Đặc điểm của thị trường tiêu dùng Việt Nam

Thị trường tiêu dùng (consumer market) là thị trường bao gồm các khách hàng là những người tiêu dùng cuối cùng. Những khách hàng này chỉ mua các sản phẩm/dịch vụ cho mục đích tiêu thụ, khác với mục đích làm nguyên vật liệu để sản xuất ra các sản phẩm khác giống như thị trường doanh nghiệp.

Đặc điểm của thị trường tiêu dùng Việt Nam

Ví dụ:

  • Thị trường xe máy ở Việt Nam
  • Thị trường bột giặt dành cho gia đình
  • Thị trường căn hộ chung cư
  • Thị trường nước giải khát...

Thị trường tiêu dùng sở hữu những nét đặc trưng cơ bản dưới đây, khiến nó trở nên khác biệt so với thị trường doanh nghiệp:

  • Quy mô rộng lớn và có xu hướng gia tăng thường xuyên
  • Sự khác biệt về nhu cầu, mong muốn là vô cùng đa dạng bởi chính sự khác biệt về tính cách, tuổi tác, giới tính, điều kiện và môi trường sống của người tiêu dùng
  • Luôn biến đổi bởi tác động bởi sự thay đổi của tính cách, tuổi tác, nhân thức... và các yếu tố trong môi trường sống như công nghệ, luật pháp, thể chế, văn hóa...
  • Đối với những người làm công tác nghiên cứu Marketing, các hình ảnh, thông tin và trải nghiệm về thị trường tiêu dùng sẽ dễ tiếp cận hơn so với thị trường doanh nghiệp.

Cách phản ứng của mỗi thị trường tiêu dùng ở từng khu vực địa lý khác nhau bởi sự khác biệt trong các yếu tố nhân khẩu học, bao gồm độ tuổi, giới tính, nền văn hóa, thu nhập, nghề nghiệp, tôn giáo, thế hệ, sắc tộc... Chính vì thế, các doanh nghiệp khi đặt chân vào thị trường tiêu dùng mới thường thực hiện các cuộc nghiên cứu, khảo sát về đặc điểm dân số học của thị trường tại khu vực này, từ đó giúp doanh nghiệp có được các cơ sở chính xác để phát triển, cung cấp các sản phẩm/dịch vụ phù hợp cho thị trường đó.

Hành vi của các khách hàng trong thị trường tiêu dùng thường xuyên bị chi phối bởi tâm lý của họ, chẳng hạn bởi cảm xúc, niềm tin, thái độ, khả năng nhận thức & lĩnh hội... Chính vì thế, các doanh nghiệp luôn sẽ tìm mọi cách để khai thác triệt để yếu tố tâm lý thành các lợi thế trong các chương trình, hoạt động Marketing.

Thị trường tiêu dùng trong nước nhiều tiềm năng nhờ kết cấu dân số trẻ, năng động

(ĐCSVN) - Thị trường tiêu dùng Việt Nam nhiều tiềm năng, hấp dẫn nhờ kết cấu dân số trẻ, năng động. Đặc điểm về nhân khẩu học này sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy tốc độ đô thị hóa cao.

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị khuynh hướng tiêu dùng Việt Nam do Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh phối hợp cùng các đơn vị có liên quan tổ chức ngày 12/11, tại Hà Nội.

Đặc điểm của thị trường tiêu dùng Việt Nam

Hội nghị khuynh hướng tiêu dùng Việt Nam (Ảnh: A.N)

Ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh nhận định, ngày nay thói quen của người tiêu dùng đang dần thay đổi. Người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ như đồng hành cùng các thiết bị di động, mạng xã hội và thích nghi với việc mua hàng trực tuyến. Ngoài ra, các nền tảng tìm kiếm và đặt chỗ như dịch vụ giao đồ ăn nhanh cũng như dịch vụ thuê nhà, đặt chỗ khám bệnh, online… có thể giúp các doanh nghiệp sàng lọc, tiếp cận khách hàng tiềm năng và nâng cao sự tiện lợi của khách hàng hiện hữu.

Ngoài ra, xu hướng thương mại điện tử đang thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng tại nhiều ngành hàng, từ nông thôn đến thành thị. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý, dù người Việt rất ưa thích mua sắm trực tuyến, nhưng đa số là các mặt hàng giá rẻ vì vẫn lo ngại về các yếu tố chất lượng sản phẩm, thanh toán an toàn. Vì vậy, để có được lòng tin với khách hàng và thị trường bền vững các nhãn hiệu phải thực sự chân thành với người tiêu dùng. Các nhãn hàng phải tạo ra nhiều lợi ích cho khách hàng và xã hội, đồng thời các nhãn hiệu phải cũng nên chú ý đến cảm xúc vui vẻ, hài hước khi quảng bá thương hiệu. Không những vậy, các nhãn hàng cũng cần tôn trọng đạo đức kinh doanh và tạo ra bản sắc riêng của khách hàng.

Giám đốc Khu vực miền Bắc Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam Đặng Thúy Hà đánh giá, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP cao thuộc top đầu trong khối ASEAN. Mặt khác, kết cấu dân số nước ta đang ở mức trẻ, có khả năng tiếp cận internet nhanh. Do đó, người tiêu dùng Việt Nam có hứng thú trải nghiệm với những sản phẩm mới. Điều này thúc đẩy các thương hiệu mới phát triển. Một điểm quan trọng hơn, tầng lớp trung lưu - nền tảng của tiêu dùng đang tăng nhanh. Tỷ lệ người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm chất lượng cao chiếm đến gần 26% thị phần nhóm hàng tiêu dùng nhanh… Những điều này tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp có thể thích ứng với những thay đổi của thị trường và bắt kịp các xu hướng mới.

Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới. Theo đánh giá mới nhất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới thì chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam đã tăng lên thứ hạng 67, tăng 10 bậc và 3,5 điểm trong một năm vừa qua. Cũng theo Báo cáo, GCI đánh giá Việt Nam là quốc gia có điểm số tăng mạnh nhất toàn cầu, nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương có năng lực cạnh tranh cao nhất thế giới. Việt Nam lần đầu tiên vươn lên trong nửa trên của bảng xếp hạng thế giới, vị trí 67 trên 141 nền kinh tế được xếp hạng. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường trong nước, nâng cao vị thế của mình ngay trên “sân nhà”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia để có có một hệ sinh thái thương mại điện tử, “sân chơi” đủ lớn cho doanh nghiệp Việt phát triển điều đầu tiên là cần hoàn thiện khung pháp lý.

Phó Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương) Bùi Huy Hoàng cũng chia sẻ: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng. Các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng Việt hiện đang đứng trước cơ hội chuyển mình từ cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 và những lợi ích to lớn của xu thế hội nhập toàn cầu. Tuy nhiên, thương mại điện tử tại Việt Nam còn gặp nhiều trở ngại cũng như thách thức trong phát triển bền vững. Để thương mại điện tử tận dụng tối đa tiềm năng, cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cũng như cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng logistic…

Để có môi trường kinh doanh thông thoáng, các đại biểu cũng cho rằng, cần chú trọng hơn nữa vai trò “đòn bẩy” của Nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân. Đặc biệt là hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong xuất khẩu thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới./.

An Nguyên

Những đặc điểm chính trong văn hóa tiêu dùng tại Việt Nam. Tác động của các yếu tốvăn hóa đối với nền kinh tế nói chung và những thị trường cho các sản phẩm nhất định(xuất/nhập khẩu)CHÚNG TA NHẬN THẤY RẰNG:Văn hóa và kinh doanh có mối quan hệ mật thiết không tách rời nhau. Chúng cómột vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Văn hoá là một yếu tố then chốt tác độngtới mọi giai đoạn trong quá trình phát triển. Do đó, khi xét đến kinh tế học không thểkhông nhắc đến nền văn hóa bên cạnh nó. Xét trên quy mô nhỏ, các nhà kinh doanhphải hiểu rõ điều này để có thể định hướng phát triển không chỉ kinh tế mà còn bảotồn, phát huy và tiếp thu văn hóa từ môi trường đa văn hóa hiện nay. Trên quy mô rộnghơn, chúng ta cần hiểu rằng một nền văn hóa đúng hướng sẽ dẫn đến một nền kinh tếvững bền. Bài viết này sẽ trình bày chi tiết về văn hóa tiêu dùng của Việt Nam, tácđộng của văn hóa đối với kinh tế nói chung và thị trường xuất nhập khẩu nói riêng.I. Văn hóa tiêu dùngMỗi đất nước, mỗi cộng đồng hay cụ thể hơn là mỗi cá nhân đều có các phươngthức và đặc điểm văn hóa tiêu dùng riêng. Điều này làm nên đặc tính tiêu dùng riêngcủa từng đất nước cộng đồng hay cá nhân đó. Chúng ta cần nhìn nhận, đánh giá đểthấy được mặt được, mặt hạn chế của nền văn hóa này để tìm ra phương thức thúc đẩyvà phát triển một nền văn hóa tiêu dùng tích cực. Đối với thị trường tiêu dùng ViệtNam, văn hóa tiêu dùng nổi lên với 2 đặc điểm chính:1. Thói quen tiêu dùng xa xỉ.Cách đây không lâu, sau khi phỏng vấn 10.502 người tại 24 quốc gia và vùnglãnh thổ thuộc châu Á - Thái Bình Dương, châu Phi, Trung Ðông về vấn đề tiêu dùng,Tổ chức tín dụng quốc tế MasterCard Worldwide đã công bố kết quả khảo sát mà trongđó, về ưu tiên cho ăn uống và giải trí, Việt Nam đứng đầu với 86%, tiếp đó là HànQuốc 78%, Hồng Kông (Trung Quốc) là 75% và Việt Nam cũng đứng đầu về tiêu dùngkhông toan tính với 63%, trong khi Hàn Quốc và Ôxtrâylia cùng là 59%... Bên cạnhđó, theo công bố của Tổ chức Quỹ kinh tế mới (NEF) thời gian gần đây, Việt Nam xếpthứ 5 về chỉ số hạnh phúc (HPI). Phải nói rằng đây là các con số có ý nghĩa tham vấnrất quan trọng trong khi xem xét hành vi tiêu dùng ở Việt Nam.Theo Viện sỹ - GS.TS văn hóa Trần Ngọc Thêm, trong tiêu dùng, Việt Nam cómột đặc điểm rất quan trọng của nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước đó là trọngdanh. Người Việt sống trong cộng đồng muốn mình ngang nhau, mà thực chất ai cũngmuốn mình hơn người khác. Ai cũng háo hức khoe giàu - thực ra chưa giàu tới mức đó,nhưng vẫn cố tỏ ra giàu. Trong thời đại tiếp thị theo kiểu “xài hàng hiệu là khẳng địnhmình” thì nhiều khi những người chạy theo hàng hiệu là những người còn thiếu mộtphẩm chất nào đó, hay đúng hơn, thiếu bản lĩnh.Kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển, mức sống của người dân cũng ngàymột cao hơn. Cùng với đó, sự giao thoa về văn hóa trong quá trình hội nhập mạnh mẽkhiến cho chúng ta có nhiều lựa chọn hơn cho hàng hoá từ bình dân đến xa xỉ. Điềuđáng nói là xu hướng tiêu dùng “lấy thương hiệu khẳng định phong cách” của giớithượng lưu đang bị một bộ phận người có thu nhập chưa cao đua đòi, bắt chước, đặcbiệt là ở tầng lớp trung lưu và giới tiêu dùng trẻ. Họ sẵn sàng chi những khoản tiền lớncho những mặt hàng “độc” nhằm thể hiện cá tính và sự khác biệt trước đám đông nhưđiện thoại di động, xe hơi... ví dụ như vừa qua ở một vùng quê miền núi một Nữ thiếugia tổ chức đám cưới cho con mình bằng nhiều xe hơi sang trọng và một dàn ca sĩ nổitiếng để khẳng định mình trước xã hội. Trong một cuộc hội thảo được tổ chức mới đây,Phó ban Văn hóa-Văn nghệ Báo Nhân dân Nguyễn Hòa nói: Khi nhìn vào thực trạngvấn đề tiêu dùng ở Việt Nam, dù kiêu hãnh về sự tăng trưởng kinh tế đến đâu cũngkhông thể không e ngại về nghịch lý ngày càng gia tăng giữa tăng trưởng và tiêu dùng,về sự thiếu điều chỉnh và “có lẽ bao hàm cả sự vô phương hướng trong hành vi tiêudùng của một bộ phận xã hội”.Khuynh hướng bắt chước lối sống và cách hưởng thụ của thanh niên các nướcnhư Hàn Quốc, Nhật Bản có xu hướng tăng, nhưng lại chỉ bắt chước phần giá trị ảo,chứ không phải ở chiều sâu văn hóa. Cách hiểu này kết hợp với tính sĩ diện, học đòivốn còn tiềm ẩn trong tâm lý tiểu nông tư hữu có cơ hội trỗi dậy, nhiều người đã phóngchiếu các thói tật này bằng việc chạy theo một số kiểu lối hưởng thụ được cho là thờithượng, và tự cho mình có được cái “quyền” hưởng thụ khoái lạc đó.Hầu hết các chuyên gia phân tích đều cho rằng, thói quen tiêu dùng xa xỉ cùngtật đua đòi đã góp phần không nhỏ tạo ra xu hướng tiêu dùng mới: Vọng ngoại và quaylưng với hàng Việt Nam. Sự vọng ngoại thể hiện ở chỗ, cùng mặt hàng có chất lượngnhư nhau, mẫu mã cũng không chênh lệch nhiều về tính thẩm mĩ, nhưng nhiều ngườitiêu dùng vẫn ưu tiên lựa chọn hàng ngoại. Chính điều này đã dẫn tới nghịch lý: Hàngdo người Việt Nam sản xuất tại Việt Nam, nhưng phải xuất ra nước ngoài để doanhnghiệp nước ngoài đóng gói, sau đó quay lại phục vụ khách hàng là người Việt Namvới giá thành đắt hơn gấp nhiều lần. Nghịch lý này đang gây thiệt hại cho chính ngườitiêu dùng Việt Nam, cũng như cho các doanh nghiệp Việt Nam. Theo PGS Đào DuyQuát, văn hóa tiêu dùng là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa dân tộc Việt Nam.Văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam là sự thể hiện các giá trị văn hóa của con ngườiViệt Nam trong tiêu dùng cá nhân và trong tiêu dùng sản xuất. Cuộc vận động NgườiViệt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam được triển khai chính là bước đột phá và nếunhững mục tiêu của Cuộc vận động đạt tới mong muốn, chúng ta hoàn toàn có thểhướng hành vi tiêu dùng của người Việt Nam tới một sự lành mạnh và phát triển đặtđiểm tiêu dùng thứ hai.2. Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam.Khảo sát thời gian gần đây cho thấy, 80% ý kiến người tiêu dùng nước ngoài tạiViệt Nam đều thích dùng hàng Việt. Ngược lại, nhiều ý kiến của người tiêu dùng trongnước lại tỏ ra không hài lòng về hàng Việt bởi so với sự “bủa vây” của các mặt hàngphổ biến như “hàng Tàu” về chất lượng, mẫu mã và thời trang thì chúng ta không theokịp. Tuy nhiên, có một điều được khẳng định, đó là những mặt hàng “Made in ViệtNam” (hàng xuất khẩu, hay còn gọi là hàng công ty) đang dần có chỗ đứng khi ngườitiêu dùng có thể yên tâm về chất lượng.Ở một góc độ khác, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, cuộc vận động“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” dường như vẫn chưa đạt hiệu quả nhưmong muốn, người dân vẫn thích dùng hàng ngoại. Tuy nhiên, “sính ngoại” khônghoàn toàn xuất phát từ tâm lý của người tiêu dùng. Còn nguyên nhân sâu xa hơn của xuhướng tiêu dùng ấy, đó là các nhà sản xuất Việt Nam cũng không kém phần... sínhngoại! Họ chỉ quan tâm phát triển thị trường xuất khẩu mà bỏ quên thị trường trongnước, một thị trường có dân số lớn thứ 13 trên thế giới. Bên cạnh đó, lãnh đạo cũngchưa thực sự nêu gương trong tiêu dùng hàng nội địa và đó là nguyên nhân chính dẫntới việc người Việt chưa thực sự quan tâm dùng hàng Việt. Ông Dương Trung Quốcchia sẻ thêm: “Tôi nghĩ rằng, giờ đây, chúng ta nên vận động “Hàng Việt Nam chinhphục người Việt Nam” và đây chính là chất lượng của hàng Việt Nam, điều này chúngta thấy hoàn toàn có khả năng. Hiện nay, trong nước có rất nhiều hàng hiệu. Ra nướcngoài, chúng ta tìm mua hàng hiệu ở những nơi xịn nhất, những nơi sang trọng nhất,nhưng cuối cùng đó lại chính là hàng do Việt Nam sản xuất, điều đó cho thấy chúng tavẫn sống trong giá trị ảo nhiều quá”.Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, để xây dựng văn hoá tiêu dùng hàngViệt Nam, nước ta bên cạnh việc cần có một chiến lược cạnh tranh với các nước đểgiành ưu thế, trước hết ngay trên sân nhà, bằng việc sản xuất các sản phẩm hàng hoácó chất lượng cao mang thương hiệu Việt Nam thì một thái độ tiêu dùng tôn trọng, yêumến hàng hoá Việt Nam của chính người tiêu dùng Việt Nam là đặc biệt cần thiết vàquan trọng.II. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NÓI CHUNG1. Tác động của các yếu tố văn hóa đối với nền kinh tế nói chung.Trong xu thế phát triển hiện nay của đất nước ta, vấn đề văn hoá và kinh doanhcó một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Văn hóa là một phức hợp bao gồm nhiềuvấn đề mà chỉ với ý nghĩa là một lĩnh vực hoạt động của đời sống tinh thần thì nó mớicó vị trí tương đối độc lập, còn với các ý nghĩa khác thì nó vừa biểu hiện, vừa đan xenvào các hoạt động khác của xã hội loài người. Nhưng trên thực tế, văn hoá mới chỉđược quan tâm và bó hẹp trong phạm vi nghiên cứu của khoa học xã hội. Mục đích cơbản của văn hoá là nhằm nuôi dưỡng và nâng cao phẩm chất tính cách, cá tính của conngười mà luôn hướng tới cái thiện, lòng nhân ái và cái đẹp. Văn hoá cũng nhằm làmcho con người phát triển một cách tự do và toàn diện. Do đó, không phải văn hoá hoạtđộng thông qua các phương tiện kinh tế trên thị trường. Nó chỉ là phương tiện truyềntải được vật hoá và là hình thức vật hoá của văn hoá. Vì vậy, do một số người còn thiếuhiểu biết vẫn giữ quan niệm cho rằng: Văn hoá như là một lĩnh vực đứng ngoài kinh tế.Chỉ khi kinh tế phát triển thì mới có điều kiện mở mang các hoạt văn hoá, nâng cao đờisống tinh thần của con người. Với quan niệm đó, văn hoá được coi như là một hoạtđộng có tính giải trí, khi kinh tế khó khăn thì ít người quan tâm đến văn hoá. Và rõràng trong điều kiện đó người ta không nhìn nhận thấy vai trò của văn hoá nói chungcũng như văn hoá đối với kinh tế và kinh doanh nói riêng.Quan hệ giữa văn hóa và kinh tế thuộc hai hệ thống xã hội khác nhau. Nhữnghoạt động văn hóa của loài người tất yếu nảy sinh khi nền kinh tế xã hội nâng cao năngsuất lao động xã hội và phân công lao động xã hội, mặc dù văn hóa và kinh tế cónhững mục đích riêng và sự độc lập của mình. Như vậy, văn hóa phát triển theo xuhướng tăng trưởng kinh tế.* Xu hướng kết hợp tăng trưởng kinh tế: Xu thế kết hợp tăng trưởng kinh tếvới văn hóa này đang và sẽ diễn ra trong bối cảnh hợp tác và đấu tranh vì sự phát triển.Như vậy, để phát triển kinh tế chúng ta cần đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay. Trongsự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta đang phải đối mặt vớinhững thử thách to lớn do những biến đổi trong nước và thế giới tạo nên.* Văn hóa và toàn cầu hóa kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam hôm nay cũng cómột bước tiến đáng kể so với thời kỳ trước đây khi còn thực thi nền kinh tế chỉ huytheo lối hành chính quan liêu, bao cấp do Việt Nam có đổi mới, phát huy những giá trịtruyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. Việt Nam cũng như nhiều đấtnước khác trên thế giới, không thể đứng ngoài xu thế hội nhập toàn cầu, vì sự pháttriển của đất nước. Chính vì vậy, toàn cầu hóa là một cơ hội để Việt Nam có thể rútngắn khoảng cách về tri thức, thu hẹp được khoảng cách giàu nghèo. Tất cả những giátrị truyền thống được hun đúc nên từ chính lịch sử đâu thương mà hào hùng của dântộc ta. Đó chính là những di sản truyền thống quý báu mà chúng ta không thể đánhmất, vì nếu mất đi bản sắc văn hóa dân tộc sẽ mất hết và mãi mãi. Vấn đề là làm saochúng ta vừa có thể hội nhập phát triển kinh tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loạiđể làm phong phú thêm nền văn hóa của dân tộc mình, mà lại không làm mất đi bảnsắc dân tộc/những giá trị truyền thống mà ông cha ta để lại. Chính vì vậy, văn hóa làmột động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước trong quá trình đổimới.Văn hóa còn mang tính đặc thù của từng quốc gia, từng khu vực, được coi nhưnhững di sản quý báu tích lũy được qua nhiều thế hệ, mang đậm bản sắc của quốc gia,dân tộc. Nhưng đồng thời với quá trình phát triển, kế thừa và giữ gìn bản sắc riêng, nócòn tiếp thu tinh hoa văn hóa của quốc gia, dân tộc khác, làm cho văn hóa vừa đậm đàbản sắc dân tộc, làm cho vai trò của văn hóa trong hoạt động kinh tế càng được nângcao và thiết thực, khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, đem lại sự phát triểnvới tốc độ cao và hài hòa cả về kinh tế và văn hóa.2. Tác động của các yếu tố văn hóa đối với những thị trường cho các sản phẩmnhất định (xuất/nhập khẩu)Theo định nghĩa của Unesco, Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợpcủa những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay mộtnhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống,phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.Nền kinh tế nói chung và thị trường xuất/nhập khẩu nói riêng cũng đều đồnghành và chịu sự tác động của các yếu tố văn hóa. Chính vì vậy, trong định hướng pháttriển thị trường xuất/nhập khẩu, chúng ta đều hướng tới yếu tố phát triển văn hóa, nângcao văn hóa doanh nhiệp, đảm bảo công bằng xã hội và chia sẻ lợi ích hợp lý. Để làmđược điều đó, Nhà nước ta chủ trương:Thứ nhất là tăng trưởng xuất khẩu trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiênnhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên nhằm đảm bảo cho sự pháttriển bền vững trong tương lai.Thứ hai là tăng trưởng xuất khẩu phải đi đôi với việc hạn chế ô nhiễm môitrường. Nếu không có những biện pháp kiểm soát ô nhiễm, ô nhiễm môi trường cònlàm giảm khả năng xuất khẩu và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và hàng hóaxuất khẩu.Bên cạnh đó, chúng ta cũng chú ý nâng cao các giá trị văn hóa trong các mặthàng xuất khẩu. Việc nước ta có vị thể cao về các mặt hàng xuất khẩu cà phê, cao su(Tây Nguyên), lúa gạo, thủy sản (Đồng bằng sông Cửu Long)… đã thể hiện nét cần cù,chịu khó trong nét tính cách và nền văn minh lúa nước của người Việt Nam.Từ các nên tảng đó, giai đoạn 2011-2015 nhà nước ta tập trung phát triển xuấtkhẩu những mặt hàng có lợi thế như thuỷ sản, nông sản, dệt may, điện tử, các sản phẩmchế tác công nghệ, không khuyến khích các mặt hàng gây ô nhiễm môi trường, chútrọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu thân thiện môi trường, hạn chế sử dụngnăng lượng và tài nguyên để đảm bảo cho các thế hệ mai sau. Để phát triển văn hóatiêu dùng và văn hóa doanh nghiệp, hạn chế xuất khẩu các loại hàng hóa sản xuất trongnước, nhập khẩu hàng xa xỉ, Nhà nước phải có chính sách phát triển ngành côngnghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu.KẾT LUẬNHiện nay, trên thế giới đang diễn ra sự chuyển đổi mô hình phát triển hướng đếnnhận thức về vai trò của văn hoá trong việc tác động đến các hoạt động kinh tế. Trungtâm của sự chuyển đổi này là việc chuyển đổi mô hình phát triển lấy hàng hoá vật chấtlàm trung tâm sang mô hình lấy con người làm trung tâm. Chính ví vậy, Đảng ta đã đềra chiến lược xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam là: Văn hoá là nền tảng tinhthần của xã hội, là mục tiêu, là động lực cho sự phát triển của đất nước. Việc phát triểnđất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng luôn phải đồng hành cùng việc bảo tồn,pháy huy và phát triển các giá trị văn hóa.HẾT