Chó poodle đẻ cách nhau bao lâu

Chó Poodle đang là giống thú cưng được yêu thích trong nhiều năm trở lại đây. Để chăm sóc tốt nhất cho “em nó”, quan tâm đến việc chó Poodle 1 năm đẻ mấy lứa là vô cùng cần thiết.

Tham khảo thêm các bài viết khác:

+ Chó poodle khổng lồ giá bao nhiêu?

+ Chó poodle khi nào phối giống được?

1. Độ tuổi sinh sản của giống chó Poodle

Poodle là giống thú cưng có ngoại hình rất dễ chiếm được cảm tình của chủ nhân. Nuôi chó Poodle cũng không mấy vất vả và phức tạp vì về cơ bản chúng khá dễ chăm sóc, “dễ tính”, ngoan ngoãn, biết nghe lời và không đòi hỏi gì nhiều.

Tuy nhiên, nếu chú chó Poodle bạn nuôi là giống cái thì nên chú ý đặc biệt khi Poodle đến thời kỳ sinh sản để có thể chăm sóc chúng tốt nhất.

Để tìm được câu trả lời cho băn khoăn chó Poodle 1 năm đẻ mấy lứa thì chúng ta cần nắm được độ tuổi sinh sản của chúng một cách cụ thể. 

Trung bình mỗi chú chó cái Poodle khi đến khoảng 6 – 12 tháng tuổi là đã có thể sinh nở. Bởi vì đây là khoảng thời gian mà buồng trứng của chúng đã hoàn thiện và sẵn sàng cho quá trình sinh sản. Thời điểm cụ thể như thế nào trong khoảng dao động đó còn phụ thuộc trực tiếp vào thời điểm động dục cụ thể của chú Poodle mà bạn nuôi.

Bạn có thể quan sát theo kinh nghiệm để nhận biết thời điểm mà Poodle có thể chuẩn bị động dục. Đó là hãy để ý khi chú Poodle đến tháng tuổi thứ 6 trở đi đã đạt đến tầm vóc tương ứng và trong 2 – 3 tháng sau đó không có sự phát triển thêm thì khả năng chúng sắp đến thời kỳ động dục. 

2. Chó Poodle 1 năm đẻ mấy lứa

Đối với câu hỏi chó Poodle 1 năm đẻ mấy lứa thì đáp án được cho là phù hợp với đặc điểm sinh lý đó là 2 lứa/năm. Bởi vì sau cứ sau mỗi 6 tháng là Poodle đã có thể động dục trở lại để bắt đầu cho chu kỳ sinh nở tiếp theo. 

Nếu đậu thai ngay trong thời điểm sau 6 tháng so với lần sinh nở trước thì Poodle sẽ cần thêm khoảng 3 tháng để mang thai, 1 tháng cho chó con cai sữa và khoảng 7 – 8 tuần để phục hồi cơ quan hỗ trợ sinh sản.

Theo đó, chúng ta có thể quy ra số lần mà Poodle có thể sinh được trong vòng 1 năm tối đa là 2 lần. Đó là tần suất sinh nở có thể đạt được ở những chú Poodle có sức khỏe tốt, được chăm sóc chu đáo và có chức năng sinh sản khỏe mạnh, hay còn gọi là “mắn đẻ”.

Với những chú Poodle có sức khỏe trung bình hoặc yếu thì nên cân nhắc đến tần suất cho chúng sinh nở. Bởi vì, nuôi Poodle chủ yếu như là nuôi thú cưng, nếu mục đích không phải để nhân giống, lai giống thì tốt nhất không nên để những chú Poodle này sinh nở quá nhiều lần hoặc quá dày. 

Mỗi lần trải qua sinh nở, cơ thể chúng sẽ mất đi rất nhiều sức lực và những thay đổi ở cơ quan sinh sản, đặc biệt là tử cung, cơ hông và bộ phận sinh dục. Vì thế, ngay cả khi nuôi Poodle để lai tạo kinh doanh thì chúng ta cũng nên cân nhắc về thời gian để chúng hồi phục, tốt nhất nên nhiều hơn 6 tháng, nếu có thể hãy cho chúng trên 1 năm để khỏe khoắn trở lại. Khi đó, nếu bước vào thời kỳ động dục, chúng sẽ vô cùng sung mãn và tràn đầy sức sống. Nhờ thế, những chú Poodle con sinh ra cũng sẽ có được sức khỏe tốt hơn, khỏe mạnh và cứng cáp hơn.

Nếu chúng ta ép Poodle sinh nở quá dày liên tục 2 lứa/năm thì nguy cơ chó Poodle và chó con bị tử vong là rất cao. Đặc biệt, trong tình huống chó poodle thường đẻ mấy con, nếu số con đẻ trong một lần nhiều thì sức khỏe của chúng bị hao tổn hàng lớn.

3. Chăm sóc chó Poodle trong thời kỳ sinh sản như thế nào?

Chăm sóc Poodle thời kỳ sinh sản bao gồm cả việc chú ý đến thời kỳ động dụ và khi chó mang thai, sinh nở cũng như sau sinh nở.

3.1 Thời kỳ động dục

Thời kỳ này, chú Poodle của bạn sẽ có khá nhiều biểu hiện “lạ”. Chúng có thể có những thay đổi ở bộ phận sinh dục, bị “hành kinh” và thích gần gũi những chú chó khá, đặc biệt là chó đực.

Vì thế, thời gian này, bạn cần chú ý nhiều hơn đến vấn đề vệ sinh cá nhân cho chú thú cưng của mình. Nếu bạn có ý định cho chú Poodle sinh nở thì nên tiến hành phối giống cho chúng và có chế độ chăm sóc đặc biệt để chúng bước vào giai đoạn mang thai khỏe mạnh.

3.2 Thời kỳ mang thai

Vấn đề dinh dưỡng có ý nghĩa rất quan trọng đối với chú Poodle trong thời gian này. Hãy chăm sóc chúng giống như “một người phụ nữ mang thai” vậy. Không chỉ dinh dưỡng, các vấn đề về vệ sinh, vận động, dạo chơi đều cần hết sức cẩn trọng nhưng cần duy trì đều đặn để khi sinh nở, chúng sẽ “vượt cạn” an toàn và thành công.

3.3 Thời kỳ sinh nở

Bởi vì tầm vóc của Poodle khá nhỏ nhắn nên việc sinh nở sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu bạn lo lắng, hãy canh thời gian và đưa chúng tới các bệnh viện thú y để được hỗ trợ sinh sản, trong trường hợp cần mổ trợ sinh mọi thứ cũng dễ dàng và an toàn hơn cho chú Poodle của bạn.

3.4 Thời kỳ sau sinh nở

Sau sinh nở, cả chú Poodle mẹ và Poodle con đều cần được chăm sóc thật chu đáo và kỹ lưỡng. Việc chăm sóc cho Poodle mẹ chính là để cơ thể chúng được hồi phục nhanh chóng và tốt hơn, đồng thời có đủ sức khỏe để nuôi con tốt hơn.

Như vậy, bên cạnh việc băn khoăn chó Poodle 1 năm đẻ mấy lứa và có ý định cho chúng nhân giống thì cũng nên tìm hiểu và tích lũy thêm các thông tin về chăm sóc Poodle tốt nhất.

Đọc thêm các bài viết khác:

+ Chia sẻ với bạn cách nuôi chó poodle 1 tháng tuổi

+ Kinh nghiệm chăm sóc chó poodle mới sinh

Tính từ ngày bào thai bắt đầu hình thành và làm tổ ở trong tử cung của chó cái là khoảng 58 cho tới 68 ngày. Trung bình là khoảng 2 tháng là chó sẽ đẻ.

Tuy nhiên, ở một số dòng chó nhỏ và mang thai ít như Nhật, Bắc Kinh, Chihuahua… thì thời gian mang thai của chúng sẽ kéo dài hơn 2 tháng.

2. Các dấu hiệu nhận biết chó mang thai

Trong thời gian đầu của chu kỳ mang thai, thường không có dầu hiệu rõ rệt. Phải đến tuần thứ 2 – 3 mang thai, cún nhà bạn sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng dưới đây:

Chán ăn hoặc bỏ ăn [những chú chó thường chỉ ăn một chút thức ăn, không ăn cơm hoặc có thể bỏ ăn vài bữa].

Trong trường hợp này, các bạn nên cho chúng uống thêm sữa và cho chúng ăn những loại thức ăn mà chúng yêu thích.

Mệt và rất hay nằm: sau khi phối giống, chú chó của các bạn xuất hiện những triệu chứng như thế này là rất bình thường.

Đừng vì như vậy mà cho chúng uống thuốc – rất nguy hiểm. 

Khi chú chó của gia đình bạn mang thai từ tuần thứ 5 – 6 trở đi, cơ thể của cún sẽ xuất hiện rất nhiều những dấu hiệu:

  • Bầu ngực bắt đầu to, đầu ti của cún cũng to và hồng hào hơn.
  • Bụng của cún bắt đầu phát triển và to dần.

Khi đến tuần thứ 7, chó con trong bụng chó mẹ sẽ bắt đầu đạp. Bạn có thể nhìn rõ cử động của chó con.

Thời gian trước khi sinh từ 7 – 9 ngày, bầu ngực của chó sẽ căng cứng, có những con sẽ bắt đầu tiết sữa.

Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất để tiết sữa nên là 1 – 2 ngày [nếu như sữa xuất hiện quá sớm sẽ dẫn đến hiện tượng đẻ non hoặc sảy thai].

3. Chăm sóc chó mang thai sắp đẻ

Để nuôi một chú chó phát triển bình thường không bệnh tật đã khó, việc chăm sóc chó chửa và chó đẻ lại càng khó khăn.

Chó mang thai nên ăn gì? 

Trong quá trình mang thai, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng dành cho cún là vô cùng cần thiết. Nếu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, chó mẹ và chó con sẽ khỏe mạnh và phát triển. Đối với giai đoạn đầu mang thai, tức là 6 tuần đầu khi mang thai các bạn chỉ cần cho cún của các bạn ăn với chế độ dinh dưỡng như bình thường.

Giai đoạn từ 6 tuần tuổi, đây là giai đoạn phát triển của chó con. Chính vì vậy, giai đoạn này các bạn phải thật chú ý đến chế độ dinh dưỡng của chó con. Trong thời gian này, các bạn nên cho chó ăn thành nhiều bữa [khoảng 4 – 5 bữa]. Không nên tăng lượng thức ăn mà vẫn giữ nguyên lượng bữa ăn là 2 bữa/ngày.

Bổ sung thêm nhiều chất đạm cho cún. Trứng vịt lộn và thịt bò là 2 loại thức ăn vô cùng tốt cho cún trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, 1 tuần chỉ nên cho cún ăn 1 – 2 bữa/tuần.

Chó mang thai có nên tắm?

Trong giai đoạn từ tuần thứ 3 – 7 hoặc 8 các bạn hoàn toàn có thể tắm cho cún. Tuy nhiên, bạn nên tắm cho chúng thật nhẹ nhàng, sử dụng sữa tắm thích hợp. Nếu như chú cún của bạn không hợp tác, không nên ép chúng hãy nhẹ nhàng vỗ về chúng.

Trong giai đoạn cuối chu kỳ mang thai và khoảng 1 tháng sau khi sinh, các bạn không nên tắm cho chó mẹ vì rất dễ đến hiện tượng cảm lạnh, dễ dẫn đến hiện tượng sảy thai ở chó hoặc sinh thiếu ngày. 

4. Dấu hiệu chó sắp đẻ?

Thông thường, một chú chó khi mang thai khoảng 2 tháng thì bắt đầu có những dấu hiệu đẻ:

  • Mệt mỏi, không muốn di chuyển nhiều.
  • Bụng lớn, phần bầu ngực tiết ra sữa.
  • Cún bắt đầu cào chuồng, cào tường và đi vòng tròn tại khu vực đó – đây là hiện tượng tìm ổ đẻ.
  • Cún sẽ há miệng để thở [kể cả thời tiết lạnh], thở lớn phát ra tiếng động.
  • Ngoài ra, ở một số chú cún sẽ có mùi hôi hơi khó chịu so với bình thường.
  • Chó sẽ uống nhiều nước, có xu hướng đi tìm những chỗ có nước mát để nằm.
  • Trong những ngày trước khi đẻ, ở một vài chú cún có thể xuất hiện hiện tượng chán ăn hoặc bỏ ăn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về hiện tượng mang thai, thời gian và cách chăm sóc chó mang thai. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức, hiểu biết để chăm sóc chú cún mang thai của bạn tốt hơn.

Yêu Pet - Tải app Pety nha: //link.pety.vn/blog

Video liên quan

Chủ Đề