Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình lương năm 2024

Căn cứ theo Thông báo 16/TB-CCDS về việc Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) thông báo tuyển dụng 2023, nội dung thông báo tuyển dụng cụ thể như sau:

Chỉ tiêu tuyển dụng viên chức của Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình bao nhiêu?

Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình lương năm 2024

Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình lương năm 2024

Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM tuyển dụng viên chức năm 2023, cụ thể ra sao?

Điều kiện dự tuyển viên chức của Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình ra sao?

1. Về điều kiện dự tuyển:

Người đăng ký dự tuyển phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực theo yêu cầu của vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp, có đủ các điều kiện đăng ký dự tuyển quy định như sau:

  1. Có Phiếu đăng ký dự tuyển;
  1. Có lý lịch rõ ràng;
  1. Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo với vị trí việc làm;
  1. Đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo vị trí việc làm đăng ký dự tuyển.

đ) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do Chi cục DS-KHHGĐ xác định tại biểu tổng hợp chỉ tiêu, cơ cấu điều kiện tuyển dụng viên chức (đính kèm), không phân biệt loại hình đào tạo.

  1. Các trường hợp không được đăng ký dự tuyển viên chức theo quy định tại Điều 22 Luật Viên chức 2010 được sửa đổi bởi điểm a khoản 12 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 như sau:

Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:

– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng”.

2. Tiêu chuẩn từng vị trí gắn với chức danh nghề nghiệp:

  1. Văn bằng chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng.
  1. Yêu cầu về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ và các chứng chỉ khác theo vị trí cần tuyển.

3. Đối tượng và điểm ưu tiên:

  1. Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
  1. Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyên ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
  1. Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.

Hồ sơ tham gia dự tuyển viên chức của Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình gồm những gì?

  1. Tiếp nhận phiếu đăng ký dự tuyển

Người đăng ký dự tuyển viên chức nộp nội dung, cụ thể như sau:

– Phiếu đăng ký dự tuyển theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức

– Bản sao chụp văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu vị trí việc làm (Không cần chứng thực).

– Bản sao chụp Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng viên chức (nếu có).

Thời hạn Phiếu đăng ký dự tuyển của người đăng ký dự tuyển là 30 ngày kể từ ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của Chi cục DS-KHHGĐ.

Người đăng ký dự tuyển viên chức trực tiếp nộp hồ sơ dự tuyển hoặc gửi theo đường bưu chính về địa chỉ 250 Pasteur, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Lưu ý: Trường hợp có hành vi gian lận trong việc kê khai hồ sơ đăng ký dự tuyển hoặc cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phát hiện người trúng tuyển sử dụng văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên trang thông tin điện tử của cơ quan và không tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển trong một kỳ tuyển dụng tiếp theo.

Xem Thông báo 16/TB-CCDS về việc Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) thông báo tuyển dụng 2023: TẢI VỀ

Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) thành phố Cần Thơ là tổ chức trực thuộc Sở Y tế. Chi cục DS-KHHGĐ thành phố Cần Thơ có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Y tế, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về nghiệp vụ của Tổng cục DS-KHHGĐ thuộc Bộ Y tế.

2. Chức năng:

Tham mưu giúp Giám đốc Sở Y tế quản lý Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ, bao gồm các lĩnh vực: quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số; chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về DS-KHHGĐ trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Nhiệm vụ và quyền hạn

Chi cục DS-KHHGĐ thành phố thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau đây theo phân cấp của Sở Y tế thành phố Cần Thơ:

1. Trình cấp có thẩm quyền ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm và hàng năm, chương trình, đề án về DS-KHHGĐ của thành phố Cần Thơ; biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, cải cách hành chính, phân cấp quản lý, xã hội hóa công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn thành phố; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế của Chi cục.

2. Tham mưu giúp Giám đốc Sở Y tế trình cấp có thẩm quyền ban hành các quyết định, chỉ thị cá biệt và chương trình, giải pháp, biện pháp huy động, phối hợp liên ngành trong lĩnh vực DS-KHHGĐ.

3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các chính sách DS-KHHGĐ, đào tạo nguồn nhân lực làm công tác DS-KHHGĐ của địa phương.

4. Giúp Giám đốc Sở Y tế hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu, chương trình hành động, dự án về DS-KHHGĐ sau khi được phê duyệt.

5. Xây dựng các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về DS-KHHGĐ trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền.

6. Quản lý về quy mô DS-KHHGĐ:

  1. Theo dõi, quản lý biến động tăng, giảm dân số, đề xuất các giải pháp điều chỉnh mức sinh và tỷ lệ phát triển dân số trên địa bàn thành phố;
  1. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật đối với các hoạt động dịch vụ tư vấn KHHGĐ và quản lý các phương tiện tránh thai; quản lý các dịch vụ KHHGĐ trên địa bàn thành phố;
  1. Hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện các đề án, mô hình liên quan đến quy mô DS-KHHGĐ trên địa bàn thành phố.

7. Quản lý về cơ cấu dân số:

  1. Theo dõi, tổng hợp về cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi trên địa bàn thành phố;
  1. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật để bảo đảm cân bằng giới tính theo quy luật sinh sản tự nhiên trên địa bàn thành phố;
  1. Hướng dẫn và kiểm tra việc triển khai thực hiện đề án, mô hình liên quan đến điều chỉnh cơ cấu dân số trên địa bàn thành phố.

8. Quản lý về chất lượng dân số:

  1. Theo dõi, tổng hợp về chất lượng dân số trên địa bàn thành phố;
  1. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật để bảo đảm chất lượng dân số đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, việc triển khai thực hiện các mô hình cao chất lượng dân số trên địa bàn thành phố.

9. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông, vận động, giáo dục; cung cấp dịch vụ, tư vấn về các lĩnh vực DS-KHHGĐ, sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên.

10. Tổ chức thực hiện các nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực DS-KHHGĐ.

11. Xây dựng hệ thông tin quản lý về DS-KHHGĐ; tổ chức thực hiện công tác thống kê, thông tin và báo cáo về DS-KHHGĐ theo quy định hiện hành.

12. Hướng dẫn, kiểm tra, tạo điều kiện và hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức dịch vụ công và thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực DS-KHHGĐ.

13. Giúp Giám đốc Sở Y tế quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư trong lĩnh vực DS-KHHGĐ theo phân cấp của Sở Y tế.

14. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về DS-KHHGĐ cho cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã và cộng tác viên DS-KHHGĐ ấp, khu vực.

15. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; tài chính, tài sản được giao; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Sở Y tế.

16. Kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực DS-KHHGĐ theo thẩm quyền.