Chuyên đề 7: dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường thcs

Hiện nay, không chỉ ở tiểu học mà dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS cũng rất được quan tâm, làm tiền đề quan trọng cho việc phát huy năng lực cá nhân của học sinh khi lên THPT và sau này khi lựa chọn đại học phù hợp.

Năng lực là gì?

Năng lực theo Từ điển tiếng Việt là kiến thức, kỹ năng, khả năng và hành vi, điều kiện chủ quan hoặc có sẵn tự nhiên của con người để thực hiện hành động mang tính chất đặc thù.

Đó là những yếu tố mà mỗi cá nhân cần phải có để đáp ứng yêu cầu của công việc đối với môi trường học tập, rèn luyện, làm việc, … Năng lực là thứ quan trọng để chứng minh rằng cá nhân đó có khả năng nổi trội để phân biệt với những người khác.

Năng lực của con người được chia thành 2 phần: phần nổi và phần chìm

Phần nổi chiếm từ 10% đến 20%

Bao gồm những tình cảm, cảm xúc thật có sẵn của con người, các nền tảng giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm thực tế, kỹ năng… Nói chung, năng lực thuộc phần nổi là những năng lực có thể phát hiện ra được thông qua hình thức theo dõi, quan sát, kiểm tra và đánh giá. 

Phần chìm chiếm từ 80% đến 90%

Là phong cách tư duy [thinking styles], hành vi ứng xử [behavioral traits], sở thích về nghề nghiệp [Career interests], tính tương thích với công việc [job fit], động lực cá nhân [motivation] và niềm đam mê [passion],… cùng với những yếu tố tiềm ẩn, cần được khai thác và phát huy trong quá trình lao động hay chúng còn có thể chịu sự tác động của môi trường xung quanh và điều kiện, tình huống cụ thể để bộc lộ ra, chẳng hạn như năng lực thích ứng với môi trường … 

Trên thực tế, mỗi học sinh đều có một hoặc một số năng lực nhất định, có thể là do bẩm sinh, cũng có thể là nhờ quá trình học tập, rèn luyện mà có được.

Có rất nhiều cách khác nhau để dạy cho học sinh THCS phát triển năng lực bản thân. Một số phương pháp phổ biến như sau:

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường thcs

Phương pháp lập kế hoạch học tập

Học cách quản lý và lập kế hoạch là một phương pháp mà học sinh THCS không thể nào bỏ qua để phát huy năng lực bản thân trong học tập cũng như các hoạt động khác. 

Với hệ thống rất nhiều môn học trên lớp và khối lượng kiến thức ngày càng “khủng” cùng lịch học dày đặc trong tuần, việc lập kế hoạch học tập khoa học, hiệu quả, đặc biệt là việc kết hợp với kế hoạch tự học ở nhà đối với các em là thực sự cần thiết. Do đó, học cách lập kế hoạch ngay từ bây giờ là vô cùng quan trọng!

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở THCS cũng cần quan tâm hàng đầu để giúp học sinh tự chủ, tự học một cách hiệu quả, biết sắp xếp và quản lý thời gian hợp lý.

Hơn nữa, học tập có kế hoạch không chỉ giúp học sinh quản lý được thời gian biểu mà còn giúp cho các em giảm thiểu căng thẳng, cân bằng giữa học tập và cuộc sống.

Phương pháp dạy học kết hợp giữa Học và Hành

Không có ai có thể giỏi mà không thực hành, không biết vận dụng những kiến thức mình học được ở trường lớp, trong sách vở vào thực tế cuộc sống.

Bất cứ năng lực nào cũng cần phải là sự tích hợp của kiến thức, kỹ năng và thái độ tiếp nhận. Quá trình hình thành và phát triển năng lực của học sinh THCS phải gắn với sự tiếp thu kiến thức, luyện tập, thực hành và trải nghiệm các công việc cụ thể nào đó để thực hiện thì mới được coi là có hiệu quả.

Đúng như định nghĩa của nó, năng lực thể hiện các yếu tố tâm sinh lý của con người chi phối và bị tác động trong quá trình tiếp thu kiến thức, kỹ năng, … Cách xử lý khác nhau trong các tình huống khác nhau của mỗi cá nhân sẽ quyết định dạng năng lực riêng mà họ có. Do vậy, học sinh THCS cần được đưa ra nhiều tình huống thực tế để bắt đầu tư duy, phản xạ, phân tích, đánh giá và giải quyết các tình huống đó để bộc lộ ra năng lực thực sự của  mình trong những lĩnh vực cụ thể.

Ví dụ, bạn xử lý tốt các bài học thể dục ở mức độ đòi hỏi sức bền, độ dẻo dai cao … suy ra bạn có năng lực về thể chất, nên được đầu tư luyện tập thêm để phát triển trong lĩnh vực này.  

Hay bạn có khả năng làm tốt và thành thạo hầu hết các bài kiểm tra thực hành tin học với sự chính xác về kỹ thuật cho nên có thể kết luận bạn có năng lực về tin học, cần được phát huy trong tương lai … 

Phương pháp khuyến khích học tập phát triển năng lực 

Để việc định hướng phát triển năng lực được lan toả trong môi trường học tập THCS, việc dạy học theo phong trào khuyến khích và tạo động lực cho tất cả các học sinh là vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, giáo viên cần tạo được cho học sinh thái độ, tinh thần “thi đua” chứ không “ganh đua”. Giúp các em phối hợp với nhau để phát huy các nhóm năng lực là tốt nhất. Những việc cần làm trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở THCS là:

  • Bước 1: Xây dựng được một môi trường học tập thân thiện, tích cực, giúp học sinh sẵn sàng cởi mở, chia sẻ và tiếp thu kiến thức một cách linh hoạt. 
  • Bước 2: Tiến hành kiểm tra, đánh giá để phân loại được năng lực và vai trò của từng thành viên trong lớp.
  • Bước 3: Tổ chức các hoạt động sinh hoạt, học tập với sự phân công hiệu quả các công việc trong nhóm dựa trên năng lực của từng thành viên trong lớp.
  • Bước 4: Nâng cao tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm bằng các hình thức đa dạng, phong phú, phát triển được năng lực của tất cả học sinh.

Hy vọng bài viết đã đem đến những phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS hiệu quả!

Mẫu Chuyên đề 7 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học với nội dung tham khảo chuẩn ✓ Download online File .DOC miễn phí ✓ Tài liệu làm bài thu hoạch chuyên đề Đổi mới phương pháp Giáo dục Tiểu học xét nâng hạng giáo viên tiểu học

Mẫu Chuyên đề 7: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học dùng làm gì?

Mẫu chuyên đề 7: dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học với nội dung tham khảo dựng sẵn gợi ý cách viết bài thu hoạch dành cho giáo viên tiểu học. Bài mẫu chuyên đề 7 giúp thầy cô tham khảo để có thêm kinh nghiệm viết bài thu hoạch cuối khóa lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học năm 2021 cho mình. Thông qua mẫu bài chuyên đề này, những giáo viên đang muốn nâng ngạch giáo viên lên hạng có thêm những kiến thức hữu ích để hoàn thiện bài thu hoạch của mình.

Những kết quả thu nhận được mà giáo viên tiểu học cần có trong bài thu hoạch chuyên đề 7 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học:

  • Kiến thức: Xác định hướng phát triển năng lực ở trường tiểu học.
  • Kĩ năng: Là người tổ chức, hỗ trợ học sinh chiếm lĩnh tri thức; chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề của học sinh.

Các bạn có thể download mẫu bài chuyên đề 7 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học tại ViecLamVui hoàn toàn miễn phí để có thêm nhiều thông tin hữu ích giúp hoàn thành bài thu hoạch của mình hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề