Đánh giá về sản xuất hàng hoá ở Việt Nam hiện nay

ĐB Trần Hoàng Ngân [TPHCM] chất vấn lãnh đạo Bộ Công thương. [Ảnh: Võ Long Hồ]

[Thanhuytphcm.vn] - Trong phần chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên sáng 16/3 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngoài vấn đề “nóng” là cung ứng xăng dầu, điều hành giá xăng dầu trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng cao, các ĐBQH cũng chất vấn nhiều về vấn đề lưu thông hàng hóa, nhất là vấn đề ùn ứ nông sản ở cửa khẩu vẫn diễn ra hàng năm.

ĐB Nguyễn Lâm Thành [Thái Nguyên] cho rằng, ùn ứ nông sản cho thấy chiến lược lưu thông hàng hóa "bế tắc". Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trả lời, Bộ Công thương nhiều lần khuyến nghị Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn [NN-PTNT] và các địa phương cần phải có phương án vùng trồng, vùng nuôi, sản xuất theo tín hiệu thị trường. Nếu cách làm cũ, có gì làm nấy, có gì bán nấy sẽ bị động, thay vào đó, ngành nông nghiệp phải có kế hoạch sản xuất theo yêu cầu, nhu cầu từng thị trường. Cùng với đó, phải tiến tới để chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch, hạn chế ùn ứ nông sản ở cửa khẩu. Về dài hạn, hai bộ cần có trách nhiệm xây dựng đề án để chuyển xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch qua biên giới. Hiện tiêu chuẩn, tiêu chí để xuất hàng tiểu ngạch, chính ngạch qua biên giới đã được Bộ Công thương trình Thủ tướng, Chính phủ. Trước mắt, ngành công thương và NN-PTNT đang nỗ lực họp bàn, trao đổi với phía bạn để giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên, do Trung Quốc thực hiện chiến lược “Zero Covid” nên cũng khó khăn trong lưu thông hàng hoá.

ĐB Lê Thị Song An [Long An] nêu ví dụ về giá thanh long đỏ xuống chỉ còn 2.000 đồng mỗi kg và đề nghị Bộ trưởng Công thương nêu giải pháp căn cơ để giải bài toán "được mùa, mất giá" của ngành nông nghiệp.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, nền kinh tế đang vận hành trong cơ chế thị trường, theo đó Việt Nam phải tận dụng cơ hội hội nhập với 16-17 hiệp định thương mại tự do. Việc các sản phẩm nông nghiệp bán nhưng không có địa chỉ do không đáp ứng được tiêu chuẩn đã tồn tại nhiều năm. Về lâu dài, giải pháp căn cơ với ngành nông nghiệp là phải thay đổi cách sản xuất, thay đổi vùng trồng, tuân thủ các tiêu chuẩn của thị trường thế giới và khu vực. “Nếu chúng ta không thay đổi thì thua ngay trên sân nhà. Tới đây, khi Chính phủ duyệt đề án về việc xuất khẩu nông sản theo hướng chính ngạch mà các địa phương không thực hiện được thì trách nhiệm không dừng ở các bộ, ngành" - Bộ trưởng Bộ Công thương nói.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất phải trả lời được các câu hỏi: sản xuất cái gì, bán đi đâu, bán cho ai? Hiện giờ chúng ta vẫn làm theo thói quen, làm theo tập quán là bán cái mình có chứ không phải bán cái thị trường cần. Đây là vấn đề khó.

ĐB Trần Hoàng Ngân [TPHCM] cũng chất vấn, Trung Quốc theo đuổi chính sách "Zero Covid", tiến hành phong tỏa một số thành phố, có thể gây đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa. Việt Nam nhập khẩu 110 tỷ USD năm 2021 từ Trung Quốc, nên có thể ảnh hưởng trong thời gian tới, giải pháp nào để hạn chế tiêu cực? Trả lời, Bộ trưởng thừa nhận đó là thách thức đối với toàn cầu, không riêng Việt Nam. Bộ Công thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng nghiên cứu mở rộng thị trường; tìm kiếm thị trường nhập khẩu các nguyên vật liệu; tăng năng lực sản xuất trong nước. Cùng với đó, thảo luận với phía bạn để mở luồng xanh, duy trì giao thương hàng hóa đồng thời bảo đảm yêu cầu phòng chống dịch.

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên

Đáng chú ý, ĐB Phạm Văn Hòa [Đồng Tháp] chất vấn, việc điều hành giá xăng dầu 10 ngày/lần như hiện nay liệu có hợp lý? Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, việc đưa ra chu kỳ điều hành như vậy là phù hợp với sự biến động chung với thị trường thế giới. Việt Nam chưa phải chưa phải là nền kinh tế thị trường đầy đủ, vẫn điều hành theo sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Việc điều hành giá xăng dầu 10 ngày/lần là đề xuất được tập thể Chính phủ đồng tình và quyết định. Bộ Công thương sẽ đề xuất điều hành giá xăng dầu dày hơn, tuy nhiên phải cân nhắc vì điều hành dày hơn thì lợi doanh nghiệp nhưng thiệt cho người dân…

Trả lời chất vấn ĐB về việc Bộ Công thương có kiến nghị tăng dự trữ xăng dầu hay không, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết sẽ tham mưu cấp có thẩm quyền, nâng mức dự trữ xăng dầu quốc gia, dự phòng lên. “Thời gian dự trữ, dự phòng xăng dầu hiện nay không lớn, chỉ khoảng 5-7 ngày. Thay vì dự trữ bằng tiền thì sắp tới có thể dự trữ hàng hóa”, Bộ trưởng cho hay.

Cũng tại phiên chất vấn, ĐB Đỗ Đức Hiển [TPHCM] nêu vấn đề về quản lý với hoạt động thương mại điện tử. Khi thương mại điện tử đã trở thành một xu thế, nhiều người dùng thương mại điện tử để buôn bán hàng lậu, hàng cấm, trốn thuế. Vậy giải pháp nào để xử lý vấn đề này?

Chia lửa trả lời chất vấn trong sáng 16/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, ngành thuế các năm qua đã thu thông qua các tổ chức tại Việt Nam [thuế nộp thay nhà thầu nước ngoài] gần 5.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều doanh nghiệp lớn đã nộp thuế như Facebook nộp 1.694 tỷ đồng, Google nộp 1.618 tỷ, Microsoft nộp 576 tỷ. Năm 2020, số thu thuế từ dịch vụ số xuyên biên giới đạt 1.143,76 tỷ đồng, năm 2021 đạt 1.317,78 tỷ đồng, bằng 115,2% năm 2020]. Vừa qua, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục thuế xây dựng cổng thông tin điện tử về kê khai thuế xuyên biên giới. Ngày 21/3 tới đây, Tổng cục thuế sẽ khai trương cổng thông tin điện tử này để doanh nghiệp nước ngoài khi bán hàng xuyên biên giới có thể trực tiếp kê khai thuế, nộp thuế. Bộ cũng ban hành hướng dẫn nộp thuế ở môi trường mạng, sàn thương mại điện tử, mua bán online.

Trung Kiên

Tin liên quan

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

1HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂNKHOA TRIẾT HỌC VÀ CHÍNH TRỊ HỌCTIỂU LUẬNNHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊ-NINPHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊTên tiểu luận: NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Họ và tên sinh viên thực hiện : Lớp : Mã số sinh viên : Giáo viên hướng dẫn : Hà Nội, tháng 04 năm 2014MỤC LỤC2MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiNăm 1976, Việt Nam đã hoàn toàn thống nhất, nước ta từng bước xây dựng Chủnghĩa Xã hội. Trong thời kỳ này, nền kinh tế nước ta đã gặt hái được nhiều thành tựunhưng đồng thời cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tháng 12/1986, tại Đại hội VI,Đảng và Nhà nước ta đã có quyết định quan trọng trong việc đổi mới nền kinh tế, thay thếnền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp bằng nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Và từ đó, nềnsản xuất hàng hóa đã trở thành nền tảng, động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóavà phát triển bền vững đất nước; giúp nền kinh tế của nước ta từng bước hội nhập với sựđi lên không ngừng của khu vực và thế giới, đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Cụ thể,ngày 28/7/1995, tại thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei Darussalam, Việt Nam chínhthức là thành viên thứ 7 của ASEAN. Ngày 11/1/2007, Việt Nam trở thành thành viênđầy đủ của WTO. Bên cạnh đó, nước ta không ngừng nỗ lực trong quá trình cải cách, đổimới nhằm hoàn thiện con đường phát triển kinh tế nói chung và sản xuất hàng hóa nóiriêng. Trong thời gian qua, nhiều văn bản quan trọng về định hướng chiến lược và cơ chế,chính sách phát triển nền sản xuất hàng hóa đã được ban hành. Đảng và Nhà nước đã sớmxác định vai trò then chốt của sản xuất hàng hòa trong sự nghiệp phát triển kinh tế nướcnhà. Chính vì vậy, em mạnh dạn chọn vấn đề “Nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiệnnay” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hiện nay, “Nền sản xuất hàng hóa ở nước ta” đã trở thành một đề tài không cònmới, tuy nhiên vẫn thu hút được nhiều người khai thác, tìm hiểu, nghiên cứu và trình bày.Ta có thể dễ dàng tìm thấy trên các trang mạng xã hội cũng như trong một số sách, báo,tài liệu, luận án Các bài viết đã làm rõ được vấn đề sản xuất và quá trình lưu thông hànghóa cũng như ảnh hưởng của quá trình sản xuất hàng hóa tới sự phát triển của kinh tế ViệtNam. Đánh giá các thuận lợi cũng như khó khăn thông qua các số liệu cụ thể được thốngkê trong thực tế. Bước đầu xây dựng các phương hướng và biện pháp để giải quyết cácvấn đề còn tồn tại trong sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên thực trạng trong nước cho thấy tácđộng vẫn chưa triệt để, từ đó đặt ra yêu cầu phân tích kỹ hơn nhằm đưa ra các giải phápcụ thể và thiết thực hơn. 3. Mục tiêu- Hiểu được bản chất của nền sản xuất hàng hóa và các yếu tố tác động.3- Đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng nền sản xuất hàng hóa của nước ta hiện nay. - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề hạn chế còn tồn đọng cũng như phát huy tối đa điểm mạnh của nền sản xuất hàng hóa trong nước.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu- Đối tượng: Nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam.- Phạm vi nghiên cứu: Nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam. Nền sản xuất hàng hóa ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.Giải pháp cho nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu.- Phương pháp thống kê, tổng hợp.- Phương pháp phân tích, đánh giá.6. Bố cục đề tàiNgoài phần mục lục, mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của triểu luận gồm 4 chương:• Chương 1: Cơ sở lý luận của tiểu luận.• Chương 2: Nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam.• Chương 3: Giải pháp cho nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay.4NỘI DUNGChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TIỂU LUẬN1.1. Sản xuất hàng hóa trong kinh tế chính trị Mác Lênin1.1.1. Sản xuất hàng hóaSản xuất hàng hóa là một khái niệm được sử dụng trong kinh tế chính trị Marx-Lenin dùng để chỉ về kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra không phảilà để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà là để đáp ứngnhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán trên thị trường. 1Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế phân biệt với sản xuất tự cung tự cấp ở thờikì đầu của lịch sử loài người. Ở thời kì đó, sản phẩm của sự lao động được tạo ra chỉ đểphục vụ trực tiếp cho nhu cầu của chính người sản xuất ra chúng. Nhưng do sản xuất ngàycàng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng cao làm cho sản xuất tự cung tựcấp dần dần bị chuyển hóa thành sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa đã tồn tại từ trongchế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, sau đó là chế độ tư bản chủ nghĩa và chế độxã hội chủ nghĩa. Sản xuất hàng hóa tồn tại trên cơ sở của sự trao đổi hàng hóa và là nềntảng cho mọi nền kinh tế.1.1.2. Điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hóaSản xuất hàng hóa là một phạm trù lịch sử, chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội khi cónhững điều kiện nhất định. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Marx thì sự ra đời và tồn tạicủa sản xuất hàng hóa phụ thuộc vào hai điều kiện cơ bản sau:• Phân công lao động xã hội: là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao động xã hội rathành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau của nền sản xuất xã hội. 2 Tuy nhiên,bản thân con người lại có nhiều nhu cầu khác nhau, bởi vậy đòi hỏi họ phải đi trao đổi sảnphẩm của mình để thỏa mãn các nhu cầu đó. Phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hóa. Theo C.Mác:“Sự phân công lao động xã hội là điều kiện tồn tại của nền sản xuất hàng hóa, mặc dầungược lại, sản xuất hàng hóa không phải là điều kiện tồn tại của sự phân công lao động xã1 Trần Đình Thảo [2010], Giáo trình Kinh tế chính trị, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.2 Trần Đình Thảo [2010], Giáo trình Kinh tế chính trị, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.5hội”.3 Phân công lao động xã hội càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hóa càngmở rộng hơn, đa dạng hơn. • Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất: là những người sản xuấttrở thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau. Do đó sản phẩm làm ra thuộcquyền sở hữu của các chủ thể kinh tế, người này muốn tiêu dùng sản phẩm lao động củangười khác cần phải thông qua trao đổi, mua bán hàng hoá. Trong lịch sử, sự tách biệt nàydo chế độ tư hữu về tư hữu tư tiệu sản xuất quy định. Trong chế độ tư hữu về tư liệu sảnxuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của mỗi cá nhân và kết quả là sản phẩm làm rathuộc quyền sở hữu của họ.4Hai điều kiện trên là điều kiện cần và đủ cho sự ra đời và tồn tại của sản xuất hànghóa, nếu thiếu một trong hai điều kiện đó sẽ không có sản xuất hàng hóa. Chính vì vậy,khi xem xét thực trạng nền sản xuất hàng hóa, cần phải coi đây là nền tảng cơ sở để tìmhiểu.1.2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa51.2.1. Đặc trưngSản xuất hàng hóa có hai đặc trưng cơ bản sau:• Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán. Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chứckinh tế đối lập với sản xuất tự cung tự cấp trong thời kì đầu của lịch sử loài người. Cụ thể,trong sản xuất hàng hóa sản phẩm được tạo ra để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của ngườikhác, thông qua việc trao đổi, mua bán.• Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã hội.Tính chất tư nhân thể hiện ở việc đặc tính của sản phẩm được quyết định bởi cá nhânngười làm ra nó hoặc người trực tiếp sở hữu tư liệu sản xuất trên danh nghĩa. Tính chất xãhội thể hiện qua việc sản phẩm tạo ra đáp ứng cho nhu cầu của những người khác trongxã hội. Tính chất tư nhân đó có thể phù hợp hoặc không phù hợp với tính chất xã hội. Đóchính là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa.1.2.2. Ưu thế3 C.Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.23, tr72.4 Wikipedia [2013]. Sản xuất hàng hóa , //vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BA%A3n_xu%E1%BA%A5t_h%C3%A0ng_h%C3%B3a, trích dẫn ngày 05.05.20145 Wikipedia [2013]. Sản xuất hàng hóa , //vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BA%A3n_xu%E1%BA%A5t_h%C3%A0ng_h%C3%B3a, trích dẫn ngày 05.05.20146So với nền kinh tế tự cung tự cấp, nền sản xuất hàng hóa có rất nhiều ưu thế vượt trộihơn hẳn:• Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở của phâncông lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất vì thế, nó khai thác được những lợi thế vềtự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở sản xuất. Bên cạnh đó, sự phát triểncủa sản xuất hàng hóa lại tác động trở lại, thúc đẩy sự phát triển của phân công lao độngxã hội, làm cho chuyên môn hóa lao động ngày càng tăng. • Đẩy mạnh quá trình xã hội hóa sản xuất. Sản xuất hàng hóa phá vỡ tính tự cung tự cấp,bảo thủ, lạc hậu của nền sản xuất tự cấp tự túc. Khai thác được lợi thế về tự nhiên, xã hội,kỹ thuật của từng người, từng cơ sở, từng vùng, từng địa phương, kích thích sự phát triểnvề kinh tế của cả quốc gia.• Đáp ứng nhu cầu đa dạng cho xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con ngườingày càng gia tăng cả về lượng và chất, sản xuất hàng hóa giúp cho họ có nhiều sự lựachọn hơn để đáp ứng nhu cầu của mình. Góp phần cải thiện đời sống xã hội đồng thời làmtăng khả năng lao động của xã hội.Muốn phân tích mức độ phát triển của nền sản xuất hàng hóa, ta cần xem xét, đánhgiá thông qua sự biểu hiện của các ưu thế này.1.3. Nền kinh tế sản xuất hàng hóa 6Kinh tế hàng hóa là hình thái của nền sản xuất xã hội nối tiếp và cao hơn nền sản xuấttự cung tự cấp. Trái với nền kinh tế tự cung tự cấp là tự sản xuất sản phẩm, tự tiêu dùngthì nền kinh tế hàng hóa có sự phân công lao động vào trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữanhững người này với người khác thông qua mua- bán trên thị trường. Ở giai đoạn sơ khai, trao đổi hàng hóa mang hình thức trực tiếp, gọi là hàng đổi hàng.Khi tiền xuất hiện, các cá nhân có thể sử dụng tiền làm phương tiện trao đổi. Lúc này, nềnkinh tế hàng hóa đồng thời là kinh tế tiền tệ. Khi cơ chế trao đổi dựa trên giá cả thịtrường, kinh tế hàng hóa cũng là kinh tế thị trường. Khi cơ chế trao đổi dựa trên nhữngsắp xếp quy hoạch từ một trung tâm, kinh tế hàng hóa đồng thời là kinh tế kế hoạch.Kinh tế hàng hóa là một giai đoạn phát triển nhất định trong lịch sử phát triển của xãhội theo trình tự: kinh tế tự nhiên- kinh tế hàng hóa- kinh tế sản phẩm. Trong bất kì chếđộ xã hội nào, sự tồn tại hình thái giá trị và thị trường luôn là đặc trưng chung của kinh tếhàng hóa.6 Wikipedia [2013]. Sản xuất hàng hóa , //vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BA%A3n_xu%E1%BA%A5t_h%C3%A0ng_h%C3%B3a, trích dẫn ngày 05.05.201471.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ nền sản xuất hàng hóa của TrungQuốcTrung Quốc là một quốc gia có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Hai nước đềutừng muốn thực hiện theo mô hình kinh tế của Liên Xô [cũ] để tiến tới xã hội chủ nghĩanhưng không thành công, và hiện nay đều thực hiện thể chế kinh tế mới là kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ở thời điểm đó, Trung Quốc là nước đi đầu trongviệc tháo gỡ cơ chế cũ, bứt phá thận trọng nhưng sáng tạo và mạnh bạo nhằm xây dựngmột nền kinh tế mới. Năm 1978, sau Hội nghị Trung ương khóa 3 khóa XI, Đảng Cộngsản Trung Quốc đã quyết định chuyển trọng tâm của toàn Đảng sang xây dựng kinh tế vàcải cách mở cửa, đây là bước ngoặt vĩ đại có tính lịch sử mang lại những thành tựu to lớncho nền kinh tế Trung Quốc sau này. Do đó, những bước đi trước của Trung Quốc có tínhchất soi đường cho Việt Nam trong việc xây dựng nền kinh tế hàng hóa.Dưới đây là một số kinh nghiệm cho nước ta từ nền sản xuất hàng hóa của TrungQuốc.• Mở rộng thị trường ra thế giới bằng con đường xuất khẩu:Trung Quốc đã thành công khi tận dụng lợi thế về lao động và sản xuất hàng hóa vớisố lượng lớn và giá thành rẻ để xuất khẩu ra thế giới. Điều này giúp tăng nguồn thu nhậpngoại tệ cho Trung Quốc một cách nhanh chóng, phát triển được nền sản xuất hàng hóatrong nước và tăng sức ảnh hưởng của Trung Quốc tới nền kinh tế thế giới. Dựa vào đặcthù về nền kinh tế nước ta, đây hoàn toàn là hướng đi đúng đắn cần được khai thác và ápdụng.• Xây dựng thể chế kinh tế thị trường bền vữngGiúp chính phủ dễ dàng nắm bắt và kiểm soát các tình hình kinh tế. Từ đó nhanhchóng đưa ra được các phương hướng giải quyết phù hợp. Đây là chính sách không chỉcần thiết với nước ta mà nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng cần học tập.• Phát triển sở hữu nhiều thành phần trên cơ sở nền tảng là công hữuĐây là một nét riêng trong phát triển kinh tế của Trung Quốc. Trung Quốc phát triểnnền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa trên cơ sở nền tảng là công hữu, nhưng không phủđịnh tư hữu. Sự sáng tạo này của Trung Quốc khiến cho nền kinh tế thị trường vẫn pháttriển mà hướng tiến tới lại vẫn là chủ nghĩa xã hội chứ không phải chủ nghĩa tư bản. • Xây dựng các đặc khu kinh tế8Tập dụng triệt để lợi thế từng vùng cho sản xuất, nâng cao trình độ sản xuất của cácvùng, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhanh hơn. Đây là chính sách đã được nước ta ápdụng và thu được rất nhiều kết quả đáng mừng.• Tạo điều kiên thuân lợi cho doanh nghiệp ngoài nhà nước và thu hút đầu tư nước ngoài.Trung Quốc hiện đang là một trong những nước thu hút đầu tư nhiều nhất trên thếgiới. Những thể chế thị trường tự do và các chính sách kính thích phù hợp đã góp phầnkhông nhỏ cho điều này. Tại Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũngđang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.Chương 2: NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM2.1. Sơ lược về lịch sử phát nền kinh tế hàng hóa ở Việt NamTừ nền sản xuất hàng hóa giản đơn thời phong kiến tới nền kinh tế hàng hóa sau này,nền sản xuất hàng hóa của nước ta đã không ngừng biến đổi và phát triển.Thời kì phong kiến, trình độ lao động, năng suất lao động nước ta chưa cao, chínhsách bế quan ở một số triều đại kìm hãm sự lưu thông hàng hóa. Sở hữu về tư liệu laođộng nằm trong tay một số ít người ở tầng lớp trên. Tóm lại, ở thời kì này, nền sản xuấthàng hóa ở nước ta mới chỉ xuất hiện, chưa phát triển.Trong thời kì bao cấp trước đổi mới, nền kinh tế hàng hóa đồng thời là nền kinh tế kế hoạch. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp kìm hãm sự phá triển của nền sản xuất hàng hóa. Biến hình thức tiền lương thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực sản xuất, thủ tiêu cạnh tranh và lưu thông thị trường. Sự nhận thức sai lầm của nước ta thời kì này đã khiến nền kinh tế suy sụp, sức sản xuất hàng hóa xuống dốc không phanh. Từ năm1976 đến 1980, thu nhập quốc dân tăng rất chậm, có năm còn giảm: Năm 1977 tăng 2,8%,năm 1978 tăng 2,3%, năm 1979 giảm 2%, năm 1980 giảm 1,4%, bình quân 1977-1980 chỉtăng 0,4%/năm, thấp xa so với tốc độ tăng trưởng dân số, làm cho thu nhập quốc dân bìnhquân đầu người bị sụt giảm 14%.7 Từ năm 1986, sau khi Đảng và Nhà nước đã kịp thời chuyển đổi nền kinh tế sang nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế sản xuất hàng hóa nước ta đãcó bước phát triển mạnh mẽ. Thời kì này có thể chia thành 3 giai đoạn:7 Thời báo kinh tế [2006]. Kinh tế Việt Nam 61 năm sau Cách mạng, //www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30658&cn_id=43605, trích dẫn ngày 05.05.20149• Giai đoạn 1986 – 2000: Giai đoạn chuyển tiếp của nền kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế kếhoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.Thị trường và nền kinh tế nhiều thành phần được công nhận và bước đầu phát triển. Nềnkinh tế Việt Nam bắt đầu trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền vớiphát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý củanhà nước. Tuy nhiên, thời kì này nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại chưa giảiquyết được. Điều này khiến nền kinh tế chậm phát triển chiều sâu.Thời gian GDPRiêngKV I KV II KV III1986-1990 4,4 2,7 4,7 5,71991-1995 8,2 4,1 12,0 8,61996-2000 7,0 4,4 10,6 5,7Bảng 1: Tốc độ tăng GDP bình quân năm phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1986-2000 [%]8• Giai đoạn 2000 – 2007: đây là giai đoạn nền kinh tế hàng hóa ở nước ta phát triển mạnhmẽ. GDP liên tục tăng mạnh. “Năm 2003 tăng 7,3% ; 2004 : 7,7% ; 2005 : 8,4% ; 2006 :8,2%”9. Tốc độ tăng trưởng năm 2007 là 8,5%, cao nhất kể từ năm 1997 đến nay. Việc gianhập WTO giúp Việt Nam phát triển nền kinh tế hàng hóa dễ dàng hơn khi có cơ hội mởrộng thị trường ra thế giới.• Giai đoạn 2007 – nay: kinh tế Việt Nam có dấu hiệu chững lại. Tăng trưởng GDP giảmtốc và lạm phát kéo dài. Các chính sách đưa ra không đem lại hiệu quả. Biểu đồ 1: Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2008-201310[%]8 Tổng cục thống kê [2006]. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2006-2010 với tám điều lý giải về thời kỳ tăng trưởng kinhtế cao nhất [1991-1995] trong 20 năm đổi mới, //www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=230&ItemID=4699, trích dẫn ngày 05.05.2014 9 Vietnamemb.se [2013]. Một số nét kinh tế Việt Nam, //www.vietnamemb.se/vi/index.php?option=com_content&view=article&id=54&Itemid=39, trích dẫn ngày 05.05.201410 Tổng cục thống kê [2010]. Kinh tế - xã hội thời kỳ 2006-2010 qua số liệu một số chỉ tiêu thống kê chủ yếu, //www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=418&ItemID=10879, trích dẫn ngày 05.05.201410 2.2. Thực trạng nền sản xuất hàng hóa ở nước ta hiện nayTrong khoảng thời gian gần đây, nền kinh tế hàng hóa Việt Nam có xu hướng sụtgiảm. Tuy khủng hoảng trong thời gian dài nhưng năm 2013, nền kinh tế nước ta đã cónhững dấu hiệu hồi phục.Tốc độ tăng trưởng năm 2011 là 6,24%, năm 2012 là 5,25% và năm 2013 là 5.42%.11Việc GDP năm 2013 có sự tăng nhẹ cho chúng ta niềm tin rằng: “Kinh tế Việt Nam đãvượt qua nhiều khó khăn, đang phục hồi và hướng tới tốc độ tăng trưởng cao hơn,” Thủtướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đưa ra trong bài phát biểu tại Diễn đàn Đối tác Pháttriển Việt Nam [VDPF] 2013 tổ chức sáng 5/12 tại Hà Nội.12Cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam từ sau khi đổi mới tới nay đã có nhiều thay đổi đángmừng. Có sự chuyển đổi tích cực từ khu vực I [nông lâm nghiệp và thủy sản] sang khuvực II [công nghiệp và xây dựng] và khu vưc III [dịch vụ]. 11 Tổng cục thống kê [2014], Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 2010 phân theo khu vực kinh tế, < //www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=388&idmid=3&ItemID=14482>, trích dẫn ngày 05.08.201412 Trung Nghĩa [2013]. Thủ tướng: GDP của Việt Nam tăng trưởng 5,4% năm 2013, < //ndh.vn/thu-tuong-gdp-cua-viet-nam-tang-truong-5-4-nam-2013-20131205091619944p145c152.news>, trích dẫn 05.08.201411Hình 1: Cơ cấu kinh tế từ năm 2009 đến nay [GDP theo giá thực tế]13[%]Cơ cấu vùng kinh tế nước ta đã có sự thay đổi rõ rệt. NămTổng sốvùng kinh tếtrọng điểmVùng kinhtế trọngđiểm BắcBộVùng kinhtế trọngđiểm TrungBộVùng kinhtế trọngđiểm NamBộVùng kinhtế trọngđiểm vùngđồng bằngsông CửuLong1997 13 5 4 4 02004 20 8 5 7 02009 24 7 5 8 4Bảng 2: Số vùng kinh tế trọng điểm nước ta trong năm 1997, 2004, 2009.14Cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta cũng đã có sự tiến bộ. Từ nền kinh tế mangnặng tính công hữu, lấy kinh tế quốc doanh là hình thức cao nhất, đến nay, nước ta đã cónền kinh tế nhiều thành phần với sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của kinh tế ngoài Nhànước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.13 Vietbao.vn [2013]. Việt Nam lãng phí thị trường hàng xa xỉ, , trích dẫn ngày 05.05.201414 Chinhphu.vn [2014]. Tổng quan về quá trình hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, //chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungvungkinhtetrongdiemquocgia?articleId=10000721, trích dẫn ngày 05.05.201412Hình 2: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 1995-2006[Tỷ đồng]15Tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng nền kinh tế hàng hóa Việt Nam vẫn chưa thể hiện được một cách triệt để những ưu thế của mình. Bên cạnh đó là sự tồn đọng những hạn chế của nền sản xuất hàng hóa nước ta cần được sớm giải quyết.• Về thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển: Lực lượng sản xuất của Việt Nam dù đã có sựphát triển lớn so với trước khi đổi mới, song hiện nay trình độ lao động của Việt Nam cònkém. “Theo đánh giá mới nhất của Ngân hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực ViệtNam chỉ đạt mức 3,79 điểm [theo thang điểm 10], xếp thứ 11 trong số 12 nước Châu Átham gia xếp hạng”.16 • Về đẩy mạnh quá trình xã hội hóa sản xuất: Năng suất lao động xã hội ở Việt Nam cònthấp. Việc xuất khẩu hàng Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn do giá thành cao, bịkiện bán phá giá hay bị kiểm soát ở thị trường một số nước như Hoa Kì. Hình 3: Năng suất lao động quốc tế năm 2012 [USD]17• Về đáp ứng nhu cầu đa dạng cho xã hội: Nước ta đã đáp ứng khá tốt cả về mẫu mã và chấtlượng. Tuy nhiên sự xuất hiện của hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thịtrường ngày càng nhiều. Giá các mặt hàng thiết yếu như điện, nước liên tục tăng. Chương 3: GIẢI PHÁP CHO NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở NƯỚC TAHIỆN NAY15 N.Q.A [2010]. Tập đoàn kinh tế nhà nước- cần một cái nhìn thực chất, //www.boxitvn.net/bai/12314, trích dẫn ngày 05.05.201416 HNM [2014]. Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Ba "nhà" chưa chung một "mái", //baophutho.vn/giao-duc-dao-tao/201405/dao-tao-nhan-luc-chat-luong-cao-ba-nha-chua-chung-mot-mai-2325934/, trích dẫn ngày 05.05.201417Tuyết Mai [2013]. Người Việt có lười lao động?, //news.go.vn/xa-hoi/tin-1190576/nguoi-viet-co-luoi-lao-dong.htm, trích dẫn ngày 05.05.201413Qua việc tìm hiểu về nền sản xuất hàng hóa của nước ta và kết hợp với những bài họckinh nghiệm rút ra từ nền sản xuất hàng hóa của Trung Quốc, tiểu luận đưa ra một số giảipháp cho nền sản xuất hàng hóa ở nước ta.• Phát triển nền sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu nhằm mở rộng thị trường: Nước ta có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thương. Nguồn lao động dồi dào, giárẻ. Điều này cho thấy lực lượng lao động của nước ta hoàn toàn có đủ điều kiện để sảnxuất hàng hóa xuất khẩu. Hiện nay, nhiều mặt hàng xuất khẩu như gạo, cá tra, cá basa đang đóng góp một phần không nhỏ cho GDP nước ta. • Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần sở hữu trên nền tảng công hữu:Là một quốc gia đi theo con đường xã hội chủ nghĩa nên việc coi trọng công hữu làkhông thể bỏ qua. Nhưng với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần sở hữu trên nềntảng công hữu giúp chúng ta vừa phát triển được nền kinh tế thị trường vừa phát triểnđược chính trị theo hướng xã hội chủ nghĩa.• Hoàn thiện thể chế thị trường chặt chẽ và phù hợp:Qua bài học từ Trung Quốc, chúng ta cần đặt ra nhiệm vụ hoàn thiện thể chế kinh tếthị trường chặt chẽ và phù hợp hơn với nền kinh tế trong nước để giúp nước ta dễ dàngkiểm soát được tình hình, nhanh chóng nắm bắt được thời cơ giúp nước ta kịp thời đưa racác cách giải quyết phù hợp để phát triển kinh tế. Đây là việc rất quan trọng trong quátrình phát triển nền kinh tế hàng hóa.• Tập trung đào tạo lực lượng lao động có trình độ cao:Tỷ lệ lao động thất nghiệp ở Việt Nam rất cao nhưng lại không đủ số lao động cótrình độ lao động nên đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Nước ta nên mở rộng đàotạo lực lượng lao động có trình độ cao chuyên môn sâu, thu hẹp hệ thống đào tạo đạo họccao đẳng kém chất lượng. • Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm:Việc xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm giúp ta tận dụng lợi thế từng vùng để pháttriển hợp lý. Hiện nay nước ta đã có tới 24 vùng kinh tế trọng điểm với các cách phát triểnkinh tế khác nhau. Đây là cách nhanh chóng sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tếcủa nước ta. • Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển. 14Công tác quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển là những công tác đóng vai trò quantrọng điều tiết nền kinh tế. Hoàn thiện những công tác này sẽ giúp nền kinh tế có một chỗdựa vững chắc, đẩy nhanh phát triển nền kinh tế hàng hóa.• Kiểm soát lạm phát và giá cảViệc giá cả leo thang và lạm phát kéo dài ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế và cuộc sốnghàng ngày của người lao động. Nhà nước cần kiểm soát tình hình này. Đồng thời, áp giásản cho các sản phẩm nông sản mua tại vườn, tại ruộng để bảo vệ quyền lợi cho nông dân,tránh tình trạng rớt giá xuống quá thấp khiến nhà nông khốn đốn trong thời gian qua.• Giải quyết vấn đề tiền lươngVấn đề tiền lương một khi chưa được giải quyết sẽ còn gây ra nhiều hậu quả nghiêmtrọng cho nền kinh tế. Giải quyết vấn đề tiền lương hợp lý sẽ giúp tăng sức lao động vàkích cầu khiến nền kinh tế hàng hóa phát triển.TÀI LIỆU THAM KHÁO1. C.Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.23, tr72.2. Chinhphu.vn [2014]. Tổng quan về quá trình hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, //chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungvungkinhtetrongdiemquocgia?articleId=10000721, trích dẫn ngày 05.05.2014153. G.A. Cô-dơ-lốp và S.P. Pê-rơ-vu-sin [1976], Từ điển kinh tế, NXB. Sự thật, Hà Nội.4. HNM [2014]. Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Ba "nhà" chưa chung một "mái", //baophutho.vn/giao-duc-dao-tao/201405/dao-tao-nhan-luc-chat-luong-cao-ba-nha-chua-chung-mot-mai-2325934/, trích dẫn ngày 05.05.20145. Lê Minh [2013]. Kinh tế Trung Quốc bước vào thời kỳ mới, //cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/kinh-te-trung-quoc-buoc-vao-thoi-ky-moi-201303211126350237ca32.chn , trích dẫn ngày 05.05.20146. N.Q.A [2010]. Tập đoàn kinh tế nhà nước- cần một cái nhìn thực chất, //www.boxitvn.net/bai/12314, trích dẫn ngày 05.05.20147. Như Trang [2002]. Trình độ lao động trẻ ở VN còn thấp, //vietbao.vn/Xa-hoi/Trinh-do-lao-dong-tre-cua-VN-con-thap/10792100/157/ , trích dẫn ngày 05.05.20148. Tinkinhte [2013]. Sức nặng của kinh tế Trung Quốc ngày một lớn?, //www.tinkinhte.com/the-gioi/chau-a/suc-nang-cua-kinh-te-trung-quoc-ngay-mot-lon.nd5-dt.154969.102104.html , trích dẫn ngày 05.05.20149. Tổng cục thống kê [2010]. Kinh tế - xã hội thời kỳ 2006-2010 qua số liệu một số chỉ tiêu thống kê chủ yếu, //www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=418&ItemID=10879, trích dẫn ngày 05.05.201410. Tổng cục thống kê [2006]. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2006-2010 với tám điều lý giải về thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao nhất [1991-1995] trong 20 năm đổi mới, //www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=230&ItemID=4699, trích dẫn ngày 05.05.2014 11. Tổng cục thống kê [2014], Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 2010 phân theo khu vực kinh tế, //www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=388&idmid=3&ItemID=14482, trích dẫn ngày 05.08.201412. Tuyết Mai [2013]. Người Việt có lười lao động?, //news.go.vn/xa-hoi/tin-1190576/nguoi-viet-co-luoi-lao-dong.htm, trích dẫn ngày 05.05.201413. Thời báo kinh tế [2006]. Kinh tế Việt Nam 61 năm sau Cách mạng,//www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30658&cn_id=43605, trích dẫn ngày 05.05.201414. Trần Đình Thảo [2010], Giáo trình Kinh tế chính trị, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.15. Trung Nghĩa [2013]. Thủ tướng: GDP của Việt Nam tăng trưởng 5,4% năm 2013, //ndh.vn/thu-tuong-gdp-cua-viet-nam-tang-truong-5-4-nam-2013-20131205091619944p145c152.news16. Vietbao.vn [2013]. Việt Nam lãng phí thị trường hàng xa xỉ, , trích dẫn ngày 05.05.20141617. Vietnamemb.se [2013]. Một số nét kinh tế Việt Nam,//www.vietnamemb.se/vi/index.php?option=com_content&view=article&id=54&Itemid=39, trích dẫn ngày 05.05.201418. Wikipedia [2013]. Sản xuất hàng hóa , //vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BA%A3n_xu%E1%BA%A5t_h%C3%A0ng_h%C3%B3a, trích dẫn ngày 05.05.2014PHỤ LỤCBảng 1: Tốc độ tăng GDP bình quân năm phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1986-2000 [%] 10Bảng 2: Số vùng kinh tế trọng điểm nước ta trong năm 1997, 2004, 2009 1217Biểu đồ 1: Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2008-2013 [%] 11Hình 1: Cơ cấu kinh tế từ năm 2009 đến nay [GDP theo giá thực tế] [%] 12Hình 2: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 1995-2006 [Tỷ đồng] 13Hình 3: Năng suất lao động quốc tế năm 2012 [USD] 1318

Video liên quan

Chủ Đề