Chúng ta phát triển tích hợp theo chủ đề như thế nào

Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng… thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng; phát triển được năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề. Tính tích hợp thể hiện qua sự huy động, kết hợp, liên hệ các yếu tố có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết có hiệu quả một vấn đề và thường đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.

Cần phải dạy học tích hợp vì các lí do sau:

- Đổi mới giáo dục tập trung phát triển phẩm chất và năng lực người học. Kinh nghiệm quốc tế cũng như thực tiễn Việt Nam đã cho thấy dạy học tích hợp giúp cho việc học tập của học sinh gắn liền với thực tiễn hơn, giúp học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết.

- Mỗi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và con người là một thể thống nhất, ít nhiều đều có mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác; nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm tương đồng và cùng một nguồn cội… Vì vậy, để nhận biết hoặc giải quyết mỗi sự vật, hiện tượng ấy, cần huy động tổng hợp các kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Dạy học tích hợp phù hợp với yêu cầu đó.

- CT hiện hành chưa quán triệt tốt quan điểm tích hợp nên có nhiều môn học và các môn học khó tránh khỏi trùng lặp về nội dung. Theo quan điểm tích hợp, các kiến thức liên quan với nhau sẽ được lồng ghép vào cùng một môn học nên tránh được sự trùng lặp không cần thiết về nội dung giữa các môn học và vì vậy số lượng môn học và thời lượng học tập sẽ giảm bớt…

- Do quá trình phát triển của thực tiễn nên nhiều kiến thức, kĩ năng chưa có trong các môn học, nhưng lại rất cần chuẩn bị cho học sinh để có thể đối mặt với những thách thức của cuộc sống; do đó cần tích hợp giáo dục các kiến thức và kĩ năng đó thông qua các môn học.

Chủ trương dạy học tích hợp trong CT mới có một số điểm khác so với CT hiện hành như: tăng cường tích hợp nhiều nội dung trong cùng một môn học, xây dựng một số môn học tích hợp mới ở các cấp học, tinh thần chung là tích hợp mạnh ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học trên; yêu cầu tích hợp được thể hiện cả trong mục tiêu, nội dung, phương pháp và thi, kiểm tra, đánh giá giáo dục.

- Ở cấp tiểu học: Xây dựng một số môn học tích hợp mới trên cơ sở phát triển các môn học tích hợp đã có như: Cuộc sống quanh ta [được phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội ở các lớp 1, 2, 3 trong CT hiện hành], Tìm hiểu xã hội và Tìm hiểu tự nhiên [được phát triển từ các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở các lớp 4, 5 trong CT hiện hành].

- Ở cấp THCS: Xây dựng hai môn học tích hợp mới là Khoa học tự nhiên [được hình thành chủ yếu từ các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học trong CT hiện hành] và Khoa học xã hội [được hình thành chủ yếu từ các môn Lịch sử, Địa lý trong CT hiện hành].

- Ở cấp THPT: Xây dựng ba môn học tích hợp mới là Công dân với Tổ quốc [được hình thành chủ yếu từ các môn Giáo dục công dân, Giáo dục Quốc phòng - An ninh và một số nội dung Lịch sử, Địa lý trong CT hiện hành]; Khoa học tự nhiên là môn học tự chọn ở lớp 10 và lớp 11 nhằm hình thành những tri thức khái quát nhất của giới tự nhiên [dành cho học sinh định hướng KHXH, không học các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học]; Khoa học xã hội là môn học tự chọn ở lớp 10 và lớp 11 nhằm hình thành những tri thức khái quát nhất về xã hội [dành cho học sinh định hướng KHTN, không học các môn Lịch sử, Địa lý].

Thuận lợi cơ bản trong việc dạy học tích hợp: đây không phải là vấn đề xa lạ trong GDPT, giáo viên đã ít nhiều dạy học tích hợp trong CT hiện hành, giáo viên đều đã được học, được dạy các kiến thức tích hợp trong CT GDPT; nội dung giáo dục và phương án tích hợp trong CT mới về cơ bản không làm thay đổi số lượng giáo viên hiện hành.

Khó khăn, thách thức khi thực hiện chủ trương dạy học tích hợp trong CT mới là chúng ta còn hạn chế về kinh nghiệm xây dựng CT, biên soạn SGK và hướng dẫn dạy học theo hướng tích hợp [đặc biệt là phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo yêu cầu tích hợp]; cần có sự thay đổi nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý về ý nghĩa của dạy học tích hợp, vận dụng một số kỹ thuật và phương pháp dạy học để bảo đảm yêu cầu của dạy học tích hợp.

Để có thể khắc phục khó khăn trên, cần xây dựng CT môn học, biên soạn SGK và các tài liệu dạy học theo yêu cầu tích hợp phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam; tổ chức trao đổi, học hỏi và vận dụng kinh nghiệm dạy học tích hợp của một số nước có nền giáo dục phát triển; bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý hiện nay, đào tạo giáo viên mới đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp.

Hiện nay, giáo dục mầm non đang có những bước phát triển mới và được nhiều người chú trọng tìm hiểu sâu. Trong đó giáo dục tích hợp mầm non cũng là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả cao. Vậy giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Đại học Đông Á để có câu trả lời cho vấn đề này nhé.

Giáo dục tích hợp hệ mầm non là gì?

Ngành giáo dục mầm non là gì? Giáo dục tích hợp hệ mầm non là gì? Cùng ĐH Đông Á tìm hiểu chi tiết từng phần nhé!

Dạy học tích hợp được hiểu là quá trình học tập trong đó toàn thể các hoạt động giảng dạy đều góp phần hình thành ở người học những năng lực rõ ràng.

Quá trình dạy học này được dự tính trước những điều cần thiết cho người học nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai, hoặc nhằm hòa nhập học sinh trong cuộc sống lao động. Giáo dục tích hợp khiến cho quá trình học tập của học sinh trở nên có ý nghĩa.

Giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non là gì? Đây là quá trình dạy học thâm nhập, có sự  đan xen với nhau để tạo thành một thể thống nhất, tác động một cách đồng bộ đến trẻ trong một chỉnh thể toàn vẹn. Nhờ đó hiệu quả giáo dục được gia tăng. Mô hình giáo dục dựa vào chủ đề thường được áp dụng trong giáo dục tích hợp, lấy trẻ em làm trung tâm được nhiều nước lựa chọn và phát triển.

Giáo dục tích hợp hệ mầm non là gì?

Với hình thức tiếp cận giáo dục dựa vào chủ đề trong sư phạm mầm non Đà Nẵng, giáo viên sẽ cung cấp sự định hướng mở, linh hoạt để tổ chức lồng ghép các hoạt động xoay quanh chủ đề bằng nhiều hình thức, hoạt động khác nhau.

Có thể kể tới các hoạt động như sau: chơi các trò chơi, khám phá môi trường tự nhiên – xã hội, qua các hoạt động phát triển vận động, âm nhạc, tạo hình, kể chuyện, đọc thơ, làm quen với đọc, viết và hoạt động làm quen với toán… Với mô hình học tập này, giáo viên có thể điều chỉnh hoạt động giáo dục đã lên kế hoạch để đưa vào tình huống mới xảy ra trong cuộc sống hằng ngày mà trẻ hứng thú quan tâm.

Đặc điểm của cách tiếp cận theo chủ đề là đưa ra một khung có tính chất tự ý và có tính mở. Giáo viên điều chỉnh sao cho phù hợp hơn với thực tế địa phương, với các nhu cầu và hứng thú của trẻ trong lớp. Chính vì vậy, phương pháp này sẽ khiến trẻ sẽ có kinh nghiệm phong phú hơn.

ĐỪNG BỎ LỠ CƠ HỘI TRỞ THÀNH SINH VIÊN ĐH ĐÔNG Á

Còn chần chừ gì nữa, các bạn hãy đến với Đại học Đông Á để có cơ hội học tập và trải nghiệm ngay hôm nay nhé!

ÐĂNG KÍ NGAY

Định hướng giáo dục tích hợp ở trường mầm non

Định hướng giáo dục tích hợp ở trường mầm non

Hiện nay, giáo dục trẻ trong trường mầm non theo hướng tích hợp được thể hiện ở những định hướng như sau:

  1. Lồng ghép các hình thức hoạt động vui chơi, học tập và các nhiệm vụ lao động khác nhau phù hợp với trẻ để triển khai khám phá chủ đề.
  2. Thiết kế nội dung giáo dục theo các chủ đề trọng tâm và luôn đặt trung tâm là bản thân trẻ. Xây dựng mối quan hệ qua lại giữa trẻ với môi trường văn hóa – xã hội trong gia đình và thế giới tự nhiên – xã hội đảm bảo sự quen thuộc gần gũi. Lưu ý phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.
  3. Giáo viên linh hoạt trong việc xác định, lựa chọn và tổ chức các hình thức hoạt động để tăng sự hứng thú tìm hiểu của trẻ. 
  4.  Khuyến khích giáo viên áp dụng, phối hợp một cách sáng tạo các phương pháp giáo dục dạy và học khác nhau. Tổ chức môi trường học tập cho trẻ được tăng cường hoạt động phù hợp với xu hướng đổi mới về phương pháp dạy học thiên về nâng cao kinh nghiệm sống thực tế cho trẻ.
  5. Giáo viên cần tận dụng các điều kiện, các tình huống, hoặc các nguyên vật liệu thiên nhiên, tái sử dụng thích hợp, để hướng dẫn trẻ tìm hiểu, khám phá và tạo ra các sản phẩm mới mang tính sáng tạo.
  6. Thường xuyên đánh giá hoạt động giáo dục và dạy học dựa vào các mục tiêu và các kết quả mong đợi đề ra trong quá trình giảng dạy.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Mục tiêu dạy học tích hợp trong giáo dục mầm non

Một số mục tiêu dạy học tích hợp trong giáo dục mầm non như sau:

Phát triển về thể chất

Phát triển về thể chất

Giúp trẻ khỏe mạnh: Đảm bảo cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A.

Đối với bé trai:

  • Chỉ số cân nặng đạt từ 12.9 kg đến 20.8 kg.
  • Chỉ số chiều cao đạt từ 94.4 cm đến 111.5 cm.

Đối với bé gái:

  • Chỉ số cân nặng đạt từ 12.6 kg đến 20.7 kg.
  • Chỉ số chiều cao đạt từ 93.5 kg đến 109.6 cm.

Trẻ có thể đi, chạy thay đổi tốc độ đúng hiệu lệnh và có sự phối hợp chân tay trong vận động.

Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi đi trong đường hẹp, đi bằng mũi chân.

Khả năng phối hợp tay – mắt và thể hiện sự khéo léo trong các vận động: đập và bắt được bóng, ném bóng trúng đích nằm ngang và bò trong đường hẹp.

Trẻ tự rửa tay, lau mặt, đánh răng, cởi quần áo có sự giúp đỡ.

Trẻ có thể cầm được bình rót nước vào cốc.

Trẻ có khả năng nhận biết một số vật dụng và nơi nguy hiểm, không đùa nghịch gần nơi đó.

TRỞ THÀNH SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÔNG Á NGAY HÔM NAY!

ĐĂNG KÝ NGAY

Phát triển về nhận thức

  • Trẻ thích tìm hiểu, khám phá đồ vật
  • Có thể nói được một số đặc điểm nổi bật của đồ vật, đồ chơi, con vật, hiện tượng quen thuộc.
  • Trẻ có thể nhận biết được sự thay đổi rõ nét của sự vật, hiện tượng.
  • Có thể nhận diện được được tay phải, tay trái, phía trên, phía dưới của bản thân.
  • Có thể đếm được trên cùng đối tượng, so sánh, nhận biết số lượng trong phạm vi 5.
  • Trẻ có thể nhận biết được sự khác nhau về kích thước của 2 đối tượng khác nhau.
  • Nhận biết được hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.
  • Có thể phân loại được các đối tượng quen thuộc dựa vào 1 dấu hiệu nổi bật.
  • Có thể nhận biết một số nghề phổ biến, gần gũi, quen thuộc; biết tên một vài danh lam thắng cảnh đặc trưng của địa phương.
  • Có thể kể tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên của người thân trong gia đình, địa chỉ gia đình, tên trường lớp trẻ học.

=> Xem thêm tài liệu giáo dục học mầm non

  • Trẻ có thể nghe hiểu câu nói đơn giản trong giao tiếp và thực hiện được những yêu cầu đơn giản của người lớn.
  • Khả năng diễn đạt bằng lời nói để người khác hiểu những nhu cầu của bản thân.
  • Biết cách lắng nghe người khác nói và trẻ chủ động trả lời được một số câu hỏi của người khác.
  • Biết sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép trong giao tiếp.
  • Trẻ có thể đọc thơ, kể lại chuyện đã được nghe dựa theo câu hỏi.
  • Tạo được sự hứng thú khi xem sách tranh và nói được tên các nhân vật trong tranh.
Phát triển về tình cảm và kỹ năng
  • Trẻ khám phá được những điều thích và không thích của bản thân.
  • Biết yêu quý những người thân trong gia đình và biết cách thể hiện cử chỉ, lời nói quan tâm đến mọi người.
  • Biết kính yêu Bác Hồ, thể hiện sự quan tâm đến cảnh đẹp tự nhiên, lễ hội truyền thống của quê hương nơi đang sống.
  • Chơi hòa hợp với các bạn, không tranh giành đồ chơi..
  • Biết cách cảm nhận được một số trạng thái cảm xúc và biết thể hiện cảm xúc qua cử chỉ, nét mặt, lời nói của mình
  • Trẻ biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, xin phép.
  • Trẻ có ý thức bỏ rác đúng nơi quy định, cất dọn đồ dùng, đồ chơi, chăm sóc cây cối, và có hành vi biểu hiện sự tiết kiệm.
  • Biết chấp nhận những yêu cầu và làm theo chỉ dẫn đơn giản của người lớn.
  • Biết phân biệt được hành vi: tốt – xấu, đúng – sai.
  • Biết cách bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng xung quanh.
  • Trẻ thích hát, nghe hát và biết cảm thụ âm nhạc.
  • Biết hát và kết hợp với vận động đơn giản: nhún nhảy, dậm chân, vỗ tay,…
  • Học và biết cách sử dụng màu sắc, đường nét, hình dạng tạo ra các sản phẩm đơn giản.
  • Biết giữ gìn vật dụng của bản thân và người khác.

Để phát đạt được những hiệu quả và chất lượng trong giảng dạy, ngay từ đầu việc lựa chọn môi trường học đóng vai trò rất quan trọng. Ngôi trường chất lượng sẽ rèn luyện cho bạn những phương pháp học tiên tiến nhất.

Nếu bạn đang cần tìm một địa chỉ đào tạo ngành mầm non thì tham khảo ngay chương trình đào tạo của Đại học Đông Á nhé. Hiện nay, trường đang được đánh giá cao về chất lượng dạy học. Sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để ra trường có thể thành công với nghề giảng dạy mầm non tương lai của đất nước.

Như vậy, trên đây là tổng hợp các thông tin về giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non. Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp giáo dục này. Chúc bạn thành công với nghề.

Video liên quan

Chủ Đề