Dấu hiệu bệnh hiv ở nữ

Nói chung, đa số các triệu chứng của HIV ở nam giới và phụ nữ là giống nhau nhưng có một số triệu chứng chỉ xảy ra ở nữ giới.

HIV là viết tắt của human immunodeficiency virus, có nghĩa là virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Virus này làm hỏng hệ thống miễn dịch của cơ thể bằng cách phá hủy các tế bào bạch cầu có vai trò chống lại các tác nhân gây bệnh. Điều này khiến cơ thể dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng và một số bệnh ung thư. Khi không được điều trị, HIV sẽ gây ra AIDS.

AIDS là viết tắt của aquired immunodeficiency syndrome, có nghĩa là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Đây là giai đoạn cuối của HIV.

Nói chung, đa số các triệu chứng của HIV ở nam giới và phụ nữ là giống nhau nhưng có một số triệu chứng chỉ xảy ra ở nữ giới. Dưới đây là 9 triệu chứng phổ biến nhất mà phụ nữ có thể gặp phải khi bị nhiễm HIV.

1. Các triệu chứng ban đầu giống cúm

Trong những tuần đầu sau khi nhiễm HIV, một số người không hề có bất kỳ biểu hiện bất thường nào trong khi nhiều người lại gặp phải các triệu chứng giống như cúm, gồm có:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Nhức đầu
  • Đau rát họng
  • Mệt mỏi
  • Đau nhức cơ
  • Phát ban

Các triệu chứng này thường tự hết trong vòng vài tuần.

2. Phát ban và lở loét da

Hầu hết những người nhiễm HIV đều gặp phải các triệu chứng trên da. Phát ban là một triệu chứng phổ biến của HIV và có nhiều dạng khác nhau. Phát ban có thể là do chính HIV trực tiếp gây ra hoặc là biểu hiện của một bệnh nhiễm trùng xảy ra đồng thời do hệ miễn dịch bị suy yếu. Khi bị phát ban thì nên đi khám để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị.

Ngoài ra, người nhiễm HIV còn có thể bị loét ở vùng da quanh miệng, bộ phận sinh dục, hậu môn và một số vị trí khác trên cơ thể. Tuy nhiên, nếu điều trị bằng thuốc kháng virus (thuốc ARV) thì các vấn đề về da sẽ ít xảy ra hơn và có xảy ra thì cũng đỡ nghiêm trọng hơn.

3. Sưng hạch bạch huyết

Các hạch bạch huyết nằm ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể con người, gồm có cổ, sau đầu, nách và bẹn. Là một phần của hệ miễn dịch, các hạch bạch huyết này có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng bằng cách lưu trữ các tế bào miễn dịch và loại bỏ mầm bệnh. Khi HIV bắt đầu lây lan, hệ miễn dịch sẽ hoạt động mạnh mẽ để tấn công. Điều này khiến cho các hạch bạch huyết sưng lên. Đây thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên của HIV. Ở những người nhiễm HIV, tình trạng sưng hạch bạch huyết có thể kéo dài vài tháng.

4. Mắc các bệnh nhiễm trùng

HIV gây suy yếu và làm cho hệ miễn dịch khó chống lại mầm bệnh. Do đó mà người nhiễm HIV/AIDS dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Một số bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp gồm có viêm phổi, bệnh lao và nhiễm nấm Candida (nhiễm trùng nấm men) ở miệng hoặc âm đạo. Những phụ nữ nhiễm HIV có nguy cơ bị nhiễm nấm âm đạo (một dạng nhiễm trùng nấm men) và nhiễm khuẩn âm đạo cao hơn bình thường và một khi bị thì cũng khó chữa hơn. Nói chung, những người nhiễm HIV thường dễ bị nhiễm trùng ở những bộ phận như:

  • Da
  • Mắt
  • Phổi
  • Thận
  • đường tiêu hóa
  • Não bộ

HIV cũng làm cho việc điều trị các bệnh thông thường như cảm cúm trở nên khó khăn hơn nhiều so với ở người không nhiễm HIV. Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc kháng virus và ức chế HIV thành công sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Ngoài ra, nên thực hiện thêm các biện pháp phòng ngừa khác, ví dụ như rửa tay thường xuyên, giữ gìn vệ sinh thân thể và không tiếp xúc với những người có biểu hiện bệnh để tránh mắc phải các bệnh này cũng như là những biến chứng đi kèm.

5. Sốt và đổ mồ hôi về đêm

Người nhiễm HIV có thể bị sốt nhẹ trong thời gian dài. Sốt nhẹ là khi nhiệt độ cơ thể ở trong khoảng 37.7 độ C đến 38.2 độ C. Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi xảy ra điều bất thường nhưng không phải lúc nào cũng xác định được nguyên nhân cụ thể. Vì chỉ sốt nhẹ nên những người chưa biết rằng mình nhiễm HIV thường bỏ qua triệu chứng này. Sốt thường đi kèm với hiện tượng đổ mồ hôi vào ban đêm và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

6. Kinh nguyệt bất thường

Ở những phụ nữ bị nhiễm HIV, kỳ kinh nguyệt hàng tháng sẽ bị thay đổi. Mức độ ra máu kinh có thể ít hơn hoặc nhiều hơn bình thường hoặc hoàn toàn không có kinh (mất kinh nguyệt). Khi bị nhiễm HIV, các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau bụng, mỏi lưng, nhức đầu, chướng bụng, buồn nôn,… cũng có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

7. Tăng tần suất bùng phát các bệnh lây qua đường tình dục khác

Đối với những người còn mắc thêm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác thì HIV sẽ khiến cho các triệu chứng trở nên nặng hơn. Ví dụ, HPV (virus u nhú ở người) – nguyên nhân gây mụn cóc – thường hoạt động mạnh hơn ở những người nhiễm HIV. Ngoài ra, HIV còn khiến cho các đợt bùng phát mụn rộp hay herpes (do nhiễm HSV) xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn. Cơ thể của những người này cũng không còn đáp ứng tốt với các loại thuốc kháng virus điều trị mụn rộp.

8. Bệnh viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Viêm vùng chậu ở những phụ nữ dương tính với HIV thường khó điều trị hơn. Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh cũng kéo dài hơn bình thường hoặc tái phát thường xuyên hơn.

9. Các triệu chứng của AIDS

Giai đoạn cuối của HIV là AIDS hay hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Ở giai đoạn này, hệ miễn dịch đã bị tổn hại nghiêm trọng và ngày càng khó chống lại các bệnh nhiễm trùng. Một người được xác định bị AIDS khi số lượng tế bào miễn dịch CD4 giảm xuống dưới 200 tế bào/mm3 máu (milimet khối). Lúc này, nguy cơ mắc một số bệnh ung thư sẽ tăng lên, ví dụ như ung thư Kaposi (một bệnh ung thư hiếm gặp ở người bình thường), u lympho không Hodgkin và ung thư cổ tử cung.

Khi HIV tiến triển sang giai đoạn này thì người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như:

  • Tiêu chảy liên tục quá 1 tuần
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Chán ăn và sụt cân nhanh chóng
  • Kiệt sức
  • Đau nhức đầu dữ dội
  • Đau khớp
  • Đau cơ
  • Khó thở, hụt hơi
  • Ho dai dẳng
  • Khó nuốt
  • Sưng hạch bạch huyết kéo dài dai dẳng
  • Lở loét miệng, hậu môn và bộ phận sinh dục

Ở giai đoạn cuối, HIV còn gây:

  • Mất trí nhớ ngắn hạn
  • Rối loạn tâm thần
  • Hôn mê

Ngoài ra, tùy từng bệnh nhiễm trùng cơ hội mà người bệnh sẽ còn gặp thêm những triệu chứng khác.

Giảm nguy cơ nhiễm HIV

HIV lây truyền qua chất dịch cơ thể, gồm có máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, hậu môn và sữa mẹ. Điều này có thể xảy ra qua nhiều con đường như khi dùng chung bơm kim tiêm để tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục, lây từ mẹ sang con,... Các biện pháp chính để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV gồm có:

  • Không dùng chung kim tiêm và các vật dụng đâm qua da khác như kim xăm
  • Đeo găng tay khi phải tiếp xúc với máu hay vật dụng có dính máu của người khác
  • Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) đối với những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao
  • Không thụt rửa âm đạo vì việc này sẽ làm thay đổi sự cân bằng tự nhiên giữa vi khuẩn và nấm trong âm đạo, làm cho tình trạng nhiễm trùng hiện tại trở nên nghiêm trọng hơn hoặc làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV cũng như là các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác
  • Sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục nếu như không biết rõ tình trạng sức khỏe tình dục của bạn tình

Những phụ nữ có bạn tình dương tính với HIV sẽ gần như không có nguy cơ lây nhiễm virus nếu bạn tình điều trị bằng thuốc ARV hàng ngày và có tải lượng virus ở mức không thể phát hiện được nhưng vẫn nên dùng bao cao su khi quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), những người dương tính với HIV sẽ không còn khả năng lây truyền khi tải lượng virus được duy trì ở mức dưới 200 bản sao HIV/ml máu. Biết các yếu tố nguy cơ là một phần quan trọng trong việc ngăn ngừa lây nhiễm HIV.

Biện pháp phòng tránh HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Tầm quan trọng của việc xét nghiệm

Nếu nhận thấy các dấu hiệu, triệu chứng trên và có khả năng đã bị nhiễm HIV thì nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm. Đây là cách duy nhất để xác nhận có bị nhiễm HIV hay không. CDC khuyến nghị tất cả những người trong độ tuổi từ 13 và 64 nên làm xét nghiệm HIV ít nhất một lần, bất kể có nguy cơ lây nhiễm hay không. Những người thuộc nhóm có nguy cơ cao nên làm xét nghiệm định kỳ hàng năm. Xét nghiệm HIV rất đơn giản và danh tính của người bệnh sẽ được giữ kín tuyệt đối. Ngoài ra, hiện nay còn có bộ dụng cụ xét nghiệm HIV tại nhà, ví dụ như OraQuick, cho phép người dùng có thể tự kiểm tra. Dụng cụ này không cần gửi mẫu đến phòng thí nghiệm mà chỉ cần lấy mẫu nước bọt ở chân nướu răng, sau đó cho vào dung dịch thử và kết quả sẽ có sau khoảng 20 phút.

Bước tiếp theo sau xét nghiệm

Nếu kết quả xét nghiệm HIV âm tính nhưng các triệu chứng vẫn tiếp diễn thì nên chờ từ 1 – 3 tháng rồi đi xét nghiệm lại để xác nhận kết quả. Khi làm xét nghiệm quá sớm sau khi phơi nhiễm với HIV thì cơ thể chưa tạo ra đủ kháng thể nên xét nghiệm ban đầu cho kết quả âm tính giả.

Các triệu chứng như phát ban cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề, bệnh lý khác không phải HIV và cũng cần đi khám để xác định nguyên nhân.

Nếu xét nghiệm HIV cho kết quả dương tính thì bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Nhờ những tiến bộ gần đây trong điều trị HIV mà tình trạng này hiện nay hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng cách dùng thuốc kháng virus đều đặn. Điều này giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh.

Các triệu chứng HIV ở nam giới

Dấu hiệu bệnh hiv ở nữ

Liên hệ tư vấn về HIV miễn phí - Bảo mật thông tin 0886006167

Lưu ý: xét nghiệm HIV là phương án hiệu quả và chính xác nhất. Bạn nên đến các địa chỉ xét nghiệm HIV để được tư vấn xử lý và điều trị. Liên hệ phòng khám tư vấn theo số 1900 1246

Tóm tắt nội dung:

1. Các triệu chứng sớm

2. Nổi ban và lở da

3. Sưng hạch

4. Nhiễm trùng

5. Sốt và đổ mồ hôi vào ban đêm

6. Kinh nguyệt thay đổi

7. Nhiễm khuẩn và nhiễm nấm

8. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs)

9. Các bệnh nhiễm khuẩn vùng chậu (PID)

10. Các triệu chứng muộn của HIV và AIDS

Nếu bạn cảm thấy mình đang có dấu hiệu HIV được nêu trong bài viết hoặc chỉ mới đang nghi ngờ thì hãy đến các địa chỉ xét nghiệm HIV liên hệ ngay với phòng khám Hello Doctor chúng tôi theo số 0886006167 hoặc 1900 1246 để phát hiện xớm và điều trị kịp thời. Chúng tôi rất vui lòng giải đáp những thắc mắc của bạn.

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

Có nhiều triệu chứng HIV có ở cả nam và nữ nhưng không phải tất cả. Để xem đầy đủ triệu chứng bệnh HIV, bạn có thể Click tại đây. Còn dưới đây là 10 triệu chứng thường gặp, bao gồm một số triệu chứng đặc trưng cho nữ giới.

1. Các triệu chứng sớm

Vào những tuần đầu tiên sau khi bị nhiễm HIV, người bệnh thường sẽ không có bất kỳ biểu hiện triệu chứng nào. Một vài người lại có những triệu chứng giống như cảm cúm: 

  • Sốt
  • Đau đầu
  • Cảm giác thiếu năng lượng

Thông thường, những triệu chứng này sẽ biến mất trong vòng một vài tuần. Trong một số trường hợp, giai đoạn không có triệu chứng này sẽ kéo dài hơn 10 năm rồi mới biểu hiện ra những triệu chứng nặng hơn.

Để hiểu rõ hơn về các dấu hiệu bệnh trong giai đoạn này, bạn có thể xem thêm tại Triệu chứng HIV giai đoạn cửa sổ.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

2. Nổi ban và lở da

Hầu hết người bị nhiễm HIV có các vấn đề về da. Nổi ban là một triệu chứng thường gặp nhất. Làn da có thể trở nên cực kỳ nhạy cảm với những kích thích và ánh sáng mặt trời. Tổn thương có thể xuất hiện là những mảng đỏ có kèm những hột nhỏ nổi trên bề mặt và da cũng trở nên dễ bong tróc.

Những vết lở loét hoặc các tổn thương có thể hình thành trên niêm mạc ở miệng, cơ quan sinh dục và hậu môn. Việc điều trị những tổn thương này có thể sẽ gặp nhiều khó khăn. Người nhiễm HIV cũng có nguy cơ cao mắc bệnh herpes và zona.  

3. Sưng hạch

Tất cả chúng ta đều có các hạch bạch huyết ở khắp nơi trên cơ thể, bao gồm cổ, sau đầu, nách và bẹn. Các hạch này góp phần vào việc đối phó với các nhiễm trùng bằng cách dự trữ các tế bào miễn dịch và loại bỏ những chất có hại cho cơ thể. Khi việc nhiễm HIV bắt đầu lây lan, hệ miễn dịch được kích hoạt mạnh mẽ dẫn đến các hạch này bị sưng to. Đây thường là một trong các dấu hiệu đầu tiên của HIV và tình trạng này có thể kéo dài vài tháng. 

4. Nhiễm trùng

HIV làm hệ miễn dịch khó khăn trong việc đối phó với các mầm bệnh, vì vậy đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho những nhiễm khuẩn cơ hội phát triển. Một vài trong số đó gồm viêm phổi, lao và viêm gan C. Người bị HIV dễ bị các nhiễm khuẩn ở da, mắt, phổi, thận, đường tiêu hóa và não. Thậm chí bệnh cảm cúm thông thường đối với họ giờ đây cũng là một bệnh khó chữa. 

Vì vậy, bạn cần chú ý để đề phòng việc này. Các việc như rửa tay thường xuyên và uống thuốc điều trị HIV đều đặn có thể giúp bạn ngăn ngừa một vài căn bệnh và biến chứng của nó. 

5. Sốt và đổ mồ hôi vào ban đêm

Người nhiễm HIV cũng có những đợt sốt nhẹ (37.6°C and 38.2°C) kéo dài. Sốt là biểu hiện khi cơ thể có gì bất thường nhưng nguyên nhân thì không phải lúc nào cũng rõ ràng. Vì đây chỉ là sốt nhẹ nên rất nhiều người khi đã bị HIV rồi nhưng lại không biết mà phớt lờ đi triệu chứng này. Thỉnh thoảng, sốt có thể đi kèm với triệu chứng đổ mồ hôi ban đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

6. Kinh nguyệt thay đổi

Phụ nữ mắc HIV có thể có những thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt. Kinh nguyệt của bạn có thể ít hoặc nhiều hơn so với bình thường, hoặc đôi khi kinh nguyệt có thể không đến. Các triệu chứng trước kỳ kinh cũng có thể nặng hơn. 

Các vấn đề này có thể do các yếu tố khác thường gặp ở phụ nữ bị HIV hơn như các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc stress gây ra. Sự thay đổi ở hệ miễn dịch cũng có thể ảnh hưởng đến hóc-môn của bạn và gây ra các vấn đề này. Sụt cân, bệnh mạn tính, lạm dụng chất gây nghiện, thuốc tránh thai, các thuốc điều trị HIV, nhiễm trùng cơ quan sinh dục và tiền mãn kinh, tất cả những điều này đều có thể gây ra các vấn đề về kinh nguyệt. 

7. Nhiễm khuẩn và nhiễm nấm 

Các nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm thường gặp ở phụ nữ dương tính với HIV hơn và chúng cũng rất khó để điều trị.

8. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs)

HIV cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hơn, bao gồm:

  • Chlamydia
  • Trichomoniasis
  • Bệnh lậu
  • Human papillomavirus (HPV), có thể dẫn đến các u sùi ở cơ quan sinh dục hoặc thậm chí là ung thư cổ tử cung. Một khi bạn được chẩn đoán bị ung thư cổ tử cung, đó sẽ là thời điểm đánh dấu bệnh HIV đã tiến triển thành AIDS. Phụ nữ mắc HIV cần làm xét nghiệm Pap thường xuyên (2 lần trong năm đầu tiên phát hiện HIV) để theo dõi sự thay đổi của những tế bào cổ tử cung trước khi chúng chuyển thành ung thư. Sau đó nếu kết quả là bình thường, bạn chỉ cần xét nghiệm một lần mỗi năm. Nếu kết quả cho thấy có điều bất thường, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc làm lại xét nghiệm Pap bao nhiêu lần một năm và bước tiếp theo sẽ phải làm gì.
  • Herpes sinh dục: Herpes sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi-rút herpes loại 1 (HSV-1) và 2 (HSV-2) gây ra. Những đợt bùng phát bệnh có thể xảy ra lâu hơn và thường xuyên hơn ở người có HIV và tình trạng bệnh có thể nặng và đau đớn hơn. Lở loét do herpes có thể điều trị được nhưng ở phụ nữ bị HIV việc điều trị có thể không phát huy được hết tác dụng vì có khả năng họ bị kháng các thuốc điều trị herpes. 

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

9. Các bệnh nhiễm khuẩn vùng chậu (PID)

Đây là nhiễm trùng tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Nhiễm khuẩn vùng chậu ở phụ nữ dương tính với HIV có thể khó để điều trị. Các triệu chứng cũng có thể kéo dài lâu hơn hoặc sẽ tái phát nhiều lần. Các nhiễm khuẩn này cũng làm nữ giới khó mang thai.

10. Các triệu chứng muộn của HIV và AIDS

Khi HIV tiến triển tiếp, các triệu chứng có thể bao gồm: 

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn và nôn
  • Sụt cân
  • Đau đầu nặng
  • Đau khớp
  • Đau cơ
  • Khó thở
  • Ho mạn tính
  • Khó nuốt

Ở giai đoạn nặng hơn, HIV có thể dẫn đến:

  • Mất trí nhớ ngắn hạn
  • Hôn mê

Xem đầy đủ thông tin trong bài viết: Triệu chứng HIV giai đoạn cuối.

Tham khảo ý kiến bác sĩ:

Nếu bạn có những dấu hiệu trên và đang lo lắng không biết mình có mắc HIV hay không thì bước đầu tiên là đến gặp bác sĩ. Hầu hết các triệu chứng do HIV có thể giống với những bệnh do các yếu tố khác gây ra, bác sĩ sẽ giúp được bạn trong việc kiểm tra điều đó. Họ cũng sẽ hướng dẫn bạn làm xét nghiệm HIV và giúp bạn lên kế hoạch điều trị các triệu chứng và biến chứng sau đó. 

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

Để tìm ra sự khác biệt giữa biểu hiện bệnh HIV ở nam giới và nữ giới, bạn có thể xem thêm bài viết "Triệu chứng bệnh HIV ở nam giới".

Để điều trị HIV và làm các xét nghiệm cần thiết, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 hoặc đến các địa chỉ xét nghiệm HIV uy tín.

Hỗ trợ điều trị HIV hiệu quả

Bạn/người thân nếu có tiếp xúc với Hiv (nghi ngờ nhiễm Hiv), hoặc đã được điều trị Hiv cần lời khuyên phương án điều trị hiệu quả, nên tìm các cơ sở y tế có các bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc được đào tạo về HIV. Sau đây là cách thức để bạn có thể đánh giá được chất lượng của cơ sở y tế và bác sĩ điều trị cho bạn:


1- Bạn hãy liên lạc đến số điện thoại cơ sở y tế để tư vấn: Hãy đánh giá chất lượng nhiệt tình và kiến thức của người tư vấn cho bạn qua điện thoại ( cơ sở y tế không nhiệt tình, hoặc hàm lượng kiến thức cho bạn ít dẫn đến chất lượng chăm sóc trong quá trình điều trị hoặc sau điều trị không tốt)


2- Đến trực tiếp cơ sở y tế: Ngoài việc tư vấn qua điện thoại, đến trực tiếp sẽ giúp bạn được nhiều hơn như: gặp trực tiếp tư vấn viên và bác sĩ tại cơ sở y tế. Tại cơ sở y tế bạn hãy hỏi rõ thêm:- Các xét nghiệm HIV được làm (Test kháng nguyên, kháng thể, PCR, CD4, kháng thuốc, tải lượng HIV...): Việc am hiểu xét nghiệm sẽ đánh giá được mức độ tình trạng của bạn hiện tại rõ ràng và khoa học.

- Thuốc điều trị: Dựa vào xét nghiệm, bạn được tư vấn các loại thuốc phù hợp (Nhạy cảm với thành phần của thuốc nào? bạn có đang bị các vấn đề gan thận không? có bị trầm cảm/stress không?...), cơ sở y tế càng có nhiều loại thuốc sẽ có càng nhiều phương án điều trị hiệu quả cho bạn.


3- Theo dõi trong quá trình điều trị: hiện tại việc theo dõi điều trị tại các bệnh viện theo dõi bằng hình thức đến đăng kí khám lại, theo dõi hồ sơ dựa trên sổ khám bệnh. Hãy chọn đơn vị y tế có thể hỗ trợ bạn bằng hình thức sau: qua điện thoại, qua zalo, và đến trực tiếp (không chờ đợi, không phải đăng kí quá phức tạp). Tác dụng phụ hay gặp phải: Đa số thuốc điều trị HIV có nhiều tác dụng phụ do vậy việc theo dõi rất quan trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng điều trị của bạn. Dựa vào triệu chứng, kết quả xét nghiệm, thời gian sử dụng thuốc... tóm lại, THEO DÕI ĐIỀU TRỊ RẤT QUAN TRỌNG
- Bác sĩ chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc được đào tạo về HIV sẽ có chuyên môn tốt để khám, chẩn đoán chính xác tình trạng của bạn giúp bạn TIẾT KIỆM CHI PHÍ, điều trị hiệu quả. Ngoài ra, đơn vị y tế nếu có thêm các chuyên khoa khác cũng có thể giúp nhiều cho bạn vì đi kèm Hiv thường thêm các vấn đề về: Da liễu, Nam Khoa, Tiết niệu, tiêu hoá.


4- Bảo mật thông tin: Vì bệnh HIV khá nhạy cảm trong xã hội hãy hỏi rõ việc bảo mật thông tin cho bạn được tiến hành thế nào?

_____________________________

   HELLO DOCTOR-MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          ĐẶT KHÁM & TƯ VẤN: 19001246

_____________________________


Hello Doctor là nơi qui tụ nhiều bác sĩ chuyên khoa giỏi, có đội ngũ quản lí nhiều kinh nghiệm, áp dụng công nghệ hiện đại giúp việc chăm sóc theo dõi điều trị hiệu quả, các hãng dược lớn thường cung cấp thông tin mới nhất về thuốc mới, độ an toàn, chất lượng cao.

Chia sẻ bệnh nhân 

- 19/03/2019- Giấu tên: 6 tháng trước có đi bóc bánh trả tiền, gọi gà một lần bị rách bao. Sợ bị nhiễm HIV muốn đi khám nhưng lại sợ bị người khác biết. Cuối cùng thì được bác sĩ ở đây cam kết không hỏi thông tin tới khám và xét nghiệm lúc nhờ tư vấn nên cảm thấy bớt lo. Rất cảm ơn.- 07/03/2018- Trần Thị Hằng: Tôi đã rất lo lắng cho em mình vì nó đã quan hệ tình dục với một người có nhiều khả năng bị nhiễm HIV. Nhưng sau khi đi xét nghiệm thì âm tính. Các bác sĩ đã giúp tôi và em bình tĩnh lại trong thời gian chờ kết quả, cảm ơn các bác sĩ rất nhiều

-27/03/2019 - Lâm: Bác sĩ Dương rất tận tâm với Nghề. Gia đình tôi mang ơn bs Dương đã điều trị cho cháu nhà tôi 10 năm nay.

Lời khuyên của chuyên gia về điều trị HIV

- Bác sĩ Quân-Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới: " Điều trị HIV cần được đánh giá dựa trên xét nghiệm, sử dụng thuốc và theo dõi liên tục tránh bị nhiễm trùng cơ hội"- Bác sĩ Dương- Phó cục trưởng cục HIV: " Tuân thủ nghiêm ngặt đơn thuốc của bác sĩ là bí quyết giúp bệnh HIV không bị lây nhiễm cho người khác, giúp bệnh nhân sống khoẻ lâu dài"

- Bác sĩ Việt- bệnh viện Trưng Vương: " Bệnh HIV hiện nay không còn là một vấn nạn xã hội so với các bệnh tiểu đường, ung thư, bệnh tự miễn... HIV nhẹ nhàng hơn rất nhiều"