Chủ tịch trần văn minh và văn hữu chiến năm 2024

Vũ Nhôm nói gì trong phiên tòa xét xử 2 cựu Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng - Thực hiện: Thái Sơn - Lê Quân

Trong vụ án này, có nhiều bị cáo từng giữ các chức vụ cao trong các cơ quan Nhà nước tại Đà Nẵng, như: Trần Văn Minh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2006 - 2011; Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2014; cùng nhiều người khác, như giám đốc các sở, ngành Tài nguyên- Môi trường, Tài chính...

Bị cáo Văn Hữu Chiến

Ảnh Sơn Quân

Đa số các bị cáo được tại ngoại nên tự đến tòa bằng phương tiện cá nhân. Từ 8 giờ sáng nay, bị cáo Trần Văn Minh đã đến tòa để làm thủ tục, tiếp đó là bị cáo Văn Hữu Chiến và các bị cáo nguyên là lãnh đạo các sở, ngành của Đà Nẵng.

HĐXX chấp thuận đề nghị của luật sư về việc triệu tập ông Hoàng Tuấn Anh, Huỳnh Đức Thơ trong phiên tòa xét xử 2 cựu Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng - Thực hiện: Thái Sơn - Lê Quân

Một nhân vật đặc biệt trong vụ án này là bị cáo Phan Văn Anh Vũ, còn gọi là Vũ “nhôm”, do đang là bị án trong nhiều vụ án khác nên được đưa đến tòa bằng xe thùng.

HĐXX gồm 2 thẩm phán, 3 hội thẩm nhân dân. Ông Lưu Ngọc Cảnh làm Chủ tọa phiên tòa.

Để chuẩn bị cho phiên tòa này, HĐXX đã triệu tập 37 người, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, trong đó có Công ty Xây dựng 79, Xây dựng Bắc Nam 79, I.V.C, Hưng Minh Phát, Nhất Gia Phúc, Du lịch Đà Nẵng, Xuất nhập khẩu Đà Nẵng... Đại diện UBND Đà Nẵng tham dự phiên tòa với tư cách nguyên đơn dân sự.

Ngoài ra, phiên tòa còn có sự tham dự của giám định viên của các cơ quan: Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên - Môi trường, Hội đồng định giá Trung ương.

Trong vụ án này, chỉ có 3 bị cáo bị tạm giam, trong đó có Vũ "nhôm"

Ảnh Sơn Quân

Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, trong thời gian từ năm 2006 - 2014, bị cáo Trần Văn Minh và bị cáo Văn Hữu Chiến là những người đứng đầu, có trách nhiệm trong chỉ đạo quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng, đã có hành vi cố ý làm trái các quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, các quy định về quản lý đất đai, như:

Đồng ý chủ trương, ký ban hành nhiều văn bản và chỉ đạo cấp dưới thực hiện việc giao đất, thu hồi, cho thuê, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chuyển nhượng nhà, đất công sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

Giảm giá, giảm hệ số sinh lợi, chuyển đổi tên người nhận quyền sử dụng đất trái quy định của pháp luật đối với nhiều nhà, đất công sản và các dự án đầu tư xây dựng, để tạo điều kiện thuận lợi cho Vũ “nhôm” trục lợi cá nhân trong việc mua bán, chuyển nhượng các nhà đất công sản và các dự án này.

Từ vai trò chỉ đạo của Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến, các bị cáo khác là đồng phạm đã tạo điều kiện thuận lợi cho Vũ “nhôm” thâu tóm 22 nhà, đất công sản tại vị trí đắc địa của Đà Nẵng nhưng không qua đấu giá quyền sử đụng đất, gây thiệt hại cho Nhà nước 2.422 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, Vũ “nhôm” đã lợi dụng mối quan hệ thân quen với lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng và các sở, ngành liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai, để chủ động nắm bắt thông tin quy hoạch về các dự án đất của UBND TP Đà Nẵng, đặc biệt tại các vị trí ven biển; sau đó liên hệ, đề nghị để được các bị can Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến chỉ đạo các bị can là cấp dưới tham mưu, đề xuất, thực hiện các hành vi trái pháp luật trong việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý, nhanh chóng hoàn thành hồ sơ giúp Vũ “nhôm” được nhận quyền sử dụng đất tại 7 dự án không qua đấu giá quyền sử dụng đất, áp đơn giá giao quyền sử dụng đất không sát với giá thị trường tại thời điểm, cho phép giảm 10% tiền sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh sang đất ở trái với quy định tại luật Đất đai năm 2003 và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Hành vi nêu trên của các bị can Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến, Vũ “nhôm” và các đồng phạm đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 19.625 tỉ đồng. Tổng cộng thiệt hại của Nhà nước trong vụ án này được xác định là 22.043 tỉ đồng.

TPO - Bị cáo Văn Hữu Chiến cho rằng mình ký các văn bản liên quan việc bán đất cho Phan Văn Anh Vũ theo sự phân công và không hề vụ lợi. Ông Chiến nói từng không muốn lên chức Phó chủ tịch Đà Nẵng và giờ cũng đã nhận ra, không nên lên chức là đúng...

Chiều 7/1, TAND TP Hà Nội lắng nghe phần tự bào chữa của các bị cáo trong vụ “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” và “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” gây thiệt hại hơn 22.047 tỷ đồng xảy ra tại TP Đà Nẵng.

Mở đầu, bị cáo Văn Hữu Chiến – nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng mong tòa xem xét bối cảnh phạm tội Đà Nẵng là địa phương khó khăn nhưng được giao đến năm 2020 phải là thành phố công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên rất khó. “Từ một thành phố có 1 bến phà đến 10 cây cầu như vậy lấy tiền đâu ra? Các bị cáo lao đầu vào làm việc say xưa để có thành quả như vậy. Đất từ vài triệu/m2 đến giờ vài trăm triệu/m2 mà lấy giá bây giờ tính thiệt hại cho chúng tôi” – ông Chiến nói.

Trước đó, ông Văn Hữu Chiến bị quy kết phạm các tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” và “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”. Kiểm sát viên đã đề nghị phạt ông Chiến từ 18 – 20 năm tù; liên đới bồi thường tại một số bất động sản bị thất thoát.

Tự bào chữa, bị cáo Chiến khẳng định khi làm Phó chủ tịch Đà Nẵng đã làm đúng quy định, chủ trương và việc bán nhà, thu tiền sử dụng đất hoặc giao dự án đều do Chủ tịch quyết định, tôi không quyết định việc này.

“Viện kiểm sát cũng thừa nhận tôi không nhận bất cứ lợi ích nào từ Phan Văn Anh Vũ; tôi không quen biết, bàn bạc gì với Vũ, cái này hồ sơ vụ án rất rõ. Có quy kết tôi có một số việc không đúng, về tội danh không khách quan, không đúng việc tôi làm vì Phó chủ tịch chỉ giúp việc. Thậm chí tôi chưa ký văn bản, cấp dưới đã thu tiền rồi chứng tỏ quyết định của tôi chỉ mang tính hình thức” – ông Chiến nói.

Về việc giao 29ha tại Dự án Đa Phước cho Phan Văn Anh Vũ [bị quy kết gây thiệt hại 11.200 tỷ đồng], bị cáo khẳng định cả hệ thống chính trị Đà Nẵng tham gia dự án này. “Chủ tịch nói đất này không sạch, giao cho Cty 79 của Vũ để thực hiện dự án, liên doanh với nước ngoài theo giá thỏa thuận ban đầu. Theo phân công, tôi ký thay để hoàn thành hồ sơ này”

Ông Văn Hữu Chiến cũng không đồng ý với luận tội của kiểm sát viên khi quy kết mình là đồng phạm giúp sức cho bị cáo Trần Văn Minh – nguyên Chủ tịch Đà Nẵng giai đoạn 2006 – 2011. Bị cáo này nói: “Tôi không ký tắt hay bút phê gì cả hoặc làm bất cứ việc gì sai nguyên tắc, tôi làm theo quy chế quy định. Tôi và anh Minh không bàn bạc gì và anh Minh cũng không chỉ đạo tôi làm việc này việc kia. Không thể quy kết tôi là đồng phạm giúp sức, tôi chỉ ký thay cho Chủ tịch”.

Về dự án số 16 Bạch Đằng, bị cáo Chiến nói khu đất được giao cho Vũ khi ông lên làm Chủ tịch UBND và đã quyết định đấu giá nhưng có văn bản 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an xin nhà 16 Bạch Đằng để phát triển tiềm lực công an.

Ông Chiến phân trần: “Tôi phân vân, chuyển cho các cấp họp... và sau đó Sở TN&MT có báo cáo đề nghị cho thuê 50 năm, trả tiền một lần. Tôi có xin ý kiến của Bí thư, Chủ tịch HĐND cũng đồng ý. Tôi đưa ra giao ban, bàn thảo để cân nhắc Luật Đất đai và Luật Công an nhân dân. Luật công an quy định mọi tổ chức, cá nhân đều phải giúp lực lượng công an hoàn thành nhiệm vụ. Lúc đó, tôi là Chủ tịch, tôi nghĩ không nên đặt các vấn đề khác lên trên lợi ích an ninh quốc gia... Đồng chí Bộ trưởng đề nghị chuyển nhượng cho Cty bình phong của công an nhưng chúng tôi chỉ cho thuê. Còn quyết định giá, làm giá thế nào thì đồng chí Chủ tịch kế nhiệm tôi quyết định, tôi không biết”.

Ông Chiến cho biết thêm, mình có mẹ đã nuôi bộ đội trong thời kỳ chống Mỹ: “Sau trúng bom, mẹ tôi mất, 2 anh tôi cũng mất nên tôi được tập kết ra Bắc, đi học ở Liên Xô về cầu đường... Anh em bảo tôi lên làm Phó chủ tịch nhưng tôi chỉ mong làm việc trong ngành giao thông. Đồng chí Trưởng ban Tổ chức giờ còn sống bảo tôi lên nhưng tôi không muốn, sau vẫn lên [Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng]. Lên mà phức tạp thế này tôi thấy không lên là đúng”.

Chủ Đề