Đặc trưng nào dụng để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và quy phạm đạo đức

So sánh và Phân biệt pháp luật với đạo đức. Pháp luật và đạo đức có những điểm giống và khác nhau như sau:

Đặc trưng nào dụng để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và quy phạm đạo đức

1 – Điểm giống nhau

– Pháp luật và đạo đức đều có những quy tắc xử sự chung hay quy phạm xã hội để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội cho nên chúng đều có các đặc điếm của các quy phạm xã hội, đó là:

+ Pháp luật và đạo đức đều là những khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội, để bất kỳ ai khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do chúng dự liệu thì đều phải xử sự theo những cách thức mà chúng đã nêu ra – Căn cứ vào pháp luật, đạo đức, các chủ thể sẽ biết mình đuợc làm gì, không đuợc làm gì, phải làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh nhất định.

+ Pháp luật và đạo đức đều là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, các quy tắc đạo đức, có thể xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là hợp đạo đức; hành vi nào là trái pháp luật, hành vi nào là trái đạo đức.

+ Pháp luật và đạo đức đều được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân cụ thể mà là cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh.

+ Pháp luật và đạo đức đều được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống, bởi vì chúng được ban hành không phải để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thế, một trường hợp cụ thế mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung, tức là mọi trường hợp, khi điều kiện hoặc hoàn cảnh do chúng dự kiến xảy ra.

– Cả pháp luật và đạo đức đều tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội.

– Cả pháp luật và đạo đức đều vừa có tính giai cấp, vừa có tính xã hội và tính dân tộc.

2 – Điểm khác nhau

Pháp luậtĐạo đức
- Pháp luật có tính quyền lực nhà nước, bởi vì pháp luật được hình thành bằng con đường nhà nước, do nhà nước đặt ra (ví dụ như các quy định về tổ chức bộ máy nhà nước), hoặc do nhà nước thừa nhận (các phong tục, tập quán, các quan niệm, quy tắc đạo đức...) nên pháp luật luôn thể hiện ý chí của nhà nước - Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục, động viên, khen thưởng, tổ chức thực hiện cho đến áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.- Đạo đức lúc đầu được hình thành một cách tự phát trong cộng đồng xã hội, sau đó có thể là tự giác khi được bổ sung bằng những quan điểm, quan niệm và phong cách sống của các vĩ nhân; được lưu truyền từ đời này sang đời khác theo phương thức truyền miệng; được bảo đảm thực hiện bằng thói quen, bằng dư luận xã hội, bằng lương tâm, niềm tin của mỗi người và bằng các biện pháp cưỡng chế phi nhà nước - Đạo đức thường thể hiện ý chí của một cộng đồng dân cư.
- Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, nó có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với mọi tổ chức và cá nhân có liên quan trong phạm vi lãnh thổ quốc gia - Pháp luật có tác động bao trùm lên toàn xã hội, tới mọi tổ chức và cá nhân có liên quan trong xã hội; đồng thời có tác động thường xuyên, liên tục trên toàn lãnh thổ và trong nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội.- Đạo đức chủ yếu có tính chất khuyên răn đối với mọi người, chỉ cho mọi người biết nên làm gì, không nên làm gì, phải làm gì và chỉ tác động tới các cá nhân trong xã hội.
- Có những quan hệ xã hội pháp luật điều chỉnh nhưng đạo đức không điều chỉnh, ví dụ như những quan hệ liên quan tới việc tổ chức bộ máy nhà nước.- Có những quan hệ xã hội đạo đức điều chỉnh nhưng pháp luật không điều chỉnh, ví dụ như quan hệ tình bạn, tình yêu...
- Pháp luật có tính hệ thống, bởi vì pháp luật là một hệ thống các quy phạm để điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống như dân sự, kinh tế, lao động..., song các quy phạm đó không tồn tại một cách biệt lập mà giữa chúng có mối hên hệ nội tại và thống nhất với nhau để tạo nên một chỉnh thể là hệ thống pháp luật.-Đạo đức không có tính hệ thống, ví dụ như quan niệm và quy tắc đạo đức trong lĩnh vực ma chay hầu như không có liên quan với quan niệm và quy tắc đạo đức trong lĩnh vực cưới hỏi và trong các lĩnh vực khác.
- Pháp luật có tính xác định về hình thức, tức là pháp luật thường được thể hiện trong những hình thức nhất định, có thể là tập quán pháp, tiền lệ pháp hoặc văn bản quy phạm pháp luật. Trong các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của pháp luật thường rõ ràng, cụ thể, bảo đảm có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trong một phạm vi rộng.- Đạo đức không có tính xác định về hình thức, bởi vì nó tồn tại dưới dạng bất thành văn, được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng hình thức truyền miệng.
- Pháp luật chỉ ra đời và tồn tại trong những giai đoạn lịch sử nhất định, giai đoạn có sự phân chia giai cấp, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp.- Đạo đức ra đời và tồn tại trong tất cả các giai đoạn phát triển của lịch sử.

Nguồn: Luật sư Online tại: https://www.facebook.com/iluatsu/

Đặc trưng nào sau đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với các quy định đạo đức?

A.

Tính quy phạm phổ biến

B.

Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

C.

Tính quy định chặt chẽ về mặt nội dung

D.

Tính quyền lực, bắt buộc chung

Đáp án và lời giải

Đáp án:D

Lời giải:

Tính quyền lực, bắt buộc chung

Câu hỏi thuộc đề thi sau. Bạn có muốn thi thử?

Trắc nghiệm 25 phút GDCD lớp 12 - Chủ đề Pháp luật và đời sống - Đề số 5

Làm bài

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác cùng bài thi.

  • Bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của Việt Nam là:

  • Trong các phương tiện để nhà nước quản lý xã hội thì phương tiện nào hiệu quả nhất ?

  • Vì sao pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc?

  • Pháp luật có mấy đặc trưng cơ bản?

  • Tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật là:

  • Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống là đặc điểm của:

  • Luật di sản văn hóa là:

  • Các quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của công dân được quy định trong:

  • Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?

  • Điền từ thích hợp vào chỗ trống.

    …………..là biểu hiện chung của bất kì kiểu pháp luât nào. Tuy nhiên, mỗi kiểu pháp luật lại có biểu hiện riêng của nó.

  • Nội dung nào sau đây thể hiện bản chất giai cấp của pháp luật?

  • Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải có:

  • Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế được thể hiện:

  • Đặc trưng nào sau đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với các quy định đạo đức?

  • Luật nào sau đây ở nước ta có giá trị pháp lý cao nhất:

  • Nhà nước hay dùng các quy phạm đạo đức nào để biến nó thành các quy phạm pháp luật:

  • Pháp luật có mấy bản chất cơ bản?

  • Luật doanh nghiệp là:

  • Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ:

  • Pháp luật thể hiện là những quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người , trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

    Nhận định trên đã thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.

  • Hai người bơi thì trên một dòng sông nướcđang chảy thành dòng, vớiđiều kiện thời gian bơi của ai ngắn hơn ngườiđó sẽthắng. Người thứnhất sẽbơiđểsang sông theo hướng vuông góc với hai bờsông sauđó sẽbơi ngược trởlạiđểtrởvềvịtrí xuất phát. Người thứhai bơi dọc theo dòng sông sauđó cũng bơi ngược trởlại vịtrí xuất phát với quãngđường bơiđúng bằng người thứnhất. Biết rằng tốcđộbơi của hai người trong nước khi nước yên tĩnh là nhưnhau. Có thểkết luận rằng:

  • Cho ba số thực dương

    Đặc trưng nào dụng để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và quy phạm đạo đức
    khác
    Đặc trưng nào dụng để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và quy phạm đạo đức
    . Đồ thị các hàm số
    Đặc trưng nào dụng để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và quy phạm đạo đức
    được cho trong hình vẽ bên
    Đặc trưng nào dụng để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và quy phạm đạo đức
    Mệnh đề nào dưới đây đúng?

  • Tìm phần thực của số phức z biết:

    Đặc trưng nào dụng để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và quy phạm đạo đức
    .

  • Cho hai điểm

    Đặc trưng nào dụng để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và quy phạm đạo đức
    nằm trên Parabol
    Đặc trưng nào dụng để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và quy phạm đạo đức
    . Điểm
    Đặc trưng nào dụng để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và quy phạm đạo đức
    nằm trên cung
    Đặc trưng nào dụng để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và quy phạm đạo đức
    của Parabol
    Đặc trưng nào dụng để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và quy phạm đạo đức
    sao cho tam giác
    Đặc trưng nào dụng để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và quy phạm đạo đức
    có diện tích lớn nhất. Khi đó độ dài của đoạn thẳng
    Đặc trưng nào dụng để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và quy phạm đạo đức
    là: