Cuộc cách mang khoa học - kĩ thuật lần thứ nhất có thể gọi là cách mang khoa học - công nghệ là vì

Tóm tắt mục I. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ

I. Cuộc cách mạng Khoa học- công nghệ

1. Nguồn gốc và đặc điểm:

* Nguồn gốc:

- Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

- Do sự bùng nổ dân số, sự vơi cạn tài nguyên thiên nhiên, do nhu cầu của chiến tranh…

- Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật lần thứ nhất là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học - kỹ thuật lần II và cách mạng công nghệ bùng nổ.

* Đặc điểm:

- Khoa học - kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

- Khoa học gắn liền với kỹ thuật, đi trước mở đường cho kỹ thuật. Đến lượt mình, kỹ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất.

- Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.

* Hai giai đoạn cách mạng khoa học – kĩ thuật:

- Giai đoạn 1: từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

- Giai đoạn 2: từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay. Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật nên giai đoạn này còn được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.

2. Những thành tựu tiêu biểu [giảm tải]

3. Tác động

* Tích cực:

- Tăng năng suất lao động, mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. Từ đó dẫn đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, sự hình thành một thị trường thế giới và xu thế toàn cầu hóa.

* Hạn chế:

- Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ cũng gây nên những hậu quả tiêu cực [chủ yếu do chính con người tạo nên] như:

+ Ô nhiễm môi trường, hiện tượng Trái Đất nóng dần lên;

+ Tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới,...

+ Nhất là việc chế tạo những loại vũ khí hiện đại có sức công phá và hủy diệt khủng khiếp, có thể tiêu diệt nhiều lần sức sống trên hành tinh.

4. Mở rộng: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ:

- Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ đã đưa con người bước sang một nền văn minh mới, văn minh thông tin.

- Hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là làm xuất hiện xu thế toàn cầu hóa, đó là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược.

=> Thông qua quá trình hội nhập, Việt Nam cần học hỏi trình độ quản lí, các thành tựu khoa học - kĩ thuật tiên tiến đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

ND chính

- Những nét chính về nguồn gốc, đặc điểm, những thành tựu tiêu biểu và tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.

- Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.

Sơ đồ tư duy Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai được gọi là khoa học - công nghệ vì


A.

bắt đầu từ sự ra đời của máy tính điện tử.

B.

tìm ra được những nguồn năng lượng mới.

C.

công nghệ trở thành cốt lõi.

D.

chủ yếu diễn ra về công nghệ.

18/06/2021 1,904

A. bắt đầu từ sự ra đời của máy tính điện tử.

B. tìm ra được những nguồn năng lượng mới.

C. công nghệ trở thành cốt lõi.

Đáp án chính xác

D. chủ yếu diễn ra về công nghệ.

Đáp án C

Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai còn được gọi là cách mạng khoa học - công nghệ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Sự kiện nào mở đầu cho kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?

Xem đáp án » 18/06/2021 4,201

Trong giai đoạn 1888 – 1896, phong trào Cần Vương có bước phát triển mới so với giai đoạn 1885 – 1888. Đây là nhận định

Xem đáp án » 18/06/2021 2,254

Điểm khác biệt quan trọng nhất trong nguyên nhân phát triển của Nhật Bản so với Mỹ và Tây Âu là

Xem đáp án » 18/06/2021 1,830

Trong chiến tranh xâm lược Đông Dương, đâu là nơi được Nava tập trung quân mạnh nhất từ thu - đông 1953?

Xem đáp án » 18/06/2021 1,598

Hoạt động nào của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã làm cho phong trào công nhân vì thế càng phát triển mạnh mẽ hơn?

Xem đáp án » 18/06/2021 1,397

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng thái độ chính trị của giai cấp tiểu tư sản?

Xem đáp án » 18/06/2021 1,281

Vai trò quan trọng nhất của mặt trận Việt Minh đối với cách mạng tháng Tám là

Xem đáp án » 18/06/2021 1,104

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới của cách mạng vì

Xem đáp án » 18/06/2021 1,101

Chiến dịch phản công giành thắng lợi đầu tiên của quân và dân ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp là

Xem đáp án » 18/06/2021 978

Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược giữa ta và địch vì

Xem đáp án » 18/06/2021 664

Sau Hiệp định Sơ bộ [6/3/1946], Chính phủ Việt Nam kí với Pháp bản Tạm ước [14/9/1946] chứng tỏ

Xem đáp án » 18/06/2021 658

Những ngành kinh tế được Pháp đầu tư nhiều nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai [1919 – 1929] ở nước ta là

Xem đáp án » 18/06/2021 623

Tác phẩm Đường Kách mệnh xuất bản năm 1927, được bí mật gửi về nước là

Xem đáp án » 18/06/2021 623

Chính sách kinh tế mới [NEP] do Lê-nin đề xướng [tháng 3-1921] bao gồm các lĩnh vực

Xem đáp án » 18/06/2021 621

Nội dung nào không phải là quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta?

Xem đáp án » 18/06/2021 594

Video liên quan

Chủ Đề