Đánh giá Đại học Greenwich Vietnam

Năm tuyển sinh 2022 có khoảng 20 phương thức tuyển sinh đại học, trong đó có hình thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức.

Trường công bố điểm trúng tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực

Đây cũng là một trong những phương thức xét tuyển được Greenwich Việt Nam áp dụng năm nay.

Ngay khi Đại học Quốc gia TP.HCM công bố kết quả kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1, Greenwich Việt Nam - đơn vị đào tạo chương trình cử nhân của Đại học Greenwich, Vương quốc Anh liên kết với Trường đại học FPT cũng thông báo mức điểm cụ thể cho các thí sinh lựa chọn phương thức này để xét tuyển và xét học bổng vào trường. Cụ thể:
- Tuyển thẳng với các thí sinh đạt 650/1.200 điểm trở lên.
- Thí sinh có điểm từ 900/1.200 điểm trở lên sẽ có cơ hội được xét học bổng Green Talent có giá trị lên tới 100% học phí toàn chương trình.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà - trưởng ban tuyển sinh Greenwich Việt Nam cơ sở TP.HCM - chia sẻ: "Năm nay chúng tôi áp dụng đa dạng và linh hoạt các phương thức tuyển sinh nhằm tạo điều kiện cho thí sinh chủ động xét tuyển sớm bằng phương thức phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng. 

Đồng thời, đây cũng là biện pháp giúp thí sinh giảm tải áp lực thi cử khi gánh nặng vào đại học sẽ không đặt hết lên kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Với phương thức xét tuyển bằng kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức, chúng tôi kỳ vọng sẽ được chào đón những thí sinh chất lượng, có học lực tốt và xứng đáng với những suất học bổng giá trị của trường".

Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực giúp các thí sinh sớm chọn ngành, chọn trường đúng nguyện vọng

Bên cạnh phương thức xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực, Greenwich Việt Nam cũng đang áp dụng phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ. 

Được thành lập từ năm 2009, đây là chương trình đào tạo đại học liên kết giữa Đại học Greenwich, Vương quốc Anh và Trường đại học FPT. Đến nay, trường đã có hơn 17.000 sinh viên đến từ 12 quốc gia trên thế giới đã và đang theo học.

Năm học 2022, trường tiếp tục tuyển sinh các chuyên ngành có nhu cầu cao về nguồn nhân lực như: công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa, quản trị kinh doanh, quản trị marketing, quản trị sự kiện, quản trị truyền thông. 

Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình đào tạo cũng như các phương thức tuyển sinh của nhà trường, thí sinh truy cập tại website //tuyensinh.greenwich.edu.vn

Chị Nguyễn Thu Giang, sống tại quận Đống Đa, Hà Nội, cho biết vì muốn cậu con trai đang học lớp 12 có thêm nhiều cơ hội, gia đình chị định hướng cho con chọn một trường đại học quốc tế. "Gia đình tìm hiểu ĐH Việt - Pháp, RMIT, BUV, ĐH Greenwich Việt Nam, ĐH Swinburne Việt Nam và khá mông lung trước rất nhiều thông tin thu nhận được. Có những trường thì cháu khó đủ điều kiện để theo, trường đầu vào tương đối hợp lý như ĐH Greenwich Việt Nam thì hóa ra không phải trường ĐH Greenwich ở Việt Nam mà chỉ là chương trình liên kết"- chị Thu Giang chia sẻ.

Thông tin về ĐH Greenwich Việt Nam đăng tải trên một trang web của FPT vào tháng 3-2021 dễ khiến phụ huynh, học sinh hiểu nhầm đây là một trường ĐH quốc tế

Theo phụ huynh này, điều kiện tham gia xét tuyển vào Greenwich Việt Nam khá hợp lý, thuận lợi cho nhiều học sinh. Website của nhà trường cho hay sẽ tuyển thẳng đối với thí sinh thoả mãn một trong những điều kiện: Điểm tổng kết lớp 11 hoặc học kỳ I lớp 12 từ 7.0, hoặc điểm một trong ba môn: Toán, Tiếng Anh, Tin từ 7.5, hoặc có điểm thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia hay tổng điểm thi THPT 3 môn các khối đạt kết quả nhất định theo yêu cầu của trường….  Chị Thu Giang cho biết việc trường Greenwich không yêu cầu đầu vào tiếng Anh khắt khe khiến nhiều phụ huynh quan tâm đến trường này.

Website của Greenwich Việt Nam cũng gọi "ĐH Greenwich Việt Nam"

Cũng giống chị Thu Giang, nhiều phụ huynh cũng bất ngờ trước thông tin ĐH Greenwich Việt Nam chỉ là chương trình liên kết. Suốt nhiều năm qua, tên gọi "Trường ĐH Greenwich Việt Nam"  đã trở nên rất quen thuộc với các phụ huynh, học sinh trên báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng.

"Một trường ĐH của nước ngoài đặt tại Việt Nam khác hẳn việc liên kết đào tạo với một trường ĐH Việt Nam. Việc lập lờ tên gọi "ĐH quốc tế", hiểu sao cũng đúng trên thực tế rất dễ gây hiểu lầm cho phụ huynh, học sinh" - một giảng viên của ĐH quốc gia Hà Nội chia sẻ.

PGS-TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT, cho biết Việt Nam hiện có hơn 400 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đang hoạt động. Theo bà Nguyễn Thu Thủy, có một số chương trình liên kết đào tạo đã gắn tên trường ĐH của nước ngoài với cụm từ Việt Nam khiến nhiều người trong ngành giáo dục, thậm chí là trong lĩnh vực giáo dục ĐH, hiểu nhầm.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT cho biết một số chương trình liên kết đào tạo đã gắn tên trường ĐH của nước ngoài với cụm từ Việt Nam khiến nhiều người trong ngành giáo dục, thậm chí là trong lĩnh vực giáo dục ĐH, hiểu nhầm.

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, ĐH RMIT Việt Nam tham gia vào hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam với tư cách là một cơ sở giáo dục ĐH có vốn đầu tư nước ngoài, mô hình không vì lợi nhuận. Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH khẳng định mô hình "RMIT Việt Nam" là duy nhất, chưa có trường ĐH nào của nước ngoài theo mô hình này..

Nói thêm về việc lập lờ tên gọi ĐH quốc tế như Trường ĐH Swinburne Việt Nam hay Trường ĐH Greenwich Việt Nam, bà Nguyễn Thu Thủy khẳng định: "Không có "ĐH Swinburne Việt Nam" như các phương tiện thông tin đại chúng và website của chương trình liên kết đào tạo đang đăng tải.

Hiện ĐH Công nghệ Swinburne - nơi cấp học bổng cho quán quân chương trình Đường lên đỉnh Olympia bấy lâu nay - chỉ có văn phòng đại diện tại Việt Nam và có một số chương trình liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục ĐH trong nước.

Liên quan đến đầu vào tiếng Anh đối với các chương trình liên kết đào tạo, một chuyên gia giáo dục lưu ý phụ huynh cần tìm hiểu kỹ, tránh những phiền hà về sau. 

Theo quy định hiện hành tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP của Chính phủ, trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài và trường hợp đồng thời cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài, đối tượng tuyển sinh ít nhất phải có trình độ Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương [ít nhất IELTS 5.5]. Năng lực ngoại ngữ như vậy mới có thể học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh không qua phiên dịch.

Theo quy định của các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài của Chính phủ từ năm 2012 đến nay, người học phải học hoàn toàn bằng ngoại ngữ, không được đào tạo bằng tiếng Việt hay qua phiên dịch.

Chủ Đề