Danh sách Ủy ban Quốc phòng An ninh Quốc hội

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Thiếu tướng Lê Tấn Tới, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đồng chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị.

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Trung tướng Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó tổng Tham mưu trưởng; Thượng tướng Đỗ Căn, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; các đồng chí Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội; đại biểu các cơ quan chức năng của Quốc hội và Bộ Quốc phòng.

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại lễ ký quy chế phối hợp công tác.

Báo cáo tại hội nghị cho thấy, những năm qua, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quân sự, quốc phòng luôn được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đặc biệt quan tâm. Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng ban hành nhiều chủ trương, giải pháp, tập trung mọi nguồn lực cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về quân sự, quốc phòng, góp phần củng cố, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về công tác này. Đồng thời, đã chỉ đạo các cơ quan Bộ Quốc phòng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Trung ương, Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng và An ninh nghiên cứu, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền thông qua nhiều văn bản pháp luật và tổ chức thi hành chặt chẽ, đúng pháp luật.

Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại buổi ký quy chế.

Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, Bộ Quốc phòng soạn thảo để Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, ban hành nhiều dự án luật như: Luật Quốc phòng, Luật Dân quân tự vệ, Luật Lực lượng dự bị động viên, Luật Biên phòng Việt Nam, Luật Cảnh sát biển Việt Nam; Nghị quyết của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc... Trong đó, có những văn bản được Quốc hội thông qua với tỉ lệ đại biểu tán thành đạt 100%. Qua đó, góp phần thể chế chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc; bảo đảm cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng…

Phát biểu tại hội nghị, Đại tướng Phan Văn Giang ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được trong thực hiện Quy chế phối hợp công tác thời gian qua giữa các cơ quan chức năng của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội và Bộ Quốc phòng. Đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh: Nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quân sự, quốc phòng năm 2022 và toàn khóa Quốc hội khóa XV rất lớn.

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng tặng hoa chúc mừng Thượng tướng Trần Quang Phương, Thiếu tướng Lê Tấn Tới và đại biểu hai bên chụp ảnh lưu niệm tại lế ký quy chế.

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xác định đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai sâu sát, hiệu quả. Việc ký Quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội và Bộ Quốc phòng là cơ sở để các cơ quan chức năng triển khai xây dựng, hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả hệ thống pháp luật về quân sự, quốc phòng; góp phần quan trọng vào việc xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vững mạnh.

Các đại biểu trao đổi một số nội dung trong giờ giải lao.

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng quán triệt, nắm vững đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Từ đó, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật về quân sự, quốc phòng; tiếp tục tham mưu với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng những nội dung liên quan đến quân sự, quốc phòng thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đại tướng Phan Văn Giang lưu ý các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng phải tiếp tục tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội để triển khai xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật đạt kết quả, tiến độ, yêu cầu đề ra.

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương và Thiếu tướng Lê Tấn Tới ký quy chế phối hợp công tác trước sự chứng kiến của các đại biểu.

Tại hội nghị, trước sự chứng kiến của các đại biểu, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương và Thiếu tướng Lê Tấn Tới đã ký Quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội và Bộ Quốc phòng. Quy chế phối hợp gồm 3 chương, 25 điều, có hiệu lực kể từ ngày 1-10-2021. Hằng năm, 2 bên sẽ tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện và sẽ sửa đổi, bổ sung quy chế nếu thấy cần thiết.

Tin, ảnh: VĂN CHIỂN

Ngày 11/4, tại kỳ họp lần thứ 11 của Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước về danh sách Phó chủ tịch, ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh quốc gia:

 TT Họ & tên Chức vụ Chức danh

Số phiếu
tán thành

Tỉ lệ
phiếu bầu
1 Nguyễn Xuân Phúc Thủ tướng Chính phủ Phó Chủ tịch
Hội đồng quốc phòng và an ninh
 485  98,18%
2 Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội Ủy viên
Hội đồng quốc phòng và an ninh
 485  98,18%
3 Ngô Xuân Lịch Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ủy viên
Hội đồng quốc phòng và an ninh
 484  97,98%
4 Tô Lâm Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên
Hội đồng quốc phòng và an ninh
 485  98,18%

Theo Điều 89 của Hiến pháp năm 2013, Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam có nhiệm vụ động viên mọi lực lượng và khả năng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc, quyết định việc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.

Trường hợp có chiến tranh, Quốc hội có thể giao Hội đồng quốc phòngvà an ninh những quyền hạn đặc biệt, quyết định vấn đề sống còn như tuyên bố tình trạng khẩn cấp, ra quyết định hành động cho Chính phủ, quân đội, công an, ngoại giao để bảo vệ Tổ quốc.

Hội đồng quốc phòng và an ninh làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.

Điều 88 Hiến pháp năm 2013 quy định, Chủ tịch nước là người thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam...

* Cũng trong ngày 11/4, Quốc hội đã phê chuẩn các nhân sự Hội đồng bầu cử quốc gia thay cho các thành viên vừa được Quốc hội miễn nhiệm.

 TT Họ & tên Chức vụ Chức danh

Số phiếu
tán thành

Tỉ lệ
phiếu bầu
1 Trương Hòa Bình  Phó Thủ tướng Chính phủ Phó Chủ tịch
Hội đồng bầu cử quốc gia
 481  97,37%
2 Đặng Thị Ngọc Thịnh Phó Chủ tịch nước Phó Chủ tịch
Hội đồng bầu cử quốc gia
 478  96,76%
3 Đỗ Bá Tỵ Phó Chủ tịch Quốc hội Ủy viên
Hội đồng bầu cử quốc gia
 484  97,98%
4 Ngô Xuân Lịch Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ủy viên
Hội đồng bầu cử quốc gia
 484  97,98%
5 Trần Văn Túy Trưởng ban Công tác đại biểu Quốc hội Ủy viên
Hội đồng bầu cử quốc gia
 484  97,98%
6 Trần Quốc Vượng Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương Ủy viên
Hội đồng bầu cử quốc gia
 483  97,77%
7 Trương Minh Tuấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Ủy viên
Hội đồng bầu cử quốc gia
 483  97,77%
8 Tô Lâm Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên
Hội đồng bầu cử quốc gia
 482  97,57%
9 Phùng Quốc Hiển Phó Chủ tịch Quốc hội Ủy viên
Hội đồng bầu cử quốc gia
 481  97,37%
10 Lê Vĩnh Tân Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ủy viên
Hội đồng bầu cử quốc gia
 480  97,17%
11 Phạm Minh Chính Trưởng ban Tổ chức Trung ương Ủy viên
Hội đồng bầu cử quốc gia
 478  96,76%
12 Lê Quốc Phong  Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Ủy viên
Hội đồng bầu cử quốc gia
 470  95,14%
13 Lại Xuân Môn Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân Việt Nam Ủy viên
Hội đồng bầu cử quốc gia
 468  94,74%
14 Lê Thị Thu Hà Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Ủy viên
Hội đồng bầu cử quốc gia
 464  93,93%
15 Bùi Văn Cường Bí thư Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương Ủy viên
Hội đồng bầu cử quốc gia
 447  90,49%

Hội đồng bầu cử Quốc gia Việt Nam là cơ quan có vị trí, vai trò quan trọng trong các cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp được thành lập tháng 11/2015. Hội đồng bao gồm 21 thành viên là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quốc hội và Chính phủ, có nhiều nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức, lãnh đạo cuộc bầu cử trong cả nước, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành các quy định pháp luật về bầu cử Quốc hội.

Đứng đầu Hội đồng là Chủ tịch do sự đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Quốc hội bầu. Các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng đề nghị Quốc hội phê chuẩn. Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia hiện nay là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Tiền thân của Hội đồng bầu cử Quốc gia là Hội đồng bầu cử Trung ương do Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập.

Sau khi Hiến pháp 2013 được thông qua nhằm cụ thể hóa Hiến pháp ngày 23/11/2015 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII đã quyết định thành lập Hội đồng bầu cử Quốc gia thay thế Hội đồng bầu cử Trung ương.

HẢI YẾN [tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề