Chiến dịch tố cộng, diệt cộng do ai mở

tố cộng,diệt cộng nghĩa là gì?

Tố cộng là:tổ chức các cuộc tố các,bôi nhọ những người cộng sản,những người yêu nước tham gia kháng chiến chống Pháp và đấu tranh chống Mĩ-Diệm


Diệt cộng là:tiêu diệt những người cộng sản

a, Chiều rộng là: 15x1/5=3 cm


Diện tích là; 15x3=45 cm2


b, Chu vi là: 2x[15+3]=2x18-36 cm

Tố cộng là:tổ chức các cuộc tố các,bôi nhọ những người cộng sản,những người yêu nước tham gia kháng chiến chống Pháp và đấu tranh chống Mĩ-Diệm


Diệt cộng là:tiêu diệt những người cộng sản

Tố cộng là:tổ chức các cuộc tố các,bôi nhọ những người cộng sản,những người yêu nước tham gia kháng chiến chống Pháp và đấu tranh chống Mĩ-Diệm


Diệt cộng là:tiêu diệt những người cộng sản

Chính sách tố cộng và diệt cộng là chính sách của Quốc gia Việt Nam dưới quyền Thủ tướng Ngô Đình Diệm rồi tiếp tục triển khai dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam ở miền Nam Việt Nam bắt đầu từ năm 1955 với mục đích truy tìm và tiêu diệt những cán bộ kháng chiến hoặc có liên quan đến Việt Minh [chế độ Ngô Đình Diệm gọi họ là Việt Cộng] trong Chiến tranh Việt Nam.[1]


Với Luật 10-59, chế độ Ngô Đình Diệm đã tổ chức các chiến dịch “Tố Cộng, diệt Cộng”, tiến hành càn quét khắp miền Nam, giết hại hàng loạt những cán bộ, chiến sỹ từng tham gia chiến tranh Đông Dương của Việt Minh. Tố Cộng là tổ chức những cuộc tố cáo những người cộng sản tham gia chiến tranh Đông Dương và tham gia đấu tranh chống Việt Nam Cộng hòa, Diệt Cộng là tiêu diệt đảng viên cộng sản.


Theo Tạp chí Cộng sản, hàng chục vạn người dân thường cũng bị bắt giữ vì tình nghi có liên quan tới Việt Minh, hàng ngàn làng mạc đã bị đốt phá, gây ra sự căm phẫn cho rất nhiều người dân miền Nam. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới Phong trào Đồng khởi của người dân miền Nam nhằm chống lại chế độ Ngô Đình Diệm[2].

...Xem thêm

Tố cộng là:tổ chức các cuộc tố các,bôi nhọ những người cộng sản,những người yêu nước tham gia kháng chiến chống Pháp và đấu tranh chống Mĩ-Diệm😊

Tháng 2 - 1955, Diệm công khai phát động chiến dịch “tố cộng” giai đoạn I nhằm tấn công vào Đảng và phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Chúng xem “tố cộng” là quốc sách, biện pháp chiến lược chủ yếu. Giữa năm 1956, chúng xúc tiến chiến dịch “tố cộng” giai đoạn II, nhằm tiêu diệt những người cộng sản và ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng. Thực hiện khủng bố kéo dài với các biện pháp đàn áp, bắn giết, gián điệp chỉ điểm. Trọng điểm là vùng tự do cũ và mở rộng ra một số vùng căn cứ du kích, vùng bị chiếm trong kháng chiến chống Pháp.

 Ở Gia Lai, từ những năm 1955-1956, Mỹ - Diệm liên tiếp mở các đợt tố cộng ở thị xã, thị trấn, đồn điền và vùng đồng bào Kinh. Đến giữa năm 1957, chúng tố cộng ở huyện 3 [nay là huyện Đak Đoa]. Từ giữa năm 1957 đến năm 1958, chúng đánh phá huyện 2, huyện 7 [nam bắc An Khê], cuối năm 1958 địch chuyển lên tố cộng ở huyện 4, huyện 5. Thủ đoạn là khủng bố với mua chuộc, chia rẽ; tổ chức hành quân càn quét đánh phá từng trọng điểm. Đối tượng “tố cộng” là những cán bộ, đảng viên, nhân dân tham gia kháng chiến, gia đình có người đi tập kết. Hình thức tố cộng là bắt đi dự các lớp tố cộng, khai báo cơ sở... Âm mưu “tố cộng”, “diệt cộng” của địch nhằm tiêu diệt lực lượng lãnh đạo, tách cán bộ, đảng viên ra khỏi quần chúng.

Trước tình hình đó, các cấp ủy Đảng luôn bám sát buôn làng, lãnh đạo hướng dẫn nhân dân đấu tranh chống bắt bớ, giam cầm, khủng bố. chống đi học tố cộng. Nhiều người lợi dụng lớp học để tố cáo, vạch trần âm mưu thủ đoạn của địch. Nhiều cán bộ, đảng viên, quần chúng bị địch bắt, tra tấn quyết không khai báo, chịu đựng hy sinh để bảo vệ cơ sở, bảo vệ phong trào. Do vậy, tổ chức Đảng và cơ sở chính trị ở địa phương vẫn căn bản được giữ vững, đội ngũ cán bộ được rèn luyện, thử thách; cán bộ cốt cán hợp pháp tại thôn, làng vẫn gắn với với dân lãnh đạo đấu tranh chống địch. Những hành động tố cộng, diệt cộng dã man của kẻ địch càng làm tăng thêm lòng căm thù giặc, củng cố lòng tin của quần chúng vào Đảng, vào cách mạng. Ảnh hưởng của Đảng ngày càng lan rộng trong quần chúng nhân dân.

Ở địa bàn khu 2, địch tập trung đánh phá ác liệt cơ sở vùng căn cứ hòng triệt phá cơ quan đầu não và kho tàng của ta. Các đoàn tố cộng, có lính đi kèm, kéo đến những làng có tề thuộc xã Đông, xã Bắc, xã Nam Kannak, các làng Đê Đap, Kajang, Đê Mơr, Su, Lợt; chúng bắt người đưa lên nhà rông tra khảo tại chỗ, bắt khai cán bộ, du kích và vũ khí cất giấu, chỉ cán bộ người Kinh ở ngoài rừng. Nhiều người bị địch tra tấn chết đi sống lại nhiều lần, thân thể đầy thương tích. Chúng bắt dân tập trung tại nhà rông để tố cộng, tuyên truyền chế độ Mỹ - Diệm, đề cao “quốc gia:, nói xấu miền Bắc. Lợi dụng các buổi tố cộng, cán bộ cơ sở hợp pháp đã hướng dẫn đồng bào đứng lên vạch trần tội ác của địch. Đuối lý, địch buộc phải giải tán nhiều buổi tố cộng.

Sau khi đánh phá vùng có tề, địch tiến sâu lên vùng căn cứ bắt gia đình có người đi tập kết ký giấy ly khai người thân; chúng lên tận vùng Salam, Prang [xã Bơnâm, nay là phía Bắc xã Krong, huyện Kbang] để truy bắt cán bộ; nhiều cán bộ, đảng viên khu 2 nêu cao tinh thần bất khuất trước kẻ thù.

Khu 1 là vùng dân nhiều xã sống hợp pháp, có tề từ thời kỳ chống Pháp, nên mức độ địch tố cộng nhẹ hơn. Có một vài đoàn tố cộng đến một số làng, xã Đak Pne, Đak Krong tuyên truyền xuyên tạc Việt Minh, Cộng sản hòng gây hoang mang trong quần chúng, nhưng dân làng không mắc lừa chúng.

Ở huyện H2, H3, đầu năm 1957, địch mở chiến dịch “Thượng du vận”, tiến hành tố cộng đánh phá phong trào bằng cách dồn một số làng giáp ranh với tỉnh Phú Yên nhằm cô lập, đánh bật cán bộ người Kinh ra ngoài. Ta bám làng lãnh đạo đấu tranh chống dồn dân, chống tố cộng, chống tuyên truyền chia rẽ Kinh - Thượng. Nhân dân một số làng gần núi cắm chông, gài mang cung, lấy cớ là chống thú rừng phá lúa, hạn chế bọn mật vụ và lính ngụy đi lùng sâu vào rừng để phát hiện nơi ăn ở của cán bộ thoát ly. Địch cấm dân ngủ lại chòi rẫy, cấm để lúa gạo ở rẫy, nhưng đồng bào vẫn lén ra ngủ ngoài rừng và liên lạc với cán bộ ta. Bọn mật vụ ở Phú Yên lên vùng H2 [Đông Cheo Reo] theo dõi để truy bắt cán bộ bất hợp pháp, cán bộ chuyển vùng của ta; dựa vào phong tục tập quán, nhân dân cắm cây cữ trước cổng, không cho chúng vào làng.

Năm 1959 là lúc Luật 10/59 ra đời, Ngô Đình Diệm tuyên bố “đặt Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, địch tiếp tục đẩy mạnh tố cộng ở Khu 4 và 5. Các đoàn tố cộng đi từng làng bắt cán bộ cơ sở bị lộ như chủ tịch, phó chủ tịch, chỉ huy dân quân, phụ trách các giới thanh, phụ lão, phụ nữ và những người tích cực trong đấu tranh hiệp thương, chống lấn chiếm đất. Ngoài việc truy lùng cán bộ, bắt dân học tố cộng, viết giấy ly khai người thân đi tập kết, chúng còn treo giải thưởng 2000 đồng tương đương bằng ba bốn bao gạo, muối cho những ai phát hiện một cán bộ hoặc cơ sở ta. Trong lớp học tố cộng, chúng bắt dân xé cờ, xé ảnh lãnh tụ, dùng giáo mác đâm hình nộm “Việt cộng”.

Ban cán sự Khu 4 và Khu 5 chủ trương rút một số cơ sở bị lộ đưa ra ngoài tránh bị tổn thất nặng. Thông qua cán bộ cơ sở hợp pháp trong làng hướng dẫn quần chúng đấu tranh với hình thức nhẹ nhàng, hướng dẫn cách khai báo với địch, lấy lý do không biết chữ, không viết giấy ly khai, dựa vào phong tục tập quán như sợ Yang bắt tội, “màu đỏ là màu máu”, kiên quyết không xé cờ, ảnh lãnh tụ, không đâm hình nộm. Có nơi đồng bào còn tung tin cán bộ đã đi tập kết hết, hoặc đối với cán bộ người dân tộc, dân làng loan tin bị cọp bắt, bị trôi sông, làm lễ bỏ mả, lập mộ giả để che mắt địch. Để bảo vệ cán bộ, nhân dân đã giữ bí mật ngay cả với người thân trong gia đình. Đồng bào Jrai khu 4 đã kiên quyết cùng nhau thề “địch bắt, đánh đập, tra tấn - không nói, địch bắt tù đày bao nhiêu năm - không khai báo, địch có bắn giết - không đầu hàng”.

Chính sách tố cộng của địch đã gây tổn thất cho phong trào cách mạng, nhưng quần chúng, cán bộ không hoang mang, vẫn luôn hướng về cách mạng, tin Đảng, giữ vững khí tiết. Để chống địch khủng bố, tố cộng, hạn chế tổn thất, bảo vệ cơ sở, Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp ủy bám sát buôn làng lãnh đạo nhân dân cắm chông, rào làng chặn các toán lính đi càn, giữ liên lạc với cơ sở hợp pháp trong làng, hướng dẫn đấu tranh.

Tháng 3-1958, Tỉnh ủy họp Hội nghị mở rộng có Bí thư các Khu tham dự, kiểm điểm một năm chỉ đạo phong trào chống tố cộng. Hội nghị đánh giá chủ trương là đúng đắn với thực tế tình hình địch đang đánh phá mạnh phong trào. Liên khu ủy V đánh giá Gia Lai là tỉnh có phong trào vững, đã góp phần giữ căn cứ địa của Liên khu V.

Qua tình hình những năm 1957-1959, nhất là thời kỳ địch tố cộng khủng bố, đánh phá ác liệt cơ sở, Tỉnh ủy chủ trương mở đợt vận động xây dựng Đảng, xây dựng cơ sở chính trị lần thứ hai [1958-1959] với nội dung “thương dân, yêu nước đứng lên làm cách mạng”, “Ba yêu, ba ghét”. Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gọi là “Phong trào đòi trả nợ xương máu, đứng lên giữ gìn đất nước”.

Cuộc vận động được tiến hành trong Đảng và mở rộng ra quần chúng; Ban cán sự các khu chỉ đạo thực hiện đến tận chi bộ. Ở vùng căn cứ, ta tổ chức học tập, trao đổi, thảo luận; vùng địch tạm chiếm, cơ sở nòng cốt rỉ rả truyền miệng nhau nội dung cuộc vận động đến quần chúng tốt.

Qua hai năm thực hiện cuộc vận động đã nâng cao một bước nhận thức về đường lối cách mạng dân tộc dân chủ, xây dựng ý chí chiến đấu, tinh thần cách mạng tiến công cho cán bộ, đảng viên và quần chúng, xác định vai trò lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là xây dựng lực lượng thanh niên, nhất là thanh niên người dân tộc làm nòng cốt của phong trào địa phương. Sau đợt học tập, các địa phương trong tỉnh đã củng cố tổ chức cơ sở Đảng, phát triển đảng viên mới, chú trọng đảng viên người dân tộc...

Mặc dù địch khủng bố nặng nề, gây đau thương cho nhân dân, một số cơ sở bị bể vỡ, nhưng cán bộ cơ sở hợp pháp và quần chúng ở các thôn, làng vẫn luôn một lòng trung thành với Đảng, cách mạng, giữ vững ý chí cách mạng của người đảng viên cộng sản. Vì vậy cơ sở ta vẫn được duy trì, bảo vệ, phong trào cách mạng của địa phương vẫn được giữ vững và phát triển./.

Page 2


Thực hiện Đề án đầu tư phát triển theo mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện, từ nay đến năm 2025, Báo Quân đội nhân dân [QĐND] sẽ tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng các xuất bản phẩm, từng bước tổ chức tờ báo theo mô hình toà soạn hội tụ.

Đây là hoạt động giao lưu thể thao hữu nghị do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Hà Nội phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thành phố tổ chức thường niên nhằm tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân Thủ đô Hà Nội với bạn bè quốc tế; tạo cầu nối hợp tác trên các lĩnh vực mà các bên quan tâm, góp phần thúc đẩy hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Hà Nội và các nước trên thế giới.

Page 3

Nữ quân nhân ‘‘4T’’

“4T” có nghĩa “Bốn tốt” là tiêu chí thực hiện của Ban Phụ nữ Quân đội: ‘‘Sức khỏe tốt, phẩm chất tốt, chuyên môn tốt, xây dựng gia đình tốt’’, mà các cán bộ hội, hội viên Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai, luôn tiên phong thực hiện và điều này thể hiện rõ nét trong kết quả hoạt động của Hội năm 2020.


Phụ nữ Cơ quan Bộ CHQS tỉnh, đồng hành góp những chiếc bánh “Nặng tình quân-dân”
ủng hộ cán bộ, chiến sĩ và công dân đón tết trong tâm dịch.
Ảnh: H.B.

Theo Thiếu tá HNiên Mlô - Chủ tịch Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cho biết: “Năm 2020, công tác Phụ nữ và phong trào Phụ nữ LLVT tỉnh triển khai thực hiện nhiệm vụ luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh; Ban Phụ nữ Quân khu, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Phòng Chính trị, Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong LLVT tỉnh”. 100% cán bộ hội, hội viên được tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, đường lối của đảng, chính sách, pháp luật nhà nước, nhiệm vụ Quân đội, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; Giáo dục lý tưởng cách mạng, các giá trị đạo đức, phẩm chất cao đẹp của Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ Quân đội và các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng cáp cấp về công tác phong trào phụ nữ ; tích cực học tập, rèn luyện phấn đấu đạt các phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ mới “Tự tin, tự trọng, trung  hậu, đảm đang”; phong trào xây dựng gia đình“5 không, 3 sạch”. Đặc biệt là tiêu chí ‘‘Bốn Tốt’’ của phụ nữ Quân đội.

Từ đó, 6/6 Tổ Phụ nữ của Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh luôn được kiện toàn, đi vào hoạt động có nề nếp. 100% hội viên đã đăng ký thực hiện và đạt 3 tiêu chuẩn của phong trào: “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, “Tổ, nhóm phụ nữ tiết kiệm”, “Nuôi heo đất”,... Trong thực hoạt động bảo vệ môi trường như “ Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”; “Ngày chủ nhật Xanh - Sạch - Đẹp”; công trình trồng, chăm sóc“ Con đường hoa” dài gần 300m với hàng chục loài hoa chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ quân sự tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tại khuân viên Cơ quan Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; tham gia “Phụ nữ nói không với túi nilon và rác thải nhựa” đã dọn dẹp, thu gom hàng tấn rác thải nhựa tại cơ quan, gia đình và khu dân cư. Thời gian qua Hội để lại nhiều dấu ấn hết sức ý nghĩa trong chương trình đồng hành cùng phụ nữ biên cương “Xuân đoàn kết tết yêu thương” tại xóm Cùi [xã Ia O, huyện Ia Grai] tặng 29 suất quà [nhu yếu phẩm, chăn bông] cho 29 hộ nghèo tổng trị giá 20.300.000 đồng. Đóng góp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh xây dựng Bia di tích của Cơ quan Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai trong kháng chiến chống Mỹ tại xã Krong [Kbang] với số tiền 2.000.000 đồng.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cũng đã tiên phong, đồng hành cùng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh tham gia trận chiến này. Ngoài việc ủng hộ tiếp sức cho Hội Phụ nữ các tỉnh bị ảnh hưởng Covid-19 với số tiền là 3.300.000 đồng; tham gia gói hàng trăm bánh chưng chia sẻ với chiến sĩ tuyến đầu và nhân dân trong vùng dịch trên địa bàn tỉnh dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Ngay đợt dịch đầu tiên bùng phát ở nước ta [từ ngày 18/3/2020 đến ngày 18/6/2020 tỉnh Gia Lai bắt đầu tiếp nhận công dân đến cách ly tại các Trung tâm tập trung do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh quản lý] hàng chục chị em hội viên đã xung phong vào khu cách ly thực hiện nhiệm vụ điển hình như gương của Đại úy QNCN Ksor Alư, Đại úy QNCN Ksor Chiêm, Đại úy QNCN Đinh Thị Hiền, Thượng úy QNCN Rơ Ô Thị Hằng [Tổ Phụ nữ Phòng Chính trị], tất cả đều có con nhỏ [cá biệt còn có trường hợp mẹ đơn thân], trường học đều cho học sinh nghỉ để phòng dịch. Do vậy, việc chăm sóc, nuôi dạy con cái đành nhờ chồng hoặc ông bà nội, ngoại hai bên. Hay những câu chuyện xúc động của các nữ quân nhân thuộc Trung đoàn Bộ binh 991, như Thiếu tá QNCN Phan Thị Sơn-Nhân viên Quân y đón sinh nhật lần thứ 9 con gái út Phương Mai trong khu cách ly bằng mạng xã hội, khi chị Sơn hỏi: “Hôn nay là sinh nhật con, con muốn quà gì để mẹ tặng?”, thế rồi chị nhận được câu trả lời: “Con không muốn quà gì hết, con chỉ muốn Mẹ về với con thôi…!!!”. Còn Thượng úy QNCN Đào Thị Thanh Huyền là nhân viên nấu ăn tại trung tâm cách ly tập trung, chồng cũng là bộ đội đang công tác tại Ban Chỉ huy Quân sự huyện Ia Pa [tỉnh Gia Lai]. Cả bố và mẹ đều tham gia chống dịch Covid-19, nên 2 con đành nhờ ông bà nội chăm nóm. Để vơi bớt nỗi nhớ con, chị Huyền chỉ biết nhờ chiếc điện thoại cùng những câu chuyện, lời dặn dò con tự chăm sóc mình để bố mẹ yên tâm công tác. Riêng Trung tá QNCN Bùi Thị Liên-Nhân viên Quân y [Ban Chỉ huy Quân sự huyện Chư Sê] 53 tuổi với 34 năm cống hiến trong Quân đội, ấy vậy mà khi dịch bệnh bùng phát [đợt 3, ngày 29/01/2021 tại Gia Lai] chị đã cùng đồng đội thực hiện nhiệm xuyên Tết Tân Sửu 2021 tại trung tâm cách ly y tế do đơn vị quản lý. Ngoài ra còn có sự đóng góp thầm lặng trong những bữa cơm cho công dân cách ly nơi đây phải kể đến Thiếu tá QNCN Nguyễn Thị Tuyển, Thượng úy QNCN Vũ Thị Thúy,… Đằng đẵng 4 tháng trời các chị thay phiên nhau [có đợt hơn tháng trời các chị không về nhà do yêu cầu phòng dịch], mỗi người mỗi hoàn cảnh khó khăn khác nhau, chỉ duy nhất một điểm chung là nỗi nhớ con, nhớ gia đình, tuy nhiên với tinh thần “công dân cách ly” cũng như người thân gia đình mình nên các chị quyết tâm khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ và làm sao để các công dân ở đây luôn an tâm. Ghi nhận sự đóng góp của các chị, ngay sau khi dịch bệnh Covid-19 [đợt 1] được khống chế 04 chị được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen, 1 chị được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tặng giấy khen và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tặng bẳng khen cho Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh có thành tích trong công tác phòng chống dịch bệnh. Riêng năm 2020, Hội xây dựng được 20%  hội viên tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; 2 cá nhân Phụ nữ điển hình tiên tiến được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tặng giấy khen giai đoạn 2016 - 2020; 4 chị được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 5 chị Chiến sĩ Tiên tiến và 5 chị được tặng bằng khen, 7 chị được tặng giấy khen của các cấp.

Chia sẻ với chúng tôi, Thiếu tá HNiên Mlô - Chủ tịch Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cho biết thêm: “Chúng tôi luôn xác định, mỗi một hội viên đều đảm nhiệm vai trò riêng của mình trong cơ quan, đơn vị cũng như ở gia đình. Vì thế, chị em chúng tôi luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc; yêu thương, chia sẻ với nhau trong việc gia đình; đồng thời Ban Chấp hành Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thường xuyên quan tâm, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và chăm lo xây dựng gia đình hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ xứng đáng với tên gọi “Nữ Quân nhân 4T”.

Đại tá Phạm Mạnh Hùng - Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cho biết: Năm 2020, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh được Bộ Tư lệnh Quân khu 5 tặng Cờ thi đua vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua quyết thắng, thành tích chung này có sự đóng góp không nhỏ của các tổ chức quần chúng, trong đó phải kể đến sự đóng góp của chị em Hội Phụ nữ. Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời đối với hoạt động của Hội Phụ nữ. Kết quả trong năm 98% gia đình hội viên đạt tiêu chí “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”; 100% gia đình hội viên đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, thành tích này của Hội Phụ nữ đã góp phần xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh “toàn diện, tiêu biểu”./.

Page 4

Trong Thư gửi cán bộ ngành y tế nhân ngày 27/02/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ba nội dung hết sức quan trọng của ngành y tế, đó là: Phải thật thà đoàn kết; Thương yêu người bệnh; Xây dựng nền y học nước nhà.

   Đi theo con đường cách mạng

   Vào đêm Ba mươi Tết Tân Sửu năm 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi thăm và chúc Tết gia đình Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam - bác sĩ Hồ Đắc Di [1900 - 1984] và gia đình Thứ trưởng Bộ Y tế - bác sĩ Tôn Thất Tùng [1912 - 1982].

   Bác sĩ Hồ Đắc Di kể lại chính Chủ tịch Hồ Chí Minh là niềm động viên và là người chỉ hướng đi đúng đắn cho ông: “Khi còn trẻ, chọn nghề thầy thuốc, tôi những ước mong tìm thấy ở đó nơi gởi gắm nhiệt tình, nơi mang trí tuệ phục vụ con người. Nhưng cái thực tế phũ phàng của một nước nô lệ, những nỗi đắng cay của người trí thức ở nước thuộc địa đã dần dần mở mắt cho tôi thấy: Không thể có tự do thực sự khi nước nhà chưa độc lập... Cái tên thần thoại “Nguyễn Ái Quốc” và hoạt động của Người trên đất Pháp vào những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã làm cho trong tiềm thức của tôi loé lên tia sáng đầu tiên về ý niệm đó”. Về giai đoạn kháng chiến chống Pháp [1945 - 1954], khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn phương châm “Tự lực cánh sinh”, ông nhớ lại: “Lời nói giản dị của Hồ Chủ tịch lúc đó thâu tóm vào bốn chữ đã vạch ra cho tôi hướng đi. Thực sự chân lý bao giờ cũng giản dị. Nghe thấy chân lý đó, chúng tôi đã hành động. Không có sách, chúng tôi đã viết ra sách để giảng dạy cho sinh viên. Không có trường sở dạy, chúng tôi đã lập bệnh viện vừa chữa bệnh cho dân địa phương, vừa hướng dẫn sinh viên học tập. Trường sở, nhà ở đều nhờ vào sức dân, thầy trò chung lưng đấu cật, dựng lên những ngôi nhà giữa rừng, vừa làm, vừa dạy. Những khoá bác sĩ đầu tiên đã tốt nghiệp toả ra khắp nẻo đất nước; khắp các chiến trường phục vụ nhân dân, phục vụ kháng chiến. Chính Hồ Chủ tịch là người cha đỡ đầu tinh thần cho Trường Y kháng chiến”. Ông đúc kết lại: “Hoà bình lập lại, ngành Y gánh thêm biết bao nhiêu nhiệm vụ mới hết sức nặng nề. Một lần nữa Bác lại đến với chúng tôi, vạch ra phương hướng công tác. Bác dạy Lương y phải như từ mẫu... Y học cũng phải dựa trên nguyên tắc: khoa học, dân tộc, đại chúng! Như vậy là trong cuộc đời của tôi đã có nhiều dịp được gặp Hồ Chủ tịch. Mỗi lần gặp diễn ra trong một hoàn cảnh khác nhau, một thời kỳ khác nhau, nhưng đều bao hàm một ý nghĩa riêng, quyết định phương hướng hành động của tôi”.

   Đối với bác sĩ Tôn Thất Tùng, kỷ niệm khi được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên thật sâu đậm: “Ngay giờ phút ấy, tôi đã biết cuộc đời của tôi từ đây sẽ hoàn toàn thay đổi. Ngay giờ phút ấy, tâm hồn và trí tuệ của tôi đã đi theo Bác”. “Rồi tới những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Sau khi thoát khỏi vòng vây của địch ở Đốc - Tín, tôi nhận được một cái thiếp của Bác, có đóng một dấu triện đỏ nhỏ, với những hàng chữ đánh máy màu tím như sau: “Bác sĩ Tùng, chú làm việc rất hăng hái. Tôi rất vui lòng. Chú cứ gắng sức. Kháng chiến nhất định thành công. Tổ quốc sẽ nhớ công con hiền cháu thảo” - ông nhớ lại. Do đó, ông khẳng định: “Năm 1962, tôi được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động… Nghĩ lại, nếu quả tôi đóng góp chút gì về khoa học, chính là nhờ tôi biết học và hành bài học đoàn kết của Bác Hồ. Tôi hiểu rằng sự nghiệp khoa học bao giờ cũng là sự nghiệp tập thể. Người làm công tác khoa học, phải học cách phối hợp, phối hợp rất tài tình các binh chủng khác nhau, như Bác Hồ đã tập hợp trí, dũng của dân ta, đưa dân ta từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.

   Vì dân phục vụ, vì nước quên thân!

   Bác sĩ Nguyễn Văn Luyện [1898 - 1946] từng theo học Trường Y Đông Dương. Sau 4 năm học, ông được cấp học bổng học tiến sĩ tại Pháp. Sau khi về nước, ông đã không ngần ngại công tác những vùng quê xa xôi, hẻo lánh như Lào Cai, Yên Bái... Khâm phục Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại cuộc Tổng tuyển cử năm 1946, bác sĩ Nguyễn Văn Luyện đã ra ứng cử và đã trúng cử đại biểu Quốc hội tại Hà Nội. Tại trận chiến bảo vệ Thủ đô ngày 19/12/1946, bác sĩ Nguyễn Văn Luyện không di tản mà cùng 2 người con trai là tự vệ thành cầm súng chiến đấu tới hơi thở cuối cùng và đã ngã xuống vì Thủ đô. Năm 1953, ông cùng hai con trai đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu liệt sĩ. Ngoài ra, ông còn được truy tặng Huân chương kháng chiến hạng Nhất. Tôn vinh những vị đại biểu Quốc hội đã hy sinh vì nước, trong đó có bác sĩ Nguyễn Văn Luyện, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Đối với các vị ấy, nhân dân, Quốc hội, Chính phủ đều mến yêu mãi mãi. Các vị đại biểu kể trên đã từ trần vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì nhiệm vụ kháng chiến, xứng đáng là đại biểu của nhân dân Việt Nam anh dũng”.

   Bác sĩ Đặng Văn Ngữ [1910 - 1967] tốt nghiệp bác sĩ y khoa nǎm 1937 tại Đại học Y Hà Nội. Ít năm sau, ông sang Nhật nghiên cứu sâu hơn về chuyên ngành. Tháng 12/1946, biết tin kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông tìm cách về nước và tới Việt Bắc gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông đã viết về cuộc gặp đó như sau: “Tôi có cảm tưởng thân mật như một người con đi xa về gặp cha vậy”. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi gắm ông sản xuất Penicilline. Người còn cho mời ông Hoàng Quốc Việt [Chủ tịch Tổng Công đoàn], ông Nguyễn Văn Huyên [Bộ trưởng Bộ Giáo dục], ông Vũ Văn Cẩn [Cục trưởng Cục Quân y] và ông Lê Văn Hiến [Bộ trưởng Bộ Tài chính] tới để giúp ông. Kết quả là bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã nghiên cứu thành công cách sản xuất ra thuốc Penicilline, loại thuốc kháng sinh này đã góp phần rất lớn trong điều trị chống nhiễm khuẩn cho thương binh và nhân dân trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sau này. Năm 1955, ông sáng lập ra Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và côn trùng Việt Nam và làm Viện trưởng đầu tiên của viện này. Trong chiến tranh Việt Nam, ông tập trung nghiên cứu phòng chống và điều trị căn bệnh sốt rét tại Việt Nam. Đúng vào dịp Tết cổ truyền dân tộc nǎm 1967, ông dẫn đầu một đoàn nghiên cứu sốt rét vào chiến trường Trị Thiên - Huế để nghiên cứu các biện pháp phòng chống sốt rét tại chiến trường và về Vaccine sốt rét. Ngày 1/4/1967 vì một loạt bom B52 của giặc Mỹ, ông đã hy sinh trên mặt trận Trị - Thiên - Huế. Ngay trong năm 1967, ông đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lao động, liệt sĩ. Nǎm 1996, ông được truy tặng giải thường Hồ Chí Minh, giải thưởng lớn về khoa học của Nhà nước cho các công trình khoa học của bác sĩ./.

Page 5

Để nhân dân tin yêu

Khắc ghi lời Bác dạy, thiết thực hưởng ứng đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự chào mừng Đại hội Đảng cácp cấp, tiến tới Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Gia Lai lần thứ X, từ ngày 15/7/2020 đến ngày 14/9/2020, do Giám đốc Công an tỉnh phát động, thời gian qua Công an Gia Lai xuất hiện nhiều gương người tốt, việc tốt trong các mặt công tác, chiến đấu, rèn luyện, góp phần giữ vững cuộc sống bình yên cho Nhân dân, được Nhân dân tin yêu. Cảm phục trước những việc làm đó, nhiều người dân đã viết thư cảm ơn.

Cuối tháng 8/2020, Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai nhận được thư của gia đình ông Kpăh Hùng [SN 1983, Trưởng Ban Công tác mặt trận làng Tnao, xã Ia Bông, huyện Chư Prông] cảm ơn lực lượng Công an về việc nhanh chóng điều tra, làm rõ vụ trộm cắp bò xảy ra tại gia đình ông. Theo đó, vào khoảng 03h00’ sáng ngày 14/8/2020, gia đình ông Hùng bị kẻ gian đột nhập bắt trộm 03 con bò, tổng trị giá khoảng 30 triệu đồng. Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng Công an huyện nhanh chóng tiếp nhận, điều tra, xác minh vụ việc, xử lý nguồn tin báo của Nhân dân và khoanh vùng đối tượng nghi vấn. Đến khoảng 21h00’ cùng ngày, lực lượng Công an huyện Chư Prông phối hợp Công an huyện Phú Thiện đã xác định, đấu tranh, làm rõ đối tượng Trần Công Hải [SN 1974, trú khu phố 7, thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện] chính là thủ phạm vụ trộm cắp. Qua đấu tranh, điều tra mở rộng, đối tượng Hải khai nhận: từ đầu năm 2020 đến nay, đã cùng 05 đối tượng khác thực hiện 10 vụ trộm cắp, chiếm đoạt 29 con bò, 05 con trâu trên địa bàn 08 huyện của tỉnh Gia Lai. Ngay sau đó, các đối tượng liên quan đến đường dây chuyên trộm cắp trâu bò ở các huyện đã bị bắt giữ, phục vụ công tác điều tra, mở rộng vụ án. Đồng thời, thu giữ, trả lại cho các gia đình bị hại 03 con trâu, 07 con bò, trong đó có 03 con bò của gia đình ông Kpăh Hùng. Nhận lại được tài sản bị mất trộm, gia đình ông Hùng đã rất xúc động. Trong thư cảm ơn, ông Hùng viết: “Tôi viết thư này bày tỏ tấm lòng biết ơn của tôi cũng như Nhân dân làng Tnao gửi đến Lãnh đạo Công an tỉnh Gia Lai và Công an huyện Chư Prông. Cảm ơn các lực lượng Công an đã quản ngại khó khăn, nêu cao tinh thần tận tụy, “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, nhiệt tình giúp đỡ, nhanh chóng điều tra, làm rõ, thu hồi tài sản bị mất cắp trả lại các gia đình…”.

Ngày 21/8/2020, trong quá trình tuần tra kiểm soát giao thông tại Km25, Tỉnh lộ 669, thuộc địa phận tổ dân phố 1, thị trấn Kbang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, Thiếu úy Lê Hoàng Diệp, cán bộ, Đội Cảnh sát giao thông trật tự, Công an huyện Kbang nhặt được 01 bọc nilông, trong đó có 1,5 triệu đồng. Thiếu úy Lê Hoàng Diệp nhanh chóng báo cáo lãnh đạo đơn vị để thông báo trên các phương tiện thông đại chúng và chỉ 02 ngày sau, đã tìm được, trao trả số tiền cho người đánh rơi là anh Nguyễn Tấn Anh [SN 1969, trú tại thôn Cửu Đạo, xã Tú An, thị xã An Khê]. Được biết, đây là số tiền mà anh Nguyễn Tấn Anh vừa được trả công làm phụ hồ, chuẩn bị trả lãi ngân hàng và đóng tiền học cho con học tại thành phố Hồ Chí Minh. Cảm phục hành động đó của đồng chí Diệp, đầu tháng 9/2020, anh Nguyễn Tấn Anh đã gửi thư cảm ơn đến Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai. Trích thư có đoạn viết: “…Khi nhận lại số tiền bị mất, gia đình tôi vô cùng xúc động. Qua đây, cho phép chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn đến Công an huyện Kbang, đến Đội Cảnh sát giao thông trật tự Công an huyện Kbang, đặc biệt là đồng chí Thiếu úy Lê Hoàng Diệp, đã hết lòng ngày đêm làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của Nhân dân. Trước hành động đẹp của các đồng chí, nhặt được của rơi trả lại người bị mất, tôi hết sức khâm phục, biết ơn sâu sắc. Có được nghĩa cử cao đẹp, “hết lòng hết sức phục vụ Nhân dân”, là kết quả của sự giáo dục, rèn luyện trong môi trường lực lượng vũ trang, của Lãnh đạo Công an tỉnh Gia Lai và của Công an huyện Kbang…”.  

Hoạt động thiện nguyện hướng về vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xã của tỉnh cũng là một trong những công tác được các cấp Công an tỉnh Gia Lai quan tâm, chú trọng tổ chức thực hiện, đã được chính quyền các cấp, Nhân dân địa phương gửi thư cảm ơn. Vừa qua, ngày 17/8/2020, Hội NNCĐDC/DIOXIN thị xã Ayun Pa đã gửi thư đến Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai cảm ơn Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh phối hợp Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin đã đến thăm và trao quà gia đình ông Ksor Dot [SN 1950, trú làng Krăi, xã Ia Rbol, thị xã Ayunpa] là người có công với Cách mạng, trong kháng chiến chống Mỹ bị nhiễm chất độc da cam/Dioixin. Sau đó, 03 người con của ông đều bị nhiễm gián tiếp, bị bệnh tâm thần, không tự lao động, sinh hoạt cá nhân được.

Chia sẻ với những khó khăn trên, lực lượng đoàn viên, hội viên của Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường nhận kết nghĩa, giúp đỡ gia đình ông Ksor Dot mức hỗ trợ 800.000đ/01 tháng và định kỳ mỗi tháng, các dịp lễ, tết, đều đến thăm hỏi, tặng quà, động viên gia đình ông. Đây là một trong những hoạt động thiết thực của đơn vị hướng về Nhân dân ở cơ sở, hướng về cộng đồng. Được biết số tiền hỗ trợ trên trích từ “Hũ tiết kiệm”, do cán bộ, chiến sỹ của đơn vị quyên góp hàng tháng. Trích thư cảm ơn, có viết: “Thay mặt các nạn nhân chất độc da cam thị xã Ayunpa và gia đình ông Ksor Dot xin ghi nhận tấm lòng vàng, “thương người như thể thương thân” của lực lượng Công an Gia Lai nói chung, của phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường nói riêng. Việc làm của các anh chị Công an là hành động thiết thực, góp phần chia sẻ, “xoa dịu nỗi đau da cam” cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin […], giúp đỡ họ vượt qua mọi mặc cảm, khó khăn, ổn định cuộc sống…”./.

Page 6


Thực hiện Đề án đầu tư phát triển theo mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện, từ nay đến năm 2025, Báo Quân đội nhân dân [QĐND] sẽ tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng các xuất bản phẩm, từng bước tổ chức tờ báo theo mô hình toà soạn hội tụ.

Đây là hoạt động giao lưu thể thao hữu nghị do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Hà Nội phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thành phố tổ chức thường niên nhằm tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân Thủ đô Hà Nội với bạn bè quốc tế; tạo cầu nối hợp tác trên các lĩnh vực mà các bên quan tâm, góp phần thúc đẩy hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Hà Nội và các nước trên thế giới.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề