Đánh giá học cách kiềm chế cảm xúc

Kỹ năng kiềm chế cảm xúc là gì? Tại sao kỹ năng kiềm chế cảm xúc lại quan trọng? Nếu bạn đang băn khoăn vấn đề này thì đây là bài viết dành cho bạn. Hãy cùng Vài Điều Hay tìm hiểu ngay nhé!

Có lần giảng viên đã nói với chúng mình rằng: “Để quản trị được một tổ chức, đầu tiên phải quản trị được bản thân”. Và kiềm chế cảm xúc là một trong những cách để quản trị bản thân.”

Bạn có nhận thấy rằng, những người thành công đều có chung một đặc điểm đó là họ kiểm soát được cảm xúc của bản thân mình. Mình tin chắc rằng, các bạn trẻ ngày nay đều đã hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng kiềm chế cảm xúc.

Ở bài viết này mình không chỉ đưa ra 6 cách rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc hiệu quả, mà mình còn mật bí 5 cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực trong làm việc nhóm nữa đó.

  • 1. Kỹ năng kiềm chế cảm xúc là gì?
  • 2. Tầm quan trọng của kỹ năng kiểm chế cảm xúc
  • 3. Cách rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc cơ bản và hiệu quả
    • 3.1. Kiềm chế trí tuệ cảm xúc
    • 3.2. Kiềm chế ngôn từ cảm xúc
    • 3.3. Kiềm chế hành động cảm xúc
    • 3.4. Sự tự tin
    • 3.5. Viết ra cảm xúc của bạn
    • 3.6. Không gian riêng
  • 4. Cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực trong làm việc nhóm
    • 4.1. Dừng tranh cãi và cùng giải quyết vấn đề
    • 4.2. Gạt bỏ ác cảm và thù hận
    • 4.3. Nhìn nhận những điểm tốt của đối phương
    • 4.4. Học cách đối mặt với phức tạp
    • 4.5. Giữ bình tĩnh
  • KẾT LUẬN

1. Kỹ năng kiềm chế cảm xúc là gì?

Kỹ năng kiềm chế cảm xúc là gì?

Cảm xúc là một trạng thái sinh học liên quan đến hệ thần kinh đưa vào bởi những thay đổi sinh lý thần kinh khác nhau như gắn liền với những suy nghĩ, cảm xúc, phản ứng hành vi và mức độ của niềm vui hay không vui.

Hiện tại không có sự đồng thuận khoa học về một định nghĩa chung về cảm xúc. Cảm xúc thường đan xen vào nhau với tâm trạng, tính khí, cá tính, sáng tạo và động lực.

Hiểu một cách đơn giản, cảm xúc là sự rung động của con người trước tác động ngoại cảnh.

Kỹ năng kiềm chế cảm xúc là bạn thể hiện cảm xúc của mình một cách thông minh nhất trong mọi hoàn cảnh. Đừng hiểu lầm rằng kiềm chế cảm xúc là bạn phải che giấu hoàn toàn cảm xúc của mình, hãy thể hiện nó thật khéo léo.

2. Tầm quan trọng của kỹ năng kiểm chế cảm xúc

Tầm quan trọng của kỹ năng kiềm chế cảm xúc.

Bạn đã từng hối hận về những gì đã xảy ra trong quá khứ chưa? Mình dám chắc rằng câu trả lời của các bạn gồm hai từ “đã từng”, không nhiều thì ít. Chúng mình thường tự suy nghĩ về cụm từ “giá như”, “giá như lúc ấy mình không thế này”, “giá như lúc đó mình không thế kia” đó chính là biểu hiện của sự hối hận.

Sau khi đánh mất một điều gì đó, ta mới cảm thấy hối hận và nhận ra tầm quan trọng của kỹ năng kiềm chế cảm xúc. Kỹ năng kiềm chế cảm xúc giúp bạn đạt được kết quả tốt trong công việc, không làm tổn thương người khác bằng từ ngữ và hành động, hạn chế được những cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là tức giận.

Chúng ta có câu nói: “Giận quá mất khôn.” Quả thực là như vậy, có lẽ mình không cần phải chứng mình nhiều vì các bạn đã thấy rất rõ ràng trong cuộc sống. Nhưng đừng lo lắng, bạn hãy nhớ rằng khắc tinh của sự nóng giận chính là “kiềm chế cảm xúc”.

Vì vậy, đừng để bản thân phải hối hận, hãy rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc ngay nhé!

3. Cách rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc cơ bản và hiệu quả

3.1. Kiềm chế trí tuệ cảm xúc

Kiềm chế trí tuệ cảm xúc – rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc.

Kiềm chế trí tuệ cảm xúc hay còn gọi là kiểm soát cảm xúc bằng trí tuệ. Đây là một phương pháp rèn luyện tư duy.

Trí tuệ cảm xúc chi phối rất nhiều đến lời nói, hành động hay nhận thức của bạn. Cuộc sống là một bản nhạc với nhiều nốt thăng trầm, gặp khó khăn là điều không thể tránh khỏi.

Vậy nên hãy nhìn nhận vấn đề một cách tích cực. Điều đó không chỉ giúp bạn vượt qua khó khăn, mà còn là cơ hội để bạn học được những điều bổ ích từ những người xung quanh nữa đó.

3.2. Kiềm chế ngôn từ cảm xúc

Kiềm chế ngôn từ cảm xúc – rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc.

Đây là phương pháp kiểm soát cảm xúc bằng ngôn từ. Thông điệp của kỹ năng này chính là “hãy sử dụng ngôn từ thật khéo léo”.

Những lúc nóng giận là những lúc con người thiếu lý trí nhất. Việc sử dụng ngôn từ không phù hợp và sau đó khiến bạn hối hận là điều không thể tránh khỏi. Hơn thế nữa, những từ ngữ trong lúc này sẽ khiến đối phương bị tổn thương. “Gương vỡ lại lành”, thế nhưng sự lành lại ấy có vết nứt không?

Những lúc thế này, hãy giữ cho bản thân thật bình tĩnh. Lúc này bạn đang là người thông minh khi điều khiển được “kẻ thù” của chính bản thân mình đó.

Hãy thể hiện mình là người thông minh trong giao tiếp thông qua cách sử dụng ngôn từ. Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng của kỹ năng kiềm chế cảm xúc.

Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp hiệu quả

3.3. Kiềm chế hành động cảm xúc

Kiềm chế hành động cảm xúc hay nói một cách dễ hiểu hơn là kiểm soát cảm xúc bằng hành động. Hãy sử dụng body language thật khéo léo. Chúng ta thường bỏ qua yếu tố này, nhưng đôi khi nó lại là yếu tố chủ chốt của vấn đề đó.

Căng thẳng, mệt mỏi là những trạng thái kéo tâm trạng của bản thân xuống dốc không phanh. Hãy giữ cho mình thật tỉnh táo bằng những thói quen nhỏ hằng ngày như ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc và tập thể dục để làm việc hiệu quả hơn nhé.

Hãy thả lỏng cơ thể, hít thở thật sâu bạn sẽ thấy cơ thể mình tốt lên nhiều đó.

Đừng để những hành động bộc phát đột ngột của bạn làm tổn thương người khác.

Vì hành động là con dao sắc hơn lời nói. Hãy giữ cho tâm thật tĩnh thì lòng sẽ an yên. Đây là một trong những yếu tố then chốt của kỹ năng kiềm chế cảm xúc đó.

Xem thêm: 3.9 Cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp

3.4. Sự tự tin

Sự tự tin rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc.

Đừng nghĩ rằng bản thân mình không làm được. Bạn luôn có hai lựa chọn làm hoặc không làm. Vậy nên hãy tự tin vào bản thân mình nhé.

Sự tự tin sẽ giúp bạn vượt qua mọi khó khăn bằng cái nhìn lạc quan, tích cực. Không chỉ vậy, bạn còn có thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân, giao tiếp tốt và có được những mối quan hệ tích cực.

Đừng để mọi người đánh giá bạn không có kỹ năng kiềm chế cảm xúc qua những hành động tiêu cực như run rẩy, nói lắp, sợ đám đông,… Hãy khắc phục ngay để không bỏ lỡ cơ hội đến với bạn.

3.5. Viết ra cảm xúc của bạn

Viết ra cảm xúc của bạn – rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc.

Hãy rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc bằng hành động này nhé! Nếu bạn thực hiện được điều này hằng ngày thì thật tuyệt vời. Nhưng nếu không thể, thì hãy luyện tập dần vào những lúc bạn đang gặp vấn đề.

Một cách lành mạnh để giải quyết những cảm xúc của bạn là viết chúng thành văn bản. Nếu bạn cảm thấy rất khó chịu về điều gì đó, hãy dành một chút thời gian để viết ra suy nghĩ của bạn. Đơn giản, chỉ cần viết ra những suy nghĩ của bạn là một cách tốt để giảm với căng thẳng.

Đôi khi, bạn chỉ cần nhớ lại những cảm xúc trong suy nghĩ của mình là đủ. Viết cảm xúc ra giấy có thể bạn sẽ suy ngẫm sâu sắc hơn về chúng.

Nó cũng giúp bạn nhận ra khi các hoàn cảnh cụ thể, như rắc rối trong công việc hoặc xung đột gia đình, góp phần làm cho cảm xúc khó kiểm soát hơn. Việc xác định các yếu tố cụ thể giúp bạn có thể đưa ra các cách để quản lý chúng hiệu quả hơn.

3.6. Không gian riêng

Mỗi khi tức giận, bạn không kiềm chế được cảm xúc của bản thân, hãy dành cho mình không gian riêng.

Không gian riêng phải là một nơi yên tĩnh, dễ chịu, giúp bạn có thể thư giãn. Lúc này là lúc để bạn ngẫm lại những gì đã và đang xảy ra, để bạn bình tĩnh hơn và không làm tổn thương tới những người khác

4. Cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực trong làm việc nhóm

4.1. Dừng tranh cãi và cùng giải quyết vấn đề

Không một ai là hoàn hảo cả, vậy nên đừng quá gay gắt với lỗi lầm của người khác. Điều gì xảy ra thì cũng đã xảy ra rồi. Nếu bạn quá gay gắt thì không thể giải quyết được bất cứ một vấn đề nào cả, hơn nữa còn làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Hãy kiềm chế cảm xúc của bản thân.

Điều quan trọng lúc này không phải là chỉ trích người mắc sai lầm. Sai lầm có thể là do một người gây ra nhưng gánh hậu quả là một tập thể. Vậy nên, lúc này hãy thật tỉnh táo và cùng nhau tìm ra hướng giải quyết thay vì chỉ trích một ai đó.

4.2. Gạt bỏ ác cảm và thù hận

Gạt bỏ ác cảm và thù hận – cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực trong làm việc nhóm.

Đã là một tập thể chắc chắn rằng có chung mục tiêu. Sức mạnh của tập thể là đoàn kết. Thay vì có ác cảm và hù hận với người khác, hãy sử dụng kỹ năng kiểm soát cảm xúc thật tốt để có cái nhìn lạc quan hơn.

Việc bạn ghét bỏ người khác tưởng chừng như không ảnh hưởng đến bản thân. Nhưng không phải như vậy. Điều đó sẽ khiến bạn làm việc trong sự bực dọc, tức tối, ảnh hưởng tiêu cực tới tâm trạng.

Vậy nên để có được kết quả làm việc tốt nhất, hãy tạo ra cho bản thân một môi trường làm việc tích cực, năng động và thoải mái nhất bằng kỹ năng kiềm chế cảm xúc.

4.3. Nhìn nhận những điểm tốt của đối phương

Ta thường than phiền rằng trắm điều tốt không ai biết, mà mắc phải một lỗi sai thì ai cũng biết. Đúng vậy, cuộc sống luôn nhìn vào những điều không hay để chỉ trích nhau.

Nhưng hãy nhớ rằng, điều đó không làm bạn tốt lên được.

Hãy nhìn vào những gì mà họ đã làm được. Điều đó giúp cho đối phương cảm thấy mình được công nhận. Hơn nữa, bạn còn có thể học hỏi được những điều tốt đẹp từ những người xung quanh nữa đó.

4.4. Học cách đối mặt với phức tạp

Học cách đối mặt với phức tạp – Cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực trong làm việc nhóm.

Dám nhận sai và giải quyết vấn đề là một điều cần thiết. Điều đó thể hiện bạn là một người có trách nhiệm. Việc kiểm soát cảm xúc thật tốt, tránh để những cảm xúc sợ sệt biến bạn trở thành một người chỉ biết đùn đẩy trách nhiệm.

Khi khó khăn tìm đến, điều duy nhất giúp bạn trưởng thành chính là vượt qua nó. Nếu bạn chọn cách trốn chạy, hãy nhớ rằng “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”. Trốn được lần này, liệu bạn có trốn được lần khác.

Đừng để bản thân trở thành một kẻ hèn nhát, mà hãy kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân và vượt qua nó. Dám đương đầu với khó khăn thì bạn mới trưởng thành được.

4.5. Giữ bình tĩnh

Cơn nóng giận sẽ khiến bạn mất bình tĩnh. Lúc này, hãy làm một người thông minh, bình tâm lại và giải quyết vấn đề. Như vậy, bạn sẽ không làm ai phải tổn thương khi tức giận cả. Nếu là vấn đề sợ sệt, bạn sẽ không đánh mất cơ hội của mình. Vậy nên, hãy là người có kỹ năng kiềm chế cảm xúc tốt nhé.

KẾT LUẬN

“Bạn không thể kiểm soát những gì xảy ra với mình, nhưng bạn có thể kiểm soát thái độ của mình đối với những gì xảy ra với bạn, và trong đó, bạn sẽ làm chủ sự thay đổi hơn là cho phép nó làm chủ bạn.” – Brian Tracy

Qua bài viết chắc hẳn bạn đã nhận ra được rõ hơn về tầm quan trọng của kỹ năng kiềm chế cảm xúc và cách kiềm chế cảm xúc hiệu quả. Kiềm chế cảm xúc không phải là một kỹ năng dễ, nó đòi hỏi sự kiên trì. Hãy mở ra cho mình cánh cửa thành công bằng chiếc chìa khóa này nhé. Với những thông tin trên, Vài Điều Hay hy vọng đã đem lại cho bạn những thông tin bổ ích và thú vị. Chúng mình sẽ rất vui khi bạn có thể phản hồi cho mình biết sự hữu ích của những thông tin trên đối với bạn đó.

‼️Đừng quên tham gia hội Chuyện Học Chuyện Hành Để truy cập kho thư viện “Siêu To Khổng Lồ” miễn phí và cập nhật các kiến thức mới nhất cũng như thảo luận cùng chúng mình. Cheers!

Keywords:

Kỹ năng kiềm chế cảm xúc,

Kiềm chế cảm xúc,

Kiểm soát cảm xúc,

Kỹ năng kiềm chế cảm xúc hiệu quả,

Rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc.

Chủ Đề