Đáp an môn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam

Tuyển tập đề thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật của chúng tôi được cập nhật mỗi học kỳ. Các bạn chú ý ghé thăm website thường xuyên để cập nhật những đề thi mới nhất nhé!

TỪ KHÓA: Đề thi Luật, Lịch sử nhà nước và pháp luật

1. Đề thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật lớp CLC34 – 2013

Cập nhật ngày 11/06/2013.

  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Sinh viên được sử dụng tài liệu
  • Người đóng góp: Phương Anh

Phần Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới

Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao?

1/ Sự xuất hiện các nhà nước ở phương Đông thời kỳ cổ đại là kết quả của quá trình đấu tranh giai cấp chủ nô và nô lệ. [1 điểm]

2/ Sự phát triển của kinh tế thành thị [thế kỷ XI-XVII] là một trong những yếu tố làm cho các nhà nước phong kiến ở Tây Âu bị suy yếu. [1 điểm]

3/ Pháp luật phong kiến Tây Âu là hệ thống pháp luật phát triển và tiến bộ vì nó kế thừa và phát triển nhiều nguyên tắc và nội dung của pháp luật La Mã cổ đại. [1 điểm]

4/ Giai cấp tư sản chiến thắng có toàn quyền lựa chọn hình thức chính thể quân chủ hay chính thể cộng hòa cho nhà nước tư sản mới thành lập của mình. [1 điểm]

Phần Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam

1/ Có ý kiến cho rằng: “Hình phạt ngũ hình tuy hà khắc, dã man nhưng là quy định có tính hợp lý trong nhà nước phong kiến đương thời”.

Anh chị hãy lý giải tại sao thông qua quy định của Quốc triều hình luật nhà Lê thế kỷ XV? [2 điểm]

2/ Chia sẻ quyền lực để kiềm chế quyền lực là yêu cầu được chú trọng trong cải cách các cơ quan nhà nước của vua Lê Thánh Tông.

Anh chị hãy chứng minh nhận định trên trong tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương? [4 điểm]

Xem thêm Đề thi:

2. Đề thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật lớp Quốc tế 35 – 2013

Cập nhật ngày 12/06/2013.

  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Học viên chỉ được sử dụng Bộ luật Hồng Đức
  • Người đóng góp: Mai Anh Tiến

Nhận định

Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao?

1/ Trong hệ thống pháp luật thời nhà Lê sơ thế kỷ XV, chỉ chế định pháp luật hôn nhân và gia đình mới bảo vệ quền phụ nữ.

2/ Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp và giám sát được hoàn thiện, phát triển nhất là dưới thời vua Lê Thánh Tông thế kỷ XV.

3/ Với sự xuất hiện của các thành thị trự trị, quyền lực nhà nước của các quốc gia phong kiến Tây Âu ngày càng trở nên vững mạnh hơn.

Tự luận

Anh chị hãy:

1/ Phân tịch sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với tổ chức bộ máy nhà nước của các quốc gia phương Đông trong thời kỳ cổ đại.

2/ Chỉ rõ giữa yếu tố Nho giáo với tập quán, pháp luật dân sự nhà Lê [thế kỷ XV] chịu chi phối, ảnh hưởng mạnh mẽ bởi yếu tố nào hơn.

3. Đề thi Lịch sử nhà nước và pháp luật lớp Thương mại 35 – 2013

Cập nhật ngày 15/06/2013.

  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Học viên chỉ được sử dụng Bộ luật Hồng Đức
  • Người đóng góp: Đinh Tiến Dũng

Nhận định

Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao?

1/ Đơn vị hành chính “Đạo” thời nhà Lê và “Thành” thời nhà Nguyễn [giai đoạn 1802-1820] đều được tổ chức theo nguyên tắc tản quyền.

2/ Dưới thời vua Lê Thánh Tông [thế kỷ XV], xã là đơn vị hành chính cơ sở mang tính tự trị địa phương cao.

3/ Với sự ra đời của Hội đồng 5 quan giám sát, chính thể cộng hòa ở Nhà nước Spag đã chính thức chuyển từ chính thể cộng hòa quý tộc chủ nô thành cộng hòa dân chủ chủ nô.

Tự luận

Anh chị hãy

1/ Phân tích sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với quá trình hình thành nhà nước của các quốc gia phương Đông trong thời kỳ cổ đại.

2/ Hãy làm sáng tỏ 2/4 nhận xét sau đối với pháp luật dân sự nhà Lê thế kỷ XV:

– Không thừa nhận tính bất bình đẳng [phân biệt giới tính, đẳng cấp…] trong quan hệ tài sản.

– Loại bỏ tình trạng người bóc lột người trong quan hệ tài sản, qua đó bảo vệ người nghèo.

– Phù hợp với trạng thái kinh tế trong giai đoạn này.

– Có nhiều nội dung tiến bộ và đã được tiếp thu, ghi nhận lại trong pháp luật dân sự hiện hành ở nước ta.

4. Đề thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật lớp Hình sự 37 – 2013

Cập nhật ngày 20/12/2013.

  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Học viên chỉ được sử dụng Bộ luật Hồng Đức
  • Giảng viên: Đang cập nhật.
  • Người đóng góp: An Nguyen Do

Nhận định

Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao?

1/ Tổ chức chính quyền cấp xã thời kỳ Minh Mệnh không có gì thay đổi so với thời kỳ 1802-1830.

2/ Pháp luật Việt Nam thế kỷ X thể hiện tùy tiện và tàn bạo.

3/ Trong nhà nước Spac, sau khi thành lập Hội đồng 5 quan giám sát, quyền lợi của các quý tộc bị cơ quan này kiểm soát và hạn chế đến mức tối thiểu nhằm mục đích bảo vệ cho quyền lợi của tầng lớp bình dân.

Tự luận

Anh chị hãy:

1/ Lý giải tại sao nội dung của pháp luật của các quốc gia ở Tây Âu trong thời kỳ phong kiến [thế kỷ V-XVII] không tiến bộ bằng pháp luật của La Mã thời kỳ cộng hòa hậu kỳ [Thế kỷ III TCN-thế kỷ V].

2/ Phân tích và đánh giá về nhận định sau đây: Trong Bộ luật Hồng Đức nét tiến bộ vượt bậc là địa vị và quyền lợi kinh tế của người phụ nữa đã phần nào được ghi nhận và bảo vệ.

5. Đề thi Lịch sử nhà nước và pháp luật lớp CLC36A – 2013

Cập nhật ngày 25/12/2013.

  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Học viên chỉ được sử dụng Bộ luật Hồng Đức
  • Giảng viên: Đang cập nhật.
  • Người đóng góp: Lê Minh Hoàng

Nhận định

Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao? [3 điểm]

1/ Trong nhà nước La Mã, sau khi thành lập Viện giám sát, quyền lợi của các quý tộc bị cơ quan này kiểm soát và hạn chế đến mức tối thiểu nhằm mục đích bảo vệ cho quyền lợi của tầng lớp bình dân. [1 điểm]

2/ Đại lý tự là cơ quan xét xử tối cao của nhà Nguyễn [1802-1884]. [1 điểm]

3/ Hình phạt ngũ hình của pháp luật phong kiến Việt Nam tuy hà khắc, dã man nhưng vẫn thể hiện tính chất nhân đạo. [1 điểm]

Tự luận

Anh chị hãy: [7 điểm]

1/ So sánh quá trình xuất hiện nhà nước của các quốc gia phương Đông và các quốc gia phương Tây trong thời kỳ cổ đại. [3 điểm]

2/ Làm sáng tỏ nội dung tiến bộ của pháp luật thời kỳ Lê thế kỷ XV trong việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ thể hiện trong Luật Hồng Đức. [4 điểm]

6. Đề thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật lớp CLC36B – 2014

Cập nhật ngày 06/06/2014.

  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Học viên chỉ được sử dụng Bộ luật Hồng Đức
  • Người đóng góp: Quỳnh Trang

Trắc nghiệm

Chọn một đáp án đúng nhất [1.5 điểm]

Câu 1/ Nội dung nào sau đây phù hợp với chính quyền quân quản trong lịch sử phong kiến Việt Nam?

A/ Chính quyền quân quản được xác lập khi xã hội rơi vào bất ổn

B/ Chính quyền quân quản được xác lập chủ yếu dựa vào bạo lực, sức mạnh quân đội

C/ Chính quyền quân quản được xác lập vào giai đoạn đầu của mỗi vương triều

D/ Chỉ A và B đúng

E/ Cả A, B và C đúng

Câu 2/ Khác với giai đonạ 1461-1527, tổ chức và hoạt động chính quyền địa phương giai đoạn 1428-1460 có đặc điểm nào sau đây?

A/ Thể hiện tính chất tản quyền

B/ Thể hiện rõ nét tính tự trị địa phương

C/ Thể hiện rõ nét tính chất chính quyền quân quản

D/ Cả A, B và C đúng

E/ Chỉ A và C đúng

Câu 3/ Quyền lực của các nhà vua thời Trần [1225-1400] bị chia sẻ bởi chức danh Thái thượng hoàng là biểu hiện của:

A/ Sự phân quyền trong tổ chức quyền lực nhà nước

B/ Chính thể quân chủ hạn chế

C/ Sự bảo đảm quyền chặt chẽ trong tổ chức quyền lực nhà nước, nhất là ở trung ương

D/ Cả A, B và C đúng

E/ Chỉ B và C đúng

Câu 4/ Dưới thời Lê [Thế kỷ XV], quyền của phụ nữ được bảo vệ rõ nét nhất ở chế định pháp luật nào?

A/ Pháp luật dân sự và pháp luật hình sự

B/ Pháp luật hình sự và hôn nhân gia đình

C/ Pháp luật dân sự và hôn nhân gia đình

D/ Pháp luật hình sự

E/ pháp luật dân sự

Câu 5/ Pháp luật nhà Lê [Thế kỷ XV] mang tính dân tộc sâu sắc là vì?

A/ Pháp luật nhà Lê bảo vệ độc lập dân tộc một cách mạnh mẽ trước nguy cơ Bắc thuộc.

B/ Pháp luật nhà Lê chịu sự ảnh hưởng mạnh bởi các tập quán, phong tục của xã hội đương thời

C/ Pháp luật nhà Lê phản ánh và bảo vệ truyền thống văn hóa, chính trị của dân tộc Việt

D/ Cả A, B và C đúng

E/ Chỉ B và C đúng

Nhận định

Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao?

1/ Sự ra đời của các bản hiến pháp tư sản trong thời kỳ Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh là ghi nhận và bảo vệ cho quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân một cách triệt để. [1 điểm]

2/ Trong các triều đại phong kiến Việt Nam, quyền lực chính trị luôn được coi trọng và ưu tiên bậc nhất để qua đó, giai cấp thống trị xác lập, củng cố và bảo đảm vị thế, uy quyền của mình. [1 điểm]

Tự luận

Anh chị hãy

1/ Phân tích những biến động về kinh tế và quan hệ gia cấp trong xã hội để cho thấy sự đa dạng về mô hình tổ chức quyền lực nhà nước ở nhà nước phong kiến Tây Âu. [3 điểm]

2/ Bằng pháp luật thời Lê [thế kỷ XV], lý giải nguyên nhân nào dẫn đến hình phạt trong pháp luật hình sự mang tính hà khắc, thậm chí dã man. [1.5 điểm]

3/ Bằng pháp luật thời Lê [thế kỷ XV], cho biết sự hà khắc, dã man của hình phạt như vậy có xung đột với các chuẩn mực nhân trị của Nho giáo, vốn cũng có sự ảnh hưởng rất lớn đến pháp luật thời kỳ này? Tại sao? [2 điểm]

7. Đề thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật lớp 5AB2CQ – 2015

Cập nhật ngày 21/01/2015.

  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Học viên chỉ được sử dụng Quốc triều hình luật
  • Giảng viên: Đang cập nhật.
  • Người đóng góp: Thy Bui

Nhận định

Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao?

Lưu ý: Chọn 3/5 câu để trả lời.

1/ Pháp luật hình sự thời Lê sơ [thế kỷ XV] không mang bản chất xã hội

2/ Mô hình chính quyền quân quản chỉ được thiết lập trong điều kiện có nhiều bất ổn, rối loạn về mặt chính trị-xã hội.

3/ Vua Lê Thánh Tông thực hiện nguyên tắc tản quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước là đồng thời chấp nhận quyền lực của mình bị hạn chế.

4/ Pháp luật hôn nhân và gia đình thời Lê sơ [Thế kỷ XV] quan tâm, bảo vệ nam giới và quyền lực của người gia trưởng.

5/ Theo pháp luật dân sự thời Lê sơ [thế kỷ XV], việc lựa chọn hình thức để ký hợp đồng chỉ phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng của các bên.

Tự luận

Anh chị hãy

1/ Lý giải nguyên nhân và ý nghĩa của việc bỏ chức danh Tể tướng trong tổ chức chính quyền trung ương dưới thời vua Lê Thánh Tông [1460-1497] và vua Gia Long [1802-1820].

Gợi ý đáp án.

  • Đây là chức danh rất dễ lạm quyền, lấn án quyền lực của nhà vua, phân hóa quyền lực của nhà vua.
  • Chức danh này có thể gây ra những biến cố chính trị và có thể khai tử vương triều đương đại, mở ra một vương triều mới.
  • Sự tồn tại chức danh này trong bộ máy nhà nước dễ phá vỡ nguyên tắc tôn quân quyền mà vua Lê Thánh Tông coi trọng hàng đầu.
  • Lịch sử các triều đại trước đó cũng như giai đoạn đầu của nhà Lê sơ đã chứng minh tể tướng là người chủ mưu các vụ án lật đổ ngôi vua, nhất là thời [Lý – Trần]
  • Một số nguyên nhân khác

8. Đề thi Lịch sử nhà nước và pháp luật lớp Thương mại 37 – 2016

Cập nhật ngày 23/05/2016.

  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Học viên chỉ được sử dụng Quốc Triều Hình Luật hay Bộ Luật Hồng Đức
  • Người đóng góp: Như Ngọc

Nhận định

Nhưng nhận định sau đây là đúng hay sai? Vì sao? [3 điểm]

1/ Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam hình thành khi mâu thuẫn giai cấp vẫn chưa thật sự gay gắt. [1 điểm]

2/ Thời Ngô-Đinh-Tiền Lê, tổ chức nhà nước mang tính chất chuyên môn hóa cao mặc dù nặng tính hành chính-quân sự. [1 điểm]

3/ Trong nền cộng hòa quý tộc chủ nô Spac, tầng lớp bình dân Spac không có quyền chính trị. [1 điểm]

Tự luận

Anh chị hãy [7 điểm]

1/ Phân tích quá trình hình thành nhà nước phong kiến Tây Âu. [3 điểm]

2/ Làm sáng tỏ tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật nhà Lê sơ thông qua các quy định của pháp luật về hình sự. [4 điểm]

9. Đề thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật lớp Dân sự 37 – 2016

Cập nhật ngày 23/05/2016.

  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Học viên chỉ được sử dụng Quốc Triều Hình Luật hay Bộ Luật Hồng Đức
  • Người đóng góp: Như Ngọc

Nhận định

Nhưng nhận định sau đây là đúng hay sai? Vì sao? [3 điểm]

1/ Truy cứu trách nhiệm hình sự tập thể trong pháp luật thời Lê thế kỷ XV chỉ áp dụng đối với một số loại tội phạm. [1 điểm]

2/ Đô sát Viện nhà Nguyễn [giai đoạn 1802-1884] được tổ chức độc lập trong mối quan hệ với sáu Bộ. [1 điểm]

3/ Nhà nước Athena là điển hình của hình thức nhà nước dân chủ chủ nô. [1 điểm]

Tự luận

Anh chị hãy [7 điểm]

1/ Phân tích sự hoàn thiện của luật dân sự La Mã thời kỳ cộng hòa hậu kỳ trở đi và ảnh hưởng của nó đến pháp luật thời kỳ cận hiện đại. [3 điểm]

2/ Phân tích và làm sáng tỏ pháp luật hình sự thời Lê thế kỷ XV bảo vệ quyền lợi chủ thể của tội phạm là người già và trẻ em thông qua Quốc triều hình luật. [4 điểm]

10. Đề thi Lịch sử nhà nước và pháp luật lớp Hành chính 39 – 2016

Cập nhật ngày 20/07/2016.

  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Học viên chỉ được sử dụng Quốc Triều Hình Luật hay Luật Hồng Đức
  • Giảng viên: Đang cập nhật.
  • Người đóng góp: Tố Loan Nguyễn

Nhận định

Nhưng nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích tại sao? [3 điểm]

1/ Sự bất bình đẳng về đẳng cấp, địa vị xã hội chỉ tồn tại trong pháp luật phương Đông cổ đại, không tồn tại trong pháp luật phương Tây cổ đại.

2/ Với nền hành chính quân sự, nhà nước Ngô-Đinh-Tiền Lê đạt đến mức độ đình cao của chế độ quân chủ.

3/ Loại bỏ các chức quan có quyền lực quá lớn là một trong những biện pháp cải cách nhà nước của vua Lê Thánh Tông.

Tự luận

Anh chị hãy:

1/ So sánh và lý giải sự khác biệt trong hình thức chính thể quân chủ chuyên chế của nhà nước phong kiến Trung Quốc và nhà nước phong kiến Tây Âu [giai đoạn thế kỷ XV-XVII].

2/ Lý giải và chúng minh: Hình sự hóa quan hệ xã hội là đặc trưng cơ bản của pháp luật thời Lê thế kỷ XV.

11. Đề thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật lớp Thương mại 39 – 2017

Cập nhật ngày 21/07/2017.

  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Học viên chỉ được sử dụng Quốc triều hình luật
  • Giảng viên: Đang cập nhật.
  • Người đóng góp: Hoàng Minh Hùng

Trắc nghiệm

Chọn một đáp án đúng nhất [2.5 điểm]

Câu 1/ Nội dung nào sau đây không phù hợp với nền quân chủ thời Trần [1225-1400]?

A/ Quyền lực chính trị không phải lúc nào cũng tập trung tuyệt đối vào tay vua?

B/ Có sự tách biệt rõ ràng ba nhánh quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

C/ Xác lập mô hình chính quyền quân quản

D/ Cả 03 đáp án A, B và C đều đúng

E/ Cả 03 đáp án A, B và C đều sai

Câu 2/ Nội dung nào sau đây phản ánh chính thể quân chủ thời vua Lê Thánh Tông [1460-1497]

A/ Sử dụng nhiều biện pháp để tập trung quyền lực mạnh mẽ vào vua

B/ Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ít chịu ảnh hưởng Nho giáo

C/ Quyền lực của nhà vua được bảo đảm bởi sự hỗ trợ đắc lực của đội ngũ đại thần

D/ Cả 03 đáp án A, B và C đều đúng

E/ Chỉ 02 đáp án B và C đúng

Câu 3/ Nguyên nhân chính yếu nhất làm chậm tiến trình ra đời nhà nước đầu tiên ở Việt Nam là:

A/ Sự tan rã chậm chạp của chế độ thị tộc và công xã nông thôn

B/ Chế độ tư hữu hình thành nhưng không triệt để

C/ Sự tồn tại dai dẳng hoạt động săn bắt và hái lượm

D/ Chỉ 02 đáp án A và B đúng

E/ Cả 03 đáp án A, B và C đều đúng

Câu 4/ Trong mối quan hệ giữa kinh tế với pháp luật thời Lê sơ [Thế kỷ XV]

A/ Pháp luật cản trở kinh tế thương mại

B/ Pháp luật phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, nhất là thương mại

C/ Pháp luật lạc hậu hơn so với trình độ phát triển kinh tế, nhất là thương mại

D/ Chỉ 02 đáp án A và B đúng

E/ Cả 03 đáp án A, B và C đều sai

Câu 5/ Nội dung nào phù hợp với pháp luật hôn nhân và gia đình thời Lê sơ?

A/ Bảo vệ một cách bình đẳng quyền của vợ và chồng

B/ Không bảo vệ quyền phụ nữ

C/ Trong chừng mực nhất định đề cao vai trò của phụ nữ trong gia đình

D/ Chỉ 02 đáp án A và B đúng

E/ Cả 03 đáp án A, B và C đều sai

Nhận định

Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao?

1/ Pháp luật phương Đông cổ đại chưa xuất hiện các bộ luật thành văn. [1 điểm]

2/ Hình thức chính thể của Hoa Kỳ sau cách mạng tư sản là quân chủ hạn chế. [1 điểm]

3/ Tổ chức chính quyền giai đoạn đầu thời kỳ Lê sơ [1428-1460] và thời Nguyễn [1802-1830] mang tính quân quản với nền hành chính – quân sự. [1 điểm]

Tự luận

Anh chị hãy:

1/ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra đời nhà nước phong kiến Trung Quốc. [2 điểm]

2/ Có quan điểm cho rằng, điểm đặc sắc và tiến bộ của pháp luật thời Lê sơ [thể hiện rõ nét nhất trên khía cạnh luật tư. Anh chị hãy phân tích và đánh giá qua điểm này. [2.5 điểm]

12. Đề thi Lịch sử nhà nước và pháp luật lớp CLCHCHS – 2018

Cập nhật ngày 02/01/2018.

  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Học viên chỉ được sử dụng Bộ luật Hồng Đức
  • Người đóng góp: Trần Đạt

Nhận định

Những nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích tại sao? [4 điểm]

1/ Pháp luật La Mã thời kỳ cộng hòa sơ kỳ kém phát triển hơn so với pháp luật thời kỳ cộng hòa hậu kỳ trở đi vì chưa có sự xuất hiện của pháp luật thành văn. [1 điểm]

2/ Lợi ích của bên vay và bên cho vay đều được pháp luật nhà Lê bảo vệ trong Quốc triều Hình Luật. [1.5 điểm]

3/ Hoạt động quản lý hành chính nhà nước không bị giám sát bởi các cơ quan tư pháp [Đô sát viện và Sáu khoa] thời Nguyễn thế kỷ XIX. [1.5 điểm]

Tự luận

Anh chị hãy [6 điểm]

1/ Làm rõ nhận định “Sự hình thành nhà nước ở phương Đông cổ đại là một ngoại lệ của học thuyết Mác-Lênin về sự hình thành nhà nước”? [3 điểm]

2/ Chứng minh Quốc triều Hình Luật bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em trong quan hệ pháp luật hình sự. [3 điểm]

13. Đề thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật lớp QT – 2018

Cập nhật ngày 23/07/2018.

  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Học viên chỉ được sử dụng Bộ luật hồng đức
  • Giảng viên: Đang cập nhật.
  • Người đóng góp: Trần Đạt

Trắc nghiệm

Anh chị hãy chọn một đáp án đúng nhất [2.5 điểm]

Câu 1: Nhận định nào sau đây phù hợp với tất cả các triều đại với chính thể quân chủ trong lịch sử phong kiến Việt Nam [938-1884]

A/ Quyền lực nhà nước luôn tập trung vào nhà vua.

B/ Nhà vua là chủ thể duy nhất nắm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

C/ Tổ chức chính quyền địa phương mang nặng tính chất quân quản, nền hành chính quân sự.

D/ Cả A, B và C đúng.

E/ Cả A, B và C sai.

Câu 2: Nội dung nào sau đây cho thấy, chính thể quân chủ đưới thời vua Minh Mạng [1820-1840] phát triển hơn so với các triều đại trước đó?

A/ Thiết lập mô hình chính quyền địa phương mang tính chất quân quản.

B/ Tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan hành pháp, nhất là Lục Bộ rất phát triển, quy củ.

C/ Quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương được kiểm soát chặt chẽ trên cơ sở sự hoàn thiện hệ thống cơ quan tư pháp và giám sát.

D/ Chỉ B và C đúng.

E/ Chỉ A và C đúng.

Câu 3: Vua Minh Mạng xóa bỏ đơn vị hành chính cấp thành và thành lập cấp tỉnh thay thế nhằm:

A/ Tránh nguy cơ lạm quyền của chính quyền cấp thành, đe dọa đến quyền uy của Triều Nguyễn

B/ Bãi bỏ nguyên tắc trung ương tản quyền trong mối quan hệ giữa trung ương với địa phương

C/ Củng cố và nâng cao vị thế của vua Nguyễn và cai trị trực tiếp các vùng miền trong lãnh thổ.

D/ Chỉ A và C đúng

E/ Cả A, B và C đúng.

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phù hợp với pháp luật nhà Lê [thế kỷ XV]

A/ Pháp luật dân sự không chịu sự ảnh hưởng của Nho giáo.

B/ Pháp luật hình sự chỉ chịu sự ảnh hưởng bởi triết học Trung hoa [Nhân trị và pháp trị].

C/ Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thực hiện hành vi pháp luật hình sự cấm.

D/ Chỉ A và C đúng

E/ Cả A, B và C đúng.

Câu 5: Nguyên tắc “vô luật bất hình” trong Bộ luật Hồng Đức thể hiện rõ nhất tư tưởng pháp luật nào sau đây?

A/ Mọi người chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép.

B/ Mọi hành vi không thể bị coi là tội phạm nếu pháp luật hình sự không quy định.

C/ Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thực hiện hành vi pháp luật hình sự cấm.

D/ Chỉ A và C đúng

E/ Cả A, B và C đúng.

Nhận định

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? [2 điểm]

1/ Trong tất cả các nhà nước ở phương Tây trong thời kỳ cổ đại. Đại hội nhân dân luôn là cơ quan thực sự có quyền lực cao nhất. [1 điểm]

2/ Tổ chức chính quyền địa phương [giai đoạn 1428-1460] mang tính chất phòng vệ. [1 điểm]

Tự luận

Anh chị hãy [5.5 điểm]

1/ Chứng minh ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với tính chất trọng hình khinh dân trong pháp luật của các quốc gia phương Đông trong thời kỳ cổ đại. [3 điểm]

2/ Làm sáng tỏ 02 nhận định sau đây: [2.5 điểm]

A/ Pháp luật nhà Lê có xu hướng hình sự hóa các quan hệ xã hội.

B/ Bộ Quốc triều Hình Luật là một bộ luật hình nhưng lại chứa đựng không chỉ các quy phạm pháp luật hình sự mà còn chứa đựng cả quy phạm pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình,…

14. Đề thi Lịch sử nhà nước và pháp luật Quốc tế 41 – 2018

Cập nhật ngày 28/12/2018.

  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Học viên chỉ được sử dụng Bộ luật Hồng Đức
  • Giảng viên: Đang cập nhật.
  • Người đóng góp: Nga Hồ

Nhận định

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? [4 điểm]

1/ Nhà nước Cộng hòa La Mã cổ đại được tổ chức theo cách tập trung quyền lực vào tay hoàng đế. [1 điểm]

2/ Pháp luật Tây Âu thời kỳ phong kiến chỉ tập trung vào các quy định trừng phạt tàn bạo những người chống vi phạm luật hình sự. [1 điểm]

3/ Tính quý tộc thân vương là đặc trung trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý – Trần. [1 điểm]

4/ Tổ chức chính quyền trong một đạo luật dưới thời Lê Thành Tông chưa thực hiện được chức năng giám sát lẫn nhau. [1 điểm]

Tự luận

Anh chị hãy [6 điểm]

1/ Chứng minh sự bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong các quy định của Quốc triều hình luật? [4 điểm]

2/ Phân tích những điểm tiến bộ của tổ chức bộ máy nhà nước của Athens thời kỳ Pericles lãnh đạo. [2 điểm]

15. Đề thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật khóa 41 – 2019

Cập nhật ngày 02/01/2019.

  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Học viên chỉ được sử dụng Bộ luật hồng đức
  • Giảng viên: Đang cập nhật.
  • Người đóng góp: Minh Tiến

Nhận định

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? [2 điểm]

1/ Khoa cử là hình thức chủ yếu được sử dụng để tuyển chọn quan lại thời Lý- Trần [1010-1400]

2/ Nền cộng hòa dân chủ chủ nô Athen đã cho phép toàn bộ cư dân sinh sống tại Athen quyền chính trị.

Tự luận

Anh chị hãy [8 điểm]

1/ Giải thích tại sao khi thành thị xuất hiện và phát triển tại Tây Âu [thế kỷ XI-XVII] thì nhà nước phong kiến ở đây bị suy yếu.

2/ Phân tích các đặc điểm sau đây về hình phạt Ngũ hình trong pháp luật nhà Lê sơ

A/ Tính phổ biến.

B/ Tính dã man.

C/ Tính nhân đạo [trong một chừng mực nhất định].

16. Đề thi Lịch sử nhà nước và pháp luật lớp AUF43 – 2019

Cập nhật ngày 02/07/2019.

  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Sinh viên được sử dụng tài liệu
  • Giảng viên: Thầy Việt.
  • Người đóng góp: Hồng Ánh

Nhận định

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? [4 điểm]

1/ Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam hình thành ngay cả khi mâu thuẫn giai cấp chưa gay gắt. [1 điểm]

2/ Khoa cử là hình thức chủ yếu được sử dụng để tuyển chọn quan lại thời kỳ Lý-Trần. [1 điểm]

3/ Các quy định trong Bộ luật Hammurabi thể hiện việc pháp luật chỉ tập trung bảo vệ giai cấp thống trị mà thôi. [1 điểm]

4/ Pháp luật phong kiến Tây Âu đã có nhiều thành tựu về bảo vệ quyền con người. [1 điểm]

Tự luận

Anh chị hãy [6 điểm]

1/ Giải thích và chứng minh về tính “phổ biến” của tội phạm trong pháp luật hình sự nhà Lê sơ thông qua các quy định của Bộ luật Hồng Đức [Quốc triều hình luật]? [3 điểm]

2/ Cho biết những điểm tiến bộ trong tổ chức bộ máy nhà nước La Mã thời kỳ Cộng hòa? [3 điểm]

17. Đề thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật lớp QTL41 – 2019

Cập nhật ngày 20/07/2019.

  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Sinh viên được sử dụng tài liệu
  • Giảng viên: Thầy Hoàng Việt.
  • Người đóng góp: Hồng Ánh

Nhận định

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? [5 điểm]

1/ Nhà nước giai đoạn đầu Lê sơ không có tính quý tộc thân vương. [1 điểm]

2/ Khoa cử là hình thức chủ yếu được sử dụng để tuyển chọn quan lại thời kỳ Lý-Trần. [1 điểm]

3/ Chính quyền quân quản [nặng tính hành chính quân sự] luôn hiện diện ở giai đoạn đầu của các triều đại phong kiến Việt Nam. [1 điểm]

4/ Pháp luật Trung Quốc thời kỳ phong kiến đã tập trung đến việc phát triển các quy định về dân sự và thương mại. [1 điểm]

5/ Nhà nước Cộng hòa La Mã được tổ chức với toàn bộ quyền lực nằm trong tay nhà vua. [1 điểm]

Tự luận

Anh chị hãy [5 điểm]

1/ Làm sáng tỏ các đặc trưng sau đây của pháp luật thời Lê sơ: Quy định về hình phạt ngũ hình trong Quốc triều hình luật mang tính hà khắc nhưng vẫn có tính nhân đạo. [2 điểm]

2/ Cho biết một số nội dung tiến bộ trong luật 12 bảng của Cộng hòa La Mã. [3 điểm]

18. Đề thi Lịch sử nhà nước và pháp luật lớp HC42B-HC42B – 2019

Cập nhật ngày 20/08/2019.

  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Học viên chỉ được sử dụng Bộ luật hồng đức
  • Giảng viên: Đang cập nhật.
  • Người đóng góp: Hoàng Cẩm Tiên

Phần Việt Nam

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? [6 điểm]

1/ Hơn các triều đại khác, kiểm soát quyền lực là xu hướng thể hiện rõ nét nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông. [2 điểm]

2/ Tập trung quyền lực tuyệt đối và vô hạn vào người đứng đầu nhà nước luôn là mục tiêu duy nhất của các triều đại phong kiến Việt Nam. [2 điểm]

3/ Bộ luật Hồng Đức coi trọng vai trò, chức năng điều chỉnh của pháp luật hơn so với chức năng bảo vệ của pháp luật. [2 điểm]

Phần Thế giới

Lý thuyết: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? [2 điểm]

1/ Nhà nước phương Tây cổ đại ra đời chịu sự tác động mạnh mẽ của hai yếu tố trị thủy và chiến tranh.

2/ Pháp luật phong kiến Tây Âu không mang tính thống nhất.

Tự luận: Anh chị hãy nêu các cơ sở hình thành nhà nước ở phương Đông thời kỳ cổ đại. [2 điểm]

Video liên quan

Chủ Đề