Chạy xe côn đúng cách

Hướng dẫn cách chạy xe côn tay cho anh em đam mê tốc độ

Đam mê xe máy tay côn không còn là đam mê của riêng cánh mày râu, mà hình ảnh những cô gái cá tính mạnh mẽ chạy chiếc xe côn tay trên đường phố không còn xa lạ hiện nay. Tuy nhiên, chạy xe tay côn sao cho đúng cách, an toàn và tiết kiệm nhiên liệu không phải ai cũng biết. Huongdanlaixeantoan.com sẽ gửi đến các bạn – những người yêu xe côn hướng dẫn cách chạy xe côn tay đơn giản và hiệu quả nhất.


Hướng dẫn chạy xe tay côn

Điểm khác biệt giữa xe côn tay và xe côn tự động là hệ thống ly hợp được điều khiển bởi tay côn do người lái bóp và nhả. Tay côn được đặt phía bên trái [giống như tay phanh sau trên những chiếc xe ga]. Để có thể cho xe di chuyển được, người lái xe phải nhả côn từ từ cho đến khi má côn bám vào thành ly hợp, tạo ra một lực ma sát khiến hộp số chuyển động và xe tiến về phía trước.

Hướng dẫn cách chạy xe côn tay

Muốn lái được xe tay côn, chúng ta cần nắm hai nguyên tắc quan trọng và thành thạo kỹ năng này: một là bóp côn nhanh và nhả ra từ từ, hai là tốc độ nào đi số ấy. Để có thể chinh phục được dòng xe khó tính này, chúng ta cần luyện tập thật nhiều.


1. Khởi động Thông thường, khi xe để nguội trong khoảng thời gian dài, lượng nhớt trong máy sẽ chảy xuống phía bình dưới chứa. Chính vì vậy, lúc mới khởi động xe, bạn nên khởi động xe bằng cách ga nhỏ vài phút cho nhớt được chảy đều lên các chi tiết trong hệ thống động cơ rồi mới tăng ga cho xe chạy. Điều này sẽ giúp các chi tiết trong hệ thống động cơ được bôi trơn cho xe mát máy và chạy êm mượt hơn. Một mẹo nhỏ để hướng dẫn cách chạy xe côn tay cho bạn là nếu máy nguội không có ga-răng-ti, điều đó chứng tỏ máy đang bị thiếu xăng. Nếu đóng vít gió thêm 1 chút theo nguyên tắc gió nhiều [mở ốc gió] thì xăng ít, ngược lại nếu gió ít [đóng ốc gió] thì xăng sẽ vào nhiều hơn.

2. Thao tác bóp côn



Nguyên tắc đầu tiên để điều khiển xe côn được là phải bóp tay côn một cách dứt khoát

Nguyên tắc đầu tiên để điều khiển xe côn được là phải bóp tay côn một cách dứt khoát, khi nhả côn thì nhả từ từ và đều hai tay. Lỗi cơ bản của những người mới lái xe côn là lúc chuyển số thì nhả côn quá nhanh khiến xe bị giật, bị bốc đầu gây mất kiểm soát. Tuy nhiên, nếu nhả côn quá chậm thì xe sẽ mất đà hoặc bị chết máy. Trước khi nổ máy, hãy đảm bảo xe đang ở số 0. Sau khi xe đã nổ máy, bạn bóp hết côn và dậm cần số về phía trước để vào số 1. Nhả tay bóp côn từ từ và cảm nhận đến khi xe hơi chồm về phía trước thì bạn nhích nhẹ chân ga và xuất phát. Lúc nhả côn thì cần giữ galtanly hơi cao.

3. Thao tác cần số



Thao tác cần số theo nguyên tắc

Khác với xe sử dụng côn số tự động, khi chạy xe côn tay người lái cần phải chạy tốc độ phù hợp với số. Tức là chạy số nhỏ thì tốc độ chậm, số lớn tốc độ càng nhanh. Hướng dẫn chạy xe tay côn với thao tác cần số. Nếu bạn chạy xe với tốc độ cao mà sử dụng số nhỏ thì xe sẽ bị ghì máy, hoặc chạy tốc độ chậm mà số lớn thì sẽ dẫn tới giật máy, chết máy. Các cấp số tương ứng với mức tốc độ

  • 0 – 10 km/h chạy với số 1
  • 10 – 30 km/h chạy với số 2
  • 30 – 50 km/h chạy với số 3
  • 50 – 80 km/h chạy với số 4
  • Trên 80 km/h chạy số 5 hoặc số 6.

Xe côn tay được thiết kế với hộp số vuông, đòi hỏi người điều khiển xe phải thành thạo kỹ năng mới có thể nhuần nhuyễn và làm chủ được xe. Đa số xe côn tay đều có 4 số và chỉ có duy nhất cần đạp chứ không hề có cần lùi.

Cách vào số

Hướng dẫn bạn chạy xe tay côn với cách vào số:

  • Từ số 0 đạp mạnh về phía trước là số 1
  • Từ số 0 móc mạnh về phía sau là số 2
  • Từ số 1 móc nhẹ về phía sau là số 0
  • Từ số 1 móc mạnh về phía sau là số 2
  • Từ số 2 móc mạnh về phía sau là số 3
  • Từ số 3 móc mạnh về phía sau là số 4
  • Từ số 4 cho dù có móc mạnh về phía sau vẫn là số 4.
Lưu ý: Trước khi vào số bạn nên nẹp pô [vê ga] vài lần, việc làm này có tác dụng cho xăng vào đủ ở bộ chế hòa khí. Khi đó, xăng vào buồng đốt làm xe khởi động được tốt hơn.


Cách trả số

  • Từ số 4 đạp mạnh về phía trước là số 3
  • Từ số 3 đạp mạnh về trước là số 2
  • Từ số 2 đạp nhẹ về trước là số 0
  • Từ số 2 đạp mạnh về phía trước là số 1
  • Từ số 1 đạp mạnh về phía trước cũng vẫn là số 1
Ưu nhược điểm của xe tay côn

Ưu điểm của xe tay côn là động cơ nhanh, mạnh vượt trội xe số tự động và xe ga

Ưu điểm của xe tay côn


  • Động cơ nhanh, mạnh vượt trội xe số tự động và xe ga
  • Tiết kiệm xăng vượt trội
  • Tăng tốc nhanh và tối đa tốc độ dễ dàng.
  • Vào số nhẹ và linh hoạt
  • Thiết kế nam tính, mạnh mẽ
  • Chuyên dụng để đi đường dài
Nhược điểm của xe tay côn
  • Dễ bị tắt máy khi người điều khiển không thành thạo các thao tác
  • Không phù hợp với phần lớn chị em phụ nữ
  • Luôn phải giữ 2 tay cùng làm việc khi đường đông.
Với hướng dẫn cách chạy xe côn tay và những ưu điểm của xe côn tay như trên, Hướng dẫn lái xe an toàn nhận thấy, có vẻ như loại xe khó tính này thích hợp với phần lớn cánh mày râu hơn với chị em phụ nữ. Thực chất, điều khiển xe tay côn không khó, bạn chỉ cần thường xuyên luyện tập để thành thạo những kỹ năng lái xe là có thể vi vu trải nghiệm những điều thú vị sau tay lái của một chiếc xe côn tay.
Nguồn: //huongdanlaixeantoan.com/huong-dan-cach-chay-xe-con-tay/

  • Thích
  • Yêu
  • Haha
  • Wow
  • Khóc
  • Giận

Hiện nay có rất nhiều bạn đam mê các dòng xe máy phân khối lớn, những dòng xe thể thao. Nhưng hầu hết các dòng xe này thì toàn là các loại xe côn tay. Vậy để có thể chạy được các dòng xe này thì hôm nay mình sẽ viết một bài hướng dẫn để cho các bạn có thể biết cách chạy xe côn tay cơ bản. Để có thể biết cách đi xe côn bạn cần biết một số nguyên tắc dưới đây.

Xe côn tay là gì?

Xe côn tay là xe có hệ thống đóng ngắt ly hợp bằng tay. Cụ thể ở bên trái tay lái xe có cần côn, bóp vào để ngắt và thả ra để đóng ly hợp.

Côn tay hay còn được gọi là ambrayage tay với nhiều ưu điểm về hiệu suất và tốc độ. Nên nó phổ biến trên các dòng xe thể thao và nhiều giải đua xe mô tô trên thế giới đều dùng loại xe này.

Loại xe côn tay phổ biến nhất ở Việt Nam hiện tại có lẽ là chiếc Yamaha Exciter. Với hãng Suzuki thì có Axelo, Raider hay EN-150A. Hãng Honda cũng có nhiều mẫu xe côn tay như CBR250, CBR150,…Ngoài ra các dòng xe PKL đa số đều sử dụng côn tay.

Việc tìm hiểu cách đi xe côn tay không khó, chỉ cần nắm được 2 quy tắc cơ bản. Cộng với vài giờ thực hành là có thể chạy được xe côn tay. Để làm chủ được chiếc xe côn tay, thực sự thì cần luyện tập nhiều hơn. Hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm về cách đi xe côn tay.

Cách đi xe côn có 2 nguyên tắc cần ghi nhớ

Nguyên tắc 1

[Bóp côn vào nhanh và nhả ra từ từ]

Khi bóp côn để vào số thì phải bóp thật nhanh và dứt khoát. Còn khi nhả côn để cho xe chạy thì phải nhả từ từ. Để tránh tình trạng xe bị giật, hay có thể là bốc đầu nếu xe mạnh. Bị tắt máy nếu xe yếu hoặc đang để số lớn.

Lúc trước mình đi học lái xe ô tô, thầy có dạy một câu đó làCôn ra thì ga vào.” Nghĩa là khi tay trái nhả côn thì đồng thời tay phải phải tăng ga. Các bạn mới tập chạy xe côn tay cũng cần nhớ câu này.

Nguyên tắc 2 

[Xe ở vận tốc nào thì chạy ở số đó] 

Tức là xe chạy càng chậm và vận tốc càng nhỏ thì cần phải đi số nhỏ để tránh xe bị tắt máy, đồng thời còn giúp tiết kiệm xăng. 5 mức tốc độ tương ứng với cấp số cần lưu ý là:

  • 0 – 10 km/h đi số 1.
  • 10 – 30 km/h đi số 2.
  • 30 – 50 km/h đi số 3.
  • 50 – 80 km/h đi số 4.
  • Trên 80 km/h thì đi số 5 hoặc 6 [nếu có].

Cấu trúc hộp số của dòng xe mô tô sử dụng côn tay đa số là 1 thì dậm tới. Các cấp còn lại là móc ngược hoặc dậm nửa sau của cần số xuống. Khi trả số thì chúng ta làm ngược lại.

Thực hành chạy xe côn tay

Xuất phát

Trước khi nổ máy, trả xe về số 0. Khi đã nổ máy xe rồi, tay bóp hết côn và dậm cần số về phía trước để vào số 1. Sau đó nhả tay côn từ từ cho tới khi cảm giác xe hơi chồm về phía trước, rồi nhích nhẹ tay ga và bắt đầu xuất phát.

Với bạn nào mới bắt đầu tập lái xe côn tay thì nên để ga-răng-ti lớn hơn một chút so với bình thường để ít bị tắt máy hơn. Và khi đã chạy thành thục thì nên chỉnh lại mức cân bằng.

Sang số và về số

Khi xe đã di chuyển được một đoạn và tốc độ đạt đủ mức để sang số thì bạn cần bóp côn, đồng thời nhả hết ga. Rồi sau đó móc ngược cần số về sau [hoặc dậm nửa sau] để vào số 2. Lúc này các bạn cũng cần nhả côn nhịp nhàng như khi xuất phát.

2 lỗi rất dễ mắc phải lúc chuyển số trên xe côn tay đó là: Nếu nhả côn quá nhanh thì xe sẽ bị giật mạnh, còn nhả chậm thì xe sẽ hơi bị đuối đà hoặc có thể giật.

Còn việc về số thì cũng cần những thao tác tương tự như là: Bóp côn rồi đạp về số mong muốn, khi ấy hành trình đạp cần số sẽ ngược lại so với lúc sang số.

Ví dụ từ số 4 mà muốn về số 3 thì đạp cần số về phía trước.

Cách trả về số 0 xe côn tay exciter 150

  • Bạn cần bóp côn và dậm hết cần số về phía trước, lúc này hộp số sẽ ở cấp số 1. Sau đó bạn móc nhẹ 1/2 cần số về phía sau, xe sẽ về số 0. Lưu ý, nếu xe đang dừng ở ga-răng-ti thì bạn cần vặn nhẹ tay ga, xe sẽ dễ về số hơn.
  • Nếu bạn quen xe thì có thể trả về số 0 ngay ở cấp số 2. Tức là khi xe ở số 2, bạn đạp cần số 1/2 hành trình về phía trước, thì xe sẽ chuyển về số 0.

Lưu ý, trước khi trả số cần để ý tốc độ và cấp số. Nếu giảm số nhanh khi mà xe vẫn đang ở tốc độ cao thì xe sẽ bị ghì lại. Nhưng nếu bạn đã quen với xe tay côn thì đây cũng là một cách giảm tốc độ mà không cần dùng phanh.

Lưu ý khi chạy xe côn

+ Khi xe dừng hẳn, chúng ta cần trả số về số 0 rồi mới nhả tay côn vì nếu nhả côn ngay khi còn số sẽ khiến xe bị chết máy.

Ví dụ: khi dừng xe ở đèn đỏ, nghĩa là vận tốc xe bằng 0 km/h, ngay lúc này cần trả số về 0. Khi xuất phát trở lại thì vào số 1. Nhưng nếu bạn muốn để xe ở số 1 thì tay phải bóp và giữ côn.

+ Khi xe đang có đà, khi ấy bạn có thể bóp tay côn và nhả hết ga để xe chạy theo trớn. Trong lúc này thì ly hợp bị ngắt hoàn toàn, động cơ sẽ không truyền động nữa. Trường hợp nếu bạn không nhả côn thì xe sẽ chạy cho đến khi nào hết đà thì dừng lại.

+ Chắc bạn đã nghe một số người nói rằng là có thể vào số ngay cả khi không cần bóp côn. Tuy nhiên, cách này chỉ dành cho những ai đã rất nhuần nhuyễn việc đi xe côn tay. Còn với những người mới chạy xe côn tay thì nên sử dụng côn khi vào số. Nếu không sẽ rất dễ làm mòn các chi tiết của hộp số, làm mòn bố nồi, nếu xui thì còn có thể bị vỡ hộp số.

Các bạn mới tập chạy xe côn tay thì nên chọn xe có phân khối nhỏ để đảm bảo an toàn. Đừng chủ quan mà chọn dòng mô tô PKL cỡ 800cc hoặc 1000cc. Những chiếc PKL này vừa mạnh, vừa nặng, vì thế sẽ khó làm chủ xe hơn nếu bạn không quen điều khiển có thể gây ra tai nạn.

Từ khóa liên quan:

  • cách chạy xe côn tay      
  • cách đi xe côn tay            
  • cách trả về số 0 xe côn tay exciter 150 
  • hướng dẫn đi xe côn tay
  • cách lái xe côn

Cách Chạy Xe Côn Tay Và Những Lưu Ý Khi Đi Xe Côn Tay

Video liên quan

Chủ Đề