Chúng sanh là gì

NSGN- Quán tất cả chúng sanh là mẹ, là một pháp quán trong việc phát triển tâm Bồ-đề.


Không có một chúng sanh nào có thể chắc chắn rằng không phải là mẹ của bạn trong quá khứ - Ảnh minh họa

Lisa Erckson, một hành giả Phật giáo Kim Cang Thừa và Thiền, viết:

“Đây là một giáo lý sâu xa, thoạt nhìn qua thấy như nói về việc tái sanh, tuy nhiên thật sự nó rộng lớn hơn. Nó giúp chúng ta nhận ra sự kết nối của chúng ta với tất cả chúng sanh, và qua đó đánh thức tâm từ bi tự nhiên của chúng ta, và nó đẩy chúng ta về hướng giác ngộ”. [All beings have been our mother].

Ngài Geshe Kelsan Gyatso hướng dẫn việc phát triển tâm Bồ-đề bằng việc thiền quán về sáu điều, mà theo ngài được truyền bá sâu rộng ở Ấn Độ và Tây Tạng, như sau:

a. Coi tất cả chúng sanh là mẹ.

b. Nghĩ nhớ đến tâm từ mẫn của tất cả những bà mẹ chúng sanh.

c. Đáp đền sự từ mẫn này.

d. Phát triển lòng thương yêu.

e. Phát triển tâm đại từ bi.

f. Thực hành đại nguyện [Bồ-đề tâm].

[Teachings on Kindness to Mothers from: Geshe Kelsan Gyatso. Meaningful to Behold: View, Meditation and Action in Mahayana Buddhism. An oral commentary to Shantideva’s A Guide to the Bodhisattva’s Way of Life [Bodhicharyavatara].

Theo giáo lý nhà Phật, chúng ta và tất cả chúng sanh đã lăn lộn trong vố số cuộc luân hồi, không có điểm khởi đầu cũng không có điểm cuối. Vì vậy số mẹ sinh ra chúng ta cũng vô tận. Và nói như Đức Dalai Lama, chúng ta không biết chắc chúng sanh nào không phải là mẹ của chúng ta trong quá khứ:

“...suy nghĩ về những kiếp sống không có khởi đầu trong vòng tròn hiện hữu này, và rằng qua nhiều kiếp sống bạn đã tùy thuộc vào những người mẹ. Không có một chúng sanh nào có thể chắc chắn rằng không phải là mẹ của bạn trong quá khứ”. [Developing the Mind of Great Capacity, published in Shambhala Sun magazine].

Và ngay trong hiện tại, chúng ta đã và đang được sanh ra bằng toàn thể vũ trụ, thể chất cũng như tinh thần. Thân thể, tâm hồn, trí óc của chúng ta được nuôi dưỡng bằng thực phẩm hữu hình và vô hình của toàn thế giới hay nói rộng ra là toàn thể vũ trụ. Chúng ta được nuôi dưỡng và sinh hoạt bằng vô số nhân duyên trong toàn vũ trụ. Cả vũ trụ là mẹ của chúng ta. Tất cả chúng sanh là mẹ của chúng ta.

Trong cơ thể của chúng ta, có nồi cơm điện từ tay những người thợ, nhà phát minh, nhà sản xuất, kỹ sư... nhiều nơi thế giới. Các loại thực phẩm nuôi dưỡng cơ thể và trí óc của chúng được làm ra do nhiều bàn tay và được trao đổi khắp thế giới. Chúng ta hít thở không khí được trao đổi với tất cả chúng sanh trong vũ trụ. Đời sống tinh thần phong phú của chúng ta có được từ những khám phá, sàng lọc, trao truyền từ khắp nơi trên thế giới, trải qua nhiều thế hệ...

Tóm lại, tất cả chúng ta tuy là riêng lẻ và độc lập, nhưng đồng thời, tất cả chúng ta gắn bó tương quan nhau. Chúng ta là một. Chúng ta thật sự là con của tất cả chúng sanh, mà cũng là mẹ của tất cả chúng sanh. Trong mỗi chúng ta có tất cả chúng sanh. Trong mỗi và tất cả chúng sanh có chúng ta.

Nói riêng về mẹ:

Trong kinh Kinh từ [Metta Sutta], Đức Phật dùng tâm người mẹ để dạy các vị Tỳ-kheo, nói lên tình thương bao la sâu thẳm của người mẹ:

“Giống như người mẹ trong khổ nạn của cuộc đời,

Thương yêu và bảo vệ con trai duy nhất của mình.

Cũng vậy, vị Tỳ-kheo tu tập tình thương rộng lớn

Ðối với tất cả chúng sinh...".

Trong kinh Samyutta N., I. p. 37, chúng ta được đọc: “Một lần có vị trời đến hỏi Đức Phật: ‘Ai là người thân thiết nhất trong gia đình?’, Đức Phật trả lời không do dự: ‘Mẹ là người thân thiết nhất trong gia đình’”.

Khi cảm nhận được tình thương và những ân đức sâu dày của người mẹ, và biết rằng tất cả chúng sanh đều đã từng là mẹ của mình, đã chăm sóc bảo bọc mình qua vô lượng kiếp, chúng ta cảm nhận được lòng lân mẫn sâu xa của tất cả chúng sanh, thấy có bổn phận phải đáp đền. Và khi biết rằng những người mẹ của mình đang đau khổ trong sinh tử luân hồi, có người vì bảo vệ mình mà tạo nghiệp ác phải đọa vào ác đạo, dù là người bình thường cũng không thể cam tâm.

Theo kinh Tăng chi bộ, công ơn cha mẹ không thể đáp đền bằng hạnh phúc thế gian, mà chỉ có thể đáp đền bằng việc hướng cha mẹ đến con đường hành thiện giải thoát:

Có hai hạng người, này các Tỳ-kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, này các Tỳ-kheo, nếu một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm, cho đến trăm tuổi; nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội, và dầu tại đấy, mẹ cha có vãi tiểu tiện đại tiện, như vậy, này các Tỳ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Hơn nữa, này các Tỳ-kheo, nếu có an trí cha mẹ vào quốc độ với tối thượng uy lực, trên quả đất lớn với bảy báu này, như vậy, này các Tỳ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao? Vì rằng, này các Tỳ-kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng chúng lớn, giới thiệu chúng vào đời này. Nhưng này các Tỳ-kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn an trú các vị ấy vào lòng tin; đối với mẹ cha theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện giới; đối với mẹ cha xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào bố thí; đối với mẹ cha theo ác trí tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, là làm đủ và trả ơn đủ mẹ và cha. [Tăng chi bộ kinh, HT.Thích Minh Châu, chương 2, phẩm Tâm thăng bằng].

Một con đường để cứu thoát cho tất cả những người mẹ quá khứ cũng như hiện tại và tương lai của chúng ta là quy y Tam bảo và phát tâm Bồ-đề, tâm hướng về sự giác ngộ để cứu độ chúng sanh. Đó là con đường duy nhất - đạt được trí tuệ toàn mãn và từ bi toàn khắp - để tự cứu và cứu những chúng sanh khác.

Ngài Karmapa thứ 17 có lời khuyên cho chúng ta:

“Khi chúng ta tu tập thiền quán về từ bi, nếu chỉ cảm nhận từ bi ở trong tâm thì chưa đủ. Chúng ta cần đẩy sự tu tập đó đến mức độ sâu nhất có thể, chúng ta cần phải quán chiếu về sự đau khổ của chúng sanh trong sáu đường luân hồi. Những chúng sanh đang chịu sự đau khổ cùng cực này cũng là những cha mẹ của chúng ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Vì chúng ta liên hệ mật thiết với tất cả chúng sanh, chúng ta có thể tiến xa hơn vào mối liên hệ đó để mang đến lợi lạc cho họ. Mối liên hệ tuyệt vời nhất chúng ta có thể thực hiện là trau dồi lòng từ bi đến với họ và nghĩ cách làm cho họ giảm bớt khổ đau. Quán chiếu mối quan hệ giữa chúng ta và họ, chúng ta phải tiến đến một mức độ không thể chịu được khi thấy họ phải chịu sự đau khổ lâu hơn. Lòng từ bi lớn lao này rất quan trọng. Không có nó, chúng ta có thể cảm nhận từ bi trong tâm chúng ta, nhưng cảm nhận này sẽ không làm phát sinh sức mạnh toàn bộ của từ bi. Nó không thể tạo ra nền tảng một sự tu tập toàn diện.” [“Sức mạnh của đại từ bi - Buddhadharma Summer 2008].

Tóm lại, quán tất cả chúng sanh là mẹ cho chúng ta bước vào tánh nhất thể bình đẳng là đại bi và tánh Không để tự lợi và lợi tha, đồng thời trả ơn cho tất cả những người mẹ trong quá khứ, hiện tại và tương lai của chúng ta. Nhất thể là chỗ mà trong sâu thẳm của mỗi chúng sanh đều hướng đến trong ý chí tìm về sự toàn vẹn. Nhu cầu hợp nhất, nhu cầu một là nhu cầu của tất cả chúng sanh. Chỉ nơi đó mới thật sự có giải thoát, bình an.

Thị Giới

Việt Trung Trung Việt Hán Việt Chữ Nôm

Bạn đang chọn từ điển Hán-Việt, hãy nhập từ khóa để tra.

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ chúng sanh, chúng sinh trong từ Hán Việt và cách phát âm chúng sanh, chúng sinh từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ chúng sanh, chúng sinh từ Hán Việt nghĩa là gì.

众生 [âm Bắc Kinh]
眾生 [âm Hồng Kông/Quảng Đông].

chúng sanh, chúng sinh
Chỉ tất cả con người, động và thực vật. ◇Lễ Kí 禮記:
Chúng sanh tất tử, tử tất quy thổ
眾生必死, 死必歸土 [Tế nghĩa 祭義].Trăm họ, người đời. ◇Thái Bình Thiên Quốc cố sự ca dao tuyển 太平天國故事歌謠選:
Thanh triều quan lại, hủ hóa bất kham, phi tảo trừ tịnh tận, vô dĩ an chúng sanh
清朝官吏, 腐化不堪, 非掃除凈盡, 無以安眾生 [Khởi nghĩa tiền tịch 起義前夕].Chỉ các động vật ngoài người ta. ◇Thủy hử truyện 水滸傳:
Chúng sanh hảo độ nhân nan độ, nguyên lai nhĩ giá tư ngoại mạo tướng nhân, đảo hữu giá đẳng tặc tâm tặc can
眾生好度人難度, 原來你這廝外貌相人, 倒有這等賊心賊肝 [Đệ tam thập hồi].Tiếng mắng chửi. § Cũng như nói
súc sinh
畜牲. ◇Kim Bình Mai 金瓶梅:
Nhĩ giá cá đọa nghiệp đích chúng sanh, đáo minh nhật bất tri tác đa thiểu tội nghiệp
你這個墮業的眾生, 到明日不知作多少罪業 [Đệ thập cửu hồi].Phật giáo dụng ngữ: Dịch tiếng Phạn "Sattva", còn dịch là
hữu tình
有情. Có nhiều nghĩa: [1] Người ta cùng sinh ở đời. ◇Diệu Pháp Liên Hoa Kinh văn cú 妙法蓮華經文句:
Kiếp sơ quang âm thiên, hạ sanh thế gian, vô nam nữ tôn ti chúng cộng sanh thế, cố ngôn chúng sanh
劫初光音天, 下生世間, 無男女尊卑眾共生世, 故言眾生 ["Thích phương tiện phẩm" dẫn "Trung A Hàm thập nhị"《釋方便品》引《中阿含十二》]. [2] Do nhiều pháp hòa hợp mà sinh ra. ◇Đại thừa nghĩa chương 大乘義章:
Y ư ngũ uẩn hòa hợp nhi sanh, cố danh chúng sanh
依於五陰和合而生, 故名眾生 [Thập lục thần ngã nghĩa 十六神我義]. [3] Trải qua nhiều sống chết. ◇Đại thừa nghĩa chương 大乘義章:
Đa sanh tương tục, danh viết chúng sanh
多生相續, 名曰眾生 [Thập bất thiện nghiệp nghĩa 十不善業義].

  • miêu điều từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • liệt truyện từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • lục vị từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • tác nghiệt từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • nhân chứng từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ chúng sanh, chúng sinh nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt [詞漢越/词汉越] là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt [một trong ba loại từ Hán Việt] nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

    Nghĩa Tiếng Việt: chúng sanh, chúng sinhChỉ tất cả con người, động và thực vật. ◇Lễ Kí 禮記: Chúng sanh tất tử, tử tất quy thổ 眾生必死, 死必歸土 [Tế nghĩa 祭義].Trăm họ, người đời. ◇Thái Bình Thiên Quốc cố sự ca dao tuyển 太平天國故事歌謠選: Thanh triều quan lại, hủ hóa bất kham, phi tảo trừ tịnh tận, vô dĩ an chúng sanh 清朝官吏, 腐化不堪, 非掃除凈盡, 無以安眾生 [Khởi nghĩa tiền tịch 起義前夕].Chỉ các động vật ngoài người ta. ◇Thủy hử truyện 水滸傳: Chúng sanh hảo độ nhân nan độ, nguyên lai nhĩ giá tư ngoại mạo tướng nhân, đảo hữu giá đẳng tặc tâm tặc can 眾生好度人難度, 原來你這廝外貌相人, 倒有這等賊心賊肝 [Đệ tam thập hồi].Tiếng mắng chửi. § Cũng như nói súc sinh 畜牲. ◇Kim Bình Mai 金瓶梅: Nhĩ giá cá đọa nghiệp đích chúng sanh, đáo minh nhật bất tri tác đa thiểu tội nghiệp 你這個墮業的眾生, 到明日不知作多少罪業 [Đệ thập cửu hồi].Phật giáo dụng ngữ: Dịch tiếng Phạn Sattva , còn dịch là hữu tình 有情. Có nhiều nghĩa: [1] Người ta cùng sinh ở đời. ◇Diệu Pháp Liên Hoa Kinh văn cú 妙法蓮華經文句: Kiếp sơ quang âm thiên, hạ sanh thế gian, vô nam nữ tôn ti chúng cộng sanh thế, cố ngôn chúng sanh 劫初光音天, 下生世間, 無男女尊卑眾共生世, 故言眾生 [ Thích phương tiện phẩm dẫn Trung A Hàm thập nhị 《釋方便品》引《中阿含十二》]. [2] Do nhiều pháp hòa hợp mà sinh ra. ◇Đại thừa nghĩa chương 大乘義章: Y ư ngũ uẩn hòa hợp nhi sanh, cố danh chúng sanh 依於五陰和合而生, 故名眾生 [Thập lục thần ngã nghĩa 十六神我義]. [3] Trải qua nhiều sống chết. ◇Đại thừa nghĩa chương 大乘義章: Đa sanh tương tục, danh viết chúng sanh 多生相續, 名曰眾生 [Thập bất thiện nghiệp nghĩa 十不善業義].

    Video liên quan

    Chủ Đề