Chính sách thu hút khách hàng của ngân hàng

Theo quy luật thị trường tài chính, dịp cuối năm luôn là thời điểm “vàng” để các ngân hàng thu hút tiền gửi, huy động vốn nhàn rỗi trong dân. Mặc dù lãi suất tiền gửi tiết kiệm năm nay thấp hơn so với năm 2020, nhưng đầu tư tiết kiệm vẫn được người dân tin tưởng do ít rủi ro hơn đầu tư chứng khoán, bất động sản. Để thu hút nguồn vốn trong dân, hiện nhiều ngân hàng còn áp dụng chương trình khuyến mãi tăng lãi suất huy động vốn cuối năm, nhất là trên các kênh gửi tiết kiệm trực tuyến.

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hải Hậu huy động người dân gửi tiết kiệm tại điểm giao dịch xã Hải Anh.

Theo các cơ quan chuyên môn đánh giá, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, người dân nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách y tế, do đó, để đảm bảo tạo thuận lợi tối đa cho người dân, các ngân hàng đều đẩy mạnh khuyến mãi thu hút tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm của người dân thông qua các kênh dịch vụ trực tuyến. Hiện tại, mức lãi suất gửi tiết kiệm trực tuyến đang cao hơn tới 0,1-0,5% so với gửi tại quầy. Từ giữa tháng 10, một loạt ngân hàng thương mại cổ phần, nhất là ngân hàng có quy mô nhỏ, công bố tăng lãi suất huy động khi gửi tiết kiệm, đưa ra nhiều sản phẩm, chương trình ưu đãi, tặng quà mới thông qua dịch vụ tiết kiệm của ngân hàng số để thu hút khách hàng gửi tiền trở lại.

Tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng [VPBank] Chi nhánh Nam Định, lãi suất huy động tăng lên theo số tiền gửi. Hình thức gửi trực tuyến cao hơn gửi tại quầy tới 0,8%, trong khi đầu năm chỉ là 0,1-0,2%. Mức lãi suất cao nhất là 6,8%/năm khi gửi trực tuyến với món tiền từ 50 tỷ đồng, kỳ hạn 36 tháng. Gửi tại quầy dưới 300 triệu đồng kỳ hạn 6 tháng có lãi suất chỉ 4,5%/năm, còn gửi trực tuyến hiện là 5,3%, tăng tới 0,8% so mức áp dụng cách đây 3 tháng. Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh [HDBank] Chi nhánh Nam Định áp dụng chương trình quay số trúng thưởng dành cho khách hàng gửi tiền trực tuyến. Mức lãi suất cao nhất đang được ngân hàng này áp dụng là 6,15%/năm với kỳ hạn 36 tháng, 6,05%/năm với kỳ hạn 24 tháng. Cùng với đó, khi gửi tiết kiệm trực tuyến khách hàng sẽ được cấp mã số dự thưởng tham gia quay số cuối kỳ để có cơ hội trúng các giải thưởng giá trị lớn. Trong đó, giải đặc biệt là sổ tiết kiệm trị giá 200 triệu đồng, 2 giải nhất sổ tiết kiệm 50 triệu đồng/giải và 5 giải nhì sổ tiết kiệm 10 triệu đồng/giải. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam [VietinBank] trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thu hút tiền gửi qua kênh trực tuyến với mức cộng thêm lãi suất tới 0,4%/năm cho khách hàng gửi tiết kiệm bằng ứng dụng VietinBank iPay trên điện thoại thông minh. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Nam Định mới đưa ra sản phẩm Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc - Techcombank iCAP. Theo đó, khách hàng chưa có ý tưởng kinh doanh hay đầu tư có thể tạm gửi tiền vào Techcomabnk iCAP để khoản tiền nhàn rỗi này vẫn có thể sinh lời. Lợi nhuận từ việc mua bán thực tế của Techcombank iCAP là 2,5%/năm theo ngày và 3,6%/năm cho thời hạn nắm giữ 3 tháng - cao hơn mức lãi suất tại quầy của ngân hàng. Điểm thu hút của sản phẩm là tính thanh khoản cao. Với tiết kiệm thông thường nếu rút trước hạn sẽ bị mất lãi thì với sản phẩm này, khách hàng vẫn nhận được lãi sau khi dừng nắm giữ. Ngân hàng TMCP Tiên Phong [TPBank] Chi nhánh Nam Định có sản phẩm Savy by TPBank - ứng dụng tiết kiệm đầu tiên tại Việt Nam cho phép gửi tiết kiệm từ mọi ngân hàng hoàn toàn miễn phí với khoản tiền chỉ từ 30 nghìn đồng. Lãi suất gửi tiết kiệm qua sản phẩm này có thể lên tới 6,8%/năm, cao hơn rất nhiều so với gửi tiết kiệm thông thường. Đáng chú ý, Savy by TPBank liên kết với 30 ngân hàng, khách hàng có thể lựa chọn ngân hàng trả lãi cao nhất nhằm đầu tư hiệu quả các khoản tiết kiệm của mình. Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam [PVcomBank] Chi nhánh Nam Định đẩy mạnh thu hút gửi tiết kiệm trực tuyến với 0,4% lãi suất cộng thêm so với gửi tại quầy. Ngoài ra, khách hàng còn được lựa chọn kỳ hạn gửi theo mục tiêu của mình. PVcomBank áp dụng kỳ hạn gửi đa dạng, linh hoạt từ 3 đến 36 tháng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tích lũy tài chính của khách hàng với sản phẩm tiết kiệm đa dạng: Tiền gửi đại chúng, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm trả lãi trước, tiền gửi chương trình khuyến mại… Chị Trần Lan Phương, phường Trần Đăng Ninh [thành phố Nam Định] cho biết: “Trước đây, hàng tháng kinh doanh có lãi, tôi đều dành một phần tiết kiệm gửi vào ngân hàng với lãi suất 7-8%/năm. Tuy nhiên, kể từ khi dịch bệnh xảy ra, lãi suất tiền gửi xuống rất thấp, gửi kỳ hạn 1 năm cũng không đến 6% và dưới 6 tháng chỉ còn không đến 4%/năm. Do đó, tôi lựa chọn hình thức tiết kiệm gửi tiền trực tuyến để có lãi suất ưu đãi hơn. Tình hình dịch COVID-19 cho thấy nguy cơ vẫn luôn thường trực, gửi tiết kiệm để khi cần có thể rút sử dụng sẽ an toàn hơn đầu tư vào chứng khoán hay bất động sản”. Đối với lãi suất tiền gửi thông thường, lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng thấp nhất là 3,7%/năm và cao nhất là 6,1%/năm; kỳ hạn 12 tháng thấp nhất là 4,5%/năm và cao nhất 6,8%/năm. Hiện tại, tính đến hết tháng 10-2021, tổng số dư nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt 84.794 tỷ đồng, tăng 6.727 tỷ đồng [8,6%] so với đầu năm. 

Để thu hút thêm nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, từ nay đến cuối năm 2021, các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, áp dụng các gói lãi suất ưu đãi kèm với chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Cùng với đó là phát triển các dịch vụ tiện ích số mới trên các nền tảng điện thoại di động thông minh, website… để tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận các dịch vụ, thu hút thêm dư địa khách hàng thông qua các trải nghiệm tiện ích mới của ngân hàng. Không chỉ thế, việc thu hút được lượng lớn khách hàng sẽ giúp ngân hàng xây dựng được một hệ thống dữ liệu khách hàng lớn, kéo theo có thể bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác như: bảo hiểm, cho vay mua ô tô, cho vay du học. Đây sẽ là hướng phát triển trọng tâm của các ngân hàng nhằm thu hút tiền gửi, đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro về vốn, tăng sức cạnh tranh về lãi suất cho vay./.

Bài và ảnh: Đức Toàn

Sự thay đổi nhu cầu của khách hàng và những khó khăn trong phương thức giao dịch truyền thống đã thúc đẩy xu hướng giao dịch ngân hàng số của người tiêu dùng. Tuy nhiên, đó cũng là thách thức trong việc định hình mô hình kinh doanh ngân hàng số và đưa ra các chiến lược nhằm thu hút khách hàng của các tổ chức tài chính.

  • VPBank bán 49% vốn điều lệ tại FE Credit cho SMBC Group

  • FE CREDIT giãn nợ và miễn giảm lãi cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19 đã thay đổi thói quen và xu hướng người tiêu dùng, khách hàng từ mọi lứa tuổi và mọi mức thu nhập chưa bao giờ sẵn sàng với ngân hàng số như hiện tại. Đồng nghĩa, các tổ chức tài chính phải chuyển hướng, tập trung vào trải nghiệm người dùng và tối ưu hóa lợi ích cho khách hàng trên nền tảng số để tạo sự khác biệt.

Trong bối cảnh đó, ứng dụng ngân hàng số Übank by VPBank vừa chính thức ra mắt, kỳ vọng sẽ là bước dịch chuyển quan trọng trong cuộc đua ngân hàng số hiện nay. Ngoài việc mang đến những trải nghiệm đột phá về ngân hàng số cho khách hàng, Übank sở hữu các tính năng sinh lời tối đa mà bất kỳ khách hàng nào cũng mong muốn.

Theo Tổng cục Thống kê, mặt bằng lãi suất tiền gửi bằng VND ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn; 3,1-3,3%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng. Trong khi đó, mức lãi suất này ở Übank lại vô cùng hấp dẫn. Cụ thể, Übank sẽ tự động phân bổ các khoản tiền chưa dùng đến của khách hàng thành các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng với lãi suất sinh lời 3,6%/năm. Ứng dụng cũng sẽ tự động trích tiền từ các tài khoản tiền gửi này khi khách hàng có nhu cầu thực hiện giao dịch. Như vậy, khách hàng vừa có thể sinh lời trên toàn bộ số tiền nhàn rỗi, nhưng vẫn có thể linh hoạt sử dụng số dư trong tài khoản.

Không những vậy, khách hàng sẽ được nhận hoàn tiền 1.0% không giới hạn cho mọi giao dịch chi tiêu qua thẻ ghi nợ Übank Mastercard; miễn hoàn toàn phí giao dịch chuyển khoản… giúp tiết kiệm hơn so với các phương thức truyền thống.

Các ngân hàng truyền thống thường tập trung xây dựng, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt cho nhóm khách hàng có thu nhập cao nên nhóm khách hàng có thu nhập trung bình và thấp không có nhiều sản phẩm để lựa chọn từ ngân hàng. Chiến lược của Übank là hướng đến việc đáp ứng linh hoạt, nhanh chóng mọi nhu cầu về tài chính của tất cả các nhóm khách hàng, đặc biệt với các khách hàng có thu nhập trung bình và thấp. Theo đó, khi khách hàng đăng ký nhận lương qua tài khoản Übank sẽ có cơ hội được phê duyệt khoản vay dự phòng lên đến 10 lần lương, kích hoạt nhanh chóng để nhận khoản vay trực tuyến mà không cần cung cấp thêm bất kì giấy tờ nào. Đồng thời, khách hàng còn được nhận gói bảo hiểm miễn phí với quyền lợi lên đến 100.000.000 VNĐ/năm.

Ông Hovorka Marek – Giám đốc Ngân hàng số Übank chia sẻ: “Chiến lược phát triển của Übank là tạo ra một ngân hàng số từ xa cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính, sinh lời một cách thông minh và là điểm tựa về tài chính khi khách hàng cần. Do đó, khách hàng hoàn toàn có thể lựa chọn sử dụng tài khoản Übank như một tài khoản chính, và chỉ sử dụng một ứng dụng duy nhất của Übank thay thế cho các ứng dụng ngân hàng truyền thống, ví điện tử, ứng dụng tiết kiệm… Các sản phẩm của Übank có thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu của tất cả các nhóm khách hàng trên thị trường, đặc biệt với các khách hàng có thu nhập trung bình và thấp, là nhóm khách hàng không có nhiều sự lựa chọn về sản phẩm dịch vụ ngân hàng và chưa được phục vụ chỉn chu tại các ngân hàng truyền thống.”

Ngoài các tính năng ưu việt trên thì việc cài đặt và sử dụng ứng dụng Übank khá đơn giản. Chỉ cần 3 phút để tải và đăng ký mở tài khoản trực tuyến trên ứng dụng, khách hàng đã có thể sở hữu tài khoản Übank và bắt đầu thực hiện giao dịch chuyển khoản hoàn toàn miễn phí.

FE CREDIT xuất sắc vào Top 'Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam' 2021

Ngày 5/12, tại Diễn đàn "Văn hóa với Doanh nghiệp" 2021, Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng SMBC [FE CREDIT] được vinh danh là “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam” do Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam [VNABC] phối hợp cùng các bộ, ban, ngành đánh giá.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Ngân hàng số,
  • ứng dụng Übank,
  • VP Bank,

Video liên quan

Chủ Đề