Dấu hiệu tội phạm về môi trường

Tội phạm về môi trường là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội làm xâm hại đến sự phát triển của môi trường tự nhiên. Hành vi này không những bị xử phạt về hành chính mà nặng hơn có thể bị phạt tù lên đến 7 năm tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi. Nhiều đối tượng do cố ý hay vô tình đã xâm phạm môi trường nhưng không nhận ra hành vi của họ đã vi phạm pháp luật. Trong bài viết này, Tổng đài pháp luật sẽ cung cấp đến bạn những dấu hiệu pháp lý của các loại tội phạm về môi trường và mức xử phạt tương đương của từng hành vi vi phạm đó. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần Luật sư hỗ trợ về pháp lý, hãy nhanh tay bấm gọi 1900.633.705 để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp kịp thời nhất.

Dấu hiệu tội phạm về môi trường

Tội phạm về môi trường là gì

Tội phạm về môi trường là những hành vi xâm phạm đến môi trường ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên một cách thuận lợi, có chất lượng. Ngoài ra hành vi xâm phạm đến môi trường còn ảnh hưởng đến việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên đồng thời gây bất lợi cho việc đảm bảo an ninh sinh thái đối với cư dân xung quanh.

Tội phạm về môi trường là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi này vi phạm các quy định của Nhà nước về việc bảo vệ môi trường, qua đó gây thiệt hại cho môi trường, xâm hại đến sự bền vững và phát triển của môi trường tự nhiên.

Các loại hình tội phạm về môi trường

Các loại hình tội phạm về môi trường được quy định trong Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 được chia thành 4 nhóm hành vi và sắp xếp theo thứ tự như sau:

Nhóm 1: Các hành vi gây ô nhiễm môi trường (các Điều 235, 236, 237 và 239 BLHS)

Nhóm 2: Các hành vi làm lây lan dịch bệnh gây nguy hiểm cho người và động vật (Điều 240 và Điều 241);

Nhóm 3: Các hành vi hủy hoại tài nguyên môi trường (Điều 242 và Điều 243);

Nhóm 4: Các hành vi xâm phạm đến chế độ bảo vệ đặc biệt đối với một số đối tượng môi trường (Điều 238, Điều 244, Điều 245 và Điều 246).

Tội gây ô nhiễm môi trường

Anh Linh (Hà Tĩnh) có câu hỏi:

“Chào Luật sư! Nhà tôi ở gần nhà máy của khu công nghiệp Hotoco ở Hà Tĩnh. Gần đây, bà con trong khu dân cư thường xuyên phàn nàn với tôi về việc môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo tìm hiểu tôi phát hiện ra mấy tháng gần đây nhà máy Hetoco thường xuyên xả nước thải ra môi trường dân cư đang sinh sống mà chưa qua xử lý.

Tôi ước tính lưu lượng xả thải vào khoảng 6000 (m3/ngày) và sau khi lấy mẫu nước đi xét nghiệm thì phát hiện có độ PH 1,5. Vậy tôi muốn hỏi Luật sư với hành vi này nhà máy Hetoco có bị quy vào tội gây ô nhiễm môi trường không? Trong trường hợp này nhà máy Hetoco phải  chịu mức xử phạt thế nào? Cảm ơn Luật sư!”

>>> Tội gây ô nhiễm môi trường bị xử lý như thế nào? Luật sư tư vấn miễn phí 1900.633.705

Trả lời:

Chào bạn Linh, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến Tổng đài pháp luật! Sau khi tiếp nhận câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

Tội gây ô nhiễm môi trường được quy định tại Điều 235 Bộ Luật Hình sự là những hành vi cố ý chôn, lấp, đổ, thải trái pháp luật các chất thải gây nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt qua ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất thải được loại trừ theo Phụ lục A trong công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ có chứa chất thải nguy hại khác làm ô nhiễm môi trường.

Về dấu hiệu pháp lý:

Dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm về môi trường trong trường hợp này:

Nhóm chủ thể chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi được quy định trong điều luật này hoặc chưa bị kết án về hành vi vi phjm này, thì xét về hành vi khách quan của tội gây ô nhiễm môi trường được quy định gồm một trong các hành vi như sau:

Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái với pháp luật, chất thải nguy hại có các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 1000kg trở lên

+ Xả thải ra môi trường từ 5.000 (m3)/ngày đến dưới 10.000 (m3)/ngày nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên;

+ Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 lần đến dưới 04 lần;

+ Xả ra môi trường từ 5.000 (m3)/ngày đến dưới 10.000 (m3)/ngày nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14;

+ Thải ra môi trường từ 300.000 (m3)/giờ đến dưới 500.000 (m3)/giờ bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 10 lần trở lên;

+ Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp luật từ 200.000 kilôgam đến dưới 500.000 kilôgam;

+ Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;

+ Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 02 lần đến dưới 04 lần

Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm: 

Về hình phạt:

Trong Điều 235 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định 3 mức phạt chính và 1 hình phạt bổ sung, đồng thời có 1 hình phạt áp dụng cho các pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:

Ở mức phạt thứ nhất, những hành vi vi phạm một trong các trường hợp sau đây sẽ bị phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

+ Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải bị loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái với quy định của pháp luật từ 5.000 kilôgam trở lên;

+ Xả thải ra môi trường 10.000 (m3)/ngày trở lên nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên;

+ Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quá quy chuẩn kỹ thuật 04 lần trở lên;

+ Xả ra môi trường 10.000 (m3)/ngày trở lên nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14;

+ Thải ra môi trường 500.000 (m3)/giờ trở lên bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên;

+ Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái với quy định của pháp luật 500.000 kilôgam trở lên;

+ Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trên mức trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quá quy chuẩn cho phép;

+ Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định 04 lần trở lên.

Ở mức phạt thứ hai, người nào vi phạm một trong các trường hợp sau đây nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này vẫn chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù ít nhất 03 tháng đến 02 năm:

+ Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải bị loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái với quy định của pháp luật từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam;

+ Chuyển giao, cho, mua, bán chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy thuộc danh mục cấm sử dụng trái với quy định của pháp luật từ 2.000 kilôgam trở lên;

+ Xả thải ra môi trường từ 1.000 (m3)/ngày đến 10.000 (m3)/ngày nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 05 lần đến dưới 10 lần;

+ Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 01 lần đến dưới 02 lần;

+ Xả ra môi trường từ 1.000 (m3)/ngày đến dưới 10.000 (m3)/ngày nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14;

+ Thải ra môi trường từ 150.000 (m3)/giờ đến dưới 300.000 (m3)/giờ bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 10 lần trở lên;

+ Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái với quy định của pháp luật từ 100.000 kilôgam đến 200.000 kilôgam;

+ Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm dưới mức trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quá quy chuẩn cho phép;

+ Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 01 lần đến dưới 02 lần.

Ở mức phạt thứ ba, tội phạm về môi trường còn có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.

Ở mức xử phạt của pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này bị phạt như sau:

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng;

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 3 tỷ đồng;

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng và cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.

Theo nội dung điều luật trên và đối chiếu với trường hợp của nhà máy Hetoco mà anh Linh đề cập, nhà máy này xả nước thải ra môi trường 6000 (m3)/ngày, nước thải có độ PH 1,5 đây là hành vi cố ý thải trái pháp luật chất thải nguy hại làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

Theo quy định, nhà máy Hetoco sẽ phải chịu các hình thức xử phạt theo quy định của Bộ Luật Hình sự 2015 về tội gây ô nhiễm môi trường, cụ thể nhà máy này có thể sẽ bị phạt tiền ít nhất là 1 tỷ đồng và có thể lên đến 5 tỷ đồng theo quy định.

Trên đây, là phần giải đáp của Luật sư về tội phạm môi trường. Trong quá trình bạn và các hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng bởi việc xả thải của nhà máy muốn được hỗ trợ pháp lý, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.633.705 để được  tư vấn luật hình sự  chính xác nhất.

Dấu hiệu tội phạm về môi trường

Tội phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại

Anh Dự (Quảng Bình) có câu hỏi:

“Chào Luật sư! Tôi có vướng mắc mong được Luật sư giải đáp như sau:

Trong khu dân cư của tôi có một mảnh đất trống, ngày 20/07/2022 đã được công ty Analys quy hoạch để làm nơi chôn các chất thải công nghiệp. Ước tính họ đã chôn hơn 4000 kg chất thải hữu cơ khó phân hủy. Cũng vì vậy mà những ngày gần đây môi trường xung quanh khu dân cư của chúng tôi bị ô nhiễm hết sức nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Sau khi nói chuyện với giám đốc của công ty Analys chúng tôi được biết, ngày 12/06/2022 công ty đã được Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện đã cho phép sử dụng mảnh đất này để chôn chất thải công nghiệp.

Vậy xin hỏi Luật sư ai là người phải chịu trách nhiệm về tình trạng ô nhiễm môi trường trong trường hợp này? Chủ của công ty Analys – đơn vị chôn chất thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hay người quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp phép cho công ty này? Và các mức xử phạt tội phạm về môi trường trong tình huống này như thế nào? Xin cảm ơn Luật sư!”

>>> Cho phép người khác xả chất thải nguy hại ra môi trường bị xử lý như thế nào? Luật sư tư vấn 1900.633.705

Trả lời:

Chào anh Dự! Sau khi nhận được thắc mắc của anh, Luật sư chúng tôi đã có những phản hồi như sau:

Thứ nhất, Về dấu hiệu pháp lý:

Dấu hiệu về mặt khách quan của hành vi vi phạm:

Theo khoản 1 Điều 236 Bộ Luật hình sự 2015 quy định hành vi khách quan của tội phạm về môi trường được quy định là hành vi cho phép thực hiện hành vi sau:

“Chôn, lấp, đổ, thải trái với quy định của pháp luật chất thải nguy hại thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm dưới trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép.”

Dấu hiệu chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, là người có thẩm quyền cho phép như Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh, thành phố, Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện…

Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý vi phạm.

Theo quy định nêu trên và đối với trường hợp mà anh dư đề cập, trách nhiệm về hành vi vi phạm trên thuộc về Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường vì người này đã cấp phép cho công ty Analys tiến hành chôn chất thải công nghiệp trên. Ngoài ra, vì là đơn vị trực tiếp gây ra ô nhiễm môi trường cho khu dân cư nên công ty Analys vẫn bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, Về các mức xử phạt của tội phạm về môi trường trong trường hợp này

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 236 về xử phạt vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại như sau:

“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Chất thải nguy hại thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 5.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;

b) Có tổ chức;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc trường hợp chất thải nguy hại thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy 10.000 kilôgam trở lên; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trên trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 150 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, theo thông tin anh Dự cung cấp thì Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường là người đã cấp phép cho công ty Analys thực hiện chôn chất thải hữu cơ khó phân hủy, vì vậy Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường có thể chịu mức phạt ít nhất là 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt từ từ 2 năm đến 5 năm tùy mức độ ảnh hưởng tới môi trường.

Ngoài ra nếu như Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường đã biết chất thải của công ty Analys là chất thải hữu cơ khó phân hủy mà vẫn cố ý cấp phép thi công thì họ có thể phải chịu hình phạt bổ sung từ 10 triệu đồng đến 150 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Sau khi đọc phản hồi của Luật sư cho vấn đề tội phạm về môi trường ở trên, nếu anh vẫn không hiểu hay còn vướng mắc ở bất kỳ chỗ nào, anh hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.633.705 của Tổng đài pháp luật để gặp trực tiếp Luật sư hỗ trợ giải đáp.

Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường

Anh Khoa (Đà Nẵng) có câu hỏi:

“Chào Luật sư! Tôi có thắc mắc muốn được Luật sư giải đáp. Trong cuộc đấu thầu quý III của UBND tỉnh Quảng Nam vào tháng 04/2022, công ty tôi may mắn trúng thầu và 1 tháng sau khởi công dự án đắp đập ngăn sông Vĩnh Diện, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Vì tôi có nhiều công việc cần xử lý và hay phải đi xa, nên tôi đã trao quyền quản lý cho anh Tư là giám đốc xây dựng của công ty tôi.

Trong quá trình thi công đã vô tình làm chết người và hiện đang bị truy cứu trách nhiệm vi phạm vì không bảo đảm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường. Vậy xin hỏi Luật sư tội phạm về môi trường trong trường hợp này sẽ phải chịu hình thức xử phạt như thế nào? Cảm ơn Luật sư!”

>>> Tư vấn hành vi cấu thành tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường – Gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Chào anh Khoa! Cảm ơn anh đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho Tổng đài pháp luật! Sau khi tiếp nhận câu hỏi liên quan đến tội phạm về môi trường của anh, Luật sư của chúng tôi đã có những phản hồi như sau:

Về dấu hiệu pháp lý:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 237 Bộ Luật Hình Sự 2015 về tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường được nêu cụ thể như sau:

Hành vi khách quan của tội phạm về môi trường trong trường hợp này được quy định như sau:

– Vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường;

– Vi phạm quy định về ứng phó, khắc phục sự cố môi trường làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên hoặc gây thiệt hại từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng.

Dấu hiệu mặt chủ thể

Chủ thể của tội phạm về môi trường này là người có nghĩa vụ phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường được quy định tại Luật môi trường 2014

Dấu hiệu mặt chủ quan

Lỗi của tội phạm về môi trường là lỗi cố ý nhưng đối với hậu quả đã gây ra thì hành vi vi phạm này là lỗi vô ý.

Về các mức xử phạt:

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 237 Bộ luật hình sự 2015 về mức xử phạt của tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường như sau:

“2. Người phạm tội nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì sẽ bị phạt tiền từ tối thiểu là 500 triệu đồng và có thể lên đến 2 tỷ đồng hoặc phạt tù từ ít nhất 02 năm đến 07 năm:

Làm chết người;

Gây thiệt hại từ 3 tỷ đồng đến dưới 7 tỷ đồng

3. Người phạm tội nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ít nhất 05 năm đến 10 năm: Làm chết 02 người trở lên;

Gây thiệt hại về tài sản 7 tỷ đồng trở lên.