Công dụng của ổ điện công nghệ 9

Mạch điện bảng điện gồm những phần tử gì? Chúng được nối với nhau như thế nào?

Đề bài

Mạch điện bảng điện gồm những phần tử gì? Chúng được nối với nhau như thế nào?

Lời giải chi tiết

- Mạch điện bảng điện gồm: 2 cầu chì, 1 công tắc 2 cực điều khiển 1 đèn và 1 ổ cắm địện.

- Cách ghép nối:

+ Công tắc và cầu chì mắc nối tiếp với nhau và nối với dây pha.

+ Bóng đèn, ổ cắm mắc song song với nhau và nối dây trung tính.

Loigiaihay.com

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Nội dung chính

    - Hiểu đươc sự cần thiết phải kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà.

    - Hiểu được cách kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.

    - Kiểm tra được 1 số yêu cầu về an toàn mạng điện trong nhà.

Mục đích

    - Để sử dụng điện an toàn và hiệu quả.

    - Sửa chữa thay thế kịp thời các thiết bị hỏng để tránh sự cố đáng tiếc.

Lưu ý

    - Phải tiến hành kiểm tra từng phần tử của mạng điện.

    - Trước khi kiểm tra phải ngắt điện.

1. Kiểm tra dây dẫn điện

    • Dây dẫn điện trong nhà thường được sử dụng dây có vỏ bọc cách điện tốt.

    • Trong thời gian sử dụng phải kiểm tra định kỳ để phát hiện ra dây dẫn có vết nứt, hở chỗ cách điện.

    • Biện pháp khắc phục:

       ◦ Dây dẫn không buộc lại với nhau, tránh làm tăng nhiệt độ, hỏng lớp cách điện.

       ◦ Thay dây mới, dùng băng keo quấn cách điện chỗ bị hở.

2. Kiểm tra cách điện của mạng điện

    • Kiểm tra các ống luồn dây dẫn.

    • Kiểm tra rò điện.

    • Nếu bị dập, vỡ thì có thể thay ống nhựa cách điện mới.

3. Kiểm tra các thiết bị điện

a. Cầu dao, công tắc

Hiện tượngCách khắc phục
Vỏ công tắc bị sứt hoặc vỡ

Sử dụng băng dính cách điện quấn bao kín vị trí vỏ bị sứt hoặc vỡ.

Thay công tắc mới.

Mối nối dây dẫn của cầu dao, công tắc tiếp xúc không tốt hoặc bị lỏngSửa lại mối nối đúng theo yêu cầu kĩ thuật của mối nối giữa dây dẫn với phụ kiện
Ốc, vít sau một thời gian sử dụng bị lỏng raSử dụng tua vít vặn chặt các ốc, vít lại

    - Kiểm tra vị trí đóng mở của công tắc, cầu dao. Hướng chuyển động của núm đóng – cắt phải đúng theo bảng sau:

Kí hiệuTrạng thái làm việcHướng chuyển động của núm đóng cắt
Lên xuốngSang ngang
1Đóng
0Cắt

b. Cầu chì

Khi kiểm tra cần chú ý:

    • Cầu chì được lắp đặt ở dây pha, bảo vệ các thiết bị điện.

    • Cầu chì phải có nắp che.

    • Kiểm tra số liệu định mức của cầu chì với yêu cầu làm việc của mạng điện.

c. Ổ cắm điện và phích cắm điện

    • Phích cắm điện: Võ, chốt cắm phải chắc chắn, đảm bảo tiếp xúc tốt với các cực của ổ cắm điện.

    • Các dây nối vào ổ cắm điện, phích cắm điện phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

    • Sử dụng nhiều loại ổ cắm điện khác nhau cho nhiều cấp điện áp khác nhau để tránh nhầm lẫn.

    • Không đặt ổ cắm điện ở những nơi ẩm ướt nóng quá hoặc nhiều bụi.

4. Kiểm tra các thiết bị điện

    • Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện: các bộ phận cách điện bằng cao su, chất dẻo phải nguyên vẹn. nếu vỡ phải thay ngay.

    • Kiểm tra dây dẫn và các mối nối: không bị hở, rạn nứt. kiểm tra kĩ chỗ nối vào phích cắm và chỗ nối vào đồ dùng điện. nếu gãy có thể gây đoản mạch.

    • Kiểm tra các bộ phận của đồ dùng điện.

    • Phải kiểm tra định kì và sửa chữa các đồ dùng điện kịp thời.

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Công nghệ 9 | Soạn Công nghệ lớp 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Công nghệ lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

ly-thuyet-trac-nghiem-lap-dat-mang-dien-trong-nha.jsp

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Nội dung chính

    - Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện.

    - Hiểu được quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện.

    - Lắp đặt được bảng điện gồm 2 cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn.

    - Đảm bảo an toàn điện.

    - Dụng cụ: Kìm cắt dây, kìm tuốt dây, khoan tay [mũi khoan Φ 2mm và Φ5mm], dao, tua vít, bút thử điện, thước kẻ, bút chì.

    - Thiết bị: Cầu chì, công tắc, ổ lấy điện, đui đèn, bóng đèn, dây dẫn điện.

    - Vật liệu: Bảng điện, băng dính, giấy giáp.

1. Tìm hiểu chức năng của bảng điện

Bảng điện là một phần của mạng điện trong nhà. Trên bảng điện thường lắp những thiết bị đóng cắt, bảo vệ và lấy điện của mạng điện.

    • Bảng điện chính:

       ◦ Cung cấp điện cho toàn hệ thống điện trong nhà.

       ◦ Thường chỉ lắp cầu chì tổng, cầu dao tổng hoặc áp tô mát tổng.

    • Bảng điện nhánh:

       ◦ Cung cấp điện tới các đồ dùng điện.

       ◦ Thường lắp cầu chì, công tắc, ổ cắm, hộp số quạt ...

2. Vẽ sơ đồ mạch điện

a. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý

    • Bảng điện gồm: 2 cầu chì, 1 công tắc 2 cực điều khiển 1 đèn và 1 ổ cắm điện.

    • Công tắc và cầu chì mắc nối tiếp với nhau và nối với dây pha.

    • Bóng đèn, ổ cắm mắc song song với nhau và nối với dây trung tính.

b. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện

Một số lưu ý trước khi lắp đặt mạch điện:

    • Mục đích sử dụng: dùng để phân phối và điều khiển hợp lí nguồn năng lượng điện cho mạng điện và những đồ dùng điện.

    • Vị trí lắp đặt bảng điện: gần cửa ra vào hoặc nơi thuận tiện nhất.

    • Vị trí, cách lắp đặt các phần tử của mạch điện: cân đối, khoa học, thẩm mỹ, thuận tiện và hiệu quả sử dụng cao.

    • Cần đặc biệt chú ý đến sự an toàn điện cho quá trình sử dụng.

Các bước vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện:

Bước 1. Vẽ đường dây nguồn
Bước 2. Xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn
Bước 3. Xác định vị trí các thiết bị điện trên bảng điện
Bước 4. Vẽ nối đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí

3. Qui trình lắp mạch điện bảng điện

    • Bước 1: Vạch dấu

       - Kích thước bảng điện phụ thuộc vào kích thươc các thiết bị trên đó.

       - Bố trí các thiết bị trên bảng gọn gàng, dễ dàng nối dây.

       - Có kí hiệu riêng cho vị trí các lỗ luồn dây dẫn điện và lỗ bắt vít các thiết bị điện.

       - Khi vạch dấu cần chọn 1 cạnh chuẩn để xác định những vị trí, kích thước còn lại của thiết bị.

    • Bước 2: Khoan lỗ bảng điện

       - Khoan lỗ không xuyên để bắt vít bằng mũi khoan Φ 2mm và lỗ khoan xuyên để luồn dây dẫn băng mũi khoan Φ 5mm.

       - Khoan lỗ bảng điện: hạ mũi khoan xuống xát điểm vạch dấu để chỉnh đúng tâm lỗ. sau đó nâng mũi khoan lên và cho máy chạy. điều chỉnh máy khoan tiến đều và liên tục.

    • Bước 3: Nối dây thiết bị điện của bảng điện

       - Đo và luồn dây dẫn qua lỗ luồn dây của bảng điện.

       - Nối các đầu dây vào các thiết bị điện của bảng điện.

    • Bước 4: Lắp thiết bị điện vào bảng điện

       - Lắp các thiết bị điện lên bảng điện vào các vị trí đã được vạch sẵn.

    • Bước 5: Kiểm tra theo các yêu cầu

       - Lắp đặt thiết bị và đi dây theo đúng sơ đồ mạch điện.

       - Các mối nối chắc chắn.

       - Bố trí đẹp mắt, gọn gàng.

       - Nối dây nguồn, kiểm tra mạch điện bằng bút thử điện.

       - Vận hành thử mạch điện.

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Công nghệ 9 | Soạn Công nghệ lớp 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Công nghệ lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

ly-thuyet-trac-nghiem-lap-dat-mang-dien-trong-nha.jsp

Video liên quan

Chủ Đề