Công ty nhỏ và vừa (smes) có bao nhiêu cấp chiến lược?

Quản lý và vận hành doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) luôn đem đến nhiều thách thức cho nhà quản trị khi phải đối mặt với hàng loạt vấn đề từ kinh doanh, nhân lực, quản lý nội bộ… 5 kỹ năng dưới đây sẽ giúp người quản lý khái quát hoá những vấn đề gặp phải và vận hành doanh nghiệp tốt hơn.

Công ty nhỏ và vừa (smes) có bao nhiêu cấp chiến lược?

  • Hoạch định chiến lược hợp lý

Những ý tưởng mới về sản phẩm, dịch vụ vẫn chưa đủ để giúp doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường, khi mà mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt đến từ các đối thủ trong nước lẫn quốc tế. Một doanh nghiệp khi bước chân vào thị trường nhất định phải có một chiến lược hợp lý, nhằm tìm kiếm “đại dương xanh” của mình – phác thảo hình ảnh, đặc điểm của nhóm khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới, từ đó đưa ra chiến lược thâm nhập vào thị trường ngách tiếp cận khách hàng.

  • Xây dựng thương hiệu riêng và chiến lược marketing/truyền thông

Xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ là câu chuyện của những công ty đa quốc gia hay những tập đoàn lớn, mà là của tất cả những doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Xác định tính cách, đặc điểm riêng của thương hiệu thông qua logo, slogan, màu sắc, tầm nhìn, sứ mệnh,… Từ đó thiết lập chiến dịch truyền thông thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp nhỏ còn e ngại với các khoản ngân sách chi cho việc quảng cáo, tuy nhiên đây là hoạt động cần thiết giúp cho doanh nghiệp định vị và giữ vững chỗ đứng trong tâm trí khách hàng.

  • Quản lý vốn và thiết lập ngân sách tài chính

Tìm kiếm nguồn vốn và quản lý dòng tiền là một trong những vấn đề nan giải của nhà quản lý. Bên cạnh nguồn vốn sẵn có và vay ngân hàng – cho thuê tài chính dẫn trở thành một hình thức được nhiều nhà quản trị tìm đến để bổ sung nguồn vốn cho doanh nghiệp với nhiều ưu điểm như: không cần tài sản thế chấp, có thể sở hữu tài sản sau khi thuê, tỷ lệ tài trợ cao… Qua đó, cho thuê tài chính dần trở thành kênh huy động đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhà quản trị cần chú ý đến quản trị dòng tiền, phân bổ ngân sách hợp lý cho các hoạt động kinh doanh nhằm giảm thiểu rủi ro việc thiếu hụt dòng tiền; thông qua việc xem xét các chỉ số tài chính như chi phí vận hành, chi phí bán hàng, biên lợi nhuận gộp, các chỉ số tài chính trung gian…

  • Xây dựng quy trình và kiểm soát nội bộ

Để vận hành doanh nghiệp một cách trơn tru ngay từ lúc bắt đầu, người quản lý cần phải xây dựng quy trình nội bộ với những chính sách hợp lý cho các phòng ban liên quan. Hệ thống hoá quy trình giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí hoạt động, bên cạnh đó nhà quản trị có thể xử lý nhanh chóng các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành dựa vào các nguyên tắc, quy trình đã được đưa ra. Việc mất đi hoặc thay thế người phụ trách cũng sẽ diễn ra tinh gọn và không ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động.

  • Tận dụng nền tảng số và digital marketing

Ưu điểm của các start-up khi gia nhập thị trường là việc áp dụng những công nghệ mới ngay lúc đầu giúp cho doanh nghiệp tối ưu hoá hoạt động kinh doanh. Trong thời đại 4.0, nhà quản trị dễ dàng tìm thấy hàng loạt phần mềm quản lý đa nhiệm hỗ trợ cho các lĩnh vực như kế toán, kho bãi, bán hàng… giúp doanh nghiệp quản lý dễ dàng và hiệu quả hơn bên cạnh việc tiết kiệm chi phí nhân sự. Ngoài ra, digital marketing được nhiều start-up chú trọng do tính hiệu quả cao và chi phí thấp hơn nhiều so với các kênh quảng cáo truyền thống. Tận dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Linkedln… giúp cho nhà quản trị không chỉ gia tăng kết quả kinh doanh mà còn thu hút nhân sự dễ dàng hơn.


Công ty nhỏ và vừa (smes) có bao nhiêu cấp chiến lược?

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

SME và chiến lược trong thời kỳ hội nhập

Sau khi Việt Nam trở thành thành viên của các hiệp định thương mại, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) Việt Nam phải đối diện với nhiều áp lực cạnh tranh. Do vậy cần phải có chiến lược bài bản để có thể tồn tại trong nền kinh tế hội nhập ngày nay.

APEC 2017: Thúc đẩy hợp tác kinh tế kỹ thuật

Cổ phiếu VIB chính thức chào sàn, các chỉ tiêu tài chính 2016 tích cực

Lần thứ 2 liên tiếp VIB đón nhận giải thưởng “Bank of the Year”

Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2016 tối đa là 30%

Vietcombank chung tay cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chiến lược đổi mới

Các SME phải mạnh dạn thay đổi, đưa ra những ý tưởng và những hoạt động mới.

Nhưng vấn đề đặt ra là những công ty với rất ít hoặc không có kinh phí để thực hiện nghiên cứu có thể có được nguồn kiến thức từ đâu. Vấn đề này đặc biệt liên quan đến những công ty hoạt động ở các lĩnh vực như công nghệ sinh học và công nghệ thông tin.

Câu trả lời là nguồn kiến thức này "rò rỉ” từ những công ty thứ ba, hoặc các viện nghiên cứu, các trường đại học thực hiện việc nghiên cứu và phát triển (R&D).

Các SME có thể tích hợp những công nghệ và ý tưởng mới này vào hoạt động của công ty mình, sau đó sử dụng một phần doanh thu để tái đầu tư vào R&D.

Ứng dụng công nghệ thông tin

Các SME cần đưa công nghệ thông tin, cụ thể là internet và điện toán đám mây vào các hoạt động của doanh nghiệp để giúp giảm thiểu tác động tiêu cực do quy mô và nguồn lực hạn chế.

Trong thực tế, internet đang giúp các SME đạt được khả năng marketing toàn cầu với chi phí rất thấp, trong khi các phần mềm quản lý tài chính và kế toán giúp nâng cao khả năng quản lý, giảm được các chi phí khá cao liên quan đến quản lý doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tạo ra các "kho hàng" ảo để liên kết trực tiếp nhà sản xuất và khách hàng cuối cùng.

Thị trường ngách

Một số SME theo đuổi các ngách thị trường chuyên biệt trong nước hoặc nước ngoài.

Chiến lược này đã được các SME Đức (các công ty Mittestand) sử dụng rất thành công, họ kết hợp giữa việc chuyên biệt sản phẩm với đa dạng hóa thị trường địa lý.

Những công ty này đặt trọng tâm vào một ngách thị trường cụ thể, thường là các ngách đòi hỏi sự chuyên biệt về công nghệ, và dồn toàn bộ "lực lượng" để trở thành người dẫn đầu trong ngách này.

Tuy nhiên, do quy mô nhỏ nên các doanh nghiệp này gặp bất lợi khi xét đến khía cạnh lợi thế nhờ quy mô. Vì vậy, phần tiếp theo của chiến lược này là sự hiện diện trên thị trường toàn cầu. Điều này có tác dụng đưa các sản phẩm chuyên biệt đến khắp nơi trên thế giới.

Tham gia các mạng lưới và các cụm (cluster) chuyên biệt

Các SME có thể tạo được lợi thế cạnh tranh toàn cầu bằng việc tham gia vào những mạng lưới kinh doanh và hợp tác với các SME hoặc các doanh nghiệp lớn khác.

Chẳng hạn, văn hóa "phụ thuộc" và "trao đổi" giữa những doanh nghiệp và cá nhân trong thung lũng Silicon đã giúp các doanh nghiệp này có được khả năng sáng tạo siêu việt so với những công ty ở cách xa nhau. Sự khuếch tán này có được thông qua:

- Sự bắt chước các công ty đổi mới bằng cách quan sát các ứng dụng công nghệ và tiếp cận các trang thiết bị trong các cluster.

- Sự truyền miệng nhanh chóng và tích cực trong cộng đồng xã hội và các doanh nhân.

- Hiệu ứng lan tỏa được thực hiện dễ dàng hơn nhờ sự dịch chuyển của công nhân và các kỹ thuật viên, các hoạt động tư vấn công nghệ, tư vấn thương mại của các nhà cung ứng trang thiết bị, và sự tương tác với các nhà sản xuất trang thiết bị... Tất cả tạo nên danh tiếng về công nghệ, sự tin tưởng và sự sẵn sàng trải nghiệm công nghệ mới của các doanh nghiệp.

Liên minh chiến lược và các liên doanh

Một cách khác để các SME có thể nâng cao lợi thế là thông qua các liên minh, liên doanh quốc tế. Lợi ích của chiến lược này bao gồm việc tiếp cận các nguồn tài chính, các nghiên cứu chung, phát triển sản phẩm và những kênh phân phối rộng hơn.

Vai trò của các liên minh ngày càng quan trọng khi sự cạnh tranh quốc tế dẫn dắt sự chuyên biệt và xu hướng cho các công ty lớn hơn tăng cường thuê ngoài cho các hoạt động của mình. Liên doanh giúp các SME với nguồn lực và kiến thức thị trường hạn chế có thể tham gia thị trường quốc tế.

Doanh nghiệp có thể liên minh dưới hình thức thực hiện R&D chung, sản xuất, marketing, cung cấp đầu vào hoặc hợp tác và phân phối. Chìa khóa cho sự thành công nằm ở sự chọn lựa đối tác liên minh và mức độ hợp tác.

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI)

SME có thể sử dụng chiến lược OFDI để tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. OFDI (thiết lập cơ sở hoặc chi nhánh ở nước khác) cho phép doanh nghiệp thâm nhập sâu hơn thị trường nước ngoài, làm tăng doanh số, kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Những điều này SME có thể không có được tại thị trường trong nước.

Có nhiều cách để SME thực hiện OFDI. Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể xây dựng một cơ sở hoặc chi nhánh từ đầu, hoặc đầu tư thông qua mua bán và sáp nhập (M&A).

Thông qua M&A với một doanh nghiệp đang tồn tại, doanh nghiệp có thể trực tiếp tiếp cận thị trường nước ngoài với sự hiện diện đã được thiết lập sẵn và đội ngũ quản lý có kinh nghiệm.

Trong thực tế, SME không chỉ sử dụng một chiến lược mà đôi khi phải có sự tổng hòa tất cả các chiến lược này, tạo lợi thế cạnh tranh tổng thể để đối phó với sự cạnh tranh ngày càng cao trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế.

In bài viết

thị trường kinh doanh tài chính thương mại cạnh tranh nền kinh tế nước ngoài Doanh thu SME

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Công ty nhỏ và vừa (smes) có bao nhiêu cấp chiến lược?

    5 tháng đầu năm 2022, cả nước có 63 nghìn doanh nghiệp thành lập mới

  • Công ty nhỏ và vừa (smes) có bao nhiêu cấp chiến lược?

    DATC và kết quả tích cực từ hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp

  • Công ty nhỏ và vừa (smes) có bao nhiêu cấp chiến lược?

    Nguyên tắc hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

Tin nổi bật

Công ty nhỏ và vừa (smes) có bao nhiêu cấp chiến lược?

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chúc mừng Tạp chí Tài chính nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Công ty nhỏ và vừa (smes) có bao nhiêu cấp chiến lược?

Bộ Tài chính thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật giá (sửa đổi)

Công ty nhỏ và vừa (smes) có bao nhiêu cấp chiến lược?

Những điểm mới trong chính sách bảo hiểm từ ngày 1/7/2022

Công ty nhỏ và vừa (smes) có bao nhiêu cấp chiến lược?

Đơn giản hóa thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2022-2025

Công ty nhỏ và vừa (smes) có bao nhiêu cấp chiến lược?

Đề xuất mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt mới giữa Việt Nam - EAEU