Đánh giá bồi dưỡng học sinh giỏi hóa 8

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
Tại Nghị quyết trung ương 2, khóa VIII đã khẳng định: “ Giáo dục - Đào
tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài”. Nguồn nhân tài đó phải được đào tạo ngay từ trong các nhà trường
trung học, phổ thông.
Môn hóa học là bộ môn khoa học gắn liền với tự nhiên, đi cùng đời sống
của con người. Hóa học nghiên cứu các tính chất vật lý, các tính chất hóa học,
các hiện tượng vật lý, hóa học, các hiện tượng thường xảy ra trong tự nhiên và
giải thích tại sao lại như vậy, từ đó lý giải được một số hiện tượng kỳ bí, bài trừ
mê tín dị đoan.
Việc học tốt bộ môn hóa học trong nhà trường sẽ giúp học sinh hiểu được
rõ về cuộc sống, những biến đổi vật chất trong cuộc sống hàng ngày. Từ những
hiểu biết này giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đồng
thời biết làm những việc bảo vệ môi trường sống trước những hiểm họa về môi
trường do con người gây ra trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm
tạo dựng một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Ngày nay việc giảng dạy bộ môn hóa học rất được chú trọng, nhà trường
được đầu tư trang bị các thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại, phù hợp với mục tiêu,
yêu cầu giảng dạy bộ môn, đồng thời đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa, được
cập nhật thông tin đầy đủ, kịp thời.
Trong thực tế giảng dạy, với năng lực cụ thể của từng giáo viên, kỹ năng
sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học, cách hướng dẫn học sinh khai
thác kiến thức cho học sinh hiểu chắc kiến thức lý thuyết một cách chủ động,
sáng tạo và hứng thú có sự khác nhau.
Bộ môn hóa học là bộ môn được coi là bộ môn khó đối với học sinh và để
bồi dưỡng được một học sinh giỏi môn hóa học lại càng khó hơn, đặc biệt là với
đối tượng là học sinh của trường THCS.
Chính vì vậy việc bồi dưỡng học sinh giỏi là vô cùng quan trọng, các em sẽ
tự khẳng định mình qua các kì thi chọn học sinh giỏi các cấp.

Từ thực tế giảng dạy bộ môn hóa học ở bậc học THCS và tại đơn vị
trường trong 4 năm học vừa qua tôi đã và đang thực hiện, cũng có được những
kết quả nhất định, tôi mạnh dạn nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “Một số
kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học lớp 8 tại trường THCS
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Học sinh giỏi khối lớp 8 trường THCS
3. Mô tả sáng kiến
a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
* Hiện trạng:
Tại đơn vị trường BGH đã căn cứ vào công văn hướng dẫn của PGD lên
kế hoạch chi tiết, định hướng giao nhiệm vụ cho từng bộ môn ngay từ đầu năm,
trong năm học 2014 - 2015 này BGH đã giao nhiệm vụ cho tất cả giáo viên dạy
8 môn cơ bản sẽ lựa chọn học sinh để bồi dưỡng và có tính chất kế thừa.
Trước hết tôi nhìn lại thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các môn
tại các khối lớp của nhà trường nói chung và của môn hóa học nói riêng như sau:
* Ưu điểm của giải pháp cũ:
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát
sao của phòng giáo dục đào tạo và đặc biệt của BGH nhà trường
Trường có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị được phục vụ tương
đối đầy đủ để phục vụ cho công tác dạy và học.
Giáo viên bộ môn hóa học trẻ khỏe có năng lực, nhiệt tình trong giảng
dạy.
Một số học sinh có tố chất thông minh, có niềm say mê, yêu thích môn
học nên có khả năng tiếp thu tốt kiến thức môn hóa rất thuận lợi cho giáo viên
trong việc bồi dưỡng để nâng cao chất lượng môn hóa.
Bên cạnh đó phụ huynh cũng đã quan tâm hơn tới việc học của con em
mình, học sinh có ý thức học tập hơn,
Môn hóa là môn học hay, bổ ích, gắn liền với thực tế.
* Nhược điểm của giải pháp cũ:

Học sinh đa số là con em dân tộc thiểu số vừa học vừa phải đi làm, hoàn
2

cảnh gia đình khó khăn nên các em còn hạn chế về nhiều mặt như: điều kiện học
tập, hiểu biết và tư duy cũng như nhận thức về vai trò của việc học, tài liệu tham
khảo chưa đa dạng và còn thiếu. Trong chương trình học chính khóa cũng phải
học quá nhiều môn học lại phải học thêm những môn khác cộng với chương
trình bồi dưỡng học sinh giỏi nên học sinh rất vất vả, không có nhiều thời gian
đầu tư cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi, đa số phụ huynh chưa thực sự quan tâm
đến việc học của con em mình.
Chất lượng chung học sinh toàn trường chưa thực sự cao nên số lượng
học sinh để lựa chọn ra đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi còn ít.
Mặt khác phương pháp giảng dạy của một số giáo viên chưa khơi dậy
được niềm say mê tìm tòi sáng tạo ở học sinh, chưa khai thác được khả năng tư
duy, phân tích tổng hợp ở các em.
Lượng kiến thức thi HSG quá đại trà, chưa có giới hạn khung ôn tập cho
lượng kiến thức thi, rất khó khăn cho giáo viên và học sinh ôn luyện .
Quá trình thực hiện ôn luyện chưa đồng đều, chưa làm theo kế hoạch nhất
định, mới chỉ dừng lại ở mức độ chọn ra những học sinh khá giỏi tập chung ôn
từ 1 đến 2 tháng rồi đi thi. Sau khi thi xong là kết thúc bồi dưỡng, năm học sau
lại lựa chọn lại học sinh và bồi dưỡng lại, có khi có những học sinh thi năm nay
môn này sang năm môn khác, Việc ôn luyện chỉ mang tính chất mùa vụ chưa
mang tính chất lũy thừa, liên tục dẫn đến học sinh sẽ bị hổng kiến thức kết quả
phần nào cũng sẽ không cao.
Năng lực nhận thức của học sinh với từng môn học, có học sinh năng
khiếu học toán, lí, hóa nhưng có học sinh lại có năng khiếu môn văn, sử..., một
số học sinh nhận thức của các em còn chậm
Kinh phí bồi dưỡng cho việc ôn luyện học sinh giỏi còn hạn chế, kinh phí
khen thưởng và động viên của các cấp, các tổ chức tại một số địa phương chưa

thực sự khích lệ được việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
Kết quả học sinh học đại trà chưa cao dẫn đến việc lựa chọn ra đội tuyển
ôn luyện khó khăn, đặc biệt thông qua kiểm tra đánh giá thi ở các học kỳ
* Cụ thể: Chất lượng thi cuối năm học 2012 – 2013 tại đơn vị là:
3

Tổng số HS
Điểm dưới TB
33HS = 58,9%

Kết quả
Điểm trên TB
17 HS = 30,4 %

56
* Chất lượng học sinh giỏi môn hóa lớp 8 tại đơn vị
Năm học

HSG

HSG

Cấp

Cấp Huyện

Ghi chú

Trường

2
2

[Đạt giải]
0
1 KK

Chưa áp dụng SKKN
Chưa áp dụng SKKN

Tổng số
HSG

2012-2013
2013-2014

2
2

Điểm khá, giỏi
6 HS = 10,7 %

Từ tình hình thực tiễn của môn học và nhu cầu của học sinh, qua quá trình
giảng dạy và tìm tòi giải pháp, tôi đã đúc kết được một số giải pháp nhằm kích
thích học sinh chăm chỉ, hứng thú, nắm bắt được kiến thức cơ bản của từng bài
dạy, tiết dạy giúp nâng cao chất lượng học sinh khá, giỏi từ đó nâng cao chất
lượng mũi nhọn bộ môn hoá học.
Vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp bồi dưỡng học
sinh giỏi môn hóa học 8 tại trường THCS” để nêu lên những kinh nghiệm của
bản thân, nhằm đóng góp một ý kiến của mình vào công tác bồi dưỡng môn hoá

học cho học sinh ở THCS.
b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
* Tính mới
Việc nghiên cứu đề tài giúp giáo viên tự trau dồi kinh nghiệm, chuyên môn.
Học sinh yêu thích môn học có lòng say mê, hứng thú với môn học và tăng tỉ lệ
học sinh khá, giỏi, tăng hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh của giáo viên cho
bộ môn hóa học của trường THCS.
* Cách thức thực hiện
Qua kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi nhận thấy để nâng cao chất
lượng mũi nhọn môn hóa học ở trường THCS trước hết phải nâng cao chất
lượng đại trà, tăng tỷ lệ học sinh khá giỏi trước cần thực hiện các biện pháp sau:
Dạy học tạo tình huống có vấn đề gây hứng thú, say mê ham tìm tòi
để giải quyết vấn đề của học sinh.
4

Tạo tình huống có vấn đề là một trong những biện pháp hữu hiệu lôi cuốn
học sinh tham gia vào các hoạt động học một cách tích cực. Từ đó kích thích
tính ham tìm tòi, ham học hỏi để giải quyết các vấn đề được nêu ra trong bài học
của học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài tính chất của hiđro[ Bài 31 trang 105 sách giáo khoa
hóa học 8] giáo viên nêu vấn đề: Tại sao khi bơm khí hiđro vào quả bóng bay,
thả quả bóng ra thì quả bóng bay lên?
? Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu thường bị xám đen : Do bạc tác dụng
với khí CO2 và khí H2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua có màu đen
4Ag + O2 + 2H2S

2Ag2S + 2H2O

? Vì sao dùng dao bằng thép cắt quả lê, táo thì bề mặt chỗ cắt sẽ bị đen

Dạy học tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của
học sinh.
Giáo viên không chỉ đơn thuần là truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn
học sinh biết thực hành, vận dụng dựa trên kiến thức đã được học vào thực tế.
Dạy học thay vì lấy “Dạy” làm trung tâm sang lấy “Học” làm trung tâm.
Trong phương pháp tổ chức, người học - Đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng
thời là chủ thể của hoạt động “học” được cuốn hút vào các hoạt động học tập do
giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó học sinh tự khám phá ra những điều
mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được
giáo viên sắp đặt.
Học sinh được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, được trực
tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy
nghĩ của mình, từ đó học sinh nắm được kiến thức kĩ năng mới.
Rèn phương pháp phát huy năng lực tự học của học sinh.
Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học
sinh không chỉ là một phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một
mục tiêu dạy học.
Đối với phương pháp này giáo viên phải quan tâm dạy cho học sinh
phương pháp học như thế nào để mang lại hiệu quả. Để cho học sinh có được kĩ
5

năng, thói quen, ý thức tự học thì sẽ tạo cho các em lòng ham học. Vì vậy khi
dạy học giáo viên cần để học sinh chuyển từ cách học thụ động sang học chủ
động, đặt vấn đề phát triển tự học không chỉ ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả
ngay trong mỗi tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên.
Sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dạy học, rèn kỹ năng thực hành cho
học sinh.
* Sử dụng thí nghiệm hóa học:
- Đây là phương pháp đặc thù của bộ môn khoa học thực nghiệm. Để giờ

học thực sự có hiệu quả cần triệt để tận dụng các dụng cụ, hóa chất hiện có trong
phòng thí nghiệm :
+ Thí nghiệm để làm xuất hiện vấn đề.
+ Thí nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra: Thí nghiệm nghiên cứu, thí
nghiệm đối chứng, thí nghiệm kiểm tra giả thuyết hay dự đoán...
+ Thí nghiệm chứng minh một vấn đề đã được khẳng định.
+ Thí nghiệm thực hành: Củng cố lý thuyết, rèn luyện kỹ năng thực hành.
+ Thí nghiệm trong bài tập thực nghiệm: Giải các bài tập bằng phương
pháp thực nghiệm hóa học.
- Sử dụng thí nghiệm để dạy học tích cực có các mức độ khác nhau, song
cần chú ý cho phù hợp thể hiện ở bốn mức độ khác nhau:
* Mức độ 1: Rất tích cực
Các nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích,
nhận biết sản phẩm, viết PTHH.
Từ đó học sinh rút ra nhận xét về tính chất hóa học, quy tắc, định luật...
* Mức độ 2: Tích cực
Các nhóm học sinh quan sát thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và học
sinh mô tả hiện tượng, giải thích, nhận biết sản phẩm và viết PTPƯ. Từ đó học
sinh rút ra nhận xét về tính chất hóa học, quy tắc, định luật...
* Mức độ 3: Tương đối tích cực
Các nhóm học sinh làm thí nghiệm để chứng minh cho một tính chất, quy
tắc, định luật hoặc kiến thức đã biết.
6

* Mức độ 4: Ít tích cực
Học sinh quan sát thí nghiệm do giáo viên biểu diễn, chứng minh cho một
tính chât, một quy tắc, định luật hoặc điều đã biết.
* Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học :
- Sử dụng máy chiếu, bản trong, giáo án điện tử,... được dùng một cách

nhanh chóng hiệu quả, tiết kiệm thời gian đảm bảo tính trực quan sinh động như:
+ Nêu câu hỏi và bài tập trong tiết học
+ Nêu hướng dẫn cho học sinh làm thí nghiệm hoặc những yêu cầu của
giáo viên đối với học sinh.
+ Trình diễn bài làm của học sinh.
+ Những nội dung cần chốt lại trong bài học, phần học.
- Sử dụng mô hình hình vẽ, sơ đồ, như là nguồn kiến thức để học sinh
khai thác thông tin mới.
* Sử dụng phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ
- Cách vận dụng phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy
học môn hóa học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy:
+ Nhóm học sinh nghiên cứu thí nghiệm để rút ra kết luận về tính chất của
chất.
+ Nhóm học sinh thảo luận để tìm ra lời giải, một nhận xét, một kết luận
nào đó.
+ Nhóm học sinh cùng thực hiện một nhiệm vụ do giáo viên giao cho.
* Chú ý : Khi sử dụng phương pháp này để hiệu quả cần:
Phân công nhóm thường xuyên, nhóm cơ động: Để duy trì hoạt động
nhóm có thể phân công học sinh thành nhóm thường xuyên [một bàn hoặc hai
bàn ghép lại] có đặt tên nhóm [1,2...] có thể thay đổi nhóm theo nhiệm vụ cần
thiết [nhóm cơ động, không cố định].
Phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm để thực hiện một
nhiệm vụ nhất định [ nhóm trưởng, thư ký], sự phân công có thể thay thế cho
các thành viên để phát huy tính chủ động sáng tạo của từng thành viên trong
nhóm: Nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, đôn đốc, yêu cầu các thành viên
7

trong nhóm thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ. Thư ký làm nhiệm vụ ghi chép
tổng hợp kết quả hoạt động của nhóm khi cần thiết, nhóm trưởng có trách nhiệm

báo cáo kết quả hoạt động của nhóm khi có yêu cầu.
Giáo viên giao nhiệm vụ hoạt động cho từng nhóm, theo dõi các nhóm
hoạt động để có thể giúp đỡ, định hướng, điều khiển, điều chỉnh kịp thời để hoạt
động nhóm đi đúng hướng.
Ví dụ 1: Hoạt động tính chất của oxi. [Bài 24 hóa học 8]
Hoạt động nhóm của học sinh có thể thực hiện như sau:
Các thành viên

Nhiệm vụ

Nhóm trưởng

Phân công, điều khiển chịu trách nhiệm

Thư ký

Ghi chép kết quả báo cáo của các thành viên.

Các thành viên

Các thành viên
nêu nhận xét

Quan sát thí nghiệm S, P [phi kim], Fe [kim loại] cháy trong
oxi.
- Trạng thái, màu sắc của S, O2, P, Fe trước khi PƯ.
- Hiện tượng sảy ra: màu ngọn lửa, khói như thế nào?
- Sau PƯ: Sản phẩm là gì?
- Lập công thức của oxit tạo thành và viết PTHH.
- Rút ra nhận xét về tác dụng của phi kim.

- Trao đổi thảo luận bổ xung cho nhau về hiện tượng quan
sát được trong mỗi thí nghiệm, nhận xét về mỗi sản phẩm tạo

Các thành viên

thành.
- Trao đổi về nhận xét rút ra qua 3 thí nghiệm: Tác dụng với
KL và tác dụng với PK.

Đại diện nhóm

Báo cáo KQ hoặc bổ xung KQ các nhóm khác.

Ví dụ 2: Tính chất của axit thông qua thí nghiệm dd H 2SO4 tác dụng
với Cu[OH]2 và NaOH. [Hóa học lớp 9]
Hoạt động nhóm của học sinh có thể thực hiện như sau:

8

Các thành viên
Nhóm trưởng

Nhiệm vụ
Phân công điều khiển
Ghi kết quả báo cáo của các thành viên

Thư ký
Các thành viên
Thành viên 1

Thành viên 2

Quan sát trạng thái, màu sắc của dd H2SO4 ,Cu[OH]2 và
NaOH.
TN1. Nhỏ từ từ dd H2SO4 vào ống nghiệm đựng dd
Cu[OH]2.
TN2. Nhỏ từ từ dd H2SO4 vào ống nghiệm đựng dd NaOH.
Quan sát hiện tượng sảy ra ở TN1, TN2, giải thích và viết

Các thành viên

PTPƯ, rút ra kết luận.
Chỉ đạo các thành viên trong nhóm thảo luận để rút ra kết

Nhóm trưởng

luận đúng.

Báo cáo kết quả hoạt động của nhóm trước lớp.
Dành nhiều thời gian ôn, luyện tập cho học sinh.
Sau mỗi bài học để học sinh nắm vững kiến thức đã học thì việc ôn, luyện
tập sau mỗi tiết học là việc hết sức cần thiết. Vì qua việc ôn, luyện tập học sinh
vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập hoặc trả lời câu hỏi, Từ đó các em
củng cố, dể nhớ, dể hiểu, dể thuộc các kiến thức đã học .
Luôn sử dụng bài tập hóa học phù hợp :
Bài tập hóa học chính là một phương tiện giúp người giáo viên tích cực
hóa hoạt động của học sinh, trong quá trình học tập và lĩnh hội kiến thức mới.
Bài tập hóa học có vai trò to lớn trong việc giảng dạy, củng cố và nâng
cao chất lượng dạy và học.
Bài tập hóa học như là nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi, phát hiện kiến

thức, rèn luyện kỹ năng.
Bài tập hóa học mô phỏng một số tình huống đời sống thực của con
người.
Bài tập hóa học được nêu lên như tình huống có vấn đề.
Bài tập hóa học là một nhiệm vụ mà giáo viên, học sinh cần giải quyết.
9

Hình thành kiến thức kỹ năng mới.
Vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải bài tập.
Ví dụ 1. Hoàn thành PTPƯ sau:
SO3 + H2O --> H2SO4
P2O5 + H2O --> H3PO4
CO2 + H2O --> H2CO3
+ Cho biết các chất tạo ra sau PƯHH thuộc loại chất nào?
+ Cho biết thành phần phân tử của H2SO4 ,H3PO4 ,H2CO3 có gì giống nhau
+ Nhóm nguyên tố SO4, PO4, CO3 được gọi là gốc axit. Vậy căn cứ vào hóa trị
của H là I, cho biết hóa trị của các gốc axit trên?
+ Hãy cho biết hợp chất axit có thành phần như thế nào ?
Ví dụ 2. Có hỗn hợp gồm các chất khí thải độc hại sau đây: HCl, Cl 2,
CO2, CO, SO2... Hãy nêu biện pháp để xử lý chất thải đó bằng phương pháp hóa
học?
Ví dụ 3. Có 3 lọ đựng 3 dd NaOH, HCl, nước cất. Chỉ dùng một chất hãy
nhận biết mỗi lọ đựng chất nào. Dụng cụ hóa chất coi như đủ....
Để tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học hóa học thông qua
các bài tập hóa học, bài tập đưa ra như một vấn đề cần giải quyết, giáo viên
hướng dẫn học sinh tìm tòi theo một quy trình nhất định để tìm ra kết quả. Thực
hiện bồi dưỡng học sinh theo chuyên đề vào một số buổi chiều hàng tuần.
Để nâng cao được chất lượng mũi nhọn với môn hóa học ngoài các tiết
dạy chính khóa trên lớp giáo viên cần sắp xếp ít nhất 3 buổi chiều/tuần ngay từ

đầu năm học để bồi dưỡng thêm cho học sinh theo chuyên đề, bồi dưỡng theo
cách này giúp học sinh biết cách hệ thống hóa, ghi nhớ và khắc sâu kiến thức
một cách hiệu quả.
Bồi dưỡng theo chuyên đề giáo viên có thể đưa ra mức độ khó khác nhau
đối với mỗi dạng bài và cũng để cho phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.
Với mỗi dạng bài tập sau khi học sinh đã có thể thực hiện được những bài cơ
bản giáo viên có thể lựa chọn những bài tập với mức độ tăng dần để học sinh
thực hiện.
10

Các chuyên đề được tổ chức soạn, giảng một cách hệ thống và theo
nguyên tắc, thứ tự trong chương trình hóa học 8 như sau:
Chuyên đề 1: Bài tập cân bằng phương trình phản ứng, viết phương trình

Chuyên đề 2: Bài tập về định luật bảo toàn khối lượng
Chuyên đề 3: Bài tập tính theo công thức hóa học
Chuyên đề 4: Bài tập tính theo phương trình hóa học.
Chuyên đề 5: Bài tập về hỗn hợp các chất [liên quan đến tính chất hóa học
và điều chế Oxi, Hiđro].
Chuyên đề 6: Bài tập điều chế, nhận biết, tách chất [liên quan đến tính
chất hóa học của Hiđro, Oxi, Nước].
Chuyên đề 7: Bài tập xác định công thức hóa học của hợp chất [dựa vào
thành phần nguyên tố, dựa vào phản ứng hóa học].
Chuyên đề 8: Bài tập độ tan, nồng độ dung dịch.
Chuyên đề 9: Bài tập tổng hợp [liên quan đến nồng độ dung dịch].
* Ví dụ: Chuyên đề về dạng bài tập: Nhận biết các chất
- Ở mức độ cơ bản giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhận biết 3 chất hoặc 4
chất và không giới hạn về thuốc thử [Ví dụ: nhận biết 3 lọ mất nhãn chứa : HCl,
NaCl, NaOH]

- Ở mức độ khó hơn đó là nhận biết các chất nhưng có giới hạn về thuốc thử [Ví
dụ : chỉ dùng phenolphtalein hãy phân biệt 3 dung dịch: KOH, KCl, H2SO4]
- Ở mức độ khó nhất là nhận biết các chất mà không dùng thêm bất kì thuốc thử
nào khác [Ví dụ: Hãy nhận biết 4 chất sau mà không dùng thêm thuốc thử:
CaCl2, HCl, Na2CO3, KCl]
Đối với các dạng bài tập khác như: Bài toán quy về phương trình bậc 1
hai ẩn, bài toán có sự tăng giảm khối lượng... giáo viên cũng thực hiện hướng
dẫn học sinh theo mức độ khó tăng dần.
Bồi dưỡng cho học sinh theo chuyên đề giáo viên cần lưu ý: Lựa chọn
những chuyên đề bài tập phù hợp với đối tượng học sinh để học sinh thấy khó
không bị nản trí từ đó thu được kết quả cao,
11

VD đối tượng học sinh bồi dưỡng không thật sự xuất sắc giáo viên không
nên lựa chọn nhiều bài tập về chuyên đề dạng bài tập không trọng tâm [dạng bài
cần có sự suy luận, kết hợp nhiều phương pháp một cách sáng tạo mới giải
được].
Dạy học phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá học sinh:
Kiểm tra đánh giá nghiêm túc sẽ tạo cho học sinh một ý trí phấn đấu trong
học tập bộ môn, các em sẽ có thêm động lực để học và học tập nghiêm túc hơn.
Sau khi dạy học xong mỗi bài, mỗi phần hoặc mỗi chương, mỗi chuyên đề
thì giáo viên thường ra đề để kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh, xem các
em đã nắm chắc được phần nào, phần nào đang còn hổng, từ đó giáo viên có kế
hoạch điều chỉnh, lên phương án để khắc phục, phụ đạo hoặc chỉnh sửa ngay
trong mỗi tiết học, tiết ôn tập trên lớp.
Đề kiểm tra thường xuyên và đinh kì cần có những phần kiến thức nâng
cao dần để giáo viên có thể biết mức độ tiếp thu kiến thức của các em đến đâu,
từ đó giáo viên có hướng bồi dưỡng tiếp.
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại

Sau khi đã áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh
giỏi môn hóa học 8 tại trường THCS”:
Học sinh đã hứng thú học tập hơn trước rất nhiều, không còn nhiều học
sinh đến lớp không làm bài tập và không học bài cũ nữa vì thông qua các hoạt
động dạy - học, học sinh đã khắc sâu ngay kiến thức trên lớp, chất lượng học
sinh khá, giỏi được nâng lên đáng kể, tuy không cao nhưng so với chất lượng
học sinh đại trà của những năm trước và với đối tượng học sinh của một trường
không mấy thuận lợi thì đây là một kết quả có tính khả quan từ đó việc lựa chọn
ra đội tuyển ôn luyện và tỷ lệ học sinh đạt học sinh giỏi cũng tăng lên.
Tôi đã tiến hành kiểm tra đánh giá nhiều lần qua một số tiết học và qua
một số phần học, quá trình bồi dưỡng thì thấy kết quả chất lượng học sinh được
nâng lên đáng kể cụ thể như sau:
Chất lượng thi cuối năm học 2013 - 2014 là:
Tổng số HS

Kết quả
12

Điểm dưới TB
7 HS = 12,5%

Điểm trên TB
24 HS = 42,8 %

Điểm khá , giỏi
25 HS = 44,7 %

56
Chất lượng mũi nhọn môn hóa học lớp 8 của đơn vị qua các năm:

Năm học
2012-2013
2013-2014
2014-2015

Tổng số

HSG cấp

HSG

Trường

2
2
8

2
2
4

HSG

HSG

cấp huyện

cấp tỉnh

[ đạt giải]

0
1 KK
2 [1 ba, 1KK]

Ghi chú

[ đạt giải]
0
Chưa áp dụng
0
Chưa áp dụng
1 [phấn đấu] Đã áp dụng SKKN

Với thực tiễn về cơ sở vật chất của trường, khả năng nhận thức của các
em học sinh còn chậm và chưa được sự quan tâm đúng mức của các bậc phụ
huynh đến việc học của con em mình, đa số là con em dân tộc thiểu số, để đạt
được kết quả trên là một sự nổ lực cố gắng vươn lên của cả thầy và trò chúng
tôi.
Từ số liệu trên cho thấy sự chênh lệch tỷ lệ số học sinh khi chưa áp dụng
sáng kiến và khi đã áp dụng SKKN, số học sinh có điểm khá giỏi tăng lên một
cách đáng kể, học sinh có điểm dưới trung bình giảm đáng kể, số học sinh đạt
giải trong các kì thi chọn học sinh giỏi cũng có sự biến chuyển. Điều này chứng
tỏ được tính hiệu quả của việc thực hiện các biện pháp đã nêu trong đề tài.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Sáng kiến đã được áp dụng có hiệu quả với học sinh lớp 8 tại trường
THCS .
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không có
7. Kiến nghị, đề xuất
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, để có những thành tích cao hơn
trong việc bồi dưỡng HSG môn hóa học lớp 8, tôi xin có một số kiến nghị và đề

xuất sau:
* Đối với nhà trường: tạo thêm nguồn kinh phí đầu tư thêm tư liệu học tập
phục vụ cho công tác ôn luyện: có đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị, mua tài liệu,
sách tham khảo, sách nâng cao cho giáo viên và học sinh….

13

Trao đổi với phụ huynh và HS thấy được tầm quan trọng của việc học tập,
phụ huynh phải đặc biệt quan tâm tạo mọi điều kiện, môi trường tốt nhất cho
con em mình và mua sắm đồ dung, sách vở, tài liệu học tập cho con em mình để
có thể phát huy tối đa sự ham học, hiếu học trong học tập và đặc biệt thể hiện
trong các kì thi HSG,

14

Chủ Đề