Cơm cuộn hàn quốc gọi là gì

Cơm cuộn [Kimbap] có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Sau nhiều năm lưu truyền rộng rãi, món ăn này đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Nội dung chính

Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng Sapakitchen khám phá công thức làm cơm cuộn trứng và cơm cuộn chiên. Đảm bảo người thưởng thức sẽ bị “hút hồn” trước tài nội trợ của bạn!

Kimbap là gì?

Kimbap [hay còn gọi là Gimbap] là một món ăn Hàn Quốc được làm từ gạo nấu chín và các thành phần khác được cuộn trong miếng rong biển và cắt thành các lát kích cỡ vừa miệng khi ăn.

Món ăn này thường được chuẩn bị cho các buổi dã ngoại và các buổi tiệc ngoài trời, có thể phục vụ như một buổi ăn trưa nhẹ cùng gia đình hay bạn bè, ăn kèm thêm kim chi nếu thích.

Kimbap rất dễ ăn, nó được biết đến như một loại thực phẩm tiện lợi phổ biến ở Hàn Quốc và các nước khác, vì tính di động của nó. Nó thường được bọc tốt bên ngoài [theo kiểu truyền thống là gói bằng miếng giấy bạc, nhưng bây giờ người ta thường sử dụng giấy] và không bị ảnh hưởng bởi một thành phần chất lỏng nào.

Nguồn gốc món Kimbap

Từ "Kim" được dùng để chỉ rong biển, "bap" nói chung lại là "cơm chín". Ghép hai từ lại thành "Kimbap" được gọi là cơm cuộn chín, nó không phải là một từ phổ biến trong ngôn ngữ hiện đại của Hàn Quốc.

Nguồn gốc món ăn này theo nhiều nhà sử học nhận định là xuất phát từ món có tên gọi là "bokssam" trong thời đại Joseon [1392-1897].

Thuật ngữ kimbap đã được sử dụng lần đầu tiên trong một bài báo năm 1935 của Hàn Quốc. Nhưng cũng vào thời điểm đó, từ vay mượn norimaki cũng được sử dụng.

Norimaki - một món ăn tương tự tại Nhật Bản là một phần của từ vựng tiếng Nhật, được sử dụng trong thời kỳ Nhật chiếm đóng [1910-1945] khi việc dạy và nói tiếng Hàn bị cấm.

Hai từ được sử dụng thay thế cho nhau, cho đến khi kimbap trở thành thuật ngữ phổ biến như một phần trong nỗ lực xóa bỏ tàn dư chủ nghĩa thực dân và thanh lọc ngôn ngữ Hàn Quốc.

Có sự nhầm lần về nguồn gốc và hình thức khi làm kimbap, Một số nguồn tin cho rằng nó là nguồn gốc từ norimaki - một biến thể món sushi của Nhật Bản được giới thiệu đến Hàn Quốc trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng. Các nguồn thông tin khác cho rằng nó được phát triển từ truyền thống địa phương là rolling bap [cơm cuộn] và banchan [món ăn phụ].

Kimbap và norimaki đến bây giờ được đề cập đến món ăn riêng biệt ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Kimbap thường chứa nhiều thành phần hơn và được ướp với dầu mè, trong khi norimaki được cuộn với ít thành phần hơn và được nêm với giấm gạo.

Để có một đĩa cơm cuộn trứng đẹp mắt và ngon miệng cho 2-3 người ăn, chúng ta cần có:

  • Gạo dẻo: khoảng 2 chén;
  • 3 quả trứng gà;
  • 1 ít rong biển;
  • 1 củ cà rốt;
  • 1 quả dưa leo;
  • 50g đậu que hoặc 1 bó cải non;
  • 1 củ hành tím;
  • Vài miếng xúc xích heo hoặc bò [tùy sở thích];
  • Gia vị: hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, tương ớt,…

Vài nguyên liệu cần thiết cho món cơm cuộn trứng [Ảnh minh họa]

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Gạo dẻo vo sạch rồi cho vào nồi cơm điện, canh tỉ lệ vừa phải để cơm nở vừa và ngon.
  • Trứng đập bỏ vỏ, cho cả lòng đỏ và trắng vào tô, nêm ít hạt nêm, bột ngọt, tiêu rồi khuấy đều.
  • Cà rốt nạo bỏ vỏ, rửa sạch và thái dọc theo chiều dài củ.
  • Đậu que rửa sạch, ngắt bỏ 2 đầu. Nếu dùng cải ngọt thì rửa sạch và nhặt thành từng lá, bỏ gốc.
  • Dưa leo rửa sạch, thái mỏng theo chiều dọc.
  • Xúc xích thái nhỏ theo chiều dọc.
  • Hành củ thái mỏng.

Bước 2: Chế biến

  • Chiên trứng: Đặt chảo chống dính lên bếp kèm ít dầu ăn, đợi dầu sôi thì cho vào ít hành phi thơm sau đó bỏ trứng vào rán cho vàng thì gấp lại làm đôi, vớt ra. Trứng nguội thì cắt nhỏ theo chiều dọc.
  • Đậu que [hoặc cải non] cùng cà rốt cho vào nồi nước sôi kèm ít muối, luộc chín.
  • Cơm chín thì trải miếng rong biển ra, rải đều cơm lên một mặt, sau đó cho cà rốt, đậu que, xúc xích, dưa leo và trứng vào mép ngoài cùng, cuộn tròn lại một cách khéo léo.
  • Cắt thanh rong biển cuộn cơm, trứng… vừa hoàn thành thành nhiều miếng tròn, nhỏ, vừa ăn.

Bước 3: Trưng bày và thưởng thức

Một chiếc đĩa thủy tinh tròn hoặc sẽ là lựa chọn hoàn hảo để món ăn được trưng bày thêm phần đẹp mắt, hấp dẫn. Món này bạn có thể ăn kèm với tương ớt hoặc nước tương.

Thành phẩm cơm cuộn trứng được trưng bày trên đĩa thủy tinh đẹp mắt [Ảnh minh họa]

Những ai là “tín đồ” của món cơm cuộn nhưng lại không chịu được mùi rong biển có thể dựa vào công thức chế biến vừa nêu trên để tạo nên những miếng cơm chiên giòn ngon, “khó cưỡng”. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu

Nguyên liệu cho món này chính là phần cơm cuộn trứng mà chúng ta đã làm được từ công thức trên. Song song đó cần chuẩn bị thêm 2 quả trứng gà, 1 ít dầu ăn và bột chiên giòn:

  • Với trứng, chúng ta đập bỏ vỏ, cho vào tô và đánh đều.
  • Bột chiên giòn cho ra đĩa.

Bước 2: Chế biến

  • Lần lượt nhúng từng miếng cơm cuộn trứng vào phần trứng vừa đánh đều, sau đó lăn qua bột chiên giòn.
  • Bắt chảo chống dính lên bếp kèm lượng dầu vừa đủ để ngập đều các miếng cơm cuộn.
  • Dầu sôi thì cho cơm vào, chiên đến khi vàng rồi vớt ra.

Làm cơm cuộn chiên từ cơm cuộn trứng [Ảnh minh họa]

Bước 3: Trưng bày và thưởng thức

Tương tự như món trên, cơm cuộn chiên cũng sẽ hấp dẫn hơn bội phần khi được bày trên một chiếc đĩa thủy tinh cao cấp. Thưởng thức từng miếng cơm giòn tan chấm tương ớt sẽ mang tới cho bạn những cảm nhận trên cả tuyệt vời.

Công thức chế biến cơm cuộn đã “nằm gọn” trong tầm tay của bạn. Thế nhưng không phải ai cũng có thể làm nên được một phần ăn thơm ngon như ý. Để đảm bảo trọn vẹn hương vị cho mọi lần “trổ tài”, bạn nên nhớ:

  • Chọn loại gạo dẻo thơm và nấu cơm vừa chín [không quá khô hay quá nhão];
  • Ưu tiên các dòng chảo chống dính cao cấp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tiết kiệm dầu ăn, hạn chế chất béo và chiên trứng hay cơm được vàng, ngon hơn.

Chảo chống dính cao cấp sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho món cơm cuộn của bạn [Ảnh minh họa]

  • Để lá rong biển không bị nát, rách trong quá trình cuốn, bạn có thể xếp chồng 2 lá lên nhau và cuộn lại 1 cách khéo léo hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của một thanh cuộn bằng tre [như hình].

Cuộn cơm bằng một thanh tre [Ảnh minh họa]

  • Cơm cuộn ăn ngay sau khi chế biến thì hương vị sẽ trọn vẹn hơn vì để lâu ngoài không khí có thể khiến cơm bị dai, có mùi tanh từ trứng – rong biển hoặc ôi thiu.
  • Trong trường hợp không thể dùng ngay hoặc quá nhiều và cần bảo quản thì bạn nên cho chúng vào hũ thủy tinh hay hộp thủy tinh có nắp đậy kín hơi và để ở ngăn lạnh. Trong vòng 1 ngày trở lại có thể lấy ra và dùng. Vượt qua khoản thời gian đó thì nên bỏ đi.

Vài chia sẻ về cách làm cơm cuộn của chúng tôi hy vọng sẽ giúp các chị em “bỏ túi” thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích.

Cần tìm hiểu công thức nấu các món ngon khác, truy cập ngay mục BẾP NGON của chúng tôi: //www.sapakitchen.vn/bep-ngon. Còn nếu muốn tham khảo và chọn mua những đồ gia dụng nhà bếp cao cấp và an toàn cho bữa cơm gia đình mình, đừng ngần ngại liên hệ để được tư vấn, hỗ trợ:

Công ty TNHH Đồ Dùng Gia đình Sapa

  • Hồ Chí Minh: 65 Đào Duy Anh, P.9, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.

☎ Hotline: 0906 783 781

  • Hà Nội: Số 6 Ngách 3, Ngõ 95 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Q. Đống Đa, Hà Nội.

☎ Hotline: 0936 239 818

  • Website: www.sapakitchen.vn

Chào bạn một năm mới an lành!

Lời đầu tiên, Hanyori xin chúc bạn một năm mới thật nhiều sức khỏe, may mắn và bốn mùa an khang!

Vậy là chúng ta đã kết thúc kỳ nghỉ Tết và bước vào tuần làm việc đầu tiên của năm mới với nhiều dự định, khao khát mới. Gác lại thời gian bung xõa và bắt đầu làm việc với tất cả hăng say thôi nào!

Ẩm thực Hàn Quốc mênh mông vô cùng mà món nào Hanyori cũng muốn chiếm lĩnh để rồi chia sẻ công thức với mọi người. Và Hanyori nhận ra bao lâu nay mình đã giới thiệu rất nhiều món ngon tới mọi người nhưng lại chưa có công thức nào cho món Kimbap. Quả thật là một thiếu sót lớn bởi Kimbap là một trong những món ăn quốc dân Hàn Quốc được giới trẻ Việt Nam yêu thích.

Trước tiên, mời bạn cùng Hanyori tìm hiểu thêm về nguồn gốc của  Kimbap Hàn Quốc  nha 😉

Kimbap là gì?

Kimbap, hay còn gọi là Gimbap, trong tiếng Hàn viết là 김밥, là món cơm cuộn Hàn Quốc được làm bằng cách rải đều cơm lên miếng rong biển, thêm các loại nhân tùy thích, chủ yếu là các loại rau, củ, trứng thịt, củ cải muối… rồi cuộn tròn lại.

Trong từ điển tiếng Hàn, từ kim [gim] có nghĩa là rong biển khô ăn liền, còn từ Bap có nghĩa là cơm.

Nhiều thế hệ người Hàn Quốc đều đã lớn lên cùng với Kimbap, đối với gia đình chồng của mình, dù là bố mẹ chồng hay anh chị em anh Lee cũng không ngoại lệ. 

Vì sự tiện lợi từ việc mang theo cho đến dễ hợp khẩu vị với bất cứ ai mà Kimbap là món ăn không thể thiếu trong các chuyến dã ngoại của trường học, hoặc trong các bữa cơm hộp hằng ngày của học sinh hay trong các chuyến picnic của gia đình, nhóm bạn thân. Dù là chuyến dã ngoại hay hộp cơm của bất cứ ai đi nữa, giây phút mở hộp để thưởng thức Kimbap là cả một sự háo hức mong chờ. 

Mỗi vùng miền đều có những món ăn đi liền với ký ức tuổi thơ, Kimbap đã là cả một khoảng trời tuổi thơ nhiều kỷ niệm của biết bao thế hệ người Hàn Quốc.

Ngày nay, Kimbap không chỉ là món ăn quốc dân của Hàn Quốc mà còn được yêu thích ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Vậy, Kimbap có từ khi nào? 

Không có một ghi chép nào về người phát minh ra Kimbap, vì thế mà không ai biết Kimbap được ra đời từ khi nào và ở đâu. Dựa trên một số ghi chép liên quan về ẩm thực Hàn Quốc, người ta cho rằng Kimbap là “em ruột” của Sushi. Cũng có một số ghi chép khác phản biện lại điều đó. Tuy nhiên thì có một sự thật là Hàn Quốc và Nhật Bản được biết đến như là hai quốc gia đầu tiên trên thế giới ăn cơm cuộn rong biển.

Một phần vì lý do văn hóa ẩm thực hai quốc gia này có nhiều tương đồng bởi vị trí địa lý cũng như sự giao lưu qua lại, một phần khác chính bởi tập quán nuôi trồng rong biển và dùng rong biển làm thực phẩm từ xa xưa ở xứ này, cũng như sự ảnh hưởng từ các món ăn khác như cơm trộn chẳng hạn. 

Trên trang Digital Valley News có đề cập đến nguồn gốc của Kimbap, có thể tóm lược như sau:

Theo các ghi chép, cuốn sách “Biển Yache” được xuất bản vào năm 1985 của Tiến sĩ Satuyoshi người Nhật Bản viết rằng: Người dân Nhật Bản đã ăn rong biển từ thời kỳ đầu của thời đại Edo [thời đại Tokugawa, khoảng đầu thế kỷ 17], nhưng có thể hình dung rằng việc thu thập rong biển hoặc nuôi trồng với mục đích chính là làm thực phẩm.

Mặt khác, Hàn Quốc cũng tìm thấy ghi chép cho rằng họ đã thu thập rong biển ở Gwangyang vào khoảng năm 1650 trong một cuốn sách cổ có tên là “Yuppo Gyeongse” do Dasan Jeong Yak Yong viết. Thậm chí ngay cả thời Silla [khoảng thế kỷ I SCN] cũng có câu chuyện về việc ăn rong biển. Thêm nữa, cũng có ý kiến cho rằng dưới thời đại Joseon [thế kỷ 14] người Triều Tiên đã dùng rong biển làm thực phẩm.

Với những bằng chứng này, người Hàn vẫn nhận đất nước mình mới là nơi thu thập rong biển cũng như nuôi trồng để dùng làm thực phẩm và từ đó phát minh ra món Kimbap trước cả Nhật Bản. 

Ở Hàn Quốc, có hàng chục loại Kimbap bao gồm cơm trộn được phát triển ở Tongyeong vào những năm 1960 và từ đó món Kimbap được bán rộng rãi trên khắp cả nước. Và trong những tranh cãi về việc Kimbap của người Hàn Quốc bây giờ bắt nguồn từ món Sushi của Nhật Bản, nhiều người Hàn cho rằng điều này không thuyết phục. 

Có bao nhiêu loại Kimbap? 

Giống như Kim Chi, Kimbap cũng phong phú các loại nhờ các cách chế biến khác nhau. Tên gọi của Kimbap được quyết định bởi hình dáng và các nguyên liệu nhân bên trong. Từ đó có các loại Kimbap phổ biến sau:

1. Kimbap truyền thống:

Gồm các thành phần cơ bản như trứng, giăm bông, cà rốt, củ cải muối, dưa chuột, ngưu bàng và chả cá. Từ Kimbap truyền thống sẽ có nhiều “biến thể” với nguyên liệu chính khác và từ đó món ăn được gọi theo tên nguyên liệu: Kimbap cá ngừ, Kimbap phô mai, Kimbap bò, Kimbap kim chi, Kimbap cá cơmKimbap giá đỗ

2. Kimbap khoả thân 

Khác với Kimbap truyền thống, loại Kimbap này cho lá rong biển vào trong và cơm sẽ ở bên ngoài, vì thế thoạt trông khá giống Sushi. Tuy nhiên, các nguyên liệu nhân được sử dụng mới là yếu tố quyết định đây chính là Kimbap chứ không phải Sushi, đó là giăm bông, củ cải muối, rau chân vịt… loại Kimbap này thường được rưới xốt lên khi ăn.

3. Kimbap mini

Món Kimbap mini này chỉ sử dụng 1/4 lá kim để gói, với lượng cơm và nhân giảm đi rất nhiều. Loại Kimbap này cũng là một món ăn đường phố rất dễ mua và được nhiều người ưa chuộng. Với từng miếng gọn gàng, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận để thưởng thức.

4. Kimbap tam giác.

Giống như tên gọi, loại Kimbap này có hình tam giác, với món này phần nhân thường sử dụng cá ngừ hoặc thịt hơn là rau. Cơm sẽ được nén trong khuôn hình tam giác rồi bọc rong biển bên ngoài. Ở Hàn Quốc, Kimbap tam giác thường được bán ở cửa hàng tiện lợi với giá rẻ. Chỉ từ 1000 – 2000 won

5. Chungmu Kimbap

Cũng là một loại Kimbap mini nhưng Chungmu Kimbap không có nhân bên trong mà chỉ gói riêng cơm và rong biển. Khi ăn Chungmu Kimbap, người Hàn thường ăn kèm với Kim Chi hay các món Banchan khác. 

Trên đây, là một số điều thú vị mà Hanyori tìm hiểu được và muốn chia sẻ cùng với mọi người. Bản thân mình nghĩ rằng, dù có nguồn gốc từ đâu đi nữa thì Kimbap cũng là một sự sáng tạo tuyệt vời. Không chỉ ngon, đầy đủ dinh dưỡng, tiện lợi, mà hình thức cũng bắt mắt vô cùng. 

Bạn đừng quên follow fanpage của mình TẠI ĐÂY để cập nhật công thức về các kiểu Kimbap ở bài viết sắp tới nhé. 

Video liên quan

Chủ Đề