Chế độ công chức đối với người làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập

Nghị định 106/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 10/9/2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2020 và thay thế Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập. Có nhiều điểm mới trong quy định về vị trí việc làm đối với viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 106/2020/NĐ-CP.

Chính phủ yêu cầu việc xác định vị trí việc làm và số lượng người làm việc phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập; bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập. Bảo đảm một người làm việc phải được giao đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian lao động quy định. Những vị trí việc làm không có đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian quy định của một người làm việc thì phải bố trí kiêm nhiệm.

Đồng thời, phải bảo đảm cơ cấu hợp lý, trong đó số lượng người làm việc tại các vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung chiếm tỉ lệ tối thiểu 65% tổng số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.

Nghị định quy định cụ thể 2 căn cứ xác định vị trí việc làm bao gồm:

1- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;

2- Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Nghị định cũng nêu rõ 3 căn cứ xác định số lượng người làm việc bao gồm:

1- Vị trí việc làm và khối lượng công việc thực tế tại từng vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập;

2- Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;

3- Thực trạng quản lý, sử dụng số lượng người làm việc được giao của đơn vị.

Nghị định 106/2020/NĐ-CP thêm tiêu chí phân loại vị trí việc làm. Vị trí việc làm được phân như sau:

- Phân loại theo khối lượng công việc:

+ Vị trí việc làm do một người đảm nhận;

+ Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhận;

+ Vị trí việc làm kiêm nhiệm;

- Phân loại theo tính chất, nội dung công việc:

+ Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý;

+ Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành;

+ Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung [hành chính, tổng hợp, quản trị văn phòng, tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính và các vị trí việc làm không giữ chức danh nghề nghiệp chuyên ngành của đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.

Cũng theo Nghị định, căn cứ xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp bao gồm:

1- Danh mục vị trí việc làm;

2- Mức độ phức tạp của công việc của vị trí việc làm;

3- Tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng với vị trí việc làm.

Nghị định quy định việc điều chỉnh vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp khi:

- Đơn vị sự nghiệp công lập có sự thay đổi một trong các căn cứ sau:

+ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;

+ Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ;quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành [quy định mới bổ sung]

- Đơn vị sự nghiệp công lập được tổ chức lại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền [không còn phần “giải thể”]

Chậm nhất đến 30-6-2021 phải ban hành văn bản hướng dẫn về vị trí việc làm

Nghị định nêu rõ: Chậm nhất đến hết ngày 30/6/2021, Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phải ban hành văn bản hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý; Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành văn bản hướng dẫn về vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung và hỗ trợ, phục vụ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Khánh Hiệp
Sở Y tế

Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định những người là công chức.

Ảnh minh họa

Bộ Nội vụ cho biết, theo quy định tại Điều 11 Nghị định 06 thì công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ.

Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỉnh ủy, thành ủy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức chính trị-xã hội cấp tỉnh, huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ủy, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện….

Tuy nhiên, do đơn vị sự nghiệp không thực hiện chức năng quản lý nhà nước, không thực hiện hoạt động công vụ nên công chức trong bộ máy lãnh đạo quản lý đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay không được hưởng phụ cấp công vụ và không tính trong tổng số biên chế công chức.

Mặt khác, công chức trong bộ máy lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và thực hiện hoạt động nghề nghiệp thì không muốn chuyển sang giữ ngạch công chức, từ đó dẫn đến vướng mắc, không thống nhất trong việc thực hiện chế độ, chính sách và áp dụng cơ chế quản lý đối với đối tượng này.

Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đã xác định không thực hiện chế độ công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập [trừ các đơn vị phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ quản lý nhà nước]. Do vậy, việc nghiên cứu sửa đổi quy định về việc xác định đối tượng là công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập là cần thiết.

Nội dung của dự thảo Nghị định

Dự thảo sửa đổi Điều 11 Nghị định 06 về xác định công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng: Chỉ xác định công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm 100% kinh phí hoạt động thường xuyên để phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ quản lý nhà nước, bao gồm: Đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ thành lập.

Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các Ban và cơ quan tương đương của Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội.

Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu chính sách, chiến lược thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ; đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ tổ chức đào tạo lý luận chính trị - hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức ở cấp tỉnh, cấp huyện.

Dự thảo nêu rõ, công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp quy định trên bao gồm: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ.

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các Ban và cơ quan tương đương của Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan Trung ương các tổ chức chính trị- xã hội, Bộ, cơ quan ngang Bộ…

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Video liên quan

Chủ Đề