Nêu giá trị và biện pháp khắc phục hạn chế của sông ngòi thanh hóa

Giải bài tập Câu 1 - Mục 2 - Tiết học 33 - Trang 119 SGK Địa lí 8

Em hãy cho biết một số giá trị của sông ngòi nước ta.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.

- Xây dựng các nhà máy thủy điện.

- Bồi đắp phù sa, mở rộng đồng bằng về phía biển.

- Khai thác và nuôi trồng thủy sản.

nêu rõ thuận lợi, khó khàn của sông ngòi nước ta đối với sản xuất và đời sống. Câu 4. trang 84 Sách bài tập [SBT] Địa lí 8 – Bài 33. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

Hoàn thành sơ đồ dưới đây để nêu rõ thuận lợi, khó khàn của sông ngòi nước ta đối với sản xuất và đời sống, đồng thời nêu rõ các biện pháp khắc phục khó khãn để phát huy giá trị kinh tế của sông ngòi.

a, Thuận lợi.

– Thuỷ điện: Thuỷ điện Hoà Bình, Trị An, Yaly…

– Thuỷ lợi: Cung cấp nước tưới tiêu cho việc sản xuất của nhân dân.

– Bồi đắp lên đồng bằng màu mỡ để trồng cây lương thực

– Thuỷ sản.

– Giao thông, du lịch….

b. Khó khăn:

Quảng cáo

– Rừng cây bị chặt phá nhiều, nước mưa và bùn cát dồn xuống dòng sông, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội.

– Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, các chất độc hại cũng làm cho nguồn nước ô nhiễm

* Biện pháp

– Không đốt, chặt phá rừng bừa bãi

– Không vứt các chất thải chưa được xử lý trực tiếp xuống nguôn nước.

– Phải xử lý nước thải từ các khu công nghiệp và các đô thị lớn.

– Cần phải tích cực, chủ động phòng chống lũ lụt, bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông ngòi.

– Không đốt, chặt phá rừng bừa bãi – Không vứt các chất thải chưa được xử lý trực tiếp xuống nguôn nước. – Phải xử lý nước thải từ các khu công nghiệp và các đô thị lớn.

– Cần phải tích cực, chủ động phòng chống lũ lụt, bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông ngòi.

[TN&MT] - Kết quả phân tích hóa học nước ở trung lưu và hạ lưu các sông lớn tại Thanh Hóa như sông Mã, sông Chu, sông Hoạt, sông Yên... cho thấy nhiều chỉ tiêu...

[TN&MT] - Kết quả phân tích hóa học nước ở trung lưu và hạ lưu các sông lớn tại Thanh Hóa như sông Mã, sông Chu, sông Hoạt, sông Yên... cho thấy nhiều chỉ tiêu hóa, lý, sinh học vượt gấp nhiều lần tiêu chuẩn nước mặt, thậm chí vượt cả tiêu chuẩn nước thải công nghiệp. Đặc biệt, sông Chu và sông Yên có thể coi “ngang hàng” với nước thải công nghiệp chưa qua xử lý.

Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính gồm: sông Mã, sông Bạng, sông Hoạt và sông Yên có tổng chiều dài 425,7 km với tổng diện tích lưu vực lên đến 11.482 km2. Nếu tính sông suối của Thanh Hóa có chiều dài trên 10 km thì toàn tỉnh có tới 173 con sông, suối [trừ 4 hệ thống sông chính] với tổng chiều dài 4.805 km. Mạng lưới sông ngòi Thanh Hóa phát triển khá dầy và đồng đều giữa các vùng miền. Tuy nhiên, hệ thống sông ngòi này hầu như chưa được điều tra và đánh giá chất lượng nước theo chế độ điều tra cơ bản mà chỉ điều tra cho từng mục riêng biệt.

Trong quá trình phát triển kinh tế, cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu khai thác, sử dụng nước ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Song nguồn nước hiện nay đã và đang bị cạn kiệt và suy thoái nghiêm trọng do chất thải, nước thải từ các khu dân cư, khu công nghiệp, làng nghề… Cùng với đó, sản xuất công nghiệp, làng nghề của Thanh Hóa còn đang ở quy mô nhỏ, manh mún, công nghệ sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp còn quá lạc hậu. Không những thế, tâm lý chưa chú trọng đầu tư công nghệ xử lý nước thải, thậm chí trốn tránh, qua mặt cơ quan chức năng theo kiểu đầu tư đối phó càng làm cho nước thải công nghiệp, làng nghề gây ô nhiễm nguồn nước ở nhiều vùng. Ngoài ra, ý thức người dân thực sự vẫn chưa cao trong việc bảo vệ và giữ gìn nguồn nước. Bằng chứng là chất thải sinh hoạt, xác động vật chết… đều được người dân “xử lý” bằng cách ném xuống sông, rồi hàng loạt các bãi rác tự phát hình thành dọc theo các triền sông, suối cũng góp phần không nhỏ trong việc ô nhiễm hóa dòng sông ngày một tăng nhanh.

Sông Mã đoạn qua huyện Quan Hóa [Thanh Hóa] bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải của một nhà máy giấy

Theo số liệu điều tra phân tích mẫu nước trên sông Yên, sông Bạng, sông Chu, sông Mã, sông Hoạt và sông Lèn của các năm cho thấy nguồn nước các sông của Thanh Hóa đã và đang bị ô nhiễm, các chỉ tiêu như: Chất rắn hòa tan, chất rắn lơ lửng, độ đục, độ PH, nitrat, nitrit, phốt pho, amoni, sulfid, colifrom, COD… đều vượt quy chuẩn cho phép về chất lượng nước mặt. Nhiều chỉ tiêu hóa, lý và sinh học vượt quá lớn tiêu chuẩn nước mặt, thậm chí vượt cả tiêu chuẩn nước thải công nghiệp. Đặc biệt, phần trung và hạ lưu sông Chu, sông Yên có thể coi “ngang hàng” với nước thải công nghiệp chưa qua xử lý. Các chỉ tiêu vi phạm là: COD, colifrom, sulfid, amoni, phốt pho, độc đục…

Không chỉ ô nhiễm, nguồn nước mặt tại Thanh Hóa cũng đang đối mặt với tình trạng suy giảm và cạn kiệt. Vào mùa khô tại một số hệ thống sông nhỏ như sông Hoạt, sông Mạo Khê, sông Cầu Chày và một số sông, suối của vùng sông Mực, sông Bạng trước đây vẫn có nước nhưng hiện nay đã và đang trở nên cạn kiệt. Sông Chu, sông Yên, sông Mã do khai thác nước quá mức nên đã làm cho tình trạng xâm nhập mặn vào quá sâu, gây khó khăn trong việc cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế. Hiện, một số vùng ở trung du, miền núi và các vùng dân cư ven biển đang rơi vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

Nước thải công nghiệp chưa qua xử lý đang “bức tử” những dòng sông

Tình trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, khoan nước dưới đất và xả thải vào nguồn nước không theo quy hoạch, không có giấy phép, xả thải không qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn vào nguồn nước vẫn còn diễn ra phổ biến đã và đang làm suy thoái, cạn kiệt ô nhiễm nguồn nước gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. 

Đã đến lúc, tỉnh Thanh Hóa cần có những biện pháp cứng rắn hơn, nghiêm minh hơn trong việc giữ gìn “sự sống” cho những dòng sông và trên hết là sự phát triển bền vững cho những thế hệ mai sau.

Bài và ảnh: Nguyễn Dũng - Anh Tú

1. Đặc điểm chung
a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
– Nước ta có 2360 sông dài > 10km.
– 93% các sông nhỏ và ngắn.
– Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…
b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.
c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
– Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh.
– Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.
d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn
– Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.
– Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.

Hình 33.1. Lược đồ các hệ thống sông lớn ở Việt Nam

2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông
a. Giá trị của sông ngòi.
– Thuỷ điện: Thuỷ điện Hoà Bình, Trị An, Yaly…
– Thuỷ lợi: Cung cấp nước tưới tiêu cho việc sản xuất của nhân dân.
– Bồi đắp lên đồng bằng màu mỡ để trồng cây lương thực
– Thuỷ sản.
– Giao thông, du lịch….
b. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm
– Rừng cây bị chặt phá nhiều, nước mưa và bùn cát dồn xuống dòng sông, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội.
– Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, các chất độc hại cũng làm cho nguồn nước ô nhiễm
* Biện pháp
– Không đốt, chặt phá rừng bừa bãi
– Không vứt các chất thải chưa được xử lý trực tiếp xuống nguôn nước.
– Phải xử lý nước thải từ các khu công nghiệp và các đô thị lớn.
– Cần phải tích cực, chủ động phòng chống lũ lụt, bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông ngòi.

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? [trang 117 SGK Địa lý 8] Vì sao nước ta có rất nhiều sông suối, song phần lớn lại là các sông nhỏ, ngắn và dốc.
– Vì lãnh thổ nước ta hẹp ngang và nằm sát biển.
– Địa hình nước ta có nhiều đồi núi [chiếm 3/4 diện tích], Đồi núi lấn ra sát biển nên dòng chảy ngắn, dốc.

? [trang 117 SGK Địa lý 8] Dựa trên hình 33.1 [trang 118 SGK Địa lý 8] em hãy sắp xếp các sông lớn theo hai hướng kể trên.
– Hướng Tây Bắc – Đông Nam: sông Đà, sông Hồng, sông Mã. sông Cả, sông Gianh, sông Ba, sông Tiền, sông Hậu,…
– Hướng vòng cung: sông Lô, sông Gâm, sông Cầu, sông Thương

? [trang 119 SGK Địa lý 8] Dựa vào bảng 33.1 [trang 119 SGK Địa lý 8] và cho biết mùa lũ trên các lưu vực sông có trùng nhau không và giải thích vì sao có sự khác biệt ấy.

Bảng 33.1. MÙA LŨ TRÊN CÁC LƯU VỰC SÔNG


– Mùa lũ trên các sông không trùng nhau vì chế độ mưa trên mỗi lưu vực khác nhau.
– Các sông ở Trung Bộ Đông Trường Sơn có lũ vào các tháng cuối năm 9, 10, 11, 12.

? [trang 119 SGK Địa lý 8] Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ lụt.
– Xây các hồ chứa nước: thủy lợi, thủy điện, thủy sản, du lịch [ví dụ: hồ Hòa Bình trên sông Đà].
– Chung sống với lũ tại đồng bằng sông Cửu Long:
+ Tận dụng nguồn nước để thau chua rửa mặn, nuôi trồng thủy sản, phát triển giao thông, du lịch.
+ Tận dụng nguồn phù sa để bón ruộng, mở rộng đồng bằng.
+ Tận dụng thủy sản tự nhiên, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế.

? [trang 119 SGK Địa lý 8] Em hãy cho biết, lượng phù sa lớn như vậy đã có những tác động như thế nào tới thiên nhiên và đời sống cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
– Phù sa bồi đắp đồng bằng hằng năm, giúp tăng năng suất cây trồng.
– Phù sa bồi đắp mở rộng đồng bằng về phía biển.

? [trang 119 SGK Địa lý 8] Em hãy cho biết một số giá trị của sông ngòi nước ta.
– Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.
– Xây dựng các nhà máy thủy điện.
– Bồi đắp phù sa, mở rộng đồng bằng về phía biển.
– Khai thác và nuôi trồng thủy sản.

? [trang 120 SGK Địa lý 8] Em hãy tìm trên hình 33.1 [trang 118 SGK Địa lý 8] các hồ nước Hòa Bình, Trị An, Y-a-ly, Thác Bà, Dầu Tiếng và cho biết chúng nằm trên những dòng sông nào.
Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để tìm các hồ.
– Hồ Hòa Bình trên sông Đà.
– Hồ Trị An trên sông Đồng Nai.
– Hồ Y-a-ly trên sông Xê Xan.
– Hồ Thác Bà trên sông Chảy.
– Hồ Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn.

? [trang 120 SGK Địa lý 8] Để dòng sông không bị ô nhiễm chúng ta cần phải làm gì.
– Xử lí nước thải công nghiệp, nông nghiệp,… trước khi đưa vào sông; không đổ rác thải công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt xuống sông.
– Không đổ các vật liệu chìm đắm cản trở dòng chảy tự nhiên.
– Nghiêm cấm đánh bắt thủy sản bằng hóa chất, điện.

? [trang 120 SGK Địa lý 8] Có những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm? Liên hệ ở địa phương em.
– Nước thải và rác thải của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt
– Vật liệu chìm đắm cản trở dòng chảy tự nhiên.
– Đánh bắt thủy sản bằng hóa chất điện.
– Liên hệ ở địa phương: về chăn nuôi lợn, nhiều hộ gia đình thường đưa trực tiếp phân và nước tiểu chưa qua xử lí đổ vào sông, hồ, gây ô nhiễm nguồn nước…

? [trang 120 SGK Địa lý 8] Vẽ biểu đồ phân bố dòng chảy trong năm tại trạm Sơn Tây [sông Hồng] theo bảng lưu lượng bình quân tháng [m3/s] [trang 120 SGK Địa lý 8].

Video liên quan

Chủ Đề