Đạo Phật được truyền bá vào Đông Nam á Như thế nào

Những con đường du nhập Phật giáo ở Đông Nam Á

Phật giáo là một tôn giáo lớn, có sức ảnh hưởng quan trọng ở châu Á. Từ Ấn Độ, theo các con đường khác nhau, Phật giáo được truyền vào Đông Nam Á từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên [TCN] và trở thành quốc giáo, gắn bó với đời sống chính trị – xã hội một số nước Đông Nam Á.

Trong dòng chảy đó, vào thế kỷ thứ XIII – XIV, Phật giáo đồng thời xác lập vị trí quốc giáo tại hai quốc gia trung đại ở Đông Nam Á là Sukhothai [Thái Lan] và Đại Việt [Việt Nam]. Tuy nhiên dưới những biến động lịch sử, Phật giáo vẫn giữ vị trí quốc giáo của mình tại Thái Lan, nhưng tại Việt Nam sau thời kì đỉnh cao ở thế kỷ XIV, Phật giáo trở về địa hạt của đời sống dân gian.

Quá trình truyền bá và ảnh hưởng của phật giáo, hindu giáo ở đông nam á thời cổ đại [2]

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [123.77 KB, 8 trang ]

Quá trình truyền bá và sự ảnh hưởng của Phật giáo, Hindu giáo ở các quốc
gia Đông Nam Á thời cổ đại
 Thời kỳ cổ trung đại, nền văn minh Ấn Độ đã rất phát triển và sớm có ảnh hưởng đến

các khu vực khác. Trong đó có khu vực Đông Nam Á, mà đại diện của văn hoá Ấn
Độ chính là Phật giáo và Hindu giáo. Hai tôn giáo này đã xâm nhập một cách hoà
bình và phát huy ảnh hưởng mạnh mẽ vào Đông Nam Á từ những thế kỷ đầu công
nguyên.
1.

Quá trình truyền bá và ảnh hưởng của đạo Phật ở các quốc gia Đông
Nam Á thời cổ trung đại

1. Quá trình truyền bá đạo Phật ở các quốc gia Đông Nam Á thời kỳ cổ trung

đại
 Nhìn chung con đường chính truyền bá của đạo Phật từ Ấn Độ vào khu vực Đông


Nam Á là đường biển:
Đông Nam Á lục địa: Myanmar, Phủ Nam, Chân Lạp, Campuchia, Lào, Thái Lan,



Việt Nam.
Đông Nam Á hải đảo: Malaysia, Indonexia.
Sự truyền bá của Đạo Phật vào các từng quốc gia khu vực Đông Nam Á cụ thể như



sau:


Thái Lan [thời cổ trung đại có tên gọi là Xiêm]
Theo truyền thuyết giữa thế kỷ XIII người Thái ở vùng Vân Nam Trung Quốc
xuống phía Nam xây dựng bộ tộc độc lập ở vùng Xukhôthay thượng lưu song Mê
Nam vì thế từ đây người Thái Lan đã bắt đầu chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung
Quốc đặc biệt là tín ngưỡng Phật giáo Đại thừa.
Vào thời thống trị của Rama Khamheng, quốc vương đời thứ ba đã liên minh với
vương triều Xukhôthai và Nam Mianma nên thời kỳ này Phật giáo tiểu thừa từ
Mianma chính thức truyền bá vào Thái Lan.



Miến Điện
Theo sự ghi chép trong sử liệu “Đảo sử” của Xrilanca, vua A Dục đã phái sứ giả
đến bốn phương để truyền đạo trong đó có hai vị trưởng lão là: Tu Na và Úc Đa La
tới vùng “Kim Địa” truyền bá Phật giáo [nhiều học giả cho rằng Kim Địa là một dải
đất từ Miến Điện đến vịnh Bănggan]
1


Quá trình truyền bá và sự ảnh hưởng của Phật giáo, Hindu giáo ở các quốc
gia Đông Nam Á thời cổ đại
Theo truyền thuyết của Miến Điện cổ đại: cách nay khoảng 2500 năm, hai thương
nhân ở thủ đô Miến Điện [ngày nay là Ngưỡng Quang] khi kinh thương ở Ấn Độ đã
bố thí cho Đức Phật và tăng đoàn. Trong thời gian ở Ấn Độ họ đã tiếp xúc, tiếp thu
Phật giáo và trở thành đệ tử của đức Phật. Khi hai thương nhân trở về nước được đức
Phật tặng tám sợi tóc vì thế họ đã cho xây dựng toà tháp Phật hoành tráng, trang trí
long trọng để cất giữ [được biết với tê Đại Kim Tháp]. Thời gian này chính là khởi
nguyên đầu tiên của Phật giáo Miến Điện.



Campuchia [thế kỷ III đến cuối thế kỷ VI: Phù Nam]
Hiện nay, thế giới chưa khẳng định được rõ chính thức thời gian đạo Phật truyền
vào Campuchia.
Theo như sử sách của Trung Quốc: vào năm 503, một tăng nhân người Phù Nam là
Tăng Già Ba La đến truyền đạo ở miền Nam Trung Quốc đã được Hán Vũ Đế tiếp
đãi long trọng. Vào thời gian ở Trung Quốc vị tăng nhân này đã giúp Trung Quốc
dịch 11 bộ kinh [đa số là Phật giáo Đại thừa].
Từ đó nhiều người cho rằng đạo Phật sớm được truyền đến Phù Nam từ trước thế
kỷ VI.
Vào nửa sau thế kỷ VI, khi vua Phù Nam Rudravaiman tại vị Phật giáo rất thịnh



hành tại đây.
Lào
Phật giáo được truyền vào Lào từ thế kỷ VII-VIII, nhưng chỉ đến thời Pha Ngoun
Phật giáo mới được truyền bá rộng rãi và trở thành quốc giáo.
Vào khoảng năm 1350, Pha Ngoun- người cháu của vua Xuyên Đông nước Lào nhờ
sự giúp đỡ của của vua Cát Miệt- Campuchia đánh bại được vua Xuyên Đông lập
nên nước Nam Chưởng tại Luang Phrabang. Do từ nhỏ đã theo cha lưu vong ở
Campuchia, Pha Ngoun sớm được một nhà sư theo đạo Phật dạy giỗ, khi lớn lên lại
kết hôn với công chúa Campuchia- một công chúa rất mộ đạo Phật nên khi lên ngôi



vua, ông đã cho truyền bá đạo Phật ở khắp đất nước.
Indonexia
Năm 417, một đoàn truyền giáo của vua Kusana do cao tăng Kushưhara đã đến
Xumatơri rồi sang Giava [hai đảo thuộc Indonexia]. Từ đó đạo Phật được du nhập
vào Indonexia.


2


Quá trình truyền bá và sự ảnh hưởng của Phật giáo, Hindu giáo ở các quốc
gia Đông Nam Á thời cổ đại


Việt Nam
Theo như sử liệu của Viêt Nam và Trung Quốc, từ trước thế kỷ II trước công
nguyên đã có những nhà sư Ấn Độ trực tiếp đến Việt Nam để truyền bá Phật giáo.
Khoảng năm 580, Thiền sư Tynida Lưnchi [người Ấn Độ] lập thiền phái đầu tiên ở
Việt Nam.
Năm 820, thiền sư Vô Ngôn Tông lập thiền phái thứ hai.
Trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Việt Nam thời đó là Luy Lâu [nay thuộc Thuận



Thành, Bắc Ninh].
Malaysia [Mã Lai]
Phật giáo được truyền vào Mã Lai vào khoảng đầu thế kỷ thứ 3.
Nhiều sách sử đã ghi nhận rằng sau kỳ đại hội kết tập Kinh điển lần thứ 3 tại Ấn
Độ-năm 325 các nhà sư Sona và Uttara đã đến đây để truyền bá đạo Phật.
Vào năm 671 thủ đô Sti Vijaya ở Bukit Seguntang được xem là một trung tâm văn
hoá Phật giáo quan trọng.
2. Ảnh hưởng của đạo Phật ở các quốc gia Đông Nam Á thời cổ trung đại
 Phật giáo được truyền bá vào Đông Nam Á khá sớm và đã trở thành quốc giáo của

một số quốc gia ở Đông Nam Á vì thế nên nó có ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời



sống văn hoá xã hội của các quốc gia khu vực này từ thời cổ trung đại.
Chính trị: Vua đứng đầu nắm vương quyền và thần quyền. Ở một số nước Đông Nam
Á, vua tự xưng là Đức Phật phôi thai. Như Campuchia theo Phật giáo Đại thừa vua
tự xưng là chakravatin [nghĩa là Đức Phật phôi thai]. Ngay cả vua đầu tiên của triều
Konbaung [1752-1885] của Myanmar lấy vương hiệu là “Alaugpya” [Đức Phật phôi



thai].
Nghệ thuật: có thể nói ảnh hưởng lớn nhất của Phật giáo đến Đông Nam Á là kiến
trúc chùa. Chùa là một kiểu kiến trúc đặc biệt của Phật giáo, chùa chính là nơi thờ
Phật, các vị bồ tát, các vị Phật trong kinh kệ Phật. Ở Đông Nam Á, chùa được xây
dựng nhất nhiều và có nhiều tên gọi khác nhau: Thạt, Vắt [Lào], Cetuya [Myanmar],
Wat [Thái Lan].Ở Myanmar, riêng khu di tích Pagan có hơn 2000 ngôi chùa lớn nhỏ.
Bên cạnh loại hình kiến trúc chùa, người dân Đông Nam Á cũng bị ảnh hưởng bởi
kiểu kiến trúc tháp của Phật giáo-Ấn Độ: kiến trúc tháp- Xtuppa- nơi thờ thánh tích
của Phật. Điền hình ở Đông Nam Á là tổng thể kiến trúc Bôrôbuđua ở Indonexia và
3


Quá trình truyền bá và sự ảnh hưởng của Phật giáo, Hindu giáo ở các quốc
gia Đông Nam Á thời cổ đại
Thạt Luông ở Lào .Về điêu khắc, thời cổ trung đại bấy giờ các quốc gia Đông Nam
Á đã xuất hiện nhiều những pho tượng Phật: tượng Phật ở Đồng Dương [hai tay đưa
ra trước, áo cà sa có gờ và hở vai phải], tượng bồ tát Avalokitesvara 8 tay, Phật đứng
ở Đăng Bình… đặc biệt nhiều nhất là tượng Phật đứng. Trong toàn bộ đền Angkor


Thom của Campuchia gồm có 504 tượng Phật…
Văn học: từ khi Phật giáo du nhập vào Đông Nam Á, nền văn học của Đông Nam Á


đặc biệt là văn học dân gian cả về đề tài và tư tưởng, nhân vật đều mang đậm chất



Phật giáo.
Văn hoá, tín ngưỡng: có thể thấy ảnh hưởng của đạo Phật thêt hiện rất rõ nét qua
những phong tục tập quán. Đó là tục ăn chay, phóng sanh, bố thí, tập tục cúng rằm,



mùng một và tham dự lễ sám hối trên chùa…
Xã hội: Phật giáo góp phần đáng kể vào việc liên kết mọi thành viên trong xã hội vào
một một nền văn minh chung. Ở những quốc gia Đông Nam Á theo đạo Phật thì mỗi
làng đều có một ngôi chùa riêng để thờ Phật và trở thành trung tâm văn hoá của các



bản làng gần xa.
Giáo dục: ngôi chùa không chỉ là trung tâm văn hoá mà còn là hình tượng cho “chân,
thiện, mỹ” đối với mọi người dân, trở thành nơi lưu giữ và phổ biến văn hoá, tri thức
cho dân chúng.
2. Quá

trình truyền bá và ảnh hưởng của đạo Hinđu ở các quốc gia

Đông Nam Á thời cổ trung đại
 Hinđu giáo hay Ấn Độ giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới được hình

thành ở Ấn Độ. Cũng giống như Phật giáo, Hindu giáo đã sớm được truyền bá đến
Châu Á nói chung, các quốc gia Đông Nam Á nói riêng và nó cũng tạo ra không ít


những chuyển biến lịch sử ở khu vực này.
1. Quá trình truyền bá đạo Hindu ở các quốc gia Đông Nam Á thời cổ trung đại
 Đạo Hindu hình thành ở Ấn Độ khoảng 800 năm trước công nguyên rồi du nhập vào


Đông Nam Á từ những thế kỷ đầu công nguyên theo hai con đường:
Đường thuỷ: từ bờ biển Coromandel Ấn Độ thông qua eo biển Malacca đến quần đảo



Mã Lai.
Đường bộ: từ Át Xam đến Mianmar, rồi từ đây truyền vào lưu vực sông Mê Công

4


Quá trình truyền bá và sự ảnh hưởng của Phật giáo, Hindu giáo ở các quốc
gia Đông Nam Á thời cổ đại
 Tuy được truyền bá sớm vào Đông Nam Á nhưng đạo Hindu không có phạm vi

truyền bá rộng khắp Đông Nam Á như đạo Phật mà chỉ ở một số quốc gia cổ đại


dưới đây:
Chăm Pa: Sử sách Trung Quốc cho biết, đạo Hindu du nhập vào Chăm Pa rất sớm.
Đó là vào khoảng từ khoảng thế kỷ thứ II, III. Ba trong bốn bia ký bằng chữ Phạn có
niên đại thế kỷ VII được tìm thấy ở Quảng Nam và Phú Yên ở triều đại
Bhadresvaravamin cũng ghi nhận điều này. Thời đó, cư dân Chăm chủ yếu theo phái
Siva giáo..
- Phù Nam:theo một số tài liệu vào đầu thế kỷ VI, một tu sĩ Ấn Độ giáo tên là


Kaundinya đến Phù Nam lấy vợ người bản địa và làm vua; luôn xưng là người bảo
vệ kinh Vêda, lấy lịch “Shaka để tính ngày tháng”. Mốc thời gian đó đã đánh dấu sự
truyền bá chính thức đạo Hindu ở Phù Nam.



Indonesia: Hindu giáo được truyền bá ở đất nước này từ khá sớm.Về quá trình
truyền bá đạo Hindu vào Indonesia, có ba quan điểm như sau:
+ Thuyết Waisya:
Người đưa ra thuyết này tiến sĩ người Hà Lan N.J.Krom, ông cho rằng chính những
người thương nhân Ấn Độ lúc họ đến buôn bán ở Indonesia đã tạo dựng mối quan hệ
với nhà cầm quyền và dân bản địa , thậm chí họ còn kết hôn với cư dân bản địa và từ
đó đem Hindu giáo vào Indonesia.
+ Thuyết Brahmana:
Người ủng hộ thuyết này là nhà nghiên cứu lịch sử người Hà Lan tên J.C.Van Leur,
theo thuyết này thì những người Brahmana [những giáo sĩ cao cấp ] đã truyền đạo
Hindu sang Indonesia, vì chỉ có họ mới hiểu những nội dung trong kinh Veda , kinh
thánh của đạo Hindu.
+ Thuyết Ksastria :
Người đưa ra thuyết này là F.D.K. Bosch một nhà nghiên cứu người Hà Lan khác,

5


Quá trình truyền bá và sự ảnh hưởng của Phật giáo, Hindu giáo ở các quốc
gia Đông Nam Á thời cổ đại
ông cho rằng Hindu giáo vào Indonesia theo chân của những Ksastria hay là những
người lính.
 Như vây, Hindu giáo không truyền vào được bắc Việt Nam, đông bắc Lào, đông
bắc Thái Lan và Myanma. Những dấu tích nhỏ, lẻ tẻ ở đông bắc Myanma và Thái


Lan không gợi được dấu ấn lịch sử đáng kể. Còn các nước hải đảo ở phía đông
nam Đông Nam Á cũng có quá trình tiếp nhận Ấn Độ giáo từ thế kỷ I đến thế kỷ
XV.
2. Ảnh hưởng của đạo Hindu ở các quốc gia Đông Nam Á thời cổ trung đại

Kiến trúc, điêu khắc: Theo Pắcmăngiơ, kiểu kiến trúc Hindu được cia làm hai loại là
kiểu đền thờ ở Nam Ấn [tháp có cấu trúc hình vuông hay hình chữ nhật, được xây
dựng từ đá nguyên khối] và kiểu đền thờ Hindu ở Bắc Ấn [gồm cả tháp chính và tháp
phụ, các tháp đều có hình múi khế]. Ở Đông Nam Á có sự xuất hiện của cả 2 kiểu
kiến trúc trên nhưng nhiều hơn cả là kiểu kiến trúc có cấu trúc hình vuông hay hình
chữ nhật. Công trình kiến trúc Hindu tiêu biểu ở Đông Nam Á tiêu biểu là tháp Chàm


ở Viêt Nam, Ăngco Vát ở Camouchia.
Chính trị: Dấu ấn của Ấn Độ giáo trong chính trị thể hiện ở chỗ tăng cường tính thần
quền của vua: đồng nhất vua-thần. Các vị vua lên khi lên ngôi sẽ được giáo sĩ
Balamon chúc tụng niệm, đồng nhất vua với thần. Ở Myanmar, vua được đồng nhất
với Thagymin-Indra. Ở Campuchia, vua-Shiva [sau đó là Vishnu, Lokesvar]. Những
người dân theo đạo Hindu ở Đông Nam Á coi vua là trung tâm và các nơi xung
quanh phải thần phục, tôn sung vua.
- Xã hội: Hindu giáo từ khi du nhập vào một số quốc gia Đông Nam Á đã thúc đẩy
quá trình phân hoá xã hội, được những tầng lớp trên tiếp nhận để phục vụ cho việc
thiết lập và củng cố vương quyền.
- Văn hoá, tín ngưỡng: lễ hội của những cư dân Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng
nhiều từ đạo Hindu. Có thể kể đến như lễ hội Diwali [lễ hội ánh sáng], một lễ hội
quan trọng của Hindu giáo được tổ chức từ ngày 14-16 tháng Thadingyut ở
Myanmar. Vê hình thức tín ngưỡng, vì tin vào thuyết luân hồi của Ấn Độ giáo nên
mỗi gia đình cư dân Hindu giáo thường có chỗ thờ cúng tổ tiên và thần linh ở cạnh
6



Quá trình truyền bá và sự ảnh hưởng của Phật giáo, Hindu giáo ở các quốc
gia Đông Nam Á thời cổ đại
nhà. Ở đền Hindu, cư dân Đông Nam Á thờ 3 vị thần chính là Brahma - thần sáng
tạo, Vishnu - thần bảo vệ, Shiva - thần hủy diệt cùng với những thần tự nhiên khác.
Tài liệu tham khảo
1. Vũ Dương Ninh: Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà
2.
3.
4.
5.
6.

Nội, 2010.
Lương Ninh: Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.
Hoàng Tâm Xuyên: 10 tôn giáo lớn trên thế giới, NXB Chính trị quốc gia,
2014.
Nguyễn Tuệ Chân: Lịch sử Phật giáo, NXB tôn giáo.
//vuonhoaphatgiao.com
//senvangonline.net

7


Quá trình truyền bá và sự ảnh hưởng của Phật giáo, Hindu giáo ở các quốc
gia Đông Nam Á thời cổ đại

8




Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Giáo lý cốt lõi
    • 2.1 Tứ Thánh Đế
    • 2.2 Bát chánh đạo
    • 2.3 Nhân quả và luân hồi
    • 2.4 Siêu hình học
    • 2.5 Thế giới quan
  • 3 Lịch trình tu học
  • 4 Tông phái
    • 4.1 Phật giáo Nam truyền
    • 4.2 Phật giáo Bắc truyền
      • 4.2.1 Tịnh độ tông
      • 4.2.2 Thiền tông
      • 4.2.3 Thiên Thai tông
      • 4.2.4 Hoa Nghiêm Tông
      • 4.2.5 Pháp Tướng Tông
      • 4.2.6 Tam Luận Tông
    • 4.3 Phật giáo Mật truyền
  • 5 Phật giáo trên thế giới
    • 5.1 Việt Nam
    • 5.2 Trung Quốc
    • 5.3 Myanmar
    • 5.4 Sri Lanka
    • 5.5 Indonesia
    • 5.6 Campuchia
    • 5.7 Thái Lan
    • 5.8 Triều Tiên
    • 5.9 Mông Cổ
    • 5.10 Lào
    • 5.11 Nhật Bản
  • 6 Khác biệt so với các tôn giáo khác
  • 7 Ảnh hưởng tới văn hóa
    • 7.1 Việt Nam
    • 7.2 Trung Quốc
  • 8 Nhận xét
  • 9 Tham khảo
  • 10 Xem thêm
  • 11 Chú thích
  • 12 Thư mục
  • 13 Liên kết ngoài

Lịch sửSửa đổi

Bài chi tiết: Lịch sử Phật giáo

Phía đông bắc của tiểu lục địa Ấn Độ là dãy núi Hy-mã-lạp-sơn [Himalaya] cao lớn và dài tạo nên một hàng rào cô lập các vùng bình nguyên của xứ này với các vùng còn lại. Để liên lạc với bên ngoài thì chỉ có con đường núi xuyên qua Afghanistan. Khoảng 3000 năm TCN, người Dravidian bản địa xây dựng nên nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ ven bờ sông Ấn và sông Hằng. Sau đó, người Aryan du mục đã dần mở mang và xâm chiếm các vùng lãnh thổ Ấn Độ và lan rộng ra hầu hết bán đảo Ấn Độ khoảng 1000 năm TCN. Nền văn hóa triết học chính ngự trị thời bấy giờ là văn hóa Vệ-đà [Vedas].

Văn hoá Vệ-đà nghiêng về sùng bái nhiều thần thánh cũng như có các quan điểm duy tâm và thần bí về thế giới và vũ trụ. Những sự phát triển về sau đã biến văn hóa Vệ-đà thành Đạo Bà-la-môn [Đạo Brāhmaṇa] và phân hoá xã hội thành bốn giai cấp chính trong đó đẳng cấp Bà-la-môn [tầng lớp tăng lữ] là giai cấp thống trị. Tư tưởng luân hồi cho rằng sinh vật có các vòng sinh tử thoát thai từ đạo Bà-la-môn [hay sớm hơn từ văn hóa Vệ-đà]. Đạo Bà-la-môn còn cho rằng tồn tại một bản chất chung của vạn vật, đó là Đại ngã [Brahman].

Tôn giáo gắn liền với nó là triết học phát triển mạnh tại Ấn Độ với sự xuất hiện rất nhiều hướng triết lý và cách hành đạo khác nhau và đôi khi phản bác nhau. Trong thời gian trước khi Phật giáo xuất hiện, đã có rất nhiều trường phái tu luyện. Các xu hướng triết học cũng phân hoá mạnh như là các xu hướng, chủ nghĩa khoái lạc, ngẫu nhiên, hoài nghi mọi thứ, huyền bí pháp thuật, duy vật, duy tâm, tu khổ hạnh, tu đức hạnh, trì niệm chú, đọc tụng kinh...

Đại học Nalanda là một trung tâm Phật giáo quan trọng ở Ấn Độ [bị người Hồi giáo phá hủy năm 1197]

Phật giáo được Tất-đạt-đa Cồ-đàm, người sáng lập Phật giáo, thuyết giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN. Được truyền bá trong khoảng thời gian 45 năm theo Phật giáo Nam tông [hoặc 49 năm theo Phật giáo Bắc tông] khi Đức Phật còn tại thế ra đến nhiều nơi, nhiều dân tộc nên lịch sử phát triển của Phật giáo khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức, nghi lễ hay phương pháp thực tập, tu học. Ngay từ buổi đầu, Đức Phật đã tổ chức được một giáo hội với các giới luật chặt chẽ. Tại Ấn Độ, Phật giáo có thể đã bắt đầu suy tàn từ thế kỉ thứ 7 và đạo Phật thật sự biến mất trên đất Ấn Độ từ đầu thế kỉ thứ 13 bởi sự đàn áp mạnh của chính quyền và quân Hồi giáo bên ngoài. Mãi đến giữa thế kỉ thứ 20, phong trào chấn hưng Phật giáo ở Ấn Độ mới bắt đầu nhờ công của 1 nhà hoạt động chính trị-xã hội và nhà kinh tế học người Ấn Độ tên là Bhimrao Ambedkar. Tuy nhiên, Phật giáo lại phát triển mạnh ở những nước lân cận. Phật giáo được truyền bá từ Ấn Độ sang Tây Tạng, Trung Quốc, Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Nhờ vào tính chất khai sáng cùng sự uyển chuyển, linh hoạt của triết lý, Phật giáo được nhiều người tiếp nhận và có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, nhiều tầng lớp giai cấp, nhiều phong tục tập quán ở các thời kỳ, đất nước khác nhau, và do đó ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ, Canada, Úc và châu Âu. Triết lý Phật giáo phù hợp với tinh thần khai sáng của châu Âu nên nhiều nhà triết học ở đây chú ý nghiên cứu Phật giáo và truyền bá nó.

Ngay sau khi thành đạo dưới cội cây Bồ-đề [Bodhi] ở tại Bồ-đề Đạo Tràng [Bodh Gaya] vào khoảng giữa sau thế kỉ thứ 6 TCN - có tài liệu cho đó là vào năm 590 TCN theo Phật giáo Nam tông hay năm 595 TCN theo Phật giáo Bắc tông, Đức Phật đã quyết định thuyết giảng lại sự hiểu biết của mình. Bài kinh đầu tiên mà Đức Phật thuyết giảng đó là Kinh Chuyển pháp luân [Dhammacakkappavattana Sutta][10] giáo hóa nhóm có năm vị Tỳ-kheo [Bhikkhu] trở thành A-la-hán [Arahant]: Kiều-trần-như [Koṇḍañña] trưởng nhóm, Vappa, Bhaddiya, Mahānāma và Assaji tại vườn phóng sinh nai tên gọi Vườn Lộc Uyển [Mrigadava] gần kinh thành Ba-la-nại [Bārāṇasī]. 100 đệ tử đầu tiên là những người có quan hệ gần với Đức Phật đã hình thành Tăng-già [hay Tăng Đoàn, saṅgha] đầu tiên. Sau đó, những người này chia nhau đi khắp nơi và truyền bá thêm ngày càng nhiều người muốn theo thực tập và tu học. Để làm việc được với một lượng người theo thực tập và tu học ngày càng đông, Đức Phật đã đưa ra một chuẩn mực cho các đệ tử có thể dựa vào đó mà thu nhận thêm người được gọi là giới luật. Giới luật này phần chính là việc Quy y Tam bảo [Nương tựa Ba ngôi báu cao quý] - tức là chấp nhận theo hướng dẫn của chính Đức Phật, những lời dạy của Đức Phật [Giáo Pháp], và cộng đồng những người xuất gia thực hành theo lời dạy của Đức Phật [Tăng Đoàn].

Trong thời Đức Phật còn tại thế thì những người xuất gia theo Phật giáo được tập hợp trong tổ chức được gọi là Tăng Đoàn, trực tiếp được sự hướng dẫn của Đức Phật về giáo pháp và phương thức thực hành, tu tập. Tăng Đoàn là tổ chức thống nhất, bình đẳng giữa mọi thành viên không phân biệt giới tính, tuổi tác, thân thế, giai cấp xã hội và có mục tiêu tối cao là đem lại giác ngộ cho mọi thành viên. Giới luật của Tăng Đoàn dựa trên nguyên tắc tự giác. Trong các kì họp, giới luật được nêu lên, sau đó thành viên tự xét và nhận vi phạm nếu có. Những điều lệ chính được đề cập là nhẫn nhục, hành thiện tránh ác, tự chủ và kiềm chế trong ăn nói và tinh tấn. Nhờ vào tổ chức có tính bình đẳng và quy củ nên Tăng Đoàn tránh được nhiều chia rẽ. Ngoài những người xuất gia, Đức Phật còn có rất nhiều đệ tử tại gia hay cư sĩ. Giới cư sĩ cũng được Đức Phật thuyết giảng và ngược lại tham gia ủng hộ Tăng Đoàn về nhiều mặt. Khi Đức Phật còn tại thế. Ông là một nhà triết học, một vị chân sư còn các tu sĩ và quần chúng nhân dân là học trò của ông. Chỉ sau khi ông nhập niết-bàn thì Phật giáo mới hình thành với hệ thống giáo lý là những lời dạy của Đức Phật, giáo hội được các đệ tử của Đức Phật thành lập, giáo chúng là những người tin vào lời dạy của Đức Phật và tôn kính Đức Phật.

Sau khi Đức Phật niết-bàn thì Tôn giả Ma-ha-ca-diếp [Maha Kassapa] thay phần lãnh đạo giáo hội. Ông tập họp 500 vị Tỳ-kheo tại thành Vương-xá [Rājagaha] để tổ chức đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ nhất nhằm kết tập những lời dạy của Đức Phật. Tại kỳ kết tập này giáo luật Phật giáo được tôn giả Ưu-ba-li [Upāli] kết tập và được tăng đoàn chấp thuận. Tôn giả A-nan-đà [Ananda] kết tập giáo pháp và được đại chúng nhất trí. Tôn giả A-nan-đa lần lượt kết tập các kinh Tăng nhất, Tăng thập, Ðại nhân duyên, Tăng Kỳ Ðà, Sa môn quả, Phạm Ðộng và những kinh Phật thuyết giảng cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, chư Thiên và nhân loại. Những kinh dài kiết tập thành một bộ gọi là Trường A Hàm, những kinh trung bình kết tập lại thành một bộ gọi là Trung A Hàm. Những kinh nói cho nhiều đối tượng như Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di và chư Thiên kết tập thành một bộ gọi là Tạp A Hàm. Những kinh lần lượt nói từ một pháp tăng dần đến mười một pháp kết tập thành một bộ gọi là Tăng Nhất A Hàm. Ngoài ra tập họp các kinh bao quát nhiều vấn đề thành một bộ gọi là Tạp Tạng. Sau kỳ kết tập này Luật tạng và Kinh tạng của Phật giáo cơ bản hình thành.[11] Giáo hội giữ nguyên các hoạt động truyền thống của mình cho đến kì kết tập kinh điển lần thứ hai.

Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ hai diễn ra sau khi Đức Phật niết-bàn khoảng 100 năm do có sự mâu thuẫn về giới luật và tranh cãi về tính không hoàn hảo của một vị A-la-hán. Sự kiện diễn ra như sau, Trưởng lão Da-sá [Ya-za] trong lần tuần du đến thành Tỳ-xá-ly [Vaishali] đã nhận thấy các Tỳ-kheo ở đây thực hiện nhiều hành vi vi phạm giới luật. Trong đó nghiêm trọng nhất là việc nhận vàng bạc của thí chủ cúng dường. Ông nói như thế này với người dân và Tỳ-kheo ở Tỳ-xá-ly: "các ngươi không nên cúng thí tiền, ta từng đích thân theo Phật nghe pháp, nếu ai cầu thí không đúng với giáo pháp, cũng như những ai cúng thí không đúng với giáo pháp, cả hai đều đắc tội"[12]. Các vị Tỳ kheo ở đây từ chối cho rằng mình có tội, họ nói đó là những điều chỉnh thích hợp đối với văn hóa và phong tục nơi đây, mâu thuẫn không thể giải quyết và do vậy họ quyết định trục xuất Da-sá. Da-sá sau đó đi đến nhiều vùng đất khác nhau tập hợp các Trưởng lão và những người am hiểu phật pháp nhằm mục đích xem xét các hành vi trái với giới luật là có thể chấp nhận được hay không. Kỳ đại hội này đánh dấu sự phân phái chính thức đầu tiên của Phật giáo thành Trưởng lão bộ và Đại chúng bộ[12][13]. Đại hội còn có 2 tên khác là Thất bách kết tập và Tỳ-xá-ly kết tập vì cuộc kết tập diễn ra tại thành Tỳ-xá-ly với sự tham giá của 700 vị A-la-hán. Khi đại hội kết thúc, trưởng lão Revata [Ly-bà-đa] kết luận: "Những gì không do Phật chế thì không được tùy tiện chế định, những gì do Phật đã chế thì không được vi phạm. Tăng chúng phải chăm chỉ học tập những gì Phật đã truyền dạy[11]".

Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ ba diễn ra sau Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ hai đúng 118 năm dưới sự bảo trợ của vua Asoka [A-dục], nghĩa là sau Đức Phật niết-bàn khoảng 218 năm, tức là khoảng 325 năm TCN. Đại hội kéo dài khoảng 9 tháng dưới sự chủ tọa của Mục-kiền-liên-tử Ðế-tu [Moggaliputta-Tissa]. Địa điểm diễn ra đại hội là vườn Viên-lâm [Uyỳana], thành Hoa-thị [Pàtaliputta], thuộc miền Trung Ấn Độ. Số người tham gia đại hội là 1000 người.[14][15] Mục đích của đại hội là ngăn chặn việc các sư đem giáo luật ngoại đạo giảng cho tín đồ, qua đó ngăn chặn rạn nứt trong Tăng Đoàn. Thể thức kết tập cũng giống hai lần đại hội trước. Sau khi kết tập, Mục-kiền-liên-tử Ðế-tu đã soạn sách Thuyết-sự [Kathàvatnu] để phản bác nghĩa lý của các phái ngoại đạo đương thời.[16][17] Một công việc quan trọng khác của Đại hội này là biên tập lại các bộ luận. Từ đó, kinh điển Phật giáo được hệ thống hóa đầy đủ thành tam tạng gồm tạng Luật, tạng Kinh và tạng Luận. Mục-kiền-liên-tử Ðế-tu giao cho đệ tử phổ biến tam tạng này sang 9 nước khác gồm: Lankadipa [Sri Lanka], Suvannabhumi [Mon / Myanmar, Thái Lan], Himavanta [ở Himalaya], Yona [Hy Lạp]...

Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ tư là tên gọi chung cho hai đại hội kết tập kinh điển Phật giáo tại Sri Lanka và Kashmir. Năm 25 TCN tại chùa Thūpārama ở kinh đô Anuradhapura của Sri Lanka phái Thượng tọa bộ tổ chức đại hội kết tập kinh điển. Cũng có thuyết cho rằng đại hội này diễn ra vào khoảng 400 năm sau khi Gautama qua đời và được vua Vattagàmani bảo trợ.[18] Lại có thuyết nữa cho rằng Đại hội này diễn ra vào năm 232 TCN [năm Phật lịch 313] thời vua Devanampiya Tissa [trị vì: 307 TCN – 267 TCN, mất 267 TCN].[19] Thành quả của cuộc kết tập này của phái Thượng tọa bộ là bộ kinh điển bằng tiếng Pali, được viết lên lá cọ và được truyền bá sang xứ của người Môn ở Myanma, Thái Lan, Campuchia, Lào ngày nay. Một đại hội khác được phái Thuyết nhất thiết hữu bộ tổ chức tại Kashmir diễn ra vào khoảng 400 năm sau khi Cồ-đàm qua đời [tức khoảng năm 78] tại thành Kasmira nước Kushan dưới sự bảo hộ của vua nước này là Kanishka. Chủ tọa đại hội là Vasumitra [Thế Hữu]. Số đại biểu là 500 người. Mục đích của đại hội là hệ thống hóa lại các bộ luận của phái Thuyết nhất thiết hữu bộ. Thành quả của cuộc kết tập của phái Thuyết nhất thiết hữu bộ là 3 bộ luận bằng chữ Phạn gồm 300 ngàn bài kệ và 9.6 triệu từ được khắc trên các lá đồng.[16]

Quang cảnh Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ sáu

Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ năm được tổ chức vào năm 1871 ở Mandalay, Miến Điện dưới sự bảo trợ của vua Mindon. Về dự đại hội có 2400 tu sĩ Phật giáo. Chủ trì đại hội là Thượng tọa Pong Yi Sayadaw. Các nhà sư nổi tiếng như Jāgarābhivamsa, Narindābhidhaja, Sumangalasāmi đã tham dự đại hội. Kết quả kết tập là toàn bộ Tam tạng được viết trên 729 phiến đá cẩm thạch, mỗi phiến đá cao hơn 1,5 m và rộng gần 1 m, khắc chữ đầy cả hai mặt. Luật tạng khắc trên 101 phiến đá, Kinh tạng trên 520 phiến, và Luận tạng trên 108 phiến. Phần chú giải của Tam tạng được khắc trên 1774 phiến đá khác. Các phiến đá này được vua cho lưu trữ ở tháp Mahalokamarakhin và tháp Candamunī.

Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ sáu diễn ra từ ngày Phật đản 17 tháng 5 năm 1954 đến ngày Phật đản năm 1956 ở thủ đô Rangoon, Miến Điện. Đại hội do Chính phủ Miến Điện bảo trợ. Các đại biểu đến từ Miến Điện và các nước có Thượng tọa bộ gồm Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Sri Lanka, Ấn Độ và Nepal. Chủ tọa Đại hội là Nyungan Sayadaw. Người nêu nghi vấn về kinh điển là Mahasi Sayadaw. Người giải đáp nghi vấn là Mingun Sayadaw [Bhadanta Vicittasāra Bhivamsa]. Cuộc vấn đáp được chủ tọa và 2500 tu sĩ Phật giáo theo dõi, chất vấn và ghi chép. Kinh điển được kết tập, xem xét, chú giải bằng ba thứ tiếng Pāli, tiếng Myanma, và tiếng Anh. Các kinh điển của kỳ Đại hội lần thứ năm được sử dụng làm căn cứ và đối chiếu với các bản kinh cổ của Sri Lanka, Thái Lan, Campuchia và Hiệp hội Thánh điển Pāli ở Luân Đôn.

Mục lục

  • 1 Bối cảnh lịch sử
  • 2 Giai đoạn sơ khai và Giáo hội đầu tiên
    • 2.1 Giai đoạn sơ khai
    • 2.2 Tổ chức đầu tiên
  • 3 Các Hội nghị kết tập kinh điển chính
    • 3.1 Kết tập lần thứ I
    • 3.2 Kết tập lần thứ II
    • 3.3 Kết tập lần thứ III
    • 3.4 Kết tập lần thứ IV
      • 3.4.1 Đại hội tại Sri Lanka
      • 3.4.2 Đại hội tại Kashmir
    • 3.5 Các kì kết tập khác
  • 4 Phật giáo suy tàn tại Ấn Độ
    • 4.1 Sự phân hoá của Phật giáo
    • 4.2 Quan hệ với Ấn Độ giáo
    • 4.3 Bị ảnh hưởng bởi sự bành trướng của Hồi giáo
  • 5 Các bộ phái chính hiện nay
    • 5.1 Các nhánh chính
    • 5.2 Các tông phái khác
  • 6 Các di tích và trung tâm Phật giáo
    • 6.1 Ấn Độ
    • 6.2 Sri Lanka [Tích Lan]
    • 6.3 Nepal
    • 6.4 Afghanistan [A Phú Hãn]
    • 6.5 Tây Tạng
    • 6.6 Miến Điện
    • 6.7 Trung Hoa
    • 6.8 Iran
    • 6.9 Việt Nam
    • 6.10 Triều Tiên
    • 6.11 Thái Lan
    • 6.12 Campuchia
    • 6.13 Nhật Bản
  • 7 Phật giáo ngày nay
  • 8 Niên biểu lịch sử Phật giáo
  • 9 Đọc thêm
  • 10 Chú thích
  • 11 Tham khảo
    • 11.1 Tiếng Việt
    • 11.2 Tiếng Anh

Nỗ lực tìm hiểu về Phật giáo sử Đông Nam Á

NSGN - Cụm từ Phật Giáo Sử Đông Nam Á ở đây là chỉ cho Lịch sử truyền nhập và phát triển của Phật giáo Nam tông tại các nước thuộc Đông Nam Á như Thái Lan, Miến Điện [Myanmar], Campuchia, Lào… kể cả Tích Lan [Srilanka] và Indonesia.


Cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền


Đây là một lãnh vực mà cho đến hiện tại [Cuối năm 2018], giới nghiên cứu Phật học của Việt Nam còn bỏ trống, tức chúng ta chưa có một bộ sách biên soạn công phu và đầy đủ về vấn đề vừa nêu trên, ngoại trừ chúng ta đã có được bản Việt dịch tác phẩm Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới Tập 2: Phật Giáo Nam Truyền rất có giá trị của Pháp sư Tịnh Hải[1]. Do đó, trong bài viết này, chúng tôi xin điểm qua một số nét chính nơi tập sách Phật Giáo Sử Đông Nam Á của Cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền [1905-1973] để thấy rõ Nhà nghiên cứu Phật học thuộc lớp tiền bối này đã có những cố gắng, những nỗ lực nhằm tìm hiểu tóm lược về Phật Giáo Sử Đông Nam Á.

Sách Phật Giáo Sử Đông Nam Á dày hơn 210 trang, nội dung gồm các phần:

* Chương I: Sự Mở Rộng của Phật giáo.

* Chương II: Nghi vấn về vùng Suvarnabhumi. Hai chương này có thể xem như là Phần Mở Đầu [Phật Giáo Sử Đông Nam Á. NXB.Tôn Giáo. 2012. Tr.9-20].

* Lịch Sử Phật Giáo Miến Điện. [Sđd. Tr.21-35].

* Lịch Sử Phật Giáo Nam Dương: Indonesia. [Sđd. Tr.36-68].

* Lịch Sử Phật Giáo Cam Bốt. [Sđd. Tr.69-109].

* Lịch Sử Phật Giáo Ailao. [Sđd. Tr.110-142].

* Lịch Sử Phật Giáo Thái Lan. [Sđd. Tr.143-166]

* Lịch Sử Phật Giáo Chiêm Thành. [Sđd. Tr.167-185].

* Lịch Sử Phật Giáo Tích Lan. [Sđd. Tr.186-215].

Chúng tôi xin lần lượt nêu dẫn rõ hơn về từng phần.

Phần mở đầu

1- Chương I: Sự Mở Rộng của Phật giáo


Phần Mở Đầu của sách, tác giả đã ghi nhận về sự Mở Rộng của Phật giáo ở Ấn Độ như sau: “Phật giáo bắt đầu vào thời đại Maurya [Vua A Dục] lan tràn khỏi vùng sông Hằng là nơi phát xuất, để lần hồi mở rộng phạm vi ảnh hưởng đến các vùng lân cận và rốt cuộc là khắp nước Ấn, kể luôn Tích Lan [Srilanka]. Sự xâm lược êm thấm này đã để nguyên những cơ sở Bà-la-môn giáo và những lối tu hành của dân tộc Ấn, bởi vì những cố gắng của các nhà truyền giáo [Phật giáo] ít nhắm vào việc trừ bỏ những gì đã có cũng như những tin tưởng của dân chúng, mà nhắm vào việc phổ biến những cái ấy cho thích ứng với giáo lý của Đức Phật.” [Phật Giáo Sử Đông Nam Á. Sđd. Tr.9].

Tiếp theo, tác giả nói đến Hai nguồn tài liệu, là cơ sở cho sự tìm hiểu về việc Phật giáo đã truyền ra ngoại quốc như thế nào. Đó là Niên sử của Tích Lan và Khoa khảo cổ Tân cựu. Về Nguồn tài liệu 1, tác giả đã căn cứ theo đấy để nói đến sự kiện vua A Dục và Tôn giả Moggaliputta-Tissa, sau cuộc kết tập kinh điển lần thứ 3 vào năm 236 PL [nhằm năm 250 trước TL] đã cử 9 phái đoàn truyền giáo đi đến 9 nơi, đáng chú ý nhất là 2 phái đoàn 8 và 9:

* 8: Hai Tỳ-kheo Sona và Uttara được cử sang vùng Suvarnabhùmi[2].


* 9: Tỳ-kheo Mahinda, con Vua A Dục, có sứ mạng sang hóa độ xứ Lankà [Tích Lan]. Cùng đi với Mahinda có 4 Tỳ-kheo khác là Itthiya, Utthiya, Sambala và Chadasàla [Sđd. Tr.11]. Gần 5 trang sách còn lại, tác giả dành để biện dẫn, ghi nhận về giá trị của các sử liệu kể trên.

2- Chương II: Nghi vấn về vùng Suvarnabhùmi

Vùng Suvarnabhùmi là nơi chốn đi đến của Phái đoàn truyền giáo thứ 8 do hai vị Tỳ-kheo Sona và Uttara đảm nhận như vừa nêu ở trên. Cư sĩ Chánh Trí đã dẫn ra một số tài liệu và kết luận theo như Tự Điển Nhân Danh Địa Danh Pali [Dictionary of Pali proper - Names] của Malalasekera: “Tích Lan và Suvarnabhùmi cách nhau bảy trăm hải lý và nếu gặp gió xuôi, thuyền phải mất bảy ngày đêm. Suvarnabhùmi thường được nhận là miền Hạ Miến, rất có thể là 2 quận Bagan và Moulmein. Cũng có thể tính luôn cả miền duyên hải Ngưỡng Quan [Rangoon] chạy dài tới Tân Gia Ba [Singapore]. Thị trấn quan trọng nhất của Suvarnabhùmi là Sudhammanagara nay là Thaton, ở vàm sông Sittaung”. [Sđd. Tr.19].


Pháp sư Thánh Nghiêm [1930-2009] trong sách Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới Tập 1, phần viết về Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ, chương 4: A Dục Vương và Đại Thiên… thì ghi rõ: “* 8: Tu Na Ca [Sonaka] và Uất Đa La [Uttana] được phái đến Đất Kim [Suvarnabhùmi] tức Miến Điện ngày nay. [Xem: Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới Tập 1 của Pháp sư Thánh Nghiêm. Nhiều người dịch. NXB.Hà Nội. 1995. Tr.82][3].


Phần: Lịch sử Phật giáo Miến Điện [Myanmar]


Giới thiệu tóm tắt về Lịch sử Phật giáo Miến Điện gồm các mục:

* Lời Nói Đầu: Nêu: Chưa có thể trả lời một cách dứt khoát câu hỏi: Phật giáo đã du nhập vào Miến Điện từ lúc nào?

Căn cứ theo tài liệu do Truyền thống và Kinh sử cung cấp, đại lược có thể chia lịch sử ấy làm 2 phần: Phần thứ nhất: Là Thời Kỳ trước phái đoàn truyền giáo của 2 Đại đức Sona và Uttara. Phần thứ hai: Là Thời Kỳ từ đấy cho đến bây giờ [Sđd. Tr.21].
- Thời Kỳ thứ nhất:

+ Nêu ra 2 truyền thuyết về việc Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng đi đến đất nước Miến Điện. [Sđd. Tr.22].

+ Nêu dẫn sự kiện học đạo và đắc đạo của 2 Hoàng tử Dvattajan và Dvattaràj, con của vua Dvattabaung, là vị vua đầu tiên của vương quốc Thiri Khettara được thành lập vào năm 442 trước TL. Thứ phi Ummàra [Mẹ của hoàng tử Dvattajan] và công chúa Suvanna Mà là cũng được một vị A-la-hán hóa độ. Bản thân vua Dvattabaung cũng là một người mộ đạo, có tinh thần hộ pháp lớn, đã cho xây dựng nhiều tháp đền v.v… Đây được xem là nhà nước đầu tiên của Quốc gia Miến Điện mộ Phật, trị vì kéo dài đến 552 năm. Sau khi triều đại này cáo chung thì dân chúng phân tán. Hai đoàn đã thiên cư tới vùng Thaton và Pagan, tạo sự mở mang cho lãnh thổ Miến Điện [Sđd. Tr.23-25].

+ Tác giả Chánh Trí Mai Thọ Truyền cũng đã dựa theo Niên sử của Phật giáo Miến Điện [Sàsanavamsa] để ghi nhận thêm về một số chi tiết chứng tỏ Phật giáo đã du nhập vào Miến Điện từ rất sớm [Sđd., tr.25-27].
- Thời Kỳ thứ hai:

Được nêu dẫn với nhiều chi tiết:

+ Công đức hoằng pháp, giáo hóa của 2 Tỳ-kheo Sona và Uttara, từ năm 235 PL trở đi…

+ Giai đoạn từ năm 800 TL đến 1044 TL: Có nhiều thay đổi trong sự liên lạc giữa các khu độc lập tại Miến. Năm 1018 TL, vua Anurudha đã khéo léo thống nhất các phần đất nơi các bộ lạc Thượng Miến thành một quốc gia rộng lớn, đã hỗ trợ cho sự phát triển của Phật giáo.

+ Phật giáo dưới các triều vua: Vua Anurudha: Từ 1027 TL… Vua Sawlu, từ năm 1079 TL… Năm 1963, Phật giáo được chính phủ Liên Hiệp Miến tôn là Quốc giáo. [Sđd., tr.28-34].
* Phần Sau cùng: Kết luận. Nêu một vài nhận xét về Phật giáo Miến Điện [Sđd., tr.34-35].

Phần: Lịch sử Phật giáo Nam Dương [Indonesia]

Gồm các Mục như sau:

* Lời Nói đầu: [Sđd., tr.36-37].

* Chương I: Phật giáo ở Nam Dương: Từ đầu tới thế kỷ VIII TL. * Chương II: Phật giáo ở Nam Dương: Từ thế kỷ IX tới ngày nay. [Sđd., tr.38-52]. * Phần còn lại, từ trang 53 đến trang 68: Tác giả đã nêu tóm tắt về Nghệ thuật và Văn chương của Phật giáo Nam Dương[4].

Phần: Lịch sử Phật giáo Cam Bốt

Gồm các Mục chính:

* Chương I: Một Ít Tài Liệu Lịch Sử, với các chi tiết:

+ Thời kỳ tiền lịch sử [Sđd. Tr 69].

+ Founan quốc: Thời kỳ lịch sử [Sđd., tr.70]. + Xa hơn là Ấn Độ và Trung Hoa.

+ Ảnh hưởng của Ấn Độ. Cuộc Ấn Độ hóa lần thứ 1. Cuộc Ấn Độ hóa lần thứ 2 và thời đại Founan kết thúc [Sđd., tr.71-76.

+ Nước Tchenla [Chân Lạp]: Thời kỳ thống nhất. Thời kỳ chia rẽ [Sđd., tr.76-78].

+ Cam Bốt lập quốc [Sđd., tr.78-83]. + Cam Bốt vào cuối thế kỷ thứ XIX [Sđd., tr.84-86].

* Chương II: Thời kỳ Phật giáo du nhập hay thời kỳ Founan [Sđd. Tr 87-93].

* Chương III: + Thời kỳ Tchenla [Chân Lạp]: Thế kỷ VI-IX [Sđd., tr.94-98]. + Thời kỳ từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX [Sđd. Tr 98-109] với các chi tiết: Sự thờ cúng. Đời sống của Tăng chúng. Nghệ thuật của Phật giáo Khmer. Phật giáo và dân tộc Khmer. Phật giáo và quốc gia. Tình hình Phật giáo hiện nay.

Phần: Lịch sử Phật giáo Ailao [Lào]

Gồm các Mục:

* Chương I: Quốc gia và dân tộc Lào [Sđd., tr.110-121] với các chi tiết: + Địa dư. + Nguồn gốc. + Thời kỳ tiền lịch sử. + Thời kỳ lịch sử khởi nguyên [1316-1711]. + Pháp quốc can thiệp vào nội tình của Lào [1885].

* Chương II: Phật giáo du nhập [Sđd., tr.122-131] với các chi tiết: + Thời kỳ tiền Phật giáo. + Phật giáo du nhập. + Sự tổ chức Giáo hội. + Sáu bậc Giáo phẩm.

* Chương III: Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống của dân tộc Lào [và hiện tình Phật giáo [Sđd., tr.131-142] gồm các chi tiết: + Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống dân Lào. + Quan niệm của dân chúng đối với Phật giáo và lối tu hành của họ. + Tình hình Phật giáo hiện nay.

Phần: Lịch sử Phật giáo Thái Lan

Gồm các chương:

* Chương I: Một ít lịch sử [Sđd. Tr 143-150].

* Chương II: Phật giáo du nhập và các thời kỳ tiến bộ [Sđd. Tr 151-158] với các chi tiết: + Thời kỳ thứ 1: Tiểu thừa hay Nam tông. + Thời kỳ thứ 2: Đại thừa hay Bắc tông. + Thời kỳ thứ 3: Ảnh hưởng của Phật giáo Miến Điện. + Thời kỳ thứ 4: Ảnh hưởng của Phật giáo Tích Lan.

* Chương III: Tình hình Phật giáo hiện nay [Sđd. Tr 159-166] với các chi tiết: + Tổng quát. + Quan hệ giữa Phật giáo và nhà nước. + Phật giáo và chính phủ. + Truyền bá và giáo dục. + Tăng đồ giáo dục. + Tổ chức: Giáo hội Tăng-già. Các Hiệp hội Phật tử tại gia. + Giáo sản: Tài sản chung của Giáo hội. Tài sản riêng thuộc mỗi chùa. Viện quản trị tài sản chung. Viện quản trị tài sản chùa.

Phần: Lịch sử Phật giáo Chiêm Thành

Gồm các chương:

* Chương I: Một ít lịch sử [Sđd. Tr 167-176] với các chi tiết: + Nêu tổng quát về đất nước Chiêm Thành hiện nay. + Nguồn gốc. + Bảng kê khai các triều đại và những biến cố quan trọng: 14 triều đại, từ năm 192 TL đến 1471 TL.

* Chương II: Văn Hóa và Tôn Giáo [Sđd. Tr 176-185] với các chi tiết: + Nêu: Cuối thế kỷ II sau CN là thời kỳ lịch sử của dân tộc Chàm bắt đầu, vương quốc Chăm đã chịu ảnh hưởng của Văn hóa Ấn Độ… + Phật giáo du nhập vào Chiêm Thành… [Về Lịch sử Phật giáo Chiêm Thành hay nói chung là Lịch sử đất nước Chiêm Thành, xin tham khảo thêm: Dân Tộc Chàm Lược Sử của Dorohiem và Dohamide. Tác giả tự xb. S. 1965].

Phần: Lịch sử Phật giáo Tích Lan [Srilanka]

Gồm các chương:

* Chương I: Một ít lịch sử [Sđd., tr.186-192] với các chi tiết: + Nêu tóm tắt về danh xưng của Hải đảo Ceylan [Tích Lan] và nguồn gốc của cư dân ở đấy. + Nêu 5 vị vua ở Tích Lan trị vì từ năm 486 đến năm 250 trước CN. + Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã quang lâm đến nước Tích Lan.

* Chương II: Phật giáo du nhập Tích Lan [Sđd. Tr 193-196] với các chi tiết: + Nêu vắn tắt về tiểu sử và hành trạng của Tỳ-kheo Mahinda con vua A Dục, sang truyền đạo tại Tích Lan. + Vua Devànampiyatissa [Tích Lan] quy y Tam bảo. + Mattabhaya, em ruột của nhà vua đã xuất gia làm Tỳ-kheo. Hoàng hậu và 500 thể nữ cũng xin vua cho xuất gia…

* Chương III: Phật giáo Tích Lan, từ 200-20 trước CN [Sđd., tr.197-207] với các chi tiết: Nêu ra 4 thời kỳ: Thời kỳ 5 vua [200-148 trước CN]. Triều đại Elàra [148-104 trước CN]. Triều đại Dutthagàmani: 104-80 trước CN]. Thời đại Thập vương [80-20 trước CN].

* Chương IV: Phật giáo Tích Lan: Từ đầu TL cho đến hiện nay [Sđd., tr.207-215] với một số chi tiết tiêu biểu: + Nêu vắn tắt về 3 tông phái của Phật giáo Tích Lan vào thế kỷ 3 TL. + Phật giáo Đại thừa đã du nhập và phát triển tại Tích Lan. + Hành trạng của Tôn giả Buddhaghosa [Thế kỷ V TL] từ Trung Ấn sang Tích Lan hoằng đạo [Dùng tiếng Pali chú thích hầu hết các Kinh-Luật-Luận của Phật giáo Nam tông]. + Phật giáo Tích Lan từ cuối thế kỷ X đến đầu thế kỷ XI đã bị người Tamil ở Nam Ấn Độ vượt biển sang đánh phá, tiêu diệt Phật giáo…

+ Vua Vijaya-bhàhu [1055-1114] nổi lên đánh đuổi quân thù, khôi phục giang sơn, sai sứ sang Miến Điện thỉnh kinh, tượng Phật về cùng trùng hưng Phật giáo. + Vua Para – khamabhàhu [1153-1186] nhờ sự tiếp sức của Phật giáo Miến Điện đã đưa Phật giáo Tích Lan đến chỗ thống nhất: Lấy Phật giáo Thượng tọa bộ thuộc Đại tự phái của Tôn giả Buddhaghosa [Phật Âm] làm giáo học chính thống. + Đến thế kỷ XIII, Phật giáo Thái Lan có những quan hệ tốt với Phật giáo Tích Lan. + Đất nước Tích Lan bị thực dân Bồ Đào Nha xâm lược, đô hộ, từ 1520-1658. Rồi bị người Hà Lan đô hộ từ 1658 đến 1796. Tiếp sau là thực dân Anh đô hộ từ 1796 đến năm 1948, là năm Tích Lan đã giành được độc lập.

+ Những diễn biến và phát triển của Phật giáo Tích Lan từ đầu thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX. Và từ đầu thế kỷ XX đến hiện tại [1965] với các chi tiết: + Các tôn giáo: Gia Tô giáo [Catholicisme romain] và Tân giáo du nhập vào Tích Lan. Gia Tô giáo do người Bồ Đào Nha, còn Tân giáo thì do người Hà Lan đưa vào…

+ Phật giáo bị nhiều tổn thất trong thời gian đất nước Tích Lan bị thực dân phương Tây xâm lược, đô hộ.

+ Phật giáo Thái Lan đã có những hỗ trợ giúp Phật giáo Tích Lan chấn hưng. Những đóng góp lớn cho phong trào chấn hưng Phật giáo Tích Lan từ cuối thế kỷ XIX của danh Tăng M. Gunananda, của Đại tá người Mỹ: H. Seele Olcott [1832-1907], của danh Tăng Hikkaduwe Sri Sumangura và nhất là của Anagarika Dharmapala [1864-1933]…

Nhận xét

Chúng tôi xin nêu một vài nhận xét tóm tắt xem như là phần kết luận của bài viết này:

* Trước hết, chỉ trong khoảng 200 trang sách khổ 13x17, chữ khá lớn mà tác giả Chánh Trí Mai Thọ Truyền đã viết về lịch sử Phật giáo của 7 nước: Miến Điện, Nam Dương, Cam Bốt, Ai Lao, Thái Lan, Chiêm Thành và Tích Lan, cộng với phần Mở đầu v.v… nên đấy rõ ràng mới chỉ là Những Giới thiệu khái quát, Những Chỉ dẫn tóm lược giúp cho người đọc bước đầu tiếp cận với mảng lịch sử truyền nhập và Phát triển của Phật giáo Nam truyền tại các nước Đông Nam Á, kể cả Tích Lan [Thuộc Nam Á] và Chiêm Thành, là đất nước không còn có tên trên bản đồ thế giới hiện đại. Đây là một lãnh vực rất rộng lớn và phong phú cần được quan tâm khảo sát tìm hiểu, nhưng giới nghiên cứu Phật học ở Việt Nam hiện đại còn đứng cách khá xa[5]. Do vậy, điều đáng nhấn mạnh ở đây, nhưng chúng tôi đã có nói qua nơi phần Nhập đề, tức là những cố gắng những nỗ lực rất đáng tán dương của tác giả để tìm hiểu đối tượng. Và chính từ những nỗ lực, những cố gắng ấy mà giá trị của sách đã được xác định. Đó là giá trị Mở đầu - Mở đường, tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu đi sau.

* Thứ hai là về khía cạnh tư liệu tham khảo, tuy người viết cũng đã có nhiều thâu tóm, quán xuyến, nhưng nhìn chung thì vẫn còn thiếu, còn ít, mà sự trích dẫn cũng chưa được rõ, chưa khoa học. Cứ đối chiếu với sách Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới Tập 2: Phật Giáo Nam Truyền của Pháp sư Tịnh Hải thì sẽ thấy rõ. Chắc chắn là vào thời bấy giờ [khoảng 1965-1966?] tác giả chưa có nhiều điều kiện để tiếp cận với những tài liệu có liên hệ thuộc loại tiêu biểu.

* Ngoài ra, sự kiện tác giả đã viết tóm lược về Lịch Sử Phật Giáo Indonesia [Nam Dương] và Lịch Sử Phật Giáo Chiêm Thành… là những đóng góp rất cần thiết và rất đáng tán dương, vì đã giúp cho người đọc, cụ thể là những người học Phật bình thường có được những hiểu biết tương đối chính xác về quá khứ: Phật giáo đã từng du nhập và phát triển tốt tại những vùng đất khá đặc biệt này.

Đào Nguyên

_____________________

Bài viết này là tham luận tham dự Hội thảo khoa học: “Cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền với Hội Phật học Việt Nam”, do Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam thuộc Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, tổ chức vào ngày 20-04-2019 [16-3 năm Kỷ Hợi] tại chùa Phật Học Xá Lợi TP.HCM.

[1] Xem: Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới Tập 2 - Phật Giáo Nam Truyền. Tác giả: Pháp sư Tịnh Hải. Nhiều người dịch. NXB.ĐH và GDCN. 1992. 380 trang.

[2] Về sự kiện Phật giáo từ Ấn Độ [Lan rộng khắp lãnh thổ Ấn Độ] truyền ra nước ngoài có thể tham khảo thêm. Những trang viết của Pháp sư Thánh Nghiêm trong sách Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới Tập 1. Phần viết về Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ. Chương 4: A Dục Vương và Đại Thiên… Sđd. Tr 76-85.

[3] Về vùng đất Suvarnabhùmi [Hoặc: Suvannabhùmi] có thể xem thêm: Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới T2 - Phật Giáo Nam Truyền của Pháp sư Tịnh Hải. Phần viết về Lịch Sử Phật Giáo Miến Điện. Nhiều người dịch. NXB.ĐH và GDCN. 1992. tr 141-154.

[4] Đọc qua phần này, người đọc - nhất là lớp trẻ - sẽ hiểu rõ hơn đối với câu viết của Bs Trần Ngọc Ninh trong sách Đức Phật Giữa Chúng Ta [NXB.Lá Bối. S. 1972. Tr.18]: “Nhìn qua khía cạnh của dân chúng Á châu nói chung và của người dân Việt Nam nói riêng, đạo Phật không là một đạo yếm thế và xuất thế. Từ những bích họa vĩ đại Ajanta ở Ấn Độ, Tun Chuang ở Trung Hoa, đến những công trình kiến trúc kỳ diệu Mahabodhi ở nơi Đức Phật thành đạo, Borobudur [Sách của Cư sĩ Chánh Trí ghi là: Tháp Bârâbudur] ở Nam Dương, Angkor Vat ở Cao Miên, Đồng Dương ở Champa, Hương Tích Tự ở Việt Nam… đã có cả một sự nảy nở huy hoàng và tràn đầy sinh khí của nghệ thuật Phật giáo, để chứng tỏ sự vui mừng, sự hoan lạc, sự tin tưởng của quần chúng Á châu khi lời của Đức Phật được truyền đến do các Đại sư. Nếu nghệ thuật là phản ánh của tâm hồn thì đây là bằng chứng rằng đạo Phật đã thực đem lại sự an vui”.

[5] Đúng ra thì phải kể đến những đóng góp của GS Trần Quang Thuận cho lĩnh vực này. Đó là các tác phẩm biên soạn về lịch sử Phật giáo nơi từng nước thuộc Đông Nam Á v.v… đã được xb, sau sách Nguyên Nhân Thăng Trầm - Thịnh Suy của Phật Giáo Ấn Độ. Hy vọng là sẽ có dịp chúng tôi sẽ xin giới thiệu các tác phẩm kể trên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phật Giáo Sử Đông Nam Á của Chánh Trí Mai Thọ Truyền. NXB.Tôn Giáo. 2012.

2. Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới Tập 1 của Pháp sư Thánh Nghiêm. Nhiều người dịch. NXB.Hà Nội. 1995.

3. Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới Tập 2. Phật Giáo Nam Truyền của Pháp sư Tịnh Hải. Nhiều người dịch. NXB.ĐH và GDCN. 1992.

4. Đức Phật Giữa Chúng Ta của BS.Trần Ngọc Ninh. NXB.Lá Bối. 1972.

5. Dân Tộc Chàm Lược Sử của Dorohiem và Dohamide. Tác giả tự xb. S. 1965. 6. Việt Nam Phật Giáo Sử Luận 3 của Nguyễn Lang. NXB.Lá Bối. Paris. 1985.

Quảng cáo

Quảng cáo

Quảng cáo

Video liên quan

Chủ Đề