Chính sách phát triển ngành nghề nông thôn là gì

 

Chính sách phát triển ngành nghề nông thôn là gì

Ở Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Do vậy, phát triển nông thôn là nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở để bảo đảm ổn định chính trị – xã hội, sự phát triển hài hoà và bền vững của đất nước trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ đó đòi hỏi cần có một lực lượng nhân lực chất lượng cao có trình độ chuyên môn, tinh thần làm việc hăng say, cống hiến hết mình cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

Sinh viên ngành Phát triển nông thôn được trang bị những kiến thức gì?

Chương trình đào tạo ngành Phát triển nông thôn cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về xã hội học, quản lý và phát triển nông thôn, kinh tế nông thôn, phát triển cộng đồng. Người học có khả năng vận dụng các kiến thức, công cụ phân tích nhằm đánh giá hiện trạng và đưa ra các quyết định phát triển kinh tế – xã hội nông thôn. Chương trình đào tạo ngành Phát triển nông thôn hướng đến phát triển năng lực và kỹ năng về quản lý, phát triển nông thôn: kỹ năng làm việc với cộng đồng, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập chiến lược và kế hoạch phát triển, kỹ năng quản lý, tổ chức thực hiện, quản lý, giám sát và đánh giá các chương trình, dự án phát triển nông thôn, tư vấn các vấn đề phát triển trong nông thôn.

Đặc biệt, bắt đầu từ năm 2015, để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng thêm chuyên ngành Phát triển nông thôn định hướng nghề nghiệp (POHE) với chương trình đào tạo được sự tư vấn và tiếp thu từ các giáo sư, các trường đại học ở Hà Lan. Điểm nổi bật của chương trình POHE là đào tạo gắn với thực hành, thực tiễn, tăng cường các kỹ năng thực hành nghề nghiệp và trải nghiệm thực tế ở đa dạng các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Phát triển nông thôn làm việc ở đâu?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Phát triển nông thôn có thể làm việc tại các vị trí trí khác nhau như:

– Cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về khuyến nông và phát triển nông nghiệp, nông thôn các cấp từ trung ương đến cơ sở;

– Nghiên cứu viên, giảng viên ở các cơ quan nghiên cứu, giáo dục, đào tạo về phát triển cộng đồng, phát triển nông thôn;

– Cán bộ quản lý, nhân viên ở các tổ chức kinh tế xã hội;

– Cán bộ, chuyên viên trong các tổ chức phi chính phủ về nông nghiệp, nông thôn;

– Khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Tại sao chọn ngành Phát triển nông thôn tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam?

Học viện Nông nghiệp Việt Nam (trước đây là Trường Đại học Nông nghiệp I) được thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1956, là một trong 19 trường đại học trọng điểm quốc gia. Học viện có hệ thống cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đội ngũ giảng viên có trình độ cao, tâm huyết với nghề, trên 80% giảng viên của Học viện được đào tạo tại các nước có nền khoa học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới như: Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hà Lan… Năm 2017, Học viện là một trong hai cơ sở giáo dục đại học đạt chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục cao nhất và được Unirank xếp đứng thứ ba trong trong số các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam.

Chính sách phát triển ngành nghề nông thôn là gì

Học viện đứng thứ 3 trong số các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam (bảng xếp hạng UniRank năm 2017)

Chính sách phát triển ngành nghề nông thôn là gì

Từ năm 2019 đến năm 2022, Học viện triển khai dự án tăng cường năng lực nghiên cứu, giảng dạy và thể chế do WB tài trợ, nhờ đó cơ sở vật chất phục vụ việc giảng dạy, nghiên cứu ngày càng khang trang, hiện đại

 Ngành Phát triển nông thôn được giảng dạy tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam từ năm 2003 nhằm đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao làm công tác quản lý nói chung và quản lý phát triển nông thôn nói riêng. Trải qua 16 năm xây dựng, trưởng thành với 16 khóa, thế hệ sinh viên nối tiếp nhau theo học và nối tiếp nhau ra trường. Cử nhân tốt nghiệp ngành này đã dần khẳng định được vị thế của mình trong xã hội cũng như có những đóng góp rõ nét và to lớn cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn của nhiều địa phương. Nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành này đã và đang đảm nhận những vị trí quan trọng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và doanh nghiệp như: Ông Thạch Văn Chiến, cựu sinh viên khóa 48 hiện đang giữ chức Phó Chánh Văn phòng huyện Ủy huyện Yên Thế, Bắc Giang; cô Lê Thị Thanh Loan, cựu sinh viên khóa 48, Tiến sỹ đầu tiên của chuyên ngành, hiện đang công tác tại Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và Chính sách của Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn; Ông Nguyễn Xuân An, Cựu sinh viên khóa 49, Trưởng đại diện của Tổ chức Tầm nhìn thế giới tại Việt Nam (Viet Nam World Vision) khu vực Tây Bắc tại huyện Tủa Chùa, Điện Biên; bà Lô Thị Trà My, Cựu sinh viên Khóa 50, Phó chủ tịch xã mẫn cán xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An; ông Nguyễn Thanh Bình, cựu sinh viên khóa 59, vô địch Khởi nghiệp Quốc gia năm 2018 với dự án phát triển gà Mông của quê hương và đã nhận được nhiều ý định đầu tư của nhiều doanh nghiệp với số vốn trên 10 tỷ đồng…

Chính sách phát triển ngành nghề nông thôn là gì
Lê Thị Thanh Loan – Cựu sinh viên Khóa 48, giảng viên Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chính sách phát triển ngành nghề nông thôn là gì

Ông Nguyễn Xuân An – Cựu sinh viên Khóa 49, Trưởng Chương trình vùng huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên (Tổ chức World Vision Viet Nam)

Chính sách phát triển ngành nghề nông thôn là gì

Bà Lô Thị Trà My – Cựu sinh viên khóa 50, Phó Chủ tịch xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An

  

Chính sách phát triển ngành nghề nông thôn là gì

Ông Nguyễn Thanh Bình – Cựu sinh viên Khóa 59, vô địch Khởi nghiệp quốc gia năm 2018

Nếu bạn yêu thích ngành Phát triển nông thôn và yêu thích Học viện Nông nghiệp Việt Nam, hãy đăng ký nguyện vọng theo các thông tin sau, mã trường: HVN, mã nhóm ngành: HVN13.

Thông tin liên hệ

Điện thoại: 024.6261.7578, 024.6261.7520, 0961.926.639, 0961.926.939

Website: https://www.vnua.edu.vn/

Facebook: www.facebook.com/tuyensinhvnua.edu.vn

 Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, TTQHCC&HTSV