Chức năng của to tụng hình sự là gì

1. Chức năng

Trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát có trách nhiệm:

- Thực hành quyền công tố, bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.

- Kiểm sát việc xét xử các vụ án hình sự, nhằm bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn

Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát có các nhiệm vụ và quyền hạn:

- Đọc cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung, nếu có; quyết định của Viện kiểm sát liên quan đến việc giải quyết vụ án tại phiên toà;

- Tham gia xét hỏi tại phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm;

- Thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên toà sơ thẩm, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên toà phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm;

- Tranh luận với bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm;

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án;

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng;

- Kiểm sát các bản án, biên bản phiên toà và quyết định của Toà án theo quy định của pháp luật;

- Yêu cầu Toà án cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị;

- Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án hoặc quyết định của Toà án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự;

- Tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;

- Cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

3. Phạm vi công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự.

Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự bắt đầu từ khi chuyển bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn cùng hồ sơ vụ án sang Toà án để xét xử và kết thúc khi bản án và quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng cáo, kháng nghị.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay rất nhiều vấn đề không thể rõ ràng để nhân dân có thể hiểu hết được. Nhiều trường hợp cần có cơ quan điều tra hỗ trợ xử lý để làm rõ các vấn đề khó phức tạp trong cuộc sống. Vậy cơ quan điều tra là gì? chức năng của cơ quan điều tra ra sao được đông đảo bạn đọc quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu. 

Cơ quan điều tra là gì? 

Để giải thích cho câu hỏi Cơ quan điều tra là gì thì có thể thấy trước hết cơ quan điều tra là cơ quan tiến hành tố tụng, có nhiệm vụ áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định, tiến hành điều tra tất cả các tội phạm xảy ra theo thẩm quyền.

Căn cứ theo quy định tại điều 4 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 thì hệ thống Cơ quan Điều tra bao gồm: Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân; Cơ quan Điều tra trong Quân đội nhân dân; Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Trong Công an nhân dân có cơ quan điều tra: Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an, cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh, cấp huyện; Cơ quan an ninh điều tra Bộ công an, cấp tỉnh, cấp huyện.

Trong Quân đội nhân dân có các cơ quan điều tra: Cơ quan điều tra hình sự Bộ quốc phòng, Cơ quan an ninh điều tra quân khu và cấp tương đương.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao có các cơ quan điều tra: Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương. Ngoài ra còn có một số cơ quan khác.

Ngoài ra khi tiến hành điều tra tất cả các tội phạm thì cơ quan điều tra xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội; yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa. Các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu phạm tội thì tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu nhằm kịp thời phát hiện tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội rồi chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Để giải đáp toàn bộ thắc mắc: Cơ quan điều tra là gì? Chức năng của cơ quan điều tra? Quý độc giả tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây của bài viết:

Nguyên tắc tổ chức Điều tra hình sự

Khi tổ chức điều tra các cơ quan điều tra cần đảm bảo nguyên tắc theo quy định tại điều 2 của 4 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, cụ thể các nguyên tắc bao gồm:

“1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

2. Bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; phân công, phân cấp rành mạch, chuyên sâu, tránh chồng chéo và được kiểm soát chặt chẽ; Điều tra kịp thời, nhanh chóng, chính xác, khách quan, toàn diện, đầy đủ, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

3. Cơ quan Điều tra cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Cơ quan Điều tra cấp trên; cá nhân chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

4. Chỉ cơ quan, người có thẩm quyền quy định trong Luật này mới được tiến hành hoạt động điều tra hình sự”.

Chức năng của cơ quan điều tra

Căn cứ theo quy định tại điều 8 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 thì cơ quan điều tra có một số chức năng nhất định mà pháp luật thừa nhận, cụ thể chức năng của cơ quan điều tra đó là:

Thứ nhất: Cơ qua điều tra có chức năng tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Cơ quan điều tra là nơi mà nhân dân tin tưởng và tố giác tội phạm cũng như được phép kiến nghị khởi tố. Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin tố giác thì cơ quan điều tra cần phải nhanh chóng tiến hành xử lý, xác minh sau đó phân loại và trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm kiến nghị khởi tố; kiểm tra, xác minh có hay không có dấu hiệu tội phạm để quyết định việc khởi tố hay không khởi tố vụ án và tiến hành những hoạt động cần thiết khác để giải quyết vụ việc.

Thứ hai: Cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ vụ án do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra chuyển giao.

Khi được giao nhiệm tiếp nhận hồ sơ vụ án do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra chuyển giao thì cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ vụ án theo thẩm quyền và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đã chuyển giao hồ sơ vụ án.

Thứ ba: Cơ quan điều tra có chức năng tiến hành Điều tra các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do luật định để phát hiện, xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội; lập hồ sơ, đề nghị truy tố.

Cơ quan điều tra chuyên trách sẽ có chức năng điều tra tất cả các vụ án hình sự, các cơ quan khác chỉ tiến hành một số hoạt động điều tra sơ bộ và tiến hành một số biện pháp điều tra theo yêu cầu của Cơ quan điều tra chuyên trách.

Cơ quan điều tra trong quá trình điều tra có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp thu thập chứng cứ và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự để điều tra, xử lý tội phạm; được áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Cơ quan điều tra phải lập hồ sơ vụ án hình sự và tuỳ theo kết quả điều tra để ra những quyết định tố tụng cần thiết. Khi kết thúc điều tra cơ quan điều tra phải làm bản kết luận điều tra, tuỳ kết quả điều tra để đề nghị truy tố hoặc đình chỉ điều tra. Trong những trường hợp có căn cứ do luật định, cơ quan điều tra ra các quyết định khác như quyết định tạm đình chỉ điều tra, quyết định phục hồi điều tra ..

Thứ tư: Cơ quan điều tra có chức năng tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung Vậy cơ quan điều tra là gì? chức năng của cơ quan điều tra. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

Video liên quan

Chủ Đề