Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch khi x = 5 thì y = 6 hỏi hệ số tỉ lệ là bao nhiêu

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Công thức nào sau đây cho ta quan hệ tỉ lệ nghịch giữa \(x\) và \(y?\)

  • A \(5y = 3x.\)                   
  • B \(y =  - 2x.\)                       
  • C \(xy = 2019\)                                
  • D \(x + y = 2020.\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Nhẩm lại khái niệm hai đại lượng tỉ lệ nghịch đã học : Hai đại lượng tỉ lệ nghịch  \(x\)  và \(y\) liên hệ với nhau bởi công thức \(y = \frac{a}{x}\)  hay\(xy = a\)  (với \(a\)  là một số khác \(0\)) thì ta nói \(y\) tỉ lệ nghịch với \(x\) theo hệ số tỉ lệ \(a\).

Lời giải chi tiết:

Đáp án A. \(5y = 3x \Rightarrow y = \frac{{3x}}{5}\) hay đại lượng \(y\) tỉ lệ thuận với đại lượng \(x.\)

Đáp án B. \(y\) và \(x\) là hai đại lượng tỉ lệ thuận với hệ số tỉ lệ là \( - 2\) 

Đáp án C. \(y\) và \(x\) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với hệ số tỉ lệ là \(2019\).

Đáp án D. \(y\) và \(x\) không tỉ lệ thuận cũng không tỉ lệ nghịch.

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Khi có \(y = \frac{a}{x}\) ta nói:

  • A \(y\) tỉ lệ với \(x\)                 
  • B \(y\) tỉ lệ nghịch với \(x\) theo hệ số tỉ lệ \(a\)
  • C \(y\) tỉ lệ thuận với \(x\) 
  • D \(x\) tỉ lệ thuận  với \(y\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Áp dụng định nghĩa tỉ lệ nghịch.

Lời giải chi tiết:

Nếu đại lượng \(y\) liên hệ với đại lượng \(x\) theo công thức \(y = \frac{a}{x}\) thì ta nói \(y\) tỉ lệ nghịch với \(x\)  theo hệ số tỉ lệ \(a.\) 

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Cho \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch và \(y = \frac{a}{x}\). Gọi \({x_1};{x_2};{x_3};...\) là các giá trị của \(x\) và \({y_1};{y_2};{y_3};...\) là các giá trị tương ứng của \(y\). Ta có

  • A \({x_1}{y_1} = {x_2}{y_2} = {x_3}{y_3} = ... = \frac{1}{a}\)          
  • B \(\frac{{{x_1}}}{{{x_2}}} = \frac{{{y_2}}}{{{y_1}}} = a\)            
  • C \({x_1}{y_1} = {x_2}{y_2} = {x_3}{y_3} = ... = a\)    
  • D \(\frac{{{x_1}}}{{{y_1}}} = \frac{{{x_2}}}{{{y_2}}} = a\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất tỉ lệ nghịch.

Lời giải chi tiết:

Nếu hai đại lượng y và x tỉ lệ nghịch với nhau theo hệ số tỉ lệ \(a\)  thì:

\({x_1}{y_1} = {x_2}{y_2} = {x_3}{y_3} = ... = a\)

\(\frac{{{x_1}}}{{{x_2}}} = \frac{{{y_2}}}{{{y_1}}};\frac{{{x_1}}}{{{x_3}}} = \frac{{{y_3}}}{{{y_1}}};...\)

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch, \(x =  - \frac{1}{2}\) thì \(y = 4\). Hỏi x = 2 thì y bằng bao nhiêu?

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Tìm hệ số tỉ lệ của x và y từ giá trị x và y đã cho, từ đó tìm giá trị của y theo giá trị của x tiếp theo.

Lời giải chi tiết:

y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a (a là hằng số khác 0), khi đó: a = x.y = \(\left( { - \frac{1}{2}} \right).4 =  - 2\)

Vậy khi  x = 2 thì y = \(\frac{a}{x} = \frac{{ - 2}}{2} =  - 1\)

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Cho biết \(y\) tỉ lệ nghịch với \(x\) theo hệ số tỉ lệ \(a\) và khi \(x =  - 2\) thì \(y = 4\). Giá trị của \(a\) bằng bao nhiêu?            

  • A \( - 2\)                                         
  • B \( - 8\)                                      
  • C \( - 6\)                                       
  • D \( - 4\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Nếu đại lượng \(y\) liên hệ với đại lượng \(x\) theo công thức \(y = \frac{a}{x}\) hay \(xy = a\) (\(a\) là một hằng số khác 0)

thì ta nói \(y\) tỉ lệ nghịch với \(x\) theo hệ số tỉ lệ \(a.\)

*Chú ý: Khi \(y\) thỉ lệ nghịch với \(x\) thì  \(x\) cũng tỉ lệ nghịch với \(y\) và ta nói hai đại lượng đó tỉ lệ nghịch với nhau.

Lời giải chi tiết:

Vì \(y\) tỉ lệ nghịch với \(x\) theo hệ số tỉ lệ \(a\) và khi và khi \(x =  - 2\) thì \(y = 4\). Ta có: \(y = \frac{a}{x} \Rightarrow a = y.x = 4.\left( { - 2} \right) =  - 8\)

Vậy \(a =  - 8\)

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Cho biết \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Khi \(x = 7\) thì \(y = 4\). Tìm \(y\) khi \(x = 5.\)

  • A \(y = 5,6\)             
  • B \(y = 6,5\)                        
  • C \(y = \frac{3}{{28}}\)    
  • D \(y = \frac{{20}}{7}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất tỉ lệ nghịch:

Nếu hai đại lượng y và x tỉ lệ nghịch với nhau theo hệ số tỉ lệ \(a\)  thì: \({x_1}{y_1} = {x_2}{y_2} = {x_3}{y_3} = ... = a\).

Lời giải chi tiết:

Vì \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có \(7.4 = 5.y \Rightarrow y = \frac{{28}}{5} = 5,6.\)

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Cho \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Khi \(x =  - \frac{1}{2}\) thì \(y = 8\). Khi đó hệ số tỉ lệ \(a\) và công thức biểu diễn \(y\) theo \(x\) là:

  • A \(a =  - 4;\,y =  - 4x\)   
  • B \(a =  - 4;\,y = \frac{{ - 4}}{x}\)       
  • C \(a =  - 16;\,y = \frac{{ - 16}}{x}\)            
  • D \(a = 8;\,y = 8x\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau:

Nếu hai đại lượng y và x tỉ lệ nghịch với nhau theo hệ số tỉ lệ \(a\)  thì:

\({x_1}{y_1} = {x_2}{y_2} = {x_3}{y_3} = ... = a\)

Lời giải chi tiết:

Vì \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau và \(x =  - \frac{1}{2}\) thì \(y = 8\)

Nên hệ số tỉ lệ là \(a = x.y = \left( { - \frac{1}{2}} \right).8 =  - 4\)

Công thức biểu diễn \(y\) theo \(x\) là \(y = \frac{{ - 4}}{x}\)

Vậy \(a =  - 4;y = \frac{{ - 4}}{x}.\)

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Biết 78 công nhân hoàn thành một công việc trong 56 ngày. Hỏi phải tăng thêm bao nhiêu công nhân nữa để hoàn thành công việc đó trong 42 ngày (năng suất mỗi công nhân là như nhau).

  • A 26 công nhân.
  • B 25 công nhân.
  • C 24 công nhân.
  • D 23 công nhân.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xác định hai đại lượng ở đề bài là tỉ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch từ đó dựa vào lý thuyết để lập phương trình tính.

Lời giải chi tiết:

Gọi số công nhân để hoàn thành công việc đó trong 42 ngày là x (công nhân) (\(x \in {N^*},x > 78\))

Vì số ngày và số công nhân là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có:

\(78.56 = x.42 \Leftrightarrow x = \frac{{78.56}}{{42}} = 104\) (công nhân)

Số công nhân phải tăng thêm để hoàn thành công việc đó trong 42 ngày là: \(104 - 78 = 26\) (công nhân)

Vậy phải tăng thêm 26 công nhân để hoàn thành công việc đó trong 42 ngày.

Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Một lốc sữa Milo có 4 hộp sữa, một thùng sữa có 12 lốc sữa. Mẹ đưa tiền cho Minh đi siêu thị đủ để mua 1 thùng sữa. Nhưng khi đến nơi siêu thị có chương trình giảm giá 25% trên mỗi hộp sữa vào “giờ vàng”. Hỏi với số tiền mang theo thì Minh có thể mua nhiều hơn bao nhiêu hộp sữa so với dự tính ban đầu?.

  • A \(16\)
  • B \(26\)
  • C \(18\)
  • D \(28\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Đặt ẩn và điều kiện cho ẩn, biểu diễn các yếu tố chưa biết và đã biết theo ẩn. Viết mối quan hệ giữa chúng.

Lời giải chi tiết:

Một thùng sữa có 48 hộp sữa. Gọi giá ban đầu của mỗi hộp sữa là \(x\left( {\,x \in {N^*}} \right)\)

Khi đó, giá của mỗi hộp sữa sau khi giảm 25% vào giờ vàng là: \(75\% .x\)

Vì giá tiền của mỗi hộp sữa và số hộp sữa mua được là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có:

\(48x = 75\% x.k\) (k là số hộp sữa mua được sau giảm giá)

\( \Rightarrow k = \frac{{48x}}{{75\% x}} = 64\) (hộp sữa)

Số hộp sữa mà Minh có thể mua nhiều hơn so với ban đầu là: \(64 - 48 = 16\) (hộp sữa)

Vậy với số tiền ban đầu, Minh có thể mua nhiều hơn 16 hộp sữa so với dự tính ban đầu.

Chọn A