Cho biết một số cách có thể quan sát đối tượng

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

1. Phương pháp quan sát khoa học

  • Quan sát khoa học là phương pháp thu nhận thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng tri giác trực tiếp đối tượng và các nhân tố khác có liên quan đến đối tượng.
  • Quan sát với tư cách là PPnghiên cứu khoa học là một hoạt động có mục đích, có kế hoạch đợc tiến hành một cách có hệ thống. Đây là một trong những hình thức chủ yếu của nhận thức kinh nghiệm, để tạo ra thông tin ban đầu, nhờ nó mà sau này xây dựng lý thuyết và kiểm tra lý thuyết bằng thực nghiệm và như vậy nó là con đường để gắn nghiên cứu lý thuyết với nghiên cứu hoạt động thực tiễn.
  • Quan sát khoa học được tiến hành trong thời gian dài hay ngắn, không gian rộng hay hẹp, mẫu quan sát nhiều hay ít.
  • Quan sát sư phạm là phương pháp để thu thập thông tin về quá trình giáo dục và dạy học trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động sư phạm, cho ta những tài liệu sống và thực tiễn giáo dục để có thể khái quát rút ra những quy luật nhằm chỉ đạo quá trình tổ chức giáo dục thế hệ trẻ tốt hơn.

√ Quan sát trong nghiên cứu khoa học thực hiện ba chức năng:

  • Chức năng thu thập thông tin thực tiễn, đây là chức năng quan trọng nhất.
  • Chức năng kiểm chứng các lý thuyết, các giả thuyết đã có.
  • Chức năng so sánh đối chiếu các kết quả trong nghiên cứu lý thuyết với thực tiễn.[Đối chiếu lý thuyết với thực tế]

√ Đặc điểm quan sát sư phạm:

Bất cứ quan sát nào cũng được tiến hành do một chủ thể sử dụng để nhận thức một đối tượng xác định, trong một thời gian, một không gian, với mục đích và bằng một phương tiện nhất định. Vì vậy, quan sát sư phạm có những sau đây:

  • Đối tượng quan sát là hoạt động sư phạm phức tạp của một cá nhân, hay một tập thể. Bản thân cá nhân hay tập thể đó lại có những đặc điểm đa dạng về năng lực hay trình độ phát triển. Nội dung hoạt động sư phạm càng phức tạp, có những hình thức phong phú, thì quá trình quan sát càng khó khăn, càng phải công phu hơn.
  • Chủ thể quan sát là nhà khoa học hay cộng tác viên. Đã là con người thì đều mang tính riêng tư, đó là tính chủ quan. Chủ quan ở trình độ, kinh nghiệm, ở thế giới quan, ở cảm xúc tâm lí. Sự quan sát bao giờ cũng thông qua lăng kính chủ quan của "cái tôi" ngay cả khi sử dụng kĩ thuật hiện đại để quan sát. Mặt khác còn chi phối bởi quy luật ảo giác của cảm giác, tri giác trong hoạt động nhận thức.
  • Kết quả quan sát dù khách quan đến mấy vẫn phụ thuộc vào việc xử lý các thông tin của người nghiên cứu, do đó cần được lựa chọn theo các chuẩn nhất định, được xử lí bằng toán học hay theo một lí thuyết nhất định.
  • Để nhận được thông tin theo mục đích nghiên cứu cần phải lập một kế hoạch và chương trình quan sát tỉ mỉ.

1.2. Các công việc quan sát khoa học

1. Xác định đối tượng quan sát, mục đích quan sát.

Việc xác định mục đích rõ ràng sẽ làm cho người lập phiếu quan sát cũng như người đi quan sát tập trung hơn vào các nội dung quan sát. Nghĩa là cần trả lời câu hỏi: Quan sát để làm gì?

Ví d: Cùng một công việc là quan st sự học tập của một lớp học sinh. Nếu với mục đích là quan sát sự chú ý của học sinh trong lớp học thì các quan sát sẽ tập trung chủ yếu vào học sinh. Nhưng, nếu với mục đích là quan sát phương pháp dạy của thầy sao cho thu hút sự chú ý của học sinh thì các dữ liệu quan sát chủ yếu là ở người thầy, các dữ liệu của học sinh [ánh mắt, nét mặt...] là để chứng minh cho việc ghi chép hoạt động của thầy nhằm thu hút sự chú ý của học sinh.

2. Xác định nội dung quan sát và phương pháp quan sát

Câu trả lời tiếp câu hỏi: quan sát cái gì, quan sát như thế nào và bằng cái gì. Nếu mục đích quan sát rõ ràng thì nội dung quan sát sẽ dễ dàng được ấn định. Nội dung quan sát thể hiện qua việc lựa chọn đối tượng quan sát [mẫu quan sát], số lượng mẫu, định thời điểm quan sát và độ dài thời gian quan sát. Căn cứ vào qui mô của đề tài và độ phức tạp của mẫu mà quyết định phương pháp, phương tiện quan sát.

3. Lập phiếu quan sát và kế hoạch quan sát

Ðể việc quan sát được chủ động và thống nhất giữa các lần quan sát hoặc giữa những cộng tác viên quan sát, chủ đề tài phải thiết kế bảng yêu cầu các nội dung cụ thể khi đi quan sát. Bảng này gọi là phiếu quan sát. Phiếu quan sát được cấu trúc thành 3 phần:

  • Phần thủ tục: Ðối tượng, địa chỉ, ngày giờ quan sát, người quan sát.
  • Phần nội dung: Ðây là phần quan trọng nhất của phương pháp, nó quyết định sự thành công của đề tài nghiên cứu. Có thể gọi đây là phần yêu cầu ghi chép, thu hình cụ thể khi đi làm việc. Vì vậy các yêu cầu phải thật cụ thể, sao cho người đi quan sát có thể đo, đếm, ghi được bằng số bằng chữ có hoặc không [không mang tính chất nhận định cá nhân].Ví dụ:+ Bao nhiêu học sinh phát biểu ý kiến?+Thầy có thực hiện bước mở bài không? v.v...Tránh những câu hỏi không đếm được, ví dụ:+Học sinh có chú ý nghe giảng không?+Thầy giảng có nhiệt tình không?
  • Phần bổ sung bằng câu hỏi phỏng vấn: Phần này do chủ đề tài quyết định để có thể xác minh, làm rõ hơn một số thông tin có thể chưa được rõ khi quan sát. Ví dụ: Khi quan sát một giờ giảng, để biết được học sinh có ghi chép đầy đủ ý của thầy trên bảng hay không, có thể hỏi thêm: Em có nhìn rõ chữ trên bảng không? Em nghe thầy giảng có rõ không [về lời nói, ngữ điệu].

4. Tiến hành quan sát

Trước khi tiến hành quan sát, chủ nhiệm đề tài cần tập huấn cho các thành v về cách quan sát và ghi chép. Ghi chép kết quả quan sát, có thể bằng các cách:

  • Ghi nhật kí, theo thời gian, không gian, điều kiện và diễn biến của sự kiện.
  • Ghi âm, chụp ảnh, quay phim các sự kiện.

Sau khi quan sát xong cân phải kiểm tra lại kết quả quan sát bằng nhiều cách:

  • Trò chuyện vơí những người tham gia tình huống.
  • Sử dụng các tài liệu khác liên quan đến diễn biến để đối chiếu.
  • Quan sát lặp lại lần thứ hai nhiều lần nếu thấy cần thiết.
  • Sử dụng người có trình độ cao hơn quan sát lại để kiểm nghiệm lại kết quả.
  • Quan sát là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng giáo dục. Quan sát có thể tiến hành trong điều kiện tự nhiên với hoàn cảnh đang có thường ngày. Quan sát có thể thực hiện bằng cách tạo ra các tình huống khác thường, trong các hoạt động được tổ chức có định hướng, qua đó đối tượng tự bộc lộ bản chất rõ ràng hơn.

5. Xử lí

Tập hợp các phiếu quan sát, sắp xếp số liệu mã hóa, phân tích để đi đến một nhận định khoa học. [phần này được trình bày rõ ở phần phương pháp xử lý thông tin] Tóm lại phương pháp quan sát đối tượng giáo dục giúp ta có được những thông tin thực tiễn có giá trị. Quan sát cần được chuẩn bị cẩn thận, các tài liệu cần được xử lí khách quan.

Bài tập

Hãy lập phiếu quan sát cho các đề tài nghiên cứu, sau khi các đề tài đó được xác định mục đích như dưới đây:

1. Quan sát sân trường để đánh giá chủ trương của nhà trường và ý thức của học sinh về vệ sinh môi trường giáo dục.

2. Quan sát thầy [cô] giảng trong một tiết học để nhận xét các cách mà thầy [cô] thể hiện nhằm tập trung sự chú ý của học sinh vào bài học.

3. Quan sát một lớp học để có nhận xét về bầu không khí học tập của lớp ấy.

4. Quan sát để đánh giá sơ bộ chất lượng một buổi tự học của bạn mình [hoặc em mình, anh mình] ở kí túc xá [hoặc ở nhà].

5. Quan sát một buổi học của sinh viên một lớp học nào đó [hoặc lớp mình] để sơ bộ đánh giá kỉ cương học tập của lớp.

6. Quan sát việc học tập của sinh viên tại phòng đọc của thư viện để nhận xét về thư viện, về tình hình sinh viên sử dụng thư viện.

Chú ý: Cần tập trung vào nội dung của phiếu quan sát [tức là yêu cầu người quan sát ghi cái gì]. Mỗi đề tài quan sát với mục đích trên, viết ít nhất bốn yêu cầu dưới dạng câu hỏi.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Tài liệu bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, 2007
  • Tác giả: Ts. Nguyễn Văn Tuấn, Đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Lắng nghe là một kỹ năng quan sát mà chúng ta được dạy từ rất sớm và rất quan trọng tại nơi làm việc. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta cũng có hai mắt để nhìn, hai tay để cảm nhận, mũi để ngửi và miệng để nếm. Chúng ta sử dụng tất cả năm giác quan để quan sát thế giới xung quanh.

Nhưng chính xác thì quan sát là gì? Theo từ điển trực tuyến Oxford, “quan sát là hành động hoặc quá trình quan sát một cái gì đó hoặc ai đó để có được thông tin”. Kỹ năng quan sát thông báo cho chúng ta về các đối tượng, sự kiện, thái độ và hiện tượng bằng cách sử dụng một hoặc nhiều giác quan. Ngoài ra, việc có thể quan sát và thu thập thông tin về thế giới là rất quan trọng vì đó là nền tảng của việc giao tiếp tốt.

Cải thiện kỹ năng quan sát của bạn cho phép bạn lắng nghe, không chỉ bằng tai và đưa ra quyết định tốt hơn. Nó cũng tăng cường khả năng tương tác của bạn với người khác và phản hồi theo cách phù hợp. Cả hai đều là chìa khóa để thành công trong công việc và ở nhà. Tại nơi làm việc, một nhân viên giỏi không chỉ lắng nghe tốt mà còn nhận thức được những gì đang xảy ra xung quanh họ.

Đối với số đông, trạng thái mặc định của chúng ta có xu hướng bỏ qua những gì xung quanh chúng ta. Nhưng làm như vậy khiến chúng ta bỏ lỡ cảm hứng và không phát triển trí tò mò. 

Rất nhiều người nhận ra việc ra ngoài, đi dạo có thể thúc đẩy sự sáng tạo và một chút chánh niệm có thể cải thiện nhiều điều. Nhưng cả hai điều đó sẽ không hữu ích nếu bạn vẫn nhìn chằm chằm vào rốn của mình. Quan sát có nghĩa là quan sát mọi người, mọi tình huống và sự kiện, sau đó suy nghĩ chín chắn về những gì bạn nhìn thấy. Mặc dù không có cách nào để định lượng mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta, nhưng rõ ràng bạn càng chú ý, bạn sẽ càng cảm nhận được nhiều hơn về sức khỏe của mình, đọc nhiều hơn các tài liệu mở rộng thế giới quan của bạn. Đầu tiên, bạn phải tự rèn luyện để tăng khả năng quan sát.

Rèn luyện bản thân để tìm kiếm những thứ quan trọng với bạn

Bộ não của chúng ta không nhìn thấy mọi thứ. Chúng ta tập trung vào những thứ cụ thể, sau đó chắt lọc và tự suy luận đưa thông tin thêm. 

Cho dù bạn đang bắt đầu một công việc mới, khám phá một sở thích mới hoặc chỉ đang cố gắng mở rộng bộ kỹ năng của mình, bạn cần phải kiềm chế bộ não của mình để chú ý đến những gì quan trọng tại thời điểm đó. Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng nó cần một chút nỗ lực.

Thử thách bản thân để chú ý đến những điều mới

Để mắt đến những điều mới thì nói dễ hơn làm. Bạn không thể chỉ nói với bản thân mình: “Tôi sẽ quan sát thế giới bằng đôi mắt mới ngày hôm nay” và mong đợi điều đó sẽ xảy ra. Thay vào đó, bạn có thể tốt hơn khi đưa ra cho mình một loạt các thử thách. Những thách thức này có thể là bất cứ điều gì, nhưng có lẽ tốt nhất là bắt đầu với điều gì đó quan trọng với bạn. 

Quan sát mọi người ở khu vực đông người: Nếu việc đầu tiên bạn làm khi ngồi xuống nơi đông người là rút điện thoại ra, hãy dừng lại. Dành thời gian đưa tất cả vào và xem mọi người. Nhìn vào cách họ hành động trong không gian đông đúc, cách họ tương tác với người khác và cách họ điều hướng sự vội vàng của tất cả.

Chỉ định cho mình một “cuộc săn”: Chọn một chủ đề nào đó và tìm kiếm nó trong suốt cả ngày của bạn. Đây có thể là bất cứ thứ gì một loài động vật, một địa điểm du lịch, một nền văn hóa hoặc một nghệ sĩ cụ thể. Tìm nó, chụp ảnh, hoặc ghi chú nó.

Đi dạo cùng một “chuyên gia”: Rất có thể, bạn có một số người bạn với sự nghiệp và sở thích khác nhau hơn bạn. Đi dạo với họ và họ sẽ dạy bạn những điều mới về không gian xung quanh bạn. Nó có thể là lịch sử địa phương, địa chất hoặc thậm chí là kiểu chữ.

Ghi chú hiện trường: Chọn một địa điểm, ngồi xuống và viết hoặc phác thảo mọi thứ bạn đã nhìn thấy. Điều này đào tạo não của bạn ghi nhớ lại những ký ức một cách sinh động hơn, hiện thực hóa kỹ năng quan sát cụ thể và chi tiết.

Thực hiện Thử thách Ảnh 365 ngày: Dù là một góc máy, một cảnh vật chắc chắn sẽ có sự thay đổi qua từng ngày. Hãy ghi lại từng khoảnh khắc ấy mỗi ngày bằng máy ảnh. Khi căn chỉnh góc máy, khi lựa chọn độ sáng,… bạn có thể nhận ra được những thay đổi đó, cũng có thể trau dồi thêm cho mình kỹ năng mềm về chụp ảnh.

Học cách quan sát mọi người tốt hơn

Đối tượng vô tri là một chuyện, nhưng quan sát và hiểu con người là một bộ môn khoa học và nghệ thuật giao tiếp. Hầu hết chúng ta đều khá giỏi trong việc quan sát trong các tình huống căng thẳng cao độ, cho dù đó là trong một cuộc chiến, một cuộc hẹn hò đầu tiên hay một cuộc phỏng vấn xin việc, nhưng chúng ta buông lơi trong các tương tác hàng ngày.

Tiềm thức của bạn luôn hoạt động để bảo vệ bạn, nhưng bạn phải sẵn sàng quan sát và nhận ra những gì bạn cảm nhận được.

Chúng ta đã nói rất nhiều về việc đọc ngôn ngữ cơ thể, phát hiện những lời nói dối và đọc biểu cảm. Đó là tất cả tuyệt vời, nhưng tất cả chúng cũng đòi hỏi hành động quan sát tổng quát hơn. Tất nhiên bạn nên chú ý đến một cuộc trò chuyện, nhưng cũng đáng để theo dõi cẩn thận mọi thứ khác đang diễn ra. Đó không chỉ là việc giữ an toàn cho bản thân hoặc phát hiện sự mâu thuẫn. Khi bạn quan sát mọi người và chú ý, bạn sẽ nhận thấy tất cả những điều mới về họ.

Đọc thêm: Giao tiếp phi ngôn ngữ là gì?

Lưu giữ hình ảnh 

Quan sát là điều tuyệt vời và khi bạn làm điều đó càng nhiều, bạn sẽ càng nhận được nhiều hơn. Nhưng nó sẽ hữu ích hơn nhiều khi bạn có thể chọn ra các mẫu. Các đoạn quan sát nhỏ rất hữu ích, nhưng chúng sẽ không hữu ích cho những nỗ lực sáng tạo hoặc trí tuệ nếu bạn không có cái nhìn rộng hơn về cách thế giới hoạt động.

Phát hiện các mẫu và kết hợp điều đó với kinh nghiệm của bạn là những gì cho phép bạn dự đoán những gì xảy ra tiếp theo. Bạn càng quan sát thế giới và con người, bạn càng trở nên giỏi hơn trong việc phát hiện các mô hình. Sau đó, bạn trở nên tốt hơn trong việc dự đoán những gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Ví dụ, bất cứ khi nào ai đó nói về việc đọc ngôn ngữ cơ thể, họ sẽ chỉ ra rằng đó không phải là một thứ phổ quát. Bạn phải quan sát ai đó một lúc, tìm ra những câu chuyện riêng lẻ của họ, sau đó đưa ra một giả định dựa trên điều đó. Nếu bạn không chú ý và quan sát, bạn sẽ bỏ lỡ nó.

Điều tương tự cũng xảy ra với bất cứ điều gì bạn nhìn thấy trên thế giới. Quan sát chỉ là bước đầu tiên cho đến khi bạn bắt đầu ghép tất cả những thứ đó lại với nhau thành một thứ gì đó lớn hơn. Càng quan sát, bạn càng hỏi tại sao. Bạn càng hỏi tại sao, bạn càng học nhiều hơn. 

Video liên quan

Chủ Đề