Công nghệ vi sinh trong nuôi thủy sản

Vi sinh vật có vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống nuôi trồng thủy sản, kể cả trong ao nuôi thương phẩm lẫn trong trại sản xuất giống, vì chất lượng nước và việc kiểm soát dịch bệnh có liên quan trực tiếp cũng như bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hoạt động của vi sinh vật.

Vi sinh vật có vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống nuôi trồng thủy sản, kể cả trong ao nuôi thương phẩm lẫn trong trại sản xuất giống, vì chất lượng nước và việc kiểm soát dịch bệnh có liên quan trực tiếp cũng như bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hoạt động của vi sinh vật.

Các quần thể vi sinh vật trong ao là một thành phần quan trọng và thường ít được quan tâm trong các hệ sinh thái nuôi trồng thuỷ sản nói chung và đặc biệt quan trọng trong các ao nuôi tôm thương phẩm. Quần thể vi sinh vật đóng vai trò rất quan trọng, bao gồm việc tái chế lại chất dinh dưỡng, tạo ra năng suất sơ cấp và duy trì, điều tiết chúng, tác động đến chất lượng đáy và nước ao nuôi.

Probiotic là các dòng vi khuẩn chọn lọc [đơn dòng hoặc đa dòng] được nuôi cấy và được sử dụng trong các hệ thống nuôi thủy sản [ao nuôi thương phẩm, hệ thống raceway và các hệ thống thủy sản khác] nhằm mục đích điều chỉnh, cải thiện các cộng đồng vi sinh vật trong nước và trầm tích đáy để giảm thiểu hoặc loại bỏ các tác nhân gây bệnh, và để gia tăng sự tăng trưởng cũng như tỷ lệ sống của các loài mục tiêu [loài thủy sản nuôi].

Người nuôi tôm có thể sử dụng các sản phẩm probiotic thương mại có sẵn nhưng cũng có nhiều người nuôi có "công thức" riêng của họ được phát triển thông qua phương pháp “thử và sai” [ND - nguyên tắc của phương pháp “Thử và Sai” là tuần tự thử triển khai các giả thuyết, loại bỏ dần các giả thuyết không đúng cho đến khi xác định được giải pháp tốt nhất. Phương pháp này được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống khi đối diện với vấn đề mới phát sinh và cả trong nghiên cứu khoa học. Phương pháp này được thực hiện tuần tự qua một số bước và lặp lại cho đến khi đạt được kết quả mong muốn] sau đó thì rút ra kinh nghiệm áp dụng vào ao nuôi.

Tất cả các sản phẩm probiotic thương mại và công thức riêng được sử dụng rộng rãi để thúc đẩy sức khỏe và sản lượng tôm cũng như thúc đẩy và quản lý sự phân hủy bùn, chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm, và để cải thiện chất lượng nước khi thực hiện thay nước.

Những cộng đồng vi sinh vật này đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên ao nuôi, ảnh hưởng đến tỷ lệ tái chế khoáng chất và oxy hòa tan [DO] trong các ao nuôi tôm. Việc quản lý hiệu quả cộng đồng vi sinh vật này có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh, nhưng nếu việc quản lý sai, cộng đồng vi sinh vật cũng có thể thúc đẩy bệnh tật bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Quản lý vi sinh vật vẫn là một lĩnh vực nghiên cứu tương đối mới nhưng chắc chắn là một lĩnh vực nghiên cứu hứa hẹn nhất cho ngành nuôi tôm. Để hiểu rõ hơn về sự liên quan của cộng đồng vi sinh vật trong hệ thống nuôi tôm, tầm quan trọng của chúng đối với năng suất ao nuôi, làm thế nào để quản lý tốt hơn quần thể vi sinh vật trong ao vẫn là đề tài đang được tất cả người nuôi tôm quan tâm.

CƠ CHẾ VÀ LỢI ÍCH

Việc sử dụng công nghệ cải thiện vi sinh vật - một công nghệ được vay từ ngành xử lý nước thải - có nhiều lợi ích trong ao nuôi trồng thủy sản, bao gồm giảm hàm lượng nitrat, nitrit, amoniac và phosphate, giảm quần thể tảo xanh và ngăn ngừa mùi vị, tăng nồng độ oxy hòa tan và thúc đẩy phân hủy chất hữu cơ. Probiotics tăng cường tiêu hủy chất hữu cơ thông qua việc cung cấp các enzyme thiết yếu, bằng cách kiểm duyệt và thúc đẩy sự hấp thụ trực tiếp các chất hữu cơ hòa tan, bằng cách sản xuất hoạt chất của các chất ức chế mầm bệnh và các cơ chế khác có thể.

Có nhiều cách khác nhau mà qua đó chế phẩm sinh học có thể hoạt động trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản. Chế phẩm sinh học trong ao hoạt động chủ yếu thông qua loại trừ bởi sự cạnh tranh, do yếu tố sinh lý cho phép một số loài phát triển và phân chia nhanh hơn các loài khác. Do đó, các điều kiện ngẫu nhiên ưu tiên những vi sinh vật ở đúng nơi vào đúng thời điểm để hưởng lợi từ các điều kiện có lợi cho chúng, chẳng hạn như sự gia tăng đột ngột về sự sẵn có của các chất dinh dưỡng.

Các ứng dụng quản lý sinh thái vi sinh vật trong ao nuôi tôm bao gồm tối ưu hóa tỷ lệ nitrat hóa để giữ nồng độ amoniac thấp; tối ưu hóa tỷ lệ khử nitơ để loại bỏ nitơ dư thừa; tối đa hóa khoáng hóa cacbon thành carbon dioxide để giảm thiểu sự tích lũy bùn; tối đa hóa năng suất sơ cấp kích thích năng suất tôm; và duy trì một cộng đồng ao nuôi đa dạng, ổn định, nơi các loài không mong muốn không thể trở nên thống trị.

PROBIOTICS VÀ QUẢN LÝ VI SINH VẬT TRONG AO

Các điều kiện môi trường trong ao nuôi tôm phải được quản lý hiệu quả để việc bổ sung các chế phẩm sinh học như vi khuẩn Bacillus có thể có tác dụng có lợi đáng kể. Nhóm vi khuẩn gram dương như Bacillus tạo ra một số exoenzymes rất hiệu quả trong việc phá vỡ các polyme và các hợp chất lớn khác như protein [chất đạm], cellulose [chất xơ] và tinh bột thành các đơn vị nhỏ hơn và làm suy giảm thành phần chất hữu cơ và chất thải hữu cơ trong ao.

Nhưng để những vi khuẩn này trở thành thành phần chi phối trong ao và phân hủy hiệu quả chất hữu cơ, điều kiện môi trường trong ao là phải có đủ lượng oxy hòa tan, pH và chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động cải thiện, tăng sinh chúng không bị giới hạn. Trên thực tế, một số nhà cung cấp sản phẩm thương mại không thông báo đầy đủ về các điều kiện môi trường cần thiết cho sản phẩm của họ hoạt động hiệu quả nhất cho người nuôi.

Việc sử dụng chế phẩm sinh học cho ao thích hợp đòi hỏi phải kiểm soát cẩn thận việc cho ăn để tránh thức ăn dư thừa quá mức và tránh tôm cá bị sốc là một công việc điển hình của của việc ứng dụng chế phẩm sinh học vào các hệ thống nuôi thủy sản. Chi phí sản xuất trong ao được xử lý bằng chế phẩm sinh học thường cao hơn nhưng năng suất được cải thiện [cả về tổng sản lượng và kích thước tôm thu hoạch], cải thiện khả năng sinh lợi tổng thể và việc quản lý chi phí probiotic mới trở nên hiệu quả hơn so với các quy trình quản lý sản xuất khác.

Đặc biệt, việc áp dụng thường xuyên vi sinh vật là một thành phần quan trọng trong hoạt động của một trang trại nuôi tôm tuần hoàn nước, để hỗ trợ phân hủy chất hữu cơ và bùn, giảm tỷ lệ vi sinh vật gây bệnh và cải thiện tổng thể chất lượng nước. Khi các trang trại nuôi tôm lớn được chuyển đổi thành các trang trại có hoạt động tuần hoàn nước, toàn bộ khối lượng nước của trang trại được chuyển đổi thành một hệ thống biofloc, để thực hiện điều này đòi hỏi các cơ phải sử dụng vi sinh vật riêng biệt trong trang trại.

Các khu vực sản xuất chuyên dụng được sử dụng để sản xuất một lượng lớn các vi sinh vật áp dụng cho các ao nuôi tôm trong các trang trại lớn một cách thường xuyên [trái]. Vi sinh vật được đưa vào các ao lớn thường sử dụng các phương tiện và thiết bị chuyên dụng [phải].

Nguồn: Ing. Fernando Huerta , Bacterial amendments in shrimp grow-out ponds, www.aquaculturealliance.org

Dịch bởi: KS. Nguyễn Thành Quang Thuận - VPAS JSC

Ngành nuôi trồng thủy sản đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên trong những năm gần đây, người nuôi thủy sản đang phải "oằn mình" ra chống đỡ với các đợt đại dịch xảy ra trên cá, tôm nuôi. Nguyên nhân chủ yếu do người nuôi sử dụng thuốc, hóa chất tràn lan dẫn đến động vật nuôi kháng thuốc, môi trường bị suy thoái. Để hạn chế các tác động đó thì việc nghiên cứu các ứng dụng  về vi sinh vật trong nuôi trồng thủy sản là rất cần thiết.

Như chúng ta đã biết vi sinh vật là mắt xích quan trọng trong các chu trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tự nhiên, chúng tham gia vào việc gìn giữ tính bền vững của hệ sinh thái và bảo vệ môi trường, là đối tượng lí tưởng trong công nghệ di truyền, công nghệ sinh học… vi sinh vật tham gia tích cực vào quá trình phân giải các phế thải nông nghiệp, phế thải công nghiệp, rác sinh hoạt …và được sử dụng làm phân bón, thuốc trừ sâu vi sinh và các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi. Chúng còn tham gia vào quá trình tạo mùn, quá trình phân giải xác hữu cơ thành dạng đơn giản và chuyển hóa chất hữu cơ thành cồn, gas …Hiện nay đã có một số nghiên cứu ứng dụng các chủng vi sinh vật có lợi vào nuôi trồng thủy sản nhằm cải tạo môi trường nuôi, hạn chế dịch bệnh. Để giúp bà con nông dân ứng dụng rộng rãi. Chúng tôi xin giới thiệu một số chủng vi sinh vật có lợi để áp dụng vào sản xuất.

* Các chủng vi sinh vật trong nuôi trồng thủy sản

 Các chủng vi sinh vật được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản hiện nay được chia làm 3 nhóm:

Nhóm 1: gồm những vi sinh vật sống như vi khuẩn thuộc nhóm Bacillus, Lactobacillus, Saccharomyces.... người ta thường dùng trộn vào thức ăn.

Nhóm 2: gồm các vi sinh vật có tính đối kháng hoặc cạnh tranh thức ăn với vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn Bacillus licheniformis, Bacillus sp,... được dùng cải thiện nền đáy ao nuôi.

Nhóm 3: gồm các vi sinh vật cải thiện chất lượng môi trường như vi khuẩn Nitrosomonas, Nitrobacter, Actinomyces, Bacillus, Rhodobacter sp, Rhodospirillum, Rhodopseudomonas viridis... dùng xử lý nước ao và nền đáy.

* Lợi ích của các chủng vi sinh vật:

+ Làm sạch nền đáy ao nuôi bằng việc phân hủy các chất hữu cơ trong ao như thức ăn thừa, mùn bã hữu cơ, chất thải của động vật thủy sản...Giúp đáy ao không bị trơ mà luôn tơi xốp qua các vụ nuôi.

+ Phân tươi sẽ an toàn và đảm bảo được chất dinh dưỡng khi ngâm ủ bằng các chủng vi sinh vật Nitrosomonas, Nitrobacter, Actinomyces...

+ Giúp ổn định tảo và tạo được màu nước tốt cho ao nuôi là màu vỏ đậu xanh hoặc màu lá chuối non.

+ Chuyển hóa các khí độc gây độc cho cá như NH3, NO2, H2S… trong ao nuôi sang dạng không độc.

+ Một số chủng vi sinh vật khi sử dụng sẽ làm tăng hàm lượng oxy, ổn định pH và các chỉ số môi trường trong ao nuôi.

+ Các chủng vi sinh vật như Bacillus, Lactobacillus khi sử dụng trộn vào thức ăn sẽ tốt cho đường ruột của động vật thủy sản.

Các chủng vi sinh vật có lợi có kích thước nhỏ bé khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ sinh sản theo cấp số nhân, vì vậy việc ứng dụng chúng trong nuôi trồng thủy sản rất thuận tiện và cho hiệu quả cao. Chính vì vậy để hướng tới một ngành thủy sản chất lượng, kinh tế và bền vững thì chúng ta cần đưa công nghệ sinh học thông qua việc sử dụng các chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ vi sinh vật áp dụng vào sản xuất nông nghiệp đại trà./.
Hiện nay tại
dopa.vn có cung cấp các dòng sản phẩm vi sinh dùng cho nuôi trồng thuỷ sản giúp phân huỷ mùn bã hữu cơ, kiểm soát các loại khí NH3 , NO2 , NO3 , H2S…giúp cho thuỷ sản tiêu hoá tốt thức ăn giảm thiểu bệnh truyền nhiễm gây ra ở thuỷ sản, tăng hàm lượng oxy hoà tan, vi sinh vật có lợi trong nước, tạo màu nước ao. An toàn cho vật nuôi. Ngoài ra dopa.vn còn cung cấp chế phẩm sinh học cho vật nuôi gia súc gia cầm dưới dạng men tiêu hoá sống giúp ổn định hệ vi sinh vật đường ruột kiểm soát tốt các bệnh tiêu chảy, phâm xanh phân trắng.... ở gia súc gia cầm. Giúp cho vật nuôi có đường tiêu hoá khoẻ mạnh. Mục tiêu của dopa.vn góp phần nhỏ tạo nên một nền nông nghiệp sạch an toàn cho nước nhà.

                                                                                                                      
                                                                                                                         
Nguồn : //khuyennonghanoi.gov.vn
Phát triển bởi:

TRUNG TÂM  MÔI TRƯỜNG & VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THUỶ SẢN DOPA

ĐC: 37 Thạch Bàn - Phường Thạch Bàn - Long Biên - Hà Nội [ Bản Đồ Đến Dopa Tại Đây ]

ĐT: 04 63 259 389 /09 7 7 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21  

Mail: thuocthu

Web: //dopa.vn

                                             //www.facebook.com/thuysandopa

Video liên quan

Chủ Đề