Công ty tnhh g20 coffee phạm văn quang liên hệ năm 2024

Ngày đăng: 18/06/2023 01:09 AM|Lượt xem:

57

G20 COFFEE - THƯƠNG HIỆU CÀ PHÊ MANG TẦM NHÌN THẾ GIỚI

Cam kết về chất lượng của Thiên Sa - G20

THIÊN SA IDC là công ty sản xuất và thương mại, luôn hướng đến mục tiêu trở thành doanh nghiệp chất lượng trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, nông sản: Trái cây sấy, bánh Pía Thiên Sa, G20 Việt Nam, G20 coffee cam kết tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. G20 COFFEE là một thương hiệu mang tầm nhìn quốc tế, hướng đến các nước nhóm G20 -các nước có nền kinh tế lớn.

Cà phê của G20 COFFEE được chọn lọc kỹ lưỡng từ vùng nguyên liệu đến kỹ thuật rang, chế biến. Những hạt cà phê chín mọng trên cao nguyên được hái bằng tay để đảm bảo vẫn giữ được hương vị tự nhiên nhất , với phương thực rang mộc 100% mà không thêm bất kỳ hương phụ liệu nào - sản phẩm cà phê G20 thơm nồng, đậm đà, CÀ PHÊ SẠCH- GIÁ TRỊ THẬT.

Không những cam kết về chất lượng sản phẩm, giá trị G20 COFFEE muốn mang đến cho khách hàng là một sản phẩm sạch không tạp chất phụ liệu, tốt cho sức khỏe, giúp tinh thần thoải mái như sản phẩm cà phê G20 nhân sâm.

Năng động và đa dạng sản phẩm, mẫu bao bì đẹp, bắt mắt, G20 COFFEE có nhiều khối lượng lớn nhỏ khác nhau để khách hàng có nhiều sự lựa chọn mà không quá khó khăn. Các sản phẩm của G20 COFFEE : cà phê hòa tan 3 in 1 mang vị hài hòa, strong, cà phê sữa, cà phê rang xay, cà phê rang mộc,...

G20 COFFEE đã khẳng định sứ mệnh của mình tại Mỹ, Đức, Ba Lan, Nga, Malaysia, Nhật Bản. Và tới đây, sẽ còn vươn ra xa hơn để hoàn thành sứ mệnh của mình – THƯƠNG HIỆU CÀ PHÊ MANG TẦM NHÌN THẾ GIỚI.

Doanh nhân Việt Nam là ai? Câu hỏi này tưởng dễ trả lời, nhưng thật ra lại rất khó. Chỉ có đi sâu vào bề dày cuộc sống của những con người quản lý làm ăn, tổ chức kinh doanh, người ta mới cảm thụ được phần nào những vấn đề, nguyên lý để định vị nên hình ảnh một doanh nhân trong cuộc sống.

Chúng tôi xin kể lại câu chuyện nhỏ về ứng xử của một doanh nhân, hy vọng sẽ mang lại điều hữu ích cho bạn đọc.

Chúng tôi hẹn gặp anh Phạm Văn Quang, Giám đốc Công ty TNHH Cà phê G20 [TP. Buôn Ma Thuột] giữa lúc anh đang bộn bề với công việc. Lưỡng lự mãi anh mới đồng ý có một buổi chuyện trò ngắn ngay ở quán cà phê của anh tại Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột.

Anh Phạm Văn Quang, Giám đốc Công ty TNHH Cà phê G20 [bìa phải] tham gia xúc tiến cà phê tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Trinh Nguyễn

Anh Quang lập tức nhấn mạnh: “Bạn muốn mình nói thật lòng không? Nếu muốn, thì bạn không nên đổi sang cà phê của mình”. Bên kia tỏ ý ngạc nhiên, anh liền giải thích: “Nếu nghĩ đến lợi nhuận, bán cho bạn, mỗi tháng mình kiếm thêm hơn một tạ cà phê bột, mình sẽ bán ngay. Có điều, nếu tiệm bạn đã bán ổn, đã có khách quen, thì mình khuyên không nên đổi gu cà phê bằng loại mới. Giá cả có thể tốt hơn, chất lượng ngon hơn, nhưng bạn hiểu không, khi khách đã quen với gu cà phê đó, do bạn đã lấy ổn định từ một nhà cung cấp thì bạn đừng thay đổi gu của họ. Đừng biến khách hàng làm vật thí nghiệm cho việc kinh doanh của mình. Nếu không tôn trọng họ, chỉ vì ý đồ của mình, vì lợi nhuận của mình mà đổi gu cà phê, họ sẽ bỏ đi và mình sẽ mất hết. Nên mình khuyên bạn, hãy tiếp tục với nhà cung cấp cà phê đã làm lâu nay, hãy giữ khách của bạn”.

Chủ tiệm cà phê có thể rất bất ngờ với đề nghị của anh, nên nhắc lại là nhu cầu mua cà phê của tiệm khá cao, nếu phát triển làm ăn tốt anh ta có khả năng mở thêm tiệm nữa. Anh Quang lại thuyết phục: “Nếu bạn định mở một tiệm mới, thì mình đồng ý giao cà phê cho bạn, vì bạn sẽ có nhóm khách hàng mới, và họ sẽ quen với gu cà phê G20 ngày từ đầu. Còn nếu đổi cà phê ở tiệm hiện nay, đừng có dại dột như vậy. Mình nghĩ bạn nên cân nhắc rồi gọi lại cho mình sau, chớ nên vội vàng làm gì”.

Xong anh cúp điện thoại và quay hỏi chúng tôi có thể giúp đỡ gì với đề tài mà chúng tôi muốn viết. Câu hỏi đơn giản được đặt ra ngay, là tại sao anh lại từ chối cơ hội bán hàng cho một khách hàng tiềm lực như thế?

Anh Phạm Văn Quang, Giám đốc Công ty TNHH Cà phê G20 [bìa trái] đưa các nhà nông học châu Âu tham quan vườn cà phê tại tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Trinh Nguyễn

Anh Quang giải thích: “Với mình thì buôn bán phải lấy hạnh làm đầu. Là công ty to hay nhỏ, bán cái gì ra sao, chưa cần biết, nhưng hạnh kiểm của người làm chủ mà không đàng hoàng, chỉ chăm lo vụ lợi cho mình thì không được. Không ai buôn bán mà chịu lỗ chịu thiệt được cả, phải có lợi nhuận thì mới làm. Nhưng có lợi cho mình mà đừng gây thiệt cho người ta, thì làm ăn mới lâu dài, bền vững. Mình làm ra sản phẩm gì, thì cũng phải coi xét sản phẩm đó có chất lượng thật sự không, giá thành có hợp lý không. Nếu chưa ổn phải cải tiến, làm tốt hơn rồi mới nghĩ đến chuyện bán. Rồi cách bán phải đúng đạo đức, cả tôi và anh đều có lợi ích thiết thực, giá trị, chứ không phải bán bất chấp miễn thu được tiền. Cho nên, tiệm cà phê kia dù mang lại lợi ích cho mình, nhưng nếu mình chụp giựt, đi tranh mối với người khác thì có khi chỉ bán hàng được một lần thôi”.

Chúng tôi cảm ơn anh đã cho một đề tài hay và chào từ biệt trong vẻ bất ngờ của anh, rằng anh chưa nói gì, chưa đề cập gì về câu chuyện doanh nhân làm ăn cả. Nhưng liệu anh có cần phải nói thêm gì nữa?

Trong dòng chảy kinh tế thị trường hôm nay, giữa những xô bồ đua chen, hơn thua lợi nhuận, liệu có bao nhiêu doanh nghiệp sẵn lòng lựa chọn tư vấn khách hàng như anh Quang đã làm? Chúng tôi nghĩ, không nhiều, song chắc chắn là có. Câu chuyện của anh, cũng chỉ là một trong nhiều câu chuyện vẫn đang xảy ra với cộng đồng các doanh nghiệp, doanh nhân như anh, ở Đắk Lắk, Tây Nguyên hay mọi miền đất nước. Và phải chăng, đó chính là một trong những tiêu chí để xã hội biết đến, và tôn trọng những doanh nhân!

Chủ Đề