Dấu hiệu nhận biết nghề giáo viên

Nghề giáo viên là nghề giáo dục tâm, trí, đức, đào tạo nên con người, được ví von như là nghề “trồng người”. Ngày nay, để xã hội luôn tồn tại, tiếp nối phát triển là nhờ ở giáo dục, nhờ những người làm nghề giáo viên. Bài viết này sẽ cho các bạn biết nghề giáo viên là gì? Và cũng cho mọi người thấy nghề giáo viên cần những tố chất, năng lực như thế nào thì mới có thể đào tạo ra được những còn ưu tú cho đất nước như vậy.

Tìm hiểu về nghề giáo viên

Giáo viên là người giảng dạy, giáo dục cho học sinh, sinh viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đề ra đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng, năng lực của từng học sinh.

Giáo viên nam thường được gọi là thầy giáo

Còn giáo viên nữ thường được gọi là cô giáo.

Giáo viên không chỉ đóng vai trò là người truyền đạt tri thức thông thường mà phải là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động học tập tìm tòi khám phá, giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh, nắm vững kiến thức mới được học. Giáo viên phải có năng lực biết đổi mới phương pháp dạy học.

Hiện nay, bối cảnh kĩ thuật công nghệ phát triển nhanh, tạo ra sự chuyển dịch định hướng giá trị, giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục có năng lực phát triển ở học sinh về cảm xúc, thái độ, hành vi, bảo đảm người học làm chủ được và biết ứng dụng hợp lí tri thức học được vào cuộc sống bản thân, gia đình, cộng đồng. Bằng chính nhân cách của mình, giáo viên tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của học sinh, giáo viên phải là một công dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm xã hội, hăng hái tham gia vào sự phát triển của cộng đồng, là nhân vật chủ yếu góp phần hình thành bầu không khí dân chủ trong lớp học, trong nhà trường, có lòng yêu giới trẻ và có khả năng tương tác với giới trẻ.

Người giáo viên luôn phải có ý thức, có nhu cầu, có tiềm năng không ngừng tự hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo trong hoạt động sư phạm, biết phối hợp nhịp nhàng với tập thể sư phạm nhà trường trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Quá trình đào tạo ở trường sư phạm chỉ là sự đào tạo ban đầu, là cơ sở cho quá trình đào tạo tiếp theo trong đó sự tự học, tự đào tạo đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành đạt của mỗi giáo viên. Giáo viên phải có năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học giáo dục bằng con đường tổng kết kinh nghiệm, phát huy sáng kiến, thực nghiệm sư phạm.

Xã hội hiện nay đòi hỏi giáo viên phải có trình độ tin học và sử dụng phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học, phải có trình độ ngoại ngữ nhất định mới theo kịp yêu cầu phát triển nội dung, đổi mới phương pháp dạy học môn học của mình ở trường.

2. Nhiệm vụ và khả năng của nghề giáo viên

Vai trò của giáo viên có thể khác nhau giữa các nền văn hóa.

Giáo viên có thể cung cấp hướng dẫn một số các môn học về đọc viết và toán học, nghề thủ công hoặc đào tạo nghề, nghệ thuật, tôn giáo, công dân, vai trò cộng đồng, hoặc kỹ năng sống.

Các nhiệm vụ giảng dạy chính thức bao gồm việc chuẩn bị các bài học theo chương trình đã thỏa thuận, đưa ra các bài học và đánh giá tiến độ học tập của từng học sinh.

Nhiệm vụ chuyên môn của một giáo viên có thể mở rộng ngoài việc giảng dạy chính thức. Bên ngoài lớp học, giáo viên có thể đi cùng với học sinh trong các chuyến đi thực địa, giám sát các phòng học, giúp tổ chức tốt các chức năng của trường, và làm giám sát cho các hoạt động ngoại khóa. Trong một số hệ thống giáo dục, giáo viên có thể có trách nhiệm đối với việc kỷ luật của học sinh.

3. Các ngành của giáo viên

Giáo viên có thể có rất nhiều ngành dạy học cho học sinh:

Giáo viên Mầm non

Giáo viên Tiểu học

Giáo viên Trung học

Giáo viên Nghệ thuật

Giáo viên Thể dục

Giáo viên Khoa học Tự Nhiên

Giáo viên Xã hội và Nhân văn

Giáo viên Tiếng Anh

Giáo viên giáo dục đặc biệt

4. Am hiểu từng lĩnh vực học

Giáo viên Mầm non:

  • Cách chăm sóc và quản lý trẻ
  • Nấu ăn
  • Vệ sinh và môi trường

Giáo viên Tiểu học cần biết các chương trình học như: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và địa lý, đạo đức, kỹ thuật

Giáo viên Nghệ thuật cần biết hai môn: Âm nhạc và Mỹ thuật

Giáo viên Thể dục cần biết: các kỹ thuật trong môn Thể dục và dụng cụ thể dục

Giáo viên Tiếng Anh môn học: Tiếng Anh

Giáo viên Trung học thì mỗi người dạy duy nhất một môn trong lĩnh vực mình dạy

Giáo viên Khoa học Tự Nhiên cần biết 4 môn: Toán-Lý-Hóa-Sinh

Giáo viên Xã hội và Nhân văn cần biết 4 môn: Văn-Sử-Địa-Anh

Giáo viên giáo dục đặc biệt giỏi nhất môn nào thì dạy học môn đó

5. Yêu cầu với giáo viên

Nhiệt tình với các môn học mình đã lựa chọn mà giảng dạy cho học sinh

Cần có nhiều kinh nghiệm, tri thức, hiểu biết

Có khả năng truyền tải tri thức cho học sinh

Thích làm việc với học sinh

Kiên nhẫn và bình tĩnh khi làm việc với những học sinh có năng lực khác nhau và những học sinh dân tộc đến từ các nơi khác nhau

Chấp nhận quyền lợi và nhu cầu của tất cả các cá nhân

Sẵn sàng làm việc ngoài giờ lên lớp

Tình cảm nhẹ nhàng, chân thành với học sinh

Dù làm việc dưới tác động căng thẳng và gặp khó khăn n­hưng vẫn vượt qua.

Có nhân phẩm và đạo đức nên có của mỗi giáo viên

6. Các quyền lợi, chế độ của giáo viên

Hy vọng qua bài viết trên đây của hoatieu.vn các bạn đã hiểu thêm về nghề giáo viên là gì và các yêu cầu cần có của một người giáo viên.

Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.

Bạn kiên nhẫn

Giáo viên thường rất kiên nhẫn, cảm thông và tốt bụng. Họ thường đặt mình vào vị trí của học sinh để suy nghĩ, cảm nhận và từ đó dự đoán xem các em cần những gì để học tốt hơn và bứt phá hơn. Khi một học sinh gặp phải khó khăn, người thầy sẽ giấu sự thất vọng của mình để không làm tình hình tồi tệ hơn. Thay vào đó, họ sẽ nhẹ nhàng tiếp cận, chia sẻ và động viên các em học sinh của mình để các em biết vượt qua khó khăn.

Bạn đam mê

Một giáo viên thường là một người đam mê nhiều thứ: các em học sinh, môn học đã lựa chọn, nghệ thuật giảng dạy và truyền đạt. Nếu bạn có đam mê với nghề giáo, bạn sẽ mang sự nhiệt huyết, sôi nổi của mình vào những tiết dạy và duy trì sự say mê cao độ cho các em học sinh. Khi các em học sinh cảm nhận được điều đó, các em sẽ thực sự chú ý vào môn học và càng yêu quý bạn.

Dấu hiệu nhận biết nghề giáo viên

Bạn chăm chỉ

Giáo viên cũng là những người lao động cần cù và không bao giờ bỏ cuộc. Sự siêng năng, kiên trì sẽ giúp bạn hoàn thành công việc và thúc đẩy các em học sinh tiến phía trước.

Bạn không ngại thử thách

Là giáo viên, bạn sẽ phải chịu đựng áp lực về điểm số và thành tích học tập của học sinh. Đây là những trở ngại mà giáo viên nào cũng phải vượt qua. Những giáo viên giỏi sẽ chấp nhận khó khăn vốn có của nghề để vượt qua và hoàn thành nhiệm vụ.

Bạn yêu môn học mà mình sẽ dạy

Học tốt môn học đó giúp bạn có đam mê để tìm hiểu sâu hơn để truyền đạt lại những kiến thức quan trọng nhất đến cho các em học sinh.

Dấu hiệu nhận biết nghề giáo viên

Bạn sáng tạo

Việc truyền đạt kiến thức theo lối mòn đôi khi không đem lại hiệu quả với cả em học sinh trong lớp của bạn. Và nếu bạn đủ tâm huyết với nghề, bạn sẽ có thể sáng tạo ra cách dạy, cách truyền đạt khác nhau. Các giáo viên thường tạo sự hứng thú cho mỗi học sinh bằng cách đưa ra những ví dụ, những cách hiểu hết sức đơn giản và thực tế. Và với sự sáng tạo, bạn có thể tạo ra nhiều cách dạy, cách truyền đạt khác nhau cho một chủ đề.

Bạn lạc quan

Đừng trở thành giáo viên nếu bạn là người ủ rũ và hay buồn bã. Một người giáo viên lạc quan sẽ có đủ lòng tin vào con người, vào những em học sinh của mình từ đó động viên các em vươn lên, cố gắng đạt được những thành tích như mong đợi.

Bạn có nét chữ đẹp

Không phải yếu tố quan trọng nhất nhưng đúng vậy, nét chữ đẹp, cách trình bày cẩn thận, rõ ràng của bạn sẽ khiến các em học sinh trở nên hứng thú hơn khi bạn bắt đầu bài giảng của mình đấy.

  • 01/02/2018 | 14:35 GMT+7
  • 112.031 lượt xem

Nếu bạn là giáo viên rồi thì bạn cũng tự đánh giá lại mình, còn nếu như bạn hay con bạn đang chuẩn bị chọn nghề dạy học là nghiệp của cuộc đời thì cũng cần biết trước những điều gì đang đòi hỏi ở một giáo viên.

  • Các phương pháp trắc nghiệm tính cách để chọn nghề nghiệp

Chúng tôi cũng đã chia sẻ "Các phương pháp trắc nghiệm tính cách để chọn nghề nghiệp", còn bài viết này thêm cho các bạn 8 dấu hiệu để bạn biết một số điều kiện cần của một thầy cô dạy học.

Bạn có từng nghĩ mình sẽ là một giáo viên ở một trường phổ thông? Nếu bạn sở hữu những phẩm chất sau đây, bạn có thể tạo nên sự khác biệt nơi những đứa trẻ, tạo dựng những giá trị mới cho nền giáo dục. Trong khi không có một phương pháp thống kê nào cho biết những yếu tố tạo nên một nhà giáo dục tuyệt vời, những phẩm chất đặc trưng sau đây sẽ định hình nền tảng thiết yếu để thành công trên bục giảng.

Giáo viên tuyệt vời là những người kiên nhẫn, thấu hiểu và tốt bụng. Họ có thể đặt mình vào vị trí của học sinh và hiểu học sinh đang nghĩ gì, cảm thấy thế nào, từ đó dự đoán được những điều học sinh cần để học tập hiệu quả và phát triển năng lực. Khi học sinh chống đối, giáo viên tốt sẽ kiềm chế sự tức giận của mình và cố gắng không miệt thị làm cho tình hình xấu thêm. Thay vào đó, giáo viên biết cảm thông sẽ cố gắng bằng mọi giá quan tâm đến từng học sinh trong lớp. Điều này là một thử thách nhưng những giáo viên tuyệt vời biết rằng sự khác biệt của họ so với số đông là trái tim và tâm hồn họ dành cho học sinh.

Dấu hiệu nhận biết nghề giáo viên
Cảm thông - Chìa khoá thành công!

Giáo viên hiệu quả dành sự đam mê cho nhiều thứ: học sinh, việc học tập, chuyên ngành mà họ chọn, nghệ thuật dạy học và đời sống nói chung. Họ mang bầu nhiệt huyết vô tận đến lớp và thổi niềm hứng khởi vào quá trình học tập. Trong khi rất khó có thể duy trì niềm đam mê cao độ trong suốt sự nghiệp, những giáo viên giỏi nhất luôn tự tạo ra niềm vui trong công việc dạy học. Mỗi buổi sáng khi học sinh bước vào lớp, chúng có thể yên tâm rằng giáo viên luôn sẵn sàng với một tinh thần phấn chấn khiến việc học trở nên thú vị hơn nhiều.

Dấu hiệu nhận biết nghề giáo viên
Từ đam mê của mình thắp lên ngọn lửa đam mê cho trò

Giáo viên tốt sẽ không bao giờ từ bỏ, dù công việc lúc nào cũng đầy rẫy khó khăn. Những giáo viên tuyệt vời nhất biết rằng sự chăm chỉ và tận tụy của mình trong công việc là nguồn động lực cho tất cả học sinh trong lớp.

Dấu hiệu nhận biết nghề giáo viên
Dạy học càng cần phải kiên trì

Giáo viên không thể dễ dàng từ bỏ hoặc cản trở quá trình phấn đấu đạt mục tiêu học tập của học sinh. Họ nên chuẩn bị tinh thần đối mặt với những trở ngại nhưng cũng phải duy trì sự tỉnh táo để tập trung vào cả mục tiêu dài hạn lẫn ngắn hạn. Hơn nữa, giáo viên hiệu quả chấp nhận những khó khăn vốn có trong việc dạy học như là một phần của sự nghiệp gắn bó suốt đời. Sự tận tụy không ngừng ấy có tác động tích cực đến tập thể giáo viên và là món quà vô giá đối với học sinh.

Dấu hiệu nhận biết nghề giáo viên
Chấp nhận thử thách để mang món quà vô giá tới học sinh

Bằng các hình thức kiểm tra đánh giá, ứng dụng các công nghệ giáo dục tiên tiến nhất, đào tạo chuyên sâu và sự tận tâm, những giáo viên tuyệt vời nhất dùng mọi công cụ trong khả năng của họ để hỗ trợ học sinh đạt được hoặc vượt qua sự kì vọng. Giáo viên cũng cần có tinh thần cầu tiến và luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học. Khi sự tận tâm của giáo viên thúc đẩy học sinh đi đến thành công, họ sẽ có thêm động lực để trở lại với sứ mệnh giáo dục của họ.

Dấu hiệu nhận biết nghề giáo viên
Cầu tiến mới biết lắng nghe và nhận ra những sự bổ ích của các nhận xét về mình

Những giáo viên có năng lực chấp nhận sự năng động vốn có của việc giảng dạy trong lớp học và không cố gắng vật lộn với nó. Thay vào đó, họ tự mình khám phá xem điều gì gây hứng thú cho các đối tượng học sinh và thiết kế các khóa học sáng tạo nhằm đáp ứng nhiều nhu cầu riêng. Giáo viên hiệu quả tạo ra sự khác biệt trong đời sống của học sinh bằng cách tư duy cởi mở và không ngại sử dụng các kỹ thuật mới. Thay vì nhìn vào sự mệt mỏi hoặc bực bội trong quá trình này, các nhà giáo dục đón nhận những gì chưa biết trước trong mỗi năm học vì họ thường xuyên áp dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo theo hướng tích cực.

Dấu hiệu nhận biết nghề giáo viên
Luôn mang lại hứng thú cho học sinh

Đừng nghĩ đến việc trở thành một giáo viên nếu bạn là một người bi quan. Khái niệm sự kì vọng đóng một vai trò rất lớn trong việc giảng dạy vì nó sẽ định hướng kết quả của học sinh. Nói cách khác, giáo viên giỏi biết rằng học sinh của họ sẽ chỉ thành công nếu được khuyến khích và kì vọng. Bằng cách tiếp cận mỗi học sinh với sự kì vọng cao nhất, các nhà giáo dục sẽ hình dung sự thành công của học sinh từ trước cả khi nó xảy ra. Đây là một trong những điều tuyệt vời nhất khi trở thành một giáo viên.

Dấu hiệu nhận biết nghề giáo viên
Ánh mắt học trò chính là năng lượng cho thầy cô lạc quan

Không có ngày nào giống với ngày nào trong cuộc đời đi dạy của giáo viên. Do đó, những giáo viên giỏi bắt đầu mỗi ngày mới với một tâm trí cởi mở và cảm quan hài hước. Họ không dễ bị chán nản bởi những chướng ngại trên đường hoặc trục trặc trong lịch trình, dù những vấn đề này có lớn hay nhỏ. Với vô số các yếu tố ảnh hưởng đến từng phút trong ngày, các nhà giáo dục can đảm phải sẵn sàng linh hoạt khi cần thiết, với một nụ cười tự tin.

Dấu hiệu nhận biết nghề giáo viên
Những tiết học hấp dẫn học sinh

Bạn có thể đọc bản gốc của tác giả  tại đây.

Beth Lewis là một giáo viên luôn sử dụng Internet để sắp xếp và đơn giản hóa các nỗ lực của cô trong lớp học. Cô đã làm việc trong lĩnh vực giáo dục gần 10 năm. Cô từng dạy trong nhiều môi trường giáo dục, trong đó có 1 trường công Title I và một trường tư thục ở California, Mỹ. Beth cũng có kinh nghiệm dạy kèm học sinh từ lớp 2 tới lớp 11 chuẩn bị cho kì thi SAT. Beth Lewis từng học tại U.C.L.A. nơi cô đã nhận được bằng Cử nhân về Xã hội học, cũng như Chứng chỉ Chương trình Nghệ thuật Tự do Đa dạng. Cô ấy có chứng chỉ giảng dạy đa môn của Đại học California.

BigSchool: Thực ra 8 dấu hiệu trên cần cho mọi nghề nghiệp nhưng với nghề dạy học thì ta ngẫm nghĩ thêm:

- Dấu hiệu 1 đòi hỏi có tính chất bắt buộc vì các thầy cô hàng ngày tiếp xúc với các học sinh. Ngoài ra dấu hiệu 1 còn giúp chúng ta chung sức, chung lòng cùng đồng nghiệp để thành công.

- Trong hoàn cảnh khó khăn của nhiều thầy cô thì dấu hiệu 7 rất cần để chúng ta luôn tươi vui khi xuất hiện trước học trò và đồng nghiệp. Nhà trường không thể thiếu sự lạc quan để các học sinh "mỗi ngày đến trường là một ngày vui".

- Thầy cô cần là người truyền lửa cho học trò nên nếu thiếu dấu hiệu 2 thì chúng ta sẽ không có lửa.

- Nghề dạy học là nghề trông người nên dấu hiệu 3 rất quan trọng bởi tính cách và thói quen xấu của con người đòi hỏi phải sửa khá công phu, không thể nhanh chóng được.

- Những tình huống bất ngờ của học sinh tạo ra cho thầy cô có thể nói là không bao giờ kể hết. Bởi vậy dấu hiệu 8 giúp chúng ta "phản ứng" nhanh và đúng trên lớp cũng như những lúc tiếp xúc với học sinh. Đấy là chưa nói đến những tình huống do phụ huynh tạo nên đòi hỏi thầy cô phải ứng xử phù hợp.

- Sự thay đổi của chương trình hay phương pháp dạy học cũng như các ứng dụng công nghệ dạy học mới đòi hỏi thầy cô luôn phải thay đổi. Dấu hiệu 8 sẽ giúp giáo viên không ngại khó để bước kịp đòi hỏi của những giai đoạn cụ thể.

- Sự thăng hạng trong nghề dạy học luôn yêu cầu thầy cô phải có dấu hiệu 5, không tự hài lòng với kinh nghiệm, kiến thức đã có. Chưa kể đến khi có tinh thần cầu tiến thì đồng nghiệp mới dễ chia sẻ và chúng ta mới thấy ích lợi của những nhận xét.

- Kiến thức là không có giới hạn. Người thầy cần luôn làm lớn thêm kho kiến thức của mình. Bởi vậy dấu hiệu dấu hiệu 6 rất cần thiết. Không thể trở thành người thầy giỏi khi kiến thức không dồi dào. Sự sáng tạo sẽ làm cho bài giảng sinh động hơn dù sáng tạo một chút thôi. Có dấu hiệu 6 thì mình mới tạo ra khác biệt cho chính bản thân để không ngừng vươn lên những thành công nghề nghiệp.