Có bao nhiêu cách để nối các vế của câu ghép

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

  • lehai25081985
  • 08/03/2020

  • Cám ơn 6


Đặt câu hỏi

Có bao nhiêu cách nối các vế trong một câu ghép?

A. Một cách, nối bằng những từ có tác dụng nối.

B. Một cách, nối trực tiếp [không dùng từ nối]. Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

C. Hai cách, nối bằng những từ có tác dụng nối và nối trực tiếp [không dùng từ nối], trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

D. Ba cách. Nối bằng những từ có tác dụng nối. Nối trực tiếp [không dùng từ nối]. Nối bằng các dấu câu.

Tiếng Việt Lớp 5, Ôn Tập Tiếng Việt 5, Trung bình 6 tháng trước

Câu hỏi liên quan

Có hai cách nối các vế câu trong câu ghép: Nối bằng những từ có tác dụng nối và nối trực tiếp [không dùng từ nối], trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

a. Khái niệm: 

- Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại. 

- Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn [có đủ chủ ngữ, vị ngữ] và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác. 

Ví dụ: 

+ Vì trời đổ mưa nên chuyến đi của lớp Lan đành phải hoãn lại.

→ Đây là câu ghép do hai vế câu đơn ghép lại

+ Trời đổ nắng to, mẹ đội nắng phơi thóc ngoài sân, bố gánh lúa từ ngoài đồng về, còn Nam thì vẫn ung dung ngồi quạt mát trong nhà.

→ Đây là câu ghép do 4 vế câu đơn ghép lại.

b. Cách nối các vế câu ghép:  

Có 2 cách nối các vế trong câu ghép:

* Nối bằng những từ có tác dụng nối: Các vế câu trong câu ghép có thể được nối với nhau bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ. 

* Nối trực tiếp [không dùng từ nối]. Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. 

c. Ví dụ: 

- Nối các vế trong câu ghép bằng những từ có tác dụng nối: quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ: 

+ Những quan hệ từ thường được dùng là:và, rồi, thì, nhưng, hay, hoặc,….

Mình đi siêu thị hay bạn đi ra chợ?

+ Những cặp quan hệ từ thường được dùng là:

++  vì… nên….; do…. nên….; nhờ….mà…. : Nhờ Minh giảng giải mà Lan đã giải xong bài toán đố.

++ nếu…thì…; giá….thì…; hễ….thì….: Giá Long chăm học hơn nữa thì kết quả đã không thấp thế này.

++ tuy….nhưng….; mặc dù….nhưng ….: Mặc dù trời mưa nhưng cuộc họp vẫn sẽ được tổ chức.

++ chẳng những…. mà……; không chỉ….. mà……: Chẳng những Tuấn lười học cậu ta còn hỗn láo nữa.

+ Những cặp từ hô ứng cũng thường được dùng: 

++ vừa … đã; chưa … đã; mới… đã; vừa … vừa; càng … càng; đâu … đấy; nào … ấy; sao … vậy; bao nhiêu … bấy nhiêu: Trời càng mưa nhiều, đường càng lầy lội.

Nó học chăm học bao nhiêu thì em nó lại lười học bấy nhiêu.

- Nối trực tiếp [không dùng từ nối]. Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm: 

+ Trong vườn, hoa lặng lẽ tỏa hương, những chú ong thầm lặng hút mật đem lại ngọt bùi cho đời.

→ Hai vế “hoa lặng lẽ tỏa hương” và “những chú ong thầm lặng hút mật đem lại ngọt bùi cho đời” được nối với nhau bằng dấu phẩy.

+ Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay, tôi đi học.

→ Hai vế “Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn” và “Hôm nay, tôi đi học” được nối với nhau bởi dấu hai chấm. 

+ Kia là hoa hồng đang lặng lẽ tỏa hương; đây là hoa lan đang vươn mình trong nắng mới; xa xa là hoa cúc đang rung rinh trong những cơn gió đang về.

→ Ba vế “Kia là hoa hồng đang lặng lẽ tỏa hương”, “đây là hoa lan đang vươn mình trong nắng mới” và “xa xa là hoa cúc đang rung rinh trong những cơn gió đang về” được nối với nhau bởi dấu chấm phẩy.

Xem thêm tài liệu ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 chọn lọc hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!
  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tài liệu ôn tập và bồi dưỡng môn Tiếng Việt khối Tiểu học đầy đủ kiến thức trọng tâm môn Tiếng Việt lớp 3, 4, 5 và bài tập có hướng dẫn chi tiết.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Có hai cách nối các vế câu trong câu ghép: Nối bằng những từ có tác dụng nối và nối trực tiếp [không dùng từ nối], trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

Câu ghép là gì ? Câu ghép khác với câu đơn những điểm nào ? Làm sao để hiểu rõ câu ghép và phân biệt được với câu đơn ? Cùng chúng tôi khám phá câu trả lời dưới bài viết này nhé !

Tham khảo bài viết khác:

  • Câu cảm thán là gì ?
  • Câu đơn là gì ?

      Câu ghép là gì ?

– Câu ghép là câu có nhiều vế ghép lại với nhau. Mỗi vế câu đều có cấu tạo giống câu đơn [ có đủ chủ ngữ, vị ngữ] và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.

[ Hiểu đơn giản là – Câu ghép là câu có 2 cụm chủ vị trở nên không bao gồm nhau tạo thành ]

– Không thể tách mỗi cụm chữ ngữ – vị ngữ trong câu ghép thành 1 câu đơn vì mỗi vế câu ghép đều có ý nghĩa quan hệ chặt chẽ với những vế câu khác. Tách mỗi vế trong câu ghép thành 1 câu đơn sẽ tạo thành một chuỗi câu rời rạc, không gắn kết với nhau về nghĩa.

        Cách để nối các vế trong một câu ghép

    1. Nối bằng từ ngữ nối [ hay nối trực tiếp ]

– Cách nối trực tiếp trong câu ghép là cách nối không sử dụng từ nối hay các cặp từ hô ứng.

– Ví dụ minh họa:

+] Trời tối, các cô bác đang dọn hàng để về.

+] Hôm nay tôi đi học, em trai tôi được nghỉ.

    2. Nối trực tiếp chứ không dùng từ ngữ nối.

– Trong trường hợp này thì giữa các vế câu phải dùng dấu như dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc là dấu hai chấm.

– Ví dụ minh họa:

Cảnh tượng xung quanh tôi giống như đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học

    3. Nối các vế trong câu bằng quan hệ từ

– Giữa các vế trong câu ghép có nhiều kiểu quan hệ khác nhau. Nếu muốn biểu thị những quan hệ đó, chúng ta có thể sử dụng các quan hệ từ để nối vế câu với nhau.

– Một số quan hệ từ:

+ Quan hệ từ: nhưng, và, rồi, thì, hay, hoặc, …

+ Các cặp quan hệ từ: vì … nên [cho nên] … ; do … nên [cho nên] …; tại … nên … [cho nên]… ; bởi … nên [cho nên] …; chẳng những … mà còn …; nhờ … mà …; nếu … thì …; hễ .. thì …; tuy … nhưng …; mặc dù … nhưng … ; không chỉ … mà còn …; để … thì …

– Ví dụ minh họa:

+] Vì Quân dậy sớm nên anh ấy không bị trễ giờ.

+] Tuy anh ấy không giành được giải quán quân nhưng anh ấy đã để lại một phần thi ấn tượng.

     Tác dụng của câu ghép

– Câu ghép giúp chúng ta sẽ tránh được tình trạng bị hụt ý. Đồng thời nó nêu rõ ràng, trọn vẹn ý nghĩa câu bạn cần diễn đạt.

– Trong quá trình nói chuyện, đôi khi có những ý dài nếu sử dụng câu đơn thì sẽ khiến cho nội dung trở nên dàn trải và câu nói thiếu sự cô đọng, tinh tế.

==> Trong lúc này, áp dụng câu ghép sẽ giúp bạn tóm gọn vấn đề, nhất là những vấn đề có mối liên quan với nhau về ý nghĩa. Từ đó giúp người nghe dễ hiểu và mang tới hiệu quả giao tiếp tốt.

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, hẹn sớm gặp lại bạn trên những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé !

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề