Đặc điểm thị trường du lịch Việt Nam

thông qua sự thống kê hàng năm theo khẩu độ của Tổ chức Du lịch thế giới mọi người có thể hiểu được cục diện cơ bản và động thái phát triển của toànbộ thị trường du lịch thế giới.- Phân chia thị trường du lịch trong nước và thị trường du lịch quốc tế theo lãnh thổ quốc gia:Du lịch trong nước là sự lưu động của nhân dân nước đó trong lãnh thổ nước mình, tạo thành một bộ phận của thị trường tiêu thụ và thị trường dịch vụtrong nước, ảnh hưởng đến sự lưu thơng và thu hồi tiền tệ trong nước, còn du lịch quốc tế thì ảnh hưởng đến thu chi ngoại tệ của một quốc gia. Thị trường dulịch trong nước và thị trường du lịch quốc tế chế ước và ảnh hưởng lẫn nhau, trở thành thể thống nhất liên hệ chặt chẽ với nhau.- Phân chia theo nội dung và hình thức của sản phẩm du lịch:Có các thị trường du lịch như thị trường du lịch tham quan phong cảnh, thị trường du lịch nghỉ phép, thị trường du lịch hội nghị, thị trường du lịch dịchvụ, thị trường du lịch văn hóa, thị trường du lịch tôn giáo, thị trường du lịch du học, thị trường du lịch thể thao...Các đơn vị du lịch khai thác nhằm vào việccung cấp sản phẩm du lịch khác nhau để thỏa mãn nhu cầu của các thị trường khác nhau.- Phân chia theo hình thức tổ chức của hoạt động du lịch:Gồm có thị trường du lịch đồn thể và thị trường du lịch khách lẻ. Du lịch bao gói đồn thể là hình thức tổ chức du lịch truyền thống là kết quả củaviệc phổ cập, phát triển hoạt động du khách, loại hình du lịch này sẽ phát triển ổn định ở thời gian tới, đồng thời do con người ngày càng theo đuổi cuộc sốngtự do, cá nhân hóa, nên những năm gần đây thị trường du lịch khách lẻ phát triển với tốc độ nhanh.Ngồi ra, còn có thể từ các góc độ khác nhau để chia thị trường du lịch như chia theo nước, theo tuổi, theo mùa vụ du lịch, chia theo khoảng cách dulịch...

1.1.5.2. Đặc điểm của thị trường du lịch:

Thị trường du lịch có các đặc điểm chủ yếu như sau : - Sản phẩm của thị trường du lịch phần lớn là dịch vụ mang tính phi vậtchất nên việc thực hiện chúng khác với thực hiện hàng hóa mang tính cụ thể.- Đối tượng mua bán trên thị trường du lịch khơng có dạng hiện hữu trước người mua. Trên thị trường du lịch người bán khơng có hàng hóa du lịchtại nơi chào bán, khơng có khả năng mang được hàng hóa đến với khách hàng. Việc thực hiện hữu hóa, vật chất đối tượng mua bán trên thị trường du lịch, chủyếu dựa vào xúc tiến quảng bá. Các khâu chào giá, lựa chọn, cân nhắc, trả giá, quyết định mua, bán sản phẩm thông qua quảng cáo và kinh nghiệm với việcmua bán thơng thường. Thậm chí ngồi hàng hóa vật chất và dịch vụ, thị trường du lịch còn mua bán cả những đối tượng khơng hội đủ các thuộc tínhcủa hàng hóa, đó là các giá trị nhân văn, tài nguyên du lịch thiên nhiên...- Trên thị trường hàng hóa chung, quan hệ thị trường sẽ chấm dứt khi khách mua đã trả tiền-nhận hàng, nếu có kéo dài cũng chỉ là để bảo hành. Tuynhiên, trên thị trường du lịch, quan hệ thị trường giữa người mua và người bán bắt đầu từ khi khách du lịch quyết định mua hàng đến khi khách trở về nơithường trú của họ. Các sản phẩm du lịch nếu không được tiêu thụ, không bán được sẽ không có giá trị và khơng thể lưu kho.- Thị trường du lịch mang tính thời vụ rõ rệt, thể hiện ở chổ cung hoặc cầu du lịch chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian nhất định của một năm và điềunày phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan và là một bài tốn rất khó tìm ra lời giải.Tồn bộ những đặc điểm thị trường du lịch đã trình bày ở trên đòi hỏi phải được nắm vững và lưu ý khi nghiên cứu và xây dựng chiến lược thịtrường của doanh nghiệp, mỗi khu vực, mỗi quốc gia. Toàn bộ các mối quan hệ và cơ chế kinh tế trên thị trường du lịch đều phải được liên hệ với vị trí, thờigian, điều kiện và phạm vi của thực hiện hàng hóa. Điều quan trọng đối với du lịch quốc tế là để bán được một sản phẩm du lịch cần phải xác định cơ chếkinh tế, chính trị đối với một địa điểm cụ thể, một thời gian xác định và đối tượng khách hàng rõ ràng. Thông qua đặc điểm của thị trường du lịch mangtính thời vụ cao, trong việc xây dựng chiến lượng phát triển ngành du lịch cần nghiên cứu, khảo sát, đánh giá một cách đầy đủ để đa dạng hóa sản phẩm dulịch, nhằm thu hút đối tượng khách du lịch ngoài thời vụ chính ngày càng cao hơn.1.1.6. Tài nguyên du lịch: 1.1.6.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch:

Bàn luận về kinh doanh du lịch, không thể không nói đến thị trường du lịch. Thị trường du lịch là phạm trù cơ bản của kinh doanh sản phẩm hàng hóa du lịch, nó là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế của cả du khách và người kinh doanh phát sinh trong quá trình trao đổi.

1.           Định nghĩa về thị trường du lịch :

a.      Theo nghĩa hẹp :

“Thị trường du lịch chỉ là thị trường nguồn khách du lịch, tức là vào một thời gian nhất định, thời điểm nhất định tồn tại người mua hiện thực và người mua tiềm năng có khả năng mua sản phẩm hàng hóa du lịch”.

b.      Theo nghĩa rộng :

“Thị trường du lịch chỉ là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch. Mâu thuẫn cơ bản của thị trường du lịch là mâu thuẫn giữa nhu cầu và cung cấp sản phẩm du lịch”.

2.           Phân loại thị trường du lịch :

2.1.           Phân loại thị trường theo phạm vi lãnh thổ :

* Thị trường du lịch quốc tế là thị trường mà ở đó cung thuộc một quốc gia còn cầu thuộc một quốc gia khác.

Trên thị trường du lịch quốc tế các doanh nghiệp du lịch của một quốc gia kết hợp với doanh nghiệp nước khác đáp ứng nhu cầu của các doanh nhân nước ngoài. Quan hệ tiền – hàng được hình thành và thực hiện ở ngoài biên giới quốc gia.

* Thị trường du lịch nội địa là thị trường mà ở đó cung và cầu du lịch đều nằm trong biên giới lãnh thổ của một quốc gia. Trên thị trường nội địa, mối quan hệ nảy sinh do việc thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch là mối quan hệ kinh tế trong một quốc gia. Vận động tiền – hàng chỉ di chuyển từ khu vực này đến khu vực khác.

2.2 Phân loại theo đặc điểm không gian của cung và cầu du lịch :

* Thị trường gửi khách :

Là thị trường mà tại đó xuất hiện nhu cầu du lịch. Du khách xuất phát từ đó để đi đến nơi khác để tiêu dùng du lịch.

* Thị trường nhận khách :

Là thị trường mà tại đó đã có cung du lịch, có đầy đủ các điều kiện sẵn sàng cung ứng các dịch vụ tiêu dùng sản phẩm du lịch.

2.3.     Phân loại theo thực trạng thị trường du lịch :

* Thị trường du lịch thực tế :

Là thị trường mà dịch vụ hàng hóa du lịch thực hiện được, đã diễn ra các hoạt động mua – bán sản phẩm du lịch.

* Thị trường du lịch tiềm năng :

Là thị trường mà ở đó thiếu một số điều kiện để có thể thực hiện được dịch vụ hàng hóa du lịch, sẽ diễn ra các hoạt động mua – bán sản phẩm ở tương lai.

* Thị trường du lịch mục tiêu (The Target Market) :

Những khu vực thị trường được chọn để sử dụng thu hút du khách trong một thời gian kinh doanh nhất định. Việc tiếp cận thị trường mục tiêu đòi hỏi phải phân tích tiềm năng buôn bán của một hay các khu vực thị trường, nó bao gồm việc xác định số lượng du khách hiện nay cũng như du khách tiềm năng và đánh giá mức tiêu xài mỗi ngày của mỗi du khách.

Sự tuyển chọn thị trường mục tiêu giúp các nhà Marketing dễ dàng giải quyết việc sử dụng phương tiện quảng cáo để đạt tới thị trường đó.

3.       Cơ cấu thành phần của kinh doanh du lịch :

Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp, bao gồm nhiều bộ phận tạo thành, giữa các bộ phận này có mối quan hệ phụ thuộc và bổ sung cho nhau.

Các bộ phận cấu thành kinh doanh du lịch  bao gồm :

+ Kinh doanh lưu trú và ăn uống.

+ Kinh doanh lữ hành.

+ Kinh doanh vận chuyển du lịch.

+ Kinh doanh thông tin du lịch.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • thị trường du lịch là gì
  • thi truong du lich
  • khái niệm thị trường khách du lịch
  • khái niệm về du lịch
  • ,

    Thị trường du lịch (tiếng Anh: Tourism Market) bao gồm toàn bộ các mối quan hệ và cơ chế kinh tế liên quan đến địa điểm, thời gian, điều kiện và phạm vi thực hiện các dịch vụ hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về du lịch.

    Đặc điểm thị trường du lịch Việt Nam

    Hình minh hoạ (Nguồn: mindler)

    Khái niệm

    Thị trường du lịch trong tiếng Anh được gọi là Tourism Market.

    Thị trường du lịch là một bộ phận cấu thành của thị trường hàng hoá. Nó bao gồm toàn bộ các mối quan hệ và cơ chế kinh tế liên quan đến địa điểm, thời gian, điều kiện và phạm vi thực hiện các dịch vụ hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về du lịch.

    Các mối quan hệ và cơ chế kinh tế được hình thành trên cơ sở các qui luật kinh tế thuộc nền sản xuất hàng hoá và các qui luật đặc trưng cho từng hình thái kinh tế xã hội.

    Đặc điểm của thị trường du lịch

    - Thị trường du lịch xuất hiện tương đối muộn so với thị trường hàng hoá và dịch vụ, nó ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của con người.

    - Trên thị trường du lịch không có sự dịch chuyển khối lượng hàng hoá. Để thực hiện việc mua – bán sản phẩm du lịch thì người tiêu dùng (khách du lịch) phải di chuyển đến với sản phẩm du lịch.

    - Trên thị trường du lịch, đối tượng trao đổi chủ yếu là dịch vụ, còn hàng hoá chiếm tỉ lệ ít hơn. Dịch vụ vận tải, lưu trú, giải trí, môi giới…

    - Hàng hoá lưu niệm là đối tượng đặc biệt và chủ yếu được thực hiện trên thị trường du lịch.

    - Thị trường du lịch được hình thành ở cả nơi du khách xuất phát và nơi đến du lịch.

    - Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các tổ chức du lịch đã tìm đến nơi ở của du khách để quảng cáo giới thiệu những thông tin về giá cả, thời gian, không gian, phương tiện phục vụ chuyến du lịch, giúp khách du lịch hiểu rõ các điều kiện tham gia du lịch, từ đó họ có thể lựa chọn, trả giá cho một tua du lịch ngay tại nơi xuất phát. 

    Nơi đến du lịch là các điểm du lịch đã được tổ chức những dịch vụ hàng hoá để sẵn sàng bán cho khách du lịch.

    - Cung - cầu trên thị trường du lịch có sự tách biệt cả về không gian và thời gian vì "cung" và "cầu" luôn ở cách xa nhau, "cung" du lịch là những điểm đã được xác định, còn "cầu" du lịch do con người quyết định lại ở khắp mọi nơi.

    - Các chủ thể tham gia trao đổi trên thị trường đa dạng với nhiều hình thức khác nhau.

    - Quan hệ thị trường giữa người mua và người bán kéo dài hơn so với trao đổi hàng hoá thông thường vì khi thực hiện được chuyến du lịch ít nhất một ngày trở lên.

    - Thị trường du lịch có tính thời vụ rõ nét.

    Phân loại thị trường du lịch

    Căn cứ vào tình hình thực tế và tiềm năng

    - Thị trường du lịch thực tế là thị trường du lịch mà ở đó dịch vụ và hàng hoá thực hiện được.

    - Thị trường du lịch tiềm năng là thị trường mà ở đó chưa đủ điều kiện để thực hiện được dịch vụ hàng hoá du lịch.

    Căn cứ vào quan hệ cung – cầu

    - Thị trường du lịch có cầu lớn hơn cung là thị trường mà ở đó người bán không thể thoả mãn được nhu cầu về dịch vụ - hàng hoá du lịch.

    - Thị trường có cung lớn hơn cầu là thị trường mà ở đó mọi nhu cầu về dịch vụ - hàng hoá du lịch được thoả mãn một cách đầy đủ, kể cả trong nước và quốc tế.

    (Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Du lịch Khách sạn, Định Thị Thư, NXB Hà Nội, 2005)

    Diệu Nhi