Đánh giá phơi nhiễm là gì năm 2024

- Máu hoặc dịch của người có HIV, Viêm gan B, Viêm gan C bắn vào các vùng da bị tổn thương, vào niêm mạc như mắt, mũi, họng.

- Bị người khác dùng bơm kim tiêm đã qua sử dụng có máu chứa virus HIV, Viêm gan B, Viêm gan C đâm vào, hoặc những người trong khi làm nhiệm vụ như công an, bác sĩ... cấp cứu tai nạn giao thông, bắt tội phạm...

- Khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV, Viêm gan B, Viêm gan C mà không sử dụng bao cao su phòng ngừa.

2. Sơ cứu - Được thực hiện tùy thuộc vào từng loại phơi nhiễm (ví dụ giọt bắn, kim tiêm hay các tổn thương khác) và phương tiện phơi nhiễm (như da nguyên vẹn, da bị tổn thương).

- Các bước sơ cứu đối với vùng phơi nhiễm:

Đánh giá phơi nhiễm là gì năm 2024

3. Báo cáo người phụ trách và làm biên bản: Ghi lại đầy đủ các thông tin theo mẫu báo cáo phơi nhiễm

4. Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm - Có nguy cơ: + Tổn thương do kim dính máu đâm xuyên qua da gây chảy máu;

+ Tổn thương da sâu do dao mổ hoặc các ống nghiệm chứa máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bị vỡ đâm phải;

+ Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét hoặc xây sát từ trước.

- Không có nguy cơ: Máu và dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành.

5. Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm - Người bệnh đã được xác định HIV dương tính: Tìm hiểu các thông tin về tiền sử và đáp ứng với thuốc ARV.

- Người bệnh chưa biết tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm: Tư vấn và lấy máu xét nghiệm HIV.

6. Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm - Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV theo qui định. + Nếu ngay sau khi phơi nhiễm, người bị phơi nhiễm có HIV dương tính: Đã bị nhiễm HIV từ trước không phải do phơi nhiễm.

+ Nếu HIV âm tính: xét nghiệm lại sau 3 và 6 tháng. Xét nghiệm công thức máu và chức năng gan khi bắt đầu điều trị và sau 2 - 4 tuần.

- Hỗ trợ tâm lý nếu cần thiết.

7. Tư vấn và điều trị sau phơi nhiễm: Người được xác định là phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể và vật sắc nhọn từ nguồn có chứa HIV, Viêm gan B, Viêm gan C cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa thuộc khoa Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí để được tư vấn, và điều trị dự phòng càng sớm càng tốt.

Mọi người có thể bị phơi nhiễm với HIV theo một số cách. Điều này có thể là do quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ, dùng chung kim tiêm hoặc bị thương do kim tiêm. Bị thương do kim tiêm là khi một cây kim không sạch sẽ đâm vào quý vị, chẳng hạn như vô tình giẫm phải.

Nếu quý vị nghĩ rằng mình có thể đã bị phơi nhiễm với HIV, một loại thuốc gọi là thuốc Dự Phòng Sau Phơi Nhiễm (PEP) có thể làm giảm nguy cơ nhiễm HIV. PEP ngăn không cho HIV lây lan khắp cơ thể. PEP phải được uống trong vòng 72 giờ kể từ khi phơi nhiễm thì mới có tác dụng đúng cách.

PEP là một loại thuốc dùng kéo dài trong bốn tuần. Loại thuốc này có sẵn tại các phòng khám sức khỏe tình dục và khoa cấp cứu.

Bác Sĩ Gia Đình của tôi sẽ làm gì vào lúc này?

Nếu bác sĩ cho rằng quý vị có thể đã bị phơi nhiễm với HIV, họ sẽ giới thiệu quý vị thực hiện một cuộc đánh giá sức khỏe tình dục chuyên khoa để quý vị có thể bắt đầu đợt dùng PEP của mình. Nếu quý vị không thể dùng PEP, bác sĩ sẽ trao đổi với quý vị về các bước tiếp theo và các lựa chọn điều trị khác.

Bác sĩ cũng sẽ:

  • Sắp xếp một cuộc xét nghiệm máu để xác nhận chẩn đoán của quý vị
  • Nói chuyện với quý vị về quan hệ tình dục an toàn và tiêm chích an toàn để ngăn ngừa phơi nhiễm trong tương lai
  • Giúp quý vị hiểu nên tránh những hoạt động nào ngay lúc này, chẳng hạn như hiến máu
  • Giới thiệu đến các dịch vụ tư vấn hoặc bác sĩ tâm lý tại địa phương nếu quý vị đang cảm thấy phiền muộn

Bác Sĩ Gia Đình của tôi sẽ làm gì sau đó?

Bác sĩ có thể gặp lại quý vị trong vài ngày tới để theo dõi các kết quả xét nghiệm, giám sát sức khỏe và kiểm soát các bước điều trị tiếp theo của quý vị.

Bác sĩ cũng có thể lên lịch thêm các cuộc hẹn thăm khám và xét nghiệm trong vài tháng tiếp theo. Việc này là do có thể mất từ một đến ba tháng để phát hiện ra HIV trong cơ thể. Thông thường, quý vị cần làm nhiều hơn một xét nghiệm để xác nhận liệu PEP có hiệu quả và quý vị không bị nhiễm HIV hay không.

Bác sĩ có thể giới thiệu thêm đến dịch vụ hỗ trợ chuyên khoa hoặc phòng khám sức khỏe tình dục.

Tôi nên làm gì?

Nếu quý vị nghĩ mình có thể bị nhiễm HIV, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân và

  • Thực hành tình dục an toàn và sử dụng kim tiêm an toàn nếu quý vị tiêm chích ma túy
  • Không hiến máu
  • Hỏi Bác Sĩ Gia Đình rằng quý vị cần cho những nhân viên chăm sóc sức khỏe nào biết

Tiếp tục làm theo hướng dẫn của bác sĩ gia đình của quý vị. Đừng bỏ qua bất kỳ cuộc hẹn thăm khám nào và dùng các loại thuốc theo hướng dẫn.

Cố gắng đừng hoảng sợ trong những tuần tới – rất có thể quý vị sẽ không bị nhiễm HIV nếu quý vị có thể bắt đầu dùng PEP trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm. Nếu quý vị cảm thấy băn khoăn, hãy nói chuyện với Bác Sĩ Gia Đình của quý vị về việc giới thiệu để trò chuyện với một cố vấn hoặc một nhà tâm lý học.

  • Thực Hiện Các Biện Pháp Phòng NgừaNếu quý vị nghĩ rằng mình có thể bị nhiễm HIV, quý vị có thể thực hiện một số bước để bảo vệ bản thân và những người khácThực hành tình dục an toàn và luôn sử dụng bao cao suKhông hiến máu

    Tôi nên hỏi bác sĩ của mình những gì?

    • Khi nào tôi nên bắt đầu điều trị?
    • Khi nào tôi sẽ biết liệu PEP có hiệu quả hay không?
    • Nếu tôi có kết quả dương tính sau khi dùng PEP thì sao?
    • Tôi có thể nhận thêm sự hỗ trợ ở đâu?
    • Tôi có phải ngừng quan hệ tình dục không?
    • Tôi có thể hiến máu không?
    • Tôi có cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa không?

    Đánh giá phơi nhiễm là gì năm 2024

    Các định dạng nội dung khác, chia sẻ và in ấn

    • View PDF in the following languages

      File Size - 0.6 MB
    • Listen to audio version of this page

      Select audio language

    Quan trọng: Thông tin này dành cho người đã nhận được chẩn đoán từ bác sĩ của họ. Thông tin không được thiết kế để dùng cho việc chẩn đoán tình trạng bệnh hoặc thay thế cho việc chăm sóc y tế lâu dài.