Có nên hầm thịt nấu cháo cho bé

Nhiều quan điểm sai lầm trong cách chế biến thức ăn cho bé được lưu truyền trong dân gian từ lâu được nhiều bà mẹ ngày nay vẫn coi là “nguyên tắc vàng” khi làm món ăn cho bé. Song, những phương thức này thường dẫn tới những hậu quả khó lường!

Do quỹ thời gian eo hẹp, mà bé lại ăn mỗi bữa không nhiều, vì vậy một số bà mẹ buộc phải nấu một lần chia làm nhiều bữa. Tuy nhiên, khi hâm đi lại, lượng vitamin trong rau sẽ mất đi và mùi vị trở nên khó ăn hơn với trẻ. Cách này cũng dễ làm trẻ bị ngán.

Bên cạnh đó, thức ăn được hâm lại nhiều lần khi bảo quản trong tủ lạnh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập mà mẹ không thể thấy được bằng mắt thường. Khi cho bé ăn, trẻ có nguy cơ bị đau bụng, ngộ độc thực phẩm.

Thay vì hâm đi hâm lại, Bio-acimin mách mẹ một mẹo nhỏ: mẹ có thể hầm một nồi cháo trắng khoảng 3 chén, sau đó múc ra một bát cháo để nấu riêng với các loại thịt, rau cho từng bữa. Phần cháo trắng còn lại mẹ có thể bảo quản trong tủ lạnh.

  1. Hiểu nhầm về tác dụng của nước hầm xương

Rất nhiều mẹ đến gặp bác sĩ với cùng chung một câu hỏi “Tại sao mình bỏ nhiều công sức chăm con mà con vẫn bị suy dinh dưỡng? Thường xuyên hầm xương để nấu cháo mà trẻ vẫn không tăng cân, thậm chí còn sút cân?”

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước xương hầm có chứa nhiều nitor, tạo cảm giác ngon miệng nhưng lại chứa rất ít chất đạm và canxi. Bên cạnh đó, trẻ dưới 1 tuổi không hấp thu được chất béo có trong tủy xương động vật, thậm chí, trẻ ăn nhiều còn có nguy cơ đi ngoài hoặc phân sống. Ai cũng biết rằng tủy xương chứa nhiều canxi song không phải ai cũng biết đó là chỉ là canxi vô cơ, cơ thể bé không thể hấp thu được. Như vậy thực chất nước xương hầm không có đủ dinh dưỡng cho trẻ, hơn nữa, còn gây nhiều mối nguy hại cho hệ tiêu hóa của bé.

Bên cạnh đó, quan niệm “nước hầm bổ dưỡng vì khi hầm nhừ một loại thực phẩm nào đó, tất cả những chất bổ tinh túy nhất của thực phẩm đã tan vào trong nước, “phần cái” còn lại chỉ là “xác” không có dưỡng chất” cũng là một quan điểm sai lầm. Trên thực tế, các phân tích về thành phần dinh dưỡng đã cho thấy chất đạm có trong các loại thịt, cá, tôm… có nấu trong thời gian bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần thịt mà không hòa tan vào trong nước, chất xơ trong rau củ cũng tương tự. Vì vậy, muốn trẻ hấp thu đủ các chất dinh dưỡng, phải cho trẻ ăn cả phần “thịt” của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm…

  1. “Lạm dụng” máy xay sinh tố

Có nhiều trẻ 3-4 tuổi, răng mọc đã mọc đủ nhưng mẹ vẫn cho trẻ ăn thức ăn được xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố vì lo lắng rằng trẻ không quen ăn thức ăn thô. Tuy vậy, trong quá trình phát triển của trẻ, nhai là một kĩ năng vô cùng cần thiết. Nếu cha mẹ bỏ qua kĩ năng này, trẻ sẽ có nguy cơ chậm phát triển cũng như gặp các vấn đề về tiêu hóa. Trẻ em quen với việc nuốt mà không biết nhai sẽ kém hấp thu chất dinh dưỡng hơn nhiều và chậm lớn hơn so với các trẻ em đồng trang lứa. Không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, chậm phát triển kỹ năng nhai còn ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ. Nếu không được nhai thức ăn từ khi bắt đầu phát triển trí não mạnh hơn vào giai đoạn ăn dặm, trẻ sẽ không thể phân biệt được thức ăn cứng hay mềm, giòn hay dai khi cho thức ăn vào trong miệng.

Để tránh sai lầm nói trên, mẹ nên tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm của trẻ. Mẹ có thể tham khảo lộ trình cơ bản sau: Khi trẻ 6 tháng tuổi, tập ăn bột loãng rồi sệt dần, 7-8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc, 12 tháng tập quen với cháo nấu còn hột và các thức ăn mềm như phở, bún, nui… Khi trẻ 2 tuổi mọc đủ răng hàm có thể bắt đầu ăn cơm.

Mỗi khi chuyển tiếp chế độ ăn, những bữa đầu mới tập có thể trẻ sẽ chưa quen và xảy ra tình trạng nôn trớ, song mẹ hãy kiên trì bởi bé sẽ nhanh chóng thích nghi. Mẹ cũng có thể “cai máy xay sinh tố” bằng cách xay thô dần [thời gian xay ngắn lại], sau đó cho trẻ ăn cháo nấu đánh qua rây inox có lỗ hơi to, chuyển dần với cháo hột, cháo đặc, cơm nhão chan canh, rồi cơm hột…

Việc cho muối vào cháo của trẻ có thể gây ảnh hưởng đến thận. Chức năng thận của trẻ 7 tháng tuổi rất non nớt và việc nạp quá nhiều muối có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Thận của bé chưa hoàn thiện về mặt chức năng, chưa đủ khả năng xử lý được lượng muối lớn trong cơ thể, có thể gây ứ đọng muối dẫn đến cao huyết áp, phù thũng, rối loạn nhịp tim,… Ngoài ra, cũng có những bằng chứng cho thấy ăn nhiều muối trong giai đoạn ăn dặm sẽ gây tổn thương não bộ của trẻ.

Tốt nhất, với bé dưới 1 tuổi mẹ không nên nêm muối, mắm vào thức ăn của trẻ. Với trẻ trên 1 tuổi, mẹ nếm bột/cháo của bé thấy vừa miệng mẹ có nghĩa là bột/cháo đó mặn so với bé.

Trẻ hay ăn chóng lớn là mong muốn lớn nhất của các ông bố bà mẹ. Hiểu được điều đó, suốt hơn 1 thập kỷ qua, thương hiệu Bio-acimin đã không ngừng nghiên cứu, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, nỗ lực đem đến giải pháp hiệu quả hỗ trợ chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ một cách tốt nhất. Với bộ sản phẩm bao gồm:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm vi sinh Bio-acimin Gold bổ sung men vi sinh và dưỡng chất hỗ trợ lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa, giúp trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Từ đó hỗ trợ cải thiện chứng biếng ăn, khiến con ăn ngon hơn, hỗ trợ tăng cường hấp thu dưỡng chất và nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Fiber bổ sung chất xơ tự nhiên Synergy 1 và men vi sinh hỗ trợ cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón ở trẻ.

Bộ đôi sản phẩm mới Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Chew và Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Chew F dạng viên nhau với hương vị thơm ngon, dễ dàng sử dụng trực tiếp mọi lúc mọi nơi, khiến bé thêm yêu thích và tăng tính tiện dụng cho mẹ.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew hỗ trợ làm giảm tình trạng biếng ăn ở trẻ với thành phần chính là men vi sinh và các dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ tăng cường hệ vi sinh đường ruột và tăng cường tiêu hóa.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew F hỗ trợ làm giảm tình trạng táo bón bằng cách bổ sung chất xơ tự nhieenSynergy 1 và men vi sinh cho trẻ.

Nhãn hàng Bio-acimin sẵn sàng đồng hành cùng cha mẹ, hỗ trợ cải thiện chứng biếng ăn, rối loạn tiêu hóa và táo bón của trẻ bằng các giải pháp an toàn và hiệu quả.

Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa từng người

Số GPQC: 01305/2019/ATTP-XNQC

Hotline: 1900 6436

Website: bioacimin.com

Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM QD-MELIPHAR

Địa chỉ: Duyên Trường, Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội

Website: ww.duocmelinh.com

Tiếp thị và phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT ĐỨC

Địa chỉ: Lô B10/D6 khu đô thị Cầu Giấy, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Website: www.duocvietduc.com

Bài viết liên quan:

Thực phẩm cần tránh trong thực đơn của trẻ dưới 1 tuổi

Những thực phẩm không nên kết hợp khi nấu cháo cho bé dưới 2 tuổi

Lượng sữa phù hợp với trẻ theo độ tuổi

Dấu hiệu và cách khắc phục tình trạng kém hấp thu ở trẻ

Tác giả:Nguyễn Thị Thu Hà Tham vấn y khoa:Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Để chuẩn bị cho con được những bữa cháo ngon, giữ được hàm lượng dinh dưỡng tối đa trong nguyên liệu, lại còn tốt cho hệ tiêu hoá thì nên nhớ những cách nấu cháo cho bé không bị mất chất trong bài viết dưới đây.

Cùng Himita tìm hiểu nhé.

Làm thế nào để nấu cháo cho bé không bị mất chất và tốt cho hệ tiêu hóa là băn khoăn của nhiều mẹ?

I. Cách nấu cháo cho bé ăn dặm không bị mất chất dinh dưỡng

Để nấu cháo cho bé mà không lo bị mất chất dinh dưỡng, các mẹ nên ghi nhớ một số điều sau:

1. Cách lựa chọn thực phẩm nấu cháo

– Thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da chứa nhiều dinh dưỡng hơn thịt mỡ hay thịt gà nguyên da.

– Các loại ngũ cốc nguyên hạt như: gạo nếp, gạo tẻ,đậu xanh, yến mạch, đậu đỏ… chứa nhiều vitamin hơn ngũ cốc tinh chế.

– Rau có màu vàng sậm và xanh thẫm sẽ nhiều chất dinh dưỡng hơn so với rau lá nhạt màu.

– Thực phẩm tươi sống luôn tốt hơn thực phẩm đóng hộp vì các chất dinh dưỡng trong đồ đóng hộp bị giảm đi rất nhiều trong quá trình chế biến.

– Có thể sử dụng thực phẩm tươi để đông lạnh, nhiệt độ thấp sẽ ức chế các enzym phá hủy chất dinh dưỡng và vitamin.

2. Sơ chế nguyên liệu để nấu cháo

Cách vo gạo để nấu cháo: Cách nấu cháo cho bé không bị mất chất phụ thuộc cả vào quá trình vo gạo. Khi vo gạo, một hàm lượng các khoáng chất và vitamin cực lớn, nhất là vitamin B1 có trong gạo sẽ bị mất đi.

Mẹ nên vo gạo thật nhẹ nhàng, tránh vò xát quá kỹ và vo quá nhiều lần sẽ làm mát lớp cám gạo vô cùng giàu dinh dưỡng

Do vậy, mẹ nên vo gạo thật nhẹ nhàng, tránh vò xát quá kỹ và vo quá nhiều lần sẽ làm mát lớp cám gạo vô cùng giàu dinh dưỡng.

– Cách ngâm rửa rau, củ, quả: Để nấu cháo không bị mất chất, các mẹ không nên ngâm và rửa rau, củ, quả quá lâu ở trong nước, tránh tình trạng vitamin B, C cùng các khoáng chất bị tan biến vào nước.

Ngoài ra, mẹ cũng không nên cắt thái xong để ở bên ngoài quá lâu, tốt nhất nên cho vào nồi nấu ngay. Việc để quá lâu ở bên ngoài sẽ làm hao hụt hàm lượng vitamin đáng kể.

– Cách cắt rau, củ, quả: Nên cắt rau, của, quả thành từng miếng to để giảm diện tích bề mặt tiếp xúc với không khí, nhờ đó chất dinh dưỡng sẽ được giữ lại nhiều hơn. Nên nấu chín trước khi băm nhỏ hoặc nghiền nhuyễn.

[ → Xem thêm: Trẻ chảy nước bọt nhiều là vì sao? Cách giải quyết hiệu quả ]

3. Khâu nấu cháo cho bé

– Nấu cháo riêng, chế biến các thực phẩm khác riêng: Không nên cho rau, củ, quả, thịt, cá vào nấu chung với cháo sẽ khiến cháo bị tanh hoặc nồng.

Việc nấu chung không chỉ làm hao hụt lượng vitamin có trong rau củ mà còn khiến bé khó tiêu. Thay vào đó, mẹ nên nấu cháo trắng riêng, chế biến các nguyên liệu riêng, khi nấu thì mới bỏ chung vào khuấy đều lên.

Nguyên liệu nấu cháo cho bé sau khi đã sơ chế

Ưu tiên dùng phương pháp hấp trong khâu chế biến thực phẩm: Hấp là phương pháp giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất, đặc biệt các loại rau xanh khi hấp trong lò vi sóng được thì càng tốt.

Nếu không thể hấp, bắt buộc phải hầm hoặc luộc, mẹ hãy cố gắng cho ít nước nhất có thể. Sau đó hãy tận dụng nước này để nấu cháo hoặc xay nhuyễn thức ăn.

– Sử dụng nồi áp suất để nấu cháo: Một trong những cách nấu cháo cho bé mà không lo bị mất chất là sử dụng nồi áp suất.

– Nấu cháo bằng nồi thường: Nếu nấu cháo bằng nồi thường, để tránh tình trạng dưỡng chất bay hơi hết, mẹ hãy hạn chế mở vung nồi trong quá trình nấu nhé.

– Hạn chế dùng nồi cơm điện để nấu cháo: Mẹ nên hạn chế tối đa việc nấu cháo bằng nồi cơm điện vì cháo không những không ngon mà còn bị hao hụt rất nhiều chất dinh dưỡng ở trong gạo.

– Thêm dầu ăn vào cháo của bé: Nên sử dụng dầu ăn dành riêng cho trẻ em để đảm bảo trẻ được cung cấp đủ chất béo, đồng thời tăng cường trao đổi chất, giúp hấp thu các dưỡng chất khác tốt hơn. Mẹ nên cho dầu ăn vào cháo khi cháo đã nấu chín và sau khi tắt bếp nhé!

Có thể thêm dầu hào cháo dầu ăn dành riêng cho bé

– Nên nấu cháo cho bé theo bữa hoặc mỗi ngày: Nhiều mẹ thường có thói quen nấu 1 nồi cháo to rồi cho bé ăn cả ngày, thậm chí sang cả ngày hôm sau.

Theo các chuyên gia, dù đã được bảo quản trong tủ lạnh hưng các vi khuẩn vẫn có thể trú ngụ, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ sinh sôi và phát triển. Vì vậy tốt nhất mẹ nên nấu cháo cho bé ăn từng bữa hoặc ăn hết trong ngày.

Như vậy, cách nấu cháo cho bé không bị mất chất dinh dưỡng không phải là điều quá khó khăn. Vậy nên mẹ hãy cẩn thận trong từng khâu lựa chọn thực phẩm, chế biến và nấu cháo để hạn chế tối đa việc thất thoát chất dinh dưỡng để bé có thể thưởng thức các món cháo ăn dặm vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng nhé!

II. Các món cháo dễ tiêu và tốt cho tiêu hóa cho bé

Dưới đây là những món cháo giúp bé dễ tiêu hóa và tốt cho hệ tiêu hóa của bé, mẹ có thể tham khảo và nấu cho bé ăn:

1. Cháo khoai lang

– Nguyên liệu: Cháo trắng, 100g khoai lang, một ít hồng khô, đường.

– Cách nấu: Khoai lang lột bỏ vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào nồi hấp chín rồi nghiền nhuyễn. Cho cháo vào rồi đun sôi, cho khoai lang và khuấy đều. Khi cháo và khoai lang sôi trở lại, cho thêm đường và hồng hô để trang trí.

2. Cháo chuối đường phèn

– Nguyên liệu: 300g chuối, 100g đường phèn, 100g gạo nếp.

– Cách nấu: Gạo nếp vo sạch, chuối bóc bỏ vỏ rồi thái khúc. Đổ nước vào nồi cho gạo nếp và chuối vào nấu chín mềm. Khi cháo chín, mẹ cho đường phèn vào rồi múc cho bé ăn khi còn ấm.

3. Cháo đậu bắp

– Nguyên liệu: 100g tôm sú, 6 quả đậu bắp, 3 bát gạo dẻo, hành lá, gia vị.

– Cách nấu cháo cho bé: Gạo vo sạch, cho vào nồi nấu chín nhừ. Tôm bóc bỏ vỏ, làm sạch rồi băm nhuyễn, sau đó ướp với chút gia vị trong 10 phút. Đậu bắp rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng.

Hành lá rửa sạch thái nhỏ. Cháo chín, bạn cho tôm vào khuấy đều rồi tiếp tục cho đậu bắp vào. Cuối cùng, thêm chút dầu mè vào cháo rồi cho bé khi cháo còn ấm.

Cháo đậu bắp rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé

III. 3 món cháo cho bé 1 tuổi vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng

Ngoài những cách nấu cháo truyền thống cho bé là cháo trắng với thịt lợn hay thịt gà, mẹ có thể “đổi vị” cho bé với 5 món cháo dễ tiêu hóa dưới đây:

1. Cháo cá quả

Nguyên liệu:

1 khúc cá quả.

1 ít gừng.

Hành tím, hành lá.

Gạo tẻ, gạo nếp.

1 miếng bí ngô.

Cách nấu:

Nấu cháo cho chín nhừ.

Hành tím rửa sạch, phi thơm.

Cá quả rửa sạch, cho vào nồi luộc chín với gừng để khử bớt mùi tanh. Cá chín bạn gỡ xương, bóc bỏ da sau đó cho vào xào qua với hành tím.

Cháo chín bạn múc ra bát rồi cho cá lên trên là xong.

[ Xem thêm: Trẻ bất dung nạp lactose: Dấu hiệu, Nguyên nhân và Cách điều trị ]

2. Cháo ếch

Nguyên liệu:

Ếch.

Gạo nếp, gạo tẻ

Nước dashi rau củ.

Cà rốt.

Bột nêm trẻ em.

Hành tươi, hành tím, rau mùi.

Cháo ếch thơm ngon và bổ dưỡng cho bé

Cách nấu cháo cho bé:

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi thái miếng, đem hấp chín, sau đó nghiền nhuyễn.

Cho gạo với nước dashi rau củ vào nồi rồi nấu cho tới khi gạo chín nhừ.

Thịt ếch rửa sạch, thái miếng vừa ăn rồi ướp với bột nêm trong khoảng 20 phút.

Hành khô băm nhỏ, phi thơm rồi cho thịt ếch vào xào chín.

Ếch rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ướp bột nêm khoảng 20 p.

Phi thơm hành khô, cho thịt ếch vào xào chín.

Cháo chín bạn múc ra bát, bày thịt ếch và cà rốt lên trên.

Cuối cùng rắc hành khô đã phi thơm cùng chút hành lá và rau mùi trộn đều rồi cho bé ăn.

3. Cháo kale nấu tôm

Nguyên liệu:

Gạo.

Tôm.

Cải kale [cải xoăn]

Cà rốt.

Ớt chuông.

Bơ ghee.

Bột ngô.

Bột tỏi.

Cách nấu:

Cho gạo vào nồi nấu chín mềm.

Cải kale rửa sạch, xay nhuyễn rồi rồi lọc lấy nước, bỏ phần bã. Cháo gần chín bạn đổ nước cải kale vào quấy đều.

Rau cải xoăn Kale giàu dinh dưỡng.

Tôm làm sạch và rửa sạch, rồi thái hoặc bằm nhỏ.Ướp với chút bột nêm và bột tỏi khoảng 15 phút thì cho vào xào với bơ ghee.

Tôm gần chín bạn cho cà chua và ớt chuông đã thái nhỏ vào xào cùng.

Làm sốt: Hòa bột ngô với nước sôi rồi đổ vào chảo tôm. Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi hỗn hợp sền sệt thì tắt bếp.

Cháo chín múc ra bát, cho sốt tôm lên trên trộn đều rồi cho bé ăn.

Hy vọng với cách nấu cháo cho bé không bị mất chất dinh dưỡng và tốt cho hệ tiêu hóa chúng tôi chia sẻ ở trên, các mẹ đã có nhiều thông tin bổ ích để nuôi dưỡng con yêu tốt nhất. Tuy nhiên, một điều các mẹ cần lưu ý đó là, bước vào độ tuổi ăn dặm, bé thường gặp phải những vấn đề về rối loạn tiêu hóa.

Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên tham khảo và bổ sung men vi sinh Himita. Men vi sinh cung cấp đến  8 chủng lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, phòng và hỗ trợ điều trị hiệu quả các chứng táo bón, tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu, trẻ kém hấp thu, suy dinh dưỡng,…

Gọi ngay tới Tổng đài [miễn phí cước] 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.

Video liên quan

Chủ Đề