài chính
  • Cho vay bổ sung vốn lưu động đối với bên thuê tài chính.
  • Cho thuê vận hành với điều kiện tổng giá trị tài sản cho thuê vận hành không vượt quá 30% tổng tài sản có của công ty cho thuê tài chính.
  • Thực hiện hình thức cấp tín dụng khác khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
  • Quỹ sẽ nhận tiền đóng góp từ người lao động trong doanh nghiệp hoặc khu vực nhà nước.
  • Sau đó, đầu tư vào các loại chứng khoán trên thị trường.
  • Khi người lao động về hưu, quỹ sẽ trả lại tiền dưới hình thức tiền hưu.
  • Có hai loại quỹ hưu trí là:
  • Quỹ truyền thống
  • Quỹ mới
  • Quỹ đầu tư hỗ tương là do một công ty tập hợp một nhóm người và tiến hành đầu tư tiền vốn của họ vào cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác. Mỗi nhà đầu tư sở hữu số cổ phần đại diện cho tỷ lệ nắm giữ của họ trong quỹ đó.
  • Huy động vốn bằng cách bán các loại chứng chỉ quỹ đầu tư [cổ phần] cho các nhà đầu tư [công chúng].
  • Sau đó, đầu tư vốn vào các chứng khoán khác nhau để tìm lợi nhuận.
  • Nhà đầu tư thu lợi nhuận qua 3 cách:
  • Chia cổ tức từ cổ phiếu hay lãi suất trái phiếu.
  • Chia lãi vốn từ việc bán chứng khoán tăng giá.
  • Tự bán chứng chỉ quỹ khi công ty quản lý quỹ không đồng ý bán.
  • Đầu tư thông qua quỹ đầu tư sẽ có lợi thế hơn đầu tư cá nhân do:
  • Đa dạng hóa được danh mục đầu tư nên phân tán được rủi ro
  • Chuyên môn hóa, được quản lý bởi một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Vì thế, khi có biến động xấu của thị trường sẽ có chiến lược ứng phó giảm đến mức thấp nhất thiệt hại.
  • Đơn vị quản lý là hội đồng quản lý quỹ và công ty quản lý quỹ.
  • Công ty quản lý quỹ là một loại hình tổ chức trung gian tài chính, chuyên thành lập và quản lý các quỹ đầu tư, phục vụ nhu cầu đầu tư trung và dài hạn của công chúng.
  • Các loại quỹ đầu tư
  • Quỹ đầu tư đóng: người đầu tư không có quyền bán lại chứng chỉ đầu tư cho quỹ đầu tư trước thời hạn kết thúc hoạt động hoặc giải thể. Quỹ đầu tư đóng chỉ tạo vốn một lần qua phát hành chứng chỉ đầu tư ra công chúng, mà không được phát hành thêm bất cứ một loại chứng chỉ nào để huy động thêm vốn và cũng không mua lại chứng chỉ đã phát hành.
  • Quỹ đầu tư mở: người đầu tư có quyền bán lại chứng chỉ đầu tư cho quỹ đầu tư trước thời hạn kết thúc hoạt động hoặc giải thể.
  • Quỹ đầu tư thụ động:
  • Đầu tư theo chỉ số thị trường chứng khoán
  • Có chi phí quản lý thấp
  • Quỹ đầu tư chủ động:
  • Cố gắng hoạt động tốt hơn thị trường
  • Chi phí quản lý cao
  • Quỹ đầu tư trên thị trường vốn ngắn hạn: là loại quỹ chuyên đầu tư vào các loại công cụ trên thị trường tiền tệ
  • Quỹ tự bảo hiểm rủi ro
  • Quỹ tự bảo hiểm rủi rolà một loại thể chế tài chính có thể đạt được những lợi thế trong ngắn hạn hoặc dài hạn bằng cách mua bán các cổ phiếu kể cả các cổ phiếu được định giá thấp, mua bán các quyền chọn mua bán hoặc trái phiếu. Quỹ tự bảo hiểm rủi ro được đầu tư vào bất cứ cơ hội nào, tại bất cứ thị trường nào có khả năng sinh lời và rủi ro thấp. Nó có nhiều chiến lược khác nhau như chiến lược chống lại sự sụt giảm của thị trường chứng khoán trong điều kiện bất ổn và suy giảm của những thị trường chứng khoán quá nóng.
  • Mục đích chính của hầu hết các quỹ tự bảo hiểm rủi ro là giảm thiểu sự bất ổn và rủi ro để bảo toàn vốn và thu lợi trong mọi điều kiện thị trường.
  • Ngân hàng phát triển [quỹ hỗ trợ phát triển]
  • Tiết kiệm bưu điện
  1. LIÊN HỆ TẠI VIỆT NAM
  • Một số công ty tài chính ở Việt Nam như:
  • Các công ty trực thuộc tài chính tổng công ty: cao su, dầu khí, tàu thủy, bưu điện…
  • Công ty tài chính cổ phần Sông Đà, Handico, Xi Măng…
  • Công ty TNHH tài chính Prudential
  • Công ty tài chính hiện nay đã có nhiều bất cật trong quá trình hoạt động như:
  • Huy động quá nhiều vốn để thực hiện đầu tư, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh trong khi năng lực quản lý, trình độ quản trị doanh nghiệp và khả năng tài chính có hạn.
  • Ngoài ra các công ty còn đầu tư quá nhiều ra một số lĩnh vực ngoài ngành nghề chính.
  • Do vậy, Chính phủ đã có chủ trương yêu cầu Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước có kế hoạch giảm tỷ lệ đầu tư ra ngoài ngành nghề chính, đặc biệt giảm tỷ lệ đầu tư vào 03 lĩnh vực “nhạy cảm” là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm thông qua việc ban hành Nghị định 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 về Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.
  • Từ năm 2008 đến nay, tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước trong các công ty tài chính đã giảm dần thông qua các hình thức như cổ phần hóa các công ty tài chính trực thuộc Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, bán đấu giá một phần vốn đang nắm giữ hoặc dừng mua thêm cổ phiếu phát hành tăng vốn điều lệ của công ty tài chính.
  • Tại phiên họp tháng 9/2011, Chính phủ đã khẳng định lại chủ trương nói trên và yêu cầu “các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tập trung vốn đầu tư vào các ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, không đầu tư ngoài ngành, nhất là các lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán. Đối với các tập đoàn, tổng công ty trước đây đã đầu tư vào các lĩnh vực này phải sớm có kế hoạch thoái vốn, tiến tới chấm dứt kinh doanh”.
  • Ưu điểm: giải ngân nhanh, không bị giới hạn về lượng vốn thu nhận, danh mục và giá trị tài sản nắm giữ.
  • Nhược điểm: thủ tục pháp lý thiếu chặt chẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cao, lãi suất vay cao.
  • Một số công ty chứng khoán chiếm thị phần lớn tại VN: CTCK HSC [ TP.HCM], SSI [ Sài Gòn], Bảo Việt, Vietcombank, MB [NH Quân đội].
  • Quý 2/2013, doanh thu từ hoạt động môi giới có xu hướng gia tăng.
  • Tính đến tháng 8/2013, tổng vốn điều lệ của 105 CTCK là gần 37.000 tỷ đồng [tương đương vốn chủ sở hữu]; tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm của các doanh nghiệp này ước đạt 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 700 tỷ đồng với khoảng 40% số CTCK có lãi, các công ty còn lại lỗ lũy kế gần 3.000 tỷ đồng.
  • UBCK Nhà nước đã đặt 5 CTCK vào diện kiểm soát; 9 CTCK vào diện kiểm soát đặc biệt. Cơ quan này đã triển khai các biện pháp mạnh trong việc tái cơ cấu như: Đình chỉ hoạt động 4 CTCK do hết thời hạn kiểm soát đặc biệt mà không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt và đạt mức lỗ gộp trên 50% vốn điều lệ.
  • Trong đó, UBCK đang xem xét thực hiện thủ tục thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của 3 CTCK do hết thời hạn đình chỉ hoạt động nhưng vẫn chưa khắc phục được tình trạng bị đình chỉ; rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán của 4 CTCK; rút nghiệp vụ tự doanh, rút nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của 5 công ty; rút giấy chứng nhận hoạt động lưu ký của 1 CTCK… Ngay trong tháng 7/2013, một số CTCK bị chấm dứt hoạt động để thực hiện thủ tục thu hồi giấy phép thành lập như: CTCK Delta, CTCK Hà Nội, và CTCK Trường Sơn. Dù vậy, số CTCK bị “xóa sổ” vẫn còn ít so với tình hình thực tế.

Hoạt động của các công ty chứng khoán thật sự còn nhiều yếu kém đây là chính là rào cản kìm hãm sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.

  • Tại VN, các công ty bảo hiểm hoạt động theo quy định của Luật Bảo Hiểm Kinh Doanh. Gồm có:
  • Doanh nghiệp Nhà nước: Bảo Việt [15/01/1965], Bảo Minh [1995], Bảo hiểm dầu khí VN [PVI] 1996,
  • Công ty cổ phần: bảo hiểm Petrolimex [PJICO] : 15/06/1995; bảo hiểm bưu điện [PTI]: 1/9/1998; Bảo hiểm nhà rồng [Bảo long]: 11/7/1995.
  • Công ty liên doanh: Công ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh – CMG: Colonial Mutual Group – tập đoàn bảo hiểm lớn nhất ở Úc; Công ty liên doanh bảo hiểm quốc tế [VIA];
  • Công ty 100% vốn nước ngoài: công ty TNHH bảo hiểm Prudential; công ty TNHH bảo hiểm quốc tế [AIA]; công ty TNHH bảo hiểm Manulife.
  • Tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
  • Hoạt động của công ty bảo hiểm trong thời gian vừa qua đã giúp cho thị trường bảo hiểm VN hoạt động sôi nổi, cung cấp một lượng lớn vốn đầu tư cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm..
  • Tuy nhiên, các công ty bảo hiểm Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập trong công tác hoạt động như:
  • Thủ tục bồi thường rờm rà, phức tạp dẫn đến những khách hàng lớn [hàng hóa XNK, kỹ thuật công trình xây dựng lớn] ” công ty bảo hiểm nước ngoài.
  • Cán bộ nhân viên chưa có tính chuyên nghiệp cao
  • Năng lực vốn hạn hẹp, công nghệ lạc hậu
  • Các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm chưa thực sự đầy đủ và đồng bộ.
  • Thời gian gần đây hiện tượng các công ty bảo hiểm đầu tư tràn lan vào các lĩnh vực khác, các nhà tái bảo hiểm tăng phí trên thị trường VN, giữ lại quá nhiều rủi ro trong nước khi tái đầu tư, cạnh tranh không lành mạnh về phí bảo hiểm và hoa hồng giữa các công ty bảo hiểm, dẫn đến nhiều thu lỗ trong kinh doanh.
  • Vì thế, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ cần phải tái cấu trúc để khắc phục những khuyết điểm trên.
    • Công ty cho thuê tài chính
  • Năm 1995, VN cho ra đời công ty cho thuê tài chính đầu tiên là công ty cho thuê tài chính quốc tế VN [Vietnam internatinal leasing company] bắt đầu thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính.
  • Các công ty cho thuê tài chính chủ yếu là công ty con của các ngân hàng.
  • Các công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động dưới các hình thức sau:
  • Công ty cho thuê tài chính nhà nước
  • Công ty cho thuê tài chính cổ phần
  • Công ty cho thuê tài chính liên doanh
  • Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài
  • Một số công ty cho thuê tài chính như:
  • CT CTTC I – NH Nông nghiệp và Phát triển NN
  • CT CTTC II – NH Nông nghiệp và Phát triển NN
  • CT CTTC Kexim [100% vốn nước ngoài]
  • Hiện nay, tài sản cho thuê tài chính chủ yếu là máy móc, thiết bị, PTTV đáp ứng được 37% nhu cầu vốn của xã hội. Ngoài ra, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ đáp ứng 34% nhu cầu của xã hội.
  • Trên thị trường VN, loại hình này vẫn chưa thực sự được phổ biến mạnh mẽ đến các DN vừa và nhỏ, trong khi các DN vừa và nhỏ chiếm 95% tổng số các DN. Đồng thời, năng lực quản lý điều hành còn hạn chế, huy động vốn gặp nhiều khó khăn, cho vay trong các lĩnh vực có rủi ro cao như: tàu thủy..
  • Từ những thực trạng trên, NHNN đã đưa dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động của công ty cho thuê tài chính gồm 7 chương, 36 Điều. Trong đó, hướng dẫn hoạt động cho thuê tài chính, mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính, cho vay bổ sung vốn lưu động đối với bên thuê tài chính, cho thuê vận hành và đang được lấy ý kiến.
  • Trong giai đoạn 2008 – 2009, nguyên TGĐ ALCII Vũ Quốc Hảo và cấp phó Nguyễn Văn Tài đã ký kết 10 hợp đồng cho thuê tài chính, mua bán tài sản với 4 công ty “sân sau” để giải ngân tổng số tiền hơn 795 tỷ đồng. Đây thực chất là cách “lách” cho vay trong hoạt động của các công ty cho thuê tài chính, không riêng gì ALC 2.
  • Cơ quan điều tra còn phát hiện hàng loạt sai phạm nghiêm trọng trong quá trình cho thuê tài chính, mua bán tài sản của ALC 2, gây ra thiệt hại hơn 531 tỷ đồng. Đặc biệt, các bị cáo đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt gần 61 tỷ đồng, tham ô 80 tỷ đồng. Trong đó, “trùm sò” Vũ Quốc Hảo bị truy tố 2 tội danh là “tham ô tài sản” và “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ…”.
  • Ngoài ra, việc thực hiện quy định tỷ lệ an toàn của NHNN, các công ty CTTC chỉ được sử dụng 85% vốn huy động để cấp tín dụng và giới hạn dư nợ tối đa đối với một khách hàng chỉ là 25% vốn điều lệ cũng gây khó khăn cho không ít các công ty CTTC. Với đặc thù nguồn vốn nhỏ dao động 150 – 500 tỉ đồng, chỉ đủ để các công ty CTTC hoạt động trong vài năm, hoặc tài trợ một vài dự án trong khi các công ty này lại không được phép huy động vốn ngắn hạn để bổ sung vào nguồn vốn hoạt động.
  • Ưu điểm: – đối với người đi thuê: cho phép sử dụng linh hoạt vốn của mình vào các mục đích khác ” LN cao hơn, thay vì phải đầu tư vào trang thiết bị; phương thức thanh toán tiền thuê linh hoạt, phù hợp với dòng tiền của DN.
  • Nhược điểm: – cho thuê: vốn điều lệ trung bình 150 tỷ, nhỏ hơn NH, giá cho thuê cao hơn so với đi thuê NH, hành lang pháp lý chưa hoàn thiện.
  • Quỹ đầu tiên được chào bán ra công chúng vào cuối năm 2004.
  • Từ đó đến nay, đã có một số quỹ dạng đóng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán, dần thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư trong nước.
  • Tuy nhiên, thị trường quỹ chỉ thực sự bắt đầu khởi sắc sau khi Thông tư 183/2011/TT-BTC ngày 16/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy chế hoạt động của quỹ mở được ban hành.
  • Một số quỹ tại VN: Gragon Capital, Vietfund, Vina Capital, Mekong Capital, Prudential Fund, IFC, IDG.
  • Với những ưu điểm và lợi ích mà quỹ đầu tư đem lại cho nhà đầu tư cũng như xu thế phát triển tất yếu của thị trường tài chính, đây là một ngành có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển trong thời gian tới.
  • Quỹ hưu trí chưa có tại Việt Nam. Nhưng hình thức này là một phần của Bảo Hiểm Xã Hội của Việt Nam đây là cơ quan thuộc Chính Phủ chịu sự quản lý của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội.
  • Hiện nay, mức đóng BHXH của các doanh nghiệp là 17%, người lao động 7%.
  • Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội [LĐTBXH] trong năm 2012, BHXH Việt Nam đã thực hiện đầu tư 199,5 tỷ đồng, thu hồi 148 tỷ đồng, tổng số dư nợ đầu tư đến cuối năm 2012 là 233.611 tỷ đồng [bao gồm cả số tiền đầu tư từ quỹ bảo hiểm y tế, tăng 52.649 tỷ đồng [29%] so với năm 2011.
  • Cụ thể số dư nợ đầu tư gồm:
  • Cho ngân sách Nhà nước vay 129.000 tỷ đồng [55,2%]; mua trái phiếu Chính phủ 42.500 tỷ đồng [18,2%];
  • Cho các ngân hàng thương mại của Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng chính sách xã hội vay 58.363 tỷ đồng [25%];
  • Cho vay đầu tư thuỷ điện Lai Châu 3.748 tỷ đồng [1,6%].
  • Mức lãi suất đầu tư trong năm 2012 đối với các khoản mua trái phiếu Chính phủ là 9,25%/năm; cho Ngân hàng Nhà nước vay là 10,14%/năm; cho các ngân hàng thương mại Nhà nước là 11,75%/năm.
  • Như vậy, hoạt động đầu tư tăng trưởng trong năm  2012 đã đem lại mức lợi nhuận khoảng 18.000 tỷ đồng, tăng 3.622 tỷ đồng [25%] so với năm 2011.
  • Tuy nhiên, cơ cấu cho vay trên được xem là không phù hợp khi cho vay ngân sách và mua trái phiếu chính phủ chiếm hơn 70% với lãi suất thấp hơn so với đầu tư cho ngân hàng thương mại và các hình thức đầu tư khác với mức lãi suất cao hơn.
  • Theo dự báo của các chuyên gia, quỹ bảo hiểm hưu trí có thể bị mất cân đối vào năm 2029, nhưng với thực trạng như hiện nay thì có thể bị vỡ quỹ sớm hơn dự báo; vì số đối tượng hưởng BHXH một lần năm 2012 là 601.020 người, tăng 26% so với năm 2011 và có xu hướng năm sau đều tăng so với năm trước; kể từ năm 2007 đến nay bình quân hằng năm số người nghỉ BHXH một lần khoảng 0,5 triệu người.

Video liên quan

Chủ Đề