Đau dạ dày có nên uống nước diếp cá

Khoa học đã chứng minh rau củ quả cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và đặc biệt rất tốt đối với sức khỏe người bị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân chưa nắm rõ được cụ thể vậy trào ngược dạ dày nên ăn rau gì?  Chính vì vậy, chúng tôi xin chia sẻ top 17 loại rau củ “bổ tựa nhân sâm”.

Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì?

1. Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì? 

Dưới đây là những loại rau củ rất tốt cho sức khỏe và tăng cường khả năng hồi phục cho những người mắc bệnh lý trào ngược dạ dày.

1.1 Rau bắp cải

Rau bắp cải có tính kiềm và hàm lượng chất xơ hòa tan lớn. Bên cạnh đó, loại rau này còn chứa các loại khoáng chất và vitamin cần thiết như B6, C, K, U, Kali, sắt, magie,…giúp lành nhanh các vết viêm loét, cải thiện chứng năng tiêu hóa, hỗ trợ chuyển hóa thức ăn, giúp thức ăn không bị tồn đọng lâu trong dạ dày gây nên tình trạng ợ hơi, đầy bụng, chướng bụng, làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.

Bên cạnh đó, rau bắp cải giúp thải độc cơ thể, giảm cân, cải thiện hệ miễn dịch cơ thể và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Có rất nhiều cách thức chế biến với loại rau này, có thể luộc, nấu canh hoặc ép lấy nước uống, tùy vào sở thích của mỗi người. Tuy nhiên nên hạn chế xào nấu để tránh dầu mỡ đi vào trong cơ thể, gây nên tình trạng khó tiêu, làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn.

Ngoài ra, trong quá trình chế biến, không nên nấu quá lâu dễ làm mất vitamin U có tác dụng chống viêm loét dạ dày.

1.2 Rau xà lách

Rau xà lách là loại rau có chứa nhiều chất xơ cần thiết. Tuy không chứa thành phần dinh dưỡng đa dạng nhưng tỷ lệ chất xơ lại rất lớn, cùng với đó là các khoáng chất, protein kích thích nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Rau xà lách hữu cơ tốt cho người trào ngược dạ dày

Ngoài ra, rau xà lách còn giúp phòng ngừa chứng táo bón, thải độc cơ thể, giảm cân và ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Lưu ý nếu ăn sống nên ngâm kĩ với muối, để ráo nước. Khuyến cáo người bệnh trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày không nên ăn sống nhiều và thường xuyên. Thay vào đó là ăn nhúng hoặc nấu canh để ăn sẽ an toàn hơn.

Đặc biệt nếu cơ thể đang gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đi ngoài thì không nên ăn loại rau này.

Xem thêm: Trào ngược dạ dày nên ăn món gì?

1.3 Rau tía tô

Rau tía tô chứa các hoạt chất như limonen, perillaldehyd,…có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt, giúp giảm tình trạng sưng viêm trên bề mặt niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa viêm loét, ổn định môi trường axit và tái tạo các tế bào mới giúp làm lành nhanh vết loét.

Loại rau này thường được ăn kèm với một số món canh, cháo, bún phở.

Tuy nhiên người bệnh trào ngược dạ dày nên hạn chế ăn sống loại rau này. Có thể xay chung với nước uống hoặc hãm lá tía tô với nước sôi, uống như trà.

1.4 Rau thì là

Rau thì là được biết đến là một loại rau thơm quen thuộc, được ăn kèm trong rất nhiều các món ăn Việt, đặc biệt là các món ăn tanh. 

Nghiên cứu chỉ ra trong loại lá này chứa flavonoid giúp chống oxy hóa, kháng khuẩn, giảm viêm mạnh, ức chế quá trình co thắt của dạ dày, giảm đau thượng vị và ngăn không cho axit tiếp tục trào ngược lên trên.

Ngoài ra, rau thì là còn giúp chữa cảm lạnh, giảm đau, chống sưng khớp hiệu quả. Người bệnh có thể chế biến rau thành các món canh để đảm bảo an toàn, ít dầu mỡ và hỗ trợ phân giải các hợp chất tốt hơn.

1.5 Súp lơ xanh

Súp lơ xanh [Bông cải xanh] có chứa nhiều các chất  cần thiết cho cơ thể như protein, thiamin, riboflavin, vitamin A, C, K, B6, folate…giúp giải độc cơ thể, tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện chức năng tiêu hóa, phòng chống táo bón và các bệnh lý về đường tiêu hóa.        

Người trào ngược dạ dày nên ăn súp lơ xanh

Người bị trào ngược dạ dày nên ăn thường xuyên loại rau này sẽ giúp quá trình tiêu hóa và đào thải các chất cặn bã được tốt hơn. Đặc biệt, hoạt chất sulforaphane trong bông cải xanh có khả năng ức chế sự tăng trưởng và phát triển của vi khuẩn Hp – tác nhân có mặt trong hầu hết các trường hợp bị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, thực quản.

Ngoài ra, súp lơ xanh còn giúp phòng ngừa bệnh tim mạch và ung thư.

1.6 Lá mơ

Lá mơ cũng được biết đến là loại rau thơm ăn kèm. Trước kia, lá mơ là gia vị quen thuộc và không thể thiếu trong các món ăn từ thịt chó, mèo, loại lá này tạo nên sự hài hòa về vị trong tổng thể món ăn. Tuy nhiên hiện nay, có rất nhiều tổ chức hoặc nhóm nhóm bảo vệ động vật chó, mèo, kêu gọi không giết thịt được hình thành, loại lá này cũng xuất hiện ít hơn so với trước.

Bên cạnh vai trò như một gia vị thơm và tạo mùi, lá mơ còn được dùng như một dược liệu quý đối với người bị trào ngược dạ dày. Lá mơ có chứa vitamin C, carotene, protein giúp kháng viêm, giảm tình trạng sưng viêm trên niêm mạc dạ dày, đồng thời giúp kiểm soát tình trạng tăng tiết axit, bảo vệ lớp chất nhầy bên trong dạ dày

Lá mơ giúp phân giải các protein và giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất nhanh chóng nên loại rau thơm này còn hay được ăn kèm với thịt trâu, thịt dê,…

Ngoài ra, lá mơ còn giúp chữa cảm lạnh, đau nhức xương khớp, tiêu viêm và cải thiện triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.

1.7 Rau cần tây

Cần tây là loại rau xanh tốt cho những người bị các vấn đề về tiêu hóa, đau dạ dày và trào ngược dạ dày.

Trong cần tây có chứa nhiều vitamin, khoáng chất như vitamin A, C, K, magie, photpho,…giúp ngăn chặn tình trạng viêm loét, tăng tiết chất nhầy Mucin, tạo lớp lót dày giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, kiểm soát lượng axit dạ dày bị tiết ra, từ đó cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày gây ra.

Ngoài ta, cần tây còn giúp giảm cân, cải thiện vóc dáng hiệu quả.

Người bị trào ngược dạ dày có thể dùng loại  rau này làm các món trộn, nấu canh hoặc ép lấy nước kết hợp với hoa quả để bổ sung dưỡng chất. Người bị mỡ máu có thể uống nước ép cần tây để hạ cholesterol.

1.8 Rau cải bó xôi [Rau chân vịt]

Rau cải bó xôi cung cấp chất xơ, protein, vitamin K và các khoáng chất cần thiết giúp chống oxy hóa, giảm thiểu những tác động tiêu cực của axit, hại khuẩn, tiêu diệt các gốc tự do, bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm lành nhanh những tổn thương bên trong và cải thiện hệ miễn dịch đường ruột.

Rau cải bó xôi dễ nấu và dễ ăn, người bệnh có thể chế biến thành các  món luộc hoặc nấu canh với thịt băm nhỏ,…vừa dễ ăn, vừa tránh bị nghẹn khi ăn và hạn chế dung nạp các đồ ăn nhiều dầu mỡ gây khó tiêu, đầy bụng.

1.9 Rau cải canh

Rau cải canh [cải bẹ xanh] có chứa nhiều vitamin A, B, C, K, chất xơ, albumin, đặc biệt là độ kiềm hóa cao giúp kích thích, tăng cường chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, rối loạn tiêu hóa, trung hòa axit dạ dày, giảm tình trạng ăn mòn niêm mạc và trào ngược dạ dày, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng cho trào ngược dạ dày gây ra.

1.10 Rau cải xoăn

Rau cải xoăn giàu chất xơ, độ kiềm hóa cao, chứa nhiều vitamin A, C glucosinolat và omega 3 giúp kháng sinh kháng viêm, cải thiện hệ thống miễn dịch, trung hòa axit dạ dày, ngăn ngừa tình trạng trào ngược dịch axit, dịch mật, pepsin từ dạ dày đưa lên thực quản.

Ngoài ra, loại  rau này còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng ứ đọng thức ăn quá lâu trong dạ dày.

1.11 Rau cải xoong

Rau cải xoong là một gợi ý thú vị đối với câu hỏi trào ngược dạ dày nên ăn rau gì. Đây là loại rau có tính kiềm rất cao, độ pH của loại rau này dao động ở mức 8,5 – 9,5. Đây là điều kiện lý tưởng giúp trung hòa axit dạ dày, ổn định môi trường axit bên trong dạ dày. Loại rau này dễ mua, chi phí rẻ, người bệnh trào ngược nên ăn loại rau này thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày.

Xem thêm: Trào ngược dạ dày không được ăn gì?

1.12 Rau diếp cá

Rau diếp cá nằm trong nhóm các loại rau có khả năng kháng viêm rất tốt. Ngoài ra, diếp cá còn chứa các loại vitamin A, B, C, mangan giúp thải độc, mát gan, điều tiết sản xuất axit dạ dày, kiểm soát lượng axit tránh tình trạng dư thừa, ăn mòn niêm mạc dạ dày và đưa thức ăn trào ngược lên ống thức ăn, gây ra tình trạng trào ngược dạ dày.

Ngoài ra, loại rau này còn chứa nhiều chất xơ có lợi, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa diễn ra nhanh chóng, tránh ứ đọng thức ăn dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.

Người bệnh trào ngược dạ dày nên rửa sạch và ép thành nước uống, hạn chế ăn sống để đảm bảo vệ sinh.

1.13 Rau mùi tây

Rau mùi tây được chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên ăn thường xuyên vì loại rau này có chứa lượng vitamin A, C, kali dồi dào, giúp ức chế quá trình sản sinh dịch axit dạ dày, giảm đau, kháng viêm tự nhiên, giảm tình trạng trào ngược dạ dày, ngăn ngừa các tổn thương do trào ngược axit gây ra.

Ngoài ra, loại rau này còn giúp cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư. Mùi thơm tự nhiên của loại rau này giúp món ăn tròn vị và người bệnh cảm thấy ngon miệng hơn.

Rau mùi tây có mùi thơm, dễ ăn

1.14 Củ cà rốt

Cà rốt được biết đến là loại củ ăn vào bổ máu, tăng cường tuần hoàn não.

Đối với bệnh lý về dạ dày bao gồm trào ngược dạ dày, loại củ này giàu beta-carotene [tiền chất của vitamin A ], vitamin K và chất xơ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, từ đó ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày.

Người bệnh có thể dùng cà rốt chế biến được rất nhiều các món ngon như sinh tố cà rốt, canh, súp,…

Tuy nhiên, dù cảm thấy ngon miệng, người bệnh cũng không nên ăn quá nhiều, mỗi tuần chỉ nên ăn từ 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 100g với người lớn và 30 – 50h với trẻ em là vừa đủ.

1.15 Củ khoai lang

Người bị trào ngược nên ăn các loại rau củ mềm, dễ tiêu để tránh ma sát vào vùng niêm mạc bị tổn thương trong quá trình co bóp của dạ dày.

Khoai lang giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, đi ngoài, tiêu chảy do trào ngược dạ dày gây ra.

Chức năng tiêu hóa được cải thiện khiến người bệnh khỏe hơn, tăng cảm giác thèm ăn và dung nạp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, tránh tình trạng suy dinh dưỡng cho mệt mỏi lâu ngày.

1.16 Củ khoai tây

Cũng giống như khoai lang, khoai tây khi được chế biến trở thành thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, giúp giảm áp lực co bóp dạ dày, thực phẩm nhanh chóng được tiêu hóa tránh tình trạng ứ đọng thức ăn trong dạ dày, giảm tình trạng ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày.

Khoai tây có hàm lượng chất xơ và tinh bột lớn giúp thấm hút bớt lượng axit dư thừa, giảm tình trạng trào ngược dạ dày. Người bệnh có thể ăn dạng luộc, hấp hoặc nướng, hạn chế nấu nướng có sử dụng nhiều dầu mỡ.

1.17 Măng tây 

Măng tây có nồng độ pH trong khoảng 7 – 7,5, độ kiềm hóa cao giúp trung hòa axit dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày, kiểm soát các biến chứng gây ra bởi trào ngược.

2. Trào ngược dạ dày không nên ăn rau gì?

Thực tế, người bệnh trào ngược dạ dày không cần kiêng khem tuyệt đối loại rau nào nhưng trong bữa ăn hàng ngày, bệnh nhân nên lưu ý:

  • Hạn chế ăn rau sống, khuyến khích ăn rau đã được nấu chín, bệnh nhân có thể luộc, hấp, nấu canh, làm súp,…vừa dễ ăn vừa hạn chế dung nạp dầu mỡ vào cơ thể, gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
  • Hạn chế ăn cà muối, dưa muối. Tuy ngon miệng, không ngấy nhưng chúng chứa nhiều axit, gây ảnh hưởng không tốt tới niêm mạc dạ dày, có thể ăn mòn niêm mạc.
  • Tỏi, hành tây và thực phẩm cay nên hạn chế dung nạp vào cơ thể vì chúng có thể làm lan rộng vùng bị viêm loét trong dạ dày và thực quản, lâu dần khiến dạ dày suy yếu và giảm chức năng tiêu hóa thức ăn.
  • Khoai tây tốt cho người bị trào ngược dạ dày nhưng khoai tây chiên nếu ăn nhiều thì lại không tốt vì chất béo làm chậm quá trình tiêu hóa, gây áp lực lên cơ thắt thực quản, làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày.
  • Cà chua, trái cây có múi [cam, chanh, bưởi, quýt,…], pizza vì chúng chứa nhiều axit, không tốt cho niêm mạc dạ dày thực quản,tăng tiết axit ăn mòn niêm mạc. 

3. TP BVSK trong hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày – Nguồn cảm hứng từ xu hướng “thực phẩm organic”

Thực phẩm organic [thực phẩm hữu cơ] chỉ các loại thực phẩm được trồng hoặc nuôi không sử dụng hóa chất nhân tạo, hormone, kháng sinh hoặc sinh vật biến đổi gen. Cây trồng hữu cơ có xu hướng sử dụng phân bón tự nhiên như phân được ủ từ thực vật, phân động vật để cải thiện sự tăng trưởng của cây và an toàn cho sức khỏe. Thực phẩm hữu cơ cung cấp nhiều dinh dưỡng, giảm nguy cơ mắc bệnh và tránh sinh vật biến đổi gen GMO và tốt cho môi trường tự nhiên.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe [TP BVSK] hiện nay với thành phần dược liệu không bị ảnh hưởng bởi thuốc bảo vệ thực vật, được sinh trưởng thuận theo tự nhiên nên đảm bảo được dược tính vốn giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý, đồng thời cung cấp dưỡng chất bổ dưỡng cơ thể, vừa bổ vừa tả.

Sản phẩm TP BVSK Dạ Dày Happy ứng dụng công nghệ Novasol  kết hợp cùng củ nghệ – một nguyên liệu rất quen thuộc trong căn bếp Việt tạo nên chế phẩm Novasol curcumin. Tinh chất curcumin trong củ nghệ giúp làm lành nhanh các tổn thương trên bề mặt niêm mạc dạ dày, thực quản, đồng thời có khả năng kháng sinh, chống viêm tốt.     

Dạ Dày Happy – Giải pháp cho người bệnh dạ dày

Công nghệ Novasol thu nhỏ kích thước hạt phân tử xuống còn 30 nm, cùng với đó là màng bao Micelle giúp bảo vệ toàn bộ hạt phân tử, thuận lợi vượt qua quá trình đào thải của gan. Các hoạt chất curcumin sau đó đi tới vị trí tổn thương trong hệ tiêu hóa, từ đó làm dịu các triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra, lành nhanh viêm loét, ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn Hp và ngăn ngừa ung thư dạ dày, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

Đối với người bệnh trào ngược dạ dày, thực phẩm là yếu tố hết sức quan trọng. Hy vọng bài viết đã cung cấp một số thông tin hữu ích cho bệnh nhân trong vấn đề trào ngược dạ dày nên ăn rau gì? 

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ.

Nguồn tham khảo://www.fishertitus.org/health/foods-to-avoid-with-gerd

Video liên quan

Chủ Đề