Chất điều vị 621 là gì năm 2024

Bạn có biết các loại gia vị chúng ta vẫn sử dụng thường xuyên như bột ngọt, bột nêm… cùng nhiều phụ gia khác dùng trong chế biến món ăn đều được gọi chung là chất điều vị ? Có nhiều thông tin cho rằng đây là những loại hóa chất không tốt cho sức khỏe của người sử dụng, liệu thông tin này có chính xác không ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Chất điều vị là gì ?

Chắc hẳn chúng ta ai cũng quen với các loại chất điều vị được phép sử dụng trong thực phẩm nhưng trên thực tế, con người còn tạo ra các loại chất điều vị sử dụng cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, là nguyên liệu chủ chốt tạo nên độ ngon ngọt của các loại nước tương, nước mắm, sốt…

Có một số quan điểm cho rằng loại chất điều vị công nghiệp có thể tạo ra bệnh tật và gây nguy hiểm cho cơ thể con người, là loại hóa chất độc hại. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận vấn đề ở góc độ khách quan hơn vì đây là chất đã được sử dụng từ rất lâu rồi.

Phần lớn các loại chất điều vị được sử dụng phổ biến : chất điều vị mì chính, chất điều vị i+g… đều đã trải qua quá trình quy trình kiểm tra nghiêm ngặt để luôn đảm bảo an toàn cho người sử dụng . Chỉ khi lạm dụng hoặc sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ mới gây hại cho con người.

Theo PGS- TS Phan Thị Sửu – Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật An toàn vệ sinh thực phẩm [Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam], Isodium Guanylate [chất điều vị E627] và Disodium Inosinate [chất điều vị E631] trong thành phần của hạt nêm là hai chất điều vị siêu ngọt, hay còn gọi là tạo ngọt giả tạo. Vị ngọt của hai chất này còn gấp 5 lần mì chính vì thành phần chính của mì chính là E621.

Hai chất này được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế biến thực phẩm và được sử dụng phổ biến nhất trong chế biến sản xuất hạt nêm, nước chấm, gia vị hay cả mì ăn liền…

Nếu trong sản phẩm ghi chất E631 và E627 mà doanh nghiệp lại khẳng định an toàn hơn mì chính là doanh nghiệp đang nói dối khách hàng vì bản thân nó cũng là một dạng chất điều vị siêu ngọt.

Cùng chung quan điểm này, PGS-TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, chất điều vị E627 và E631 là chất siêu ngọt có độ ngọt gấp 10 đến 15 lần mì chính. Nhiều gia đình tẩy chay vì sợ mì chính gây ung thư mà quên mất rằng trong hạt nêm cũng có mì chính và còn có những chất ngọt hơn cả mì chính.

PGS – TS Nguyễn Thị Lâm trấn an người tiêu dùng rằng các chất điều vị E621 [mì chính] hay E627, E631 đều là những chất điều vị được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong thực phẩm. Tuy nhiên, khi quảng cáo sản phẩm trong thành phần có chứa chất này thì cũng nên công bố, không nên lập lờ với người tiêu dùng để gây hoang mang.

Vậy nên để hiểu thêm về sản phẩm chất điều vị các bạn có thể tìm đến công ty VMC GROUP chúng tôi sẽ tận tình tư vấn ,giải đáp các thắc mắc và tư vấn kỹ lưỡng hàm lượng sử dụng, cách dùng và dùng sao cho an toàn hiệu quả.

VMC GROUP luôn là nhà cung cấp uy tín, đối tác đáng tin cậy song hành cùng sự thành công của Quý khách! Chúng tôi cam kết chỉ sản xuất và cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, đẩy đủ kiểm định, an toàn về sức khỏe, được Cục An toàn thực phẩm Bộ y tế cấp phép sử dụng.

Hãy sử dụng đúng sản phẩm, đủ liều lượng cho phép cùng chung tay bảo vệ sức khỏe Cộng đồng! Hãy gọi cho Phụ gia Việt Mỹ để được tư vấn quy trình và giúp sản phẩm ngon hơn nữa. Trân trọng cảm ơn!

☎️ ️Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ chi nhánh gần nhất của Việt Mỹ dưới đây, trân trọng cảm ơn!

Theo Giáo sư Phạm Văn Khôi [Viện Hóa học Việt Nam], trong hạt nêm chứa nhiều nguyên liệu. Trong đó thành phần không thể thiếu là chất điều vị 627, 631 và 621 - thành phần cấu tạo của mỳ chính.

Không gây hại cho sức khỏe

Theo Giáo sư Phạm Văn Khôi [Viện Hóa học Việt Nam], trong hạt nêm chứa nhiều nguyên liệu. Trong đó thành phần không thể thiếu là chất điều vị 627, 631 và 621 - thành phần cấu tạo của mỳ chính.

Theo các tài liệu khoa học, chất điều vị 627 và 631 là chất siêu ngọt có độ ngọt gấp 10 đến 15 lần bột ngọt thông thường. Một thời gian, người ta e ngại chất siêu ngọt này có thể gây quái thai và rối loạn chuyển hóa, bủn rủn chân tay. Tuy nhiên, hiện nay cả 3 chất điều vị này đều nằm trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm bởi độ an toàn của chúng.

Theo giải thích của GS Khôi, mì chính hay bột nêm đều có tác dụng tạo vị ngọt dễ chịu, giúp món ăn thêm ngon. Nếu được sử dụng ở mức độ vừa phải, chúng hoàn toàn không gây hại cho cơ thể và điều này đã được Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế công nhận.

Vẫn theo GS Khôi, bản chất của hạt nêm chính là mỳ chính, do đó, những người bị dị ứng với mỳ chính, những người phải kiêng bột ngọt do một số loại bệnh hay trẻ sơ sinh tuyệt đối không nên dùng.

Không nên ăn nhiều

Mặc dù hạt nêm được kiểm nghiệm là không gây hại nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo khi dùng phải có giới hạn nhất định. Quá ỷ vào độ ngon ngọt từ hạt nêm là điều không hay, đôi khi còn gây tác dụng phụ khó lường.

Hơn nữa, theo phân tích của GS Khôi, về bản chất, hạt nêm chỉ là một chất điều vị nên hoàn toàn không có nhiều dinh dưỡng. Vị ngọt mà chúng có được thực chất chỉ là giả, đánh lừa cảm giác chứ không phải là từ thịt hay xương như quảng cáo. Bột thịt có trong hạt nêm thường được nhà sản xuất nghiền ra từ thịt sấy khô chứ không phải chiết xuất nước hầm xương ống và thịt thăn. Cần phải biết rằng, nếu dùng thịt-cá nguyên chất, khi cô đặc lại sẽ dễ bị ôi thiu, tuyệt đối không thể để lâu được, nhất là trong điều kiện nhiệt độ ngoài trời.

“Cũng có thể trong thành phần hạt nêm có một số thành phần từ nước ninh xương, bột tôm, bột gà, nấm rơm... nhưng không đáng kể, chỉ dưới 5%. Do đó, các bà nội trợ phải nhớ là hạt nêm không thể thay thế các sản phẩm dinh dưỡng” - GS Khôi khuyến cáo.

Không thể thay thế muối i-ốt

Do có vị ngon ngọt nên khi nấu nướng, nhiều bà nội trợ chỉ dùng hạt nêm thay cho muối thông thường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong thành phần hạt nêm có muối nhưng chỉ là muối bình thường, không phải muối i-ốt - rất cần thiết cho cơ thể. Khi dùng nhiều bột nêm sẽ kéo theo việc thiếu hụt muối i-ốt. Vì vậy, chúng ta cần kết hợp liều lượng phù hợp với muối iot.

Ngoài ra, bản chất hạt nêm cũng là muối nên bạn cần kiểm soát số lượng trong bữa ăn hàng ngày. Ăn quá nhiều hạt nêm cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch, cao huyết áp, bệnh thận, béo phì, hay hạn chế hấp thu canxi, dẫn đến nguy cơ loãng xương.

Chất điều vị 621 có tác dụng gì?

Tác dụng của chất điều vị 621 + Siêu bột ngọt được dùng phổ biến trong các món gà, súp hành hay món rau củ làm tăng tiết nước bọt. + Chất điều vị 621 phù hợp với các món thịt, cá, thịt gia cầm… giúp tăng vị tổng thể của một số loại thực phẩm như nước dùng bò.

Chất điều vị 627 và 631 là gì?

Trong bài viết “Sự thật về bột ngọt trong hạt nêm” có đề cập đến ba chất điều vị 621, 627 và 631 kèm lời giải thích về ba chất này như sau: “621: tên hóa học là Monosodium Glutamate là bột ngọt; 627: tên hóa học là Sodium Guanilate, không là bột ngọt hay liên quan đến bột ngọt; 631: tên hóa học là Sodium Inosinate, ...

Thế nào là chất điều vị?

Chất điều vị là một nhóm chất được sử dụng để tăng vị thơm ngon của thực phẩm và các món ăn, hàng ngày chúng ta thường xuyên sử dụng như bột ngọt, hạt nêm và các phụ gia khác để nêm nếm các món ăn đều được gọi chung là chất điều vị.

Chất điều vị 620 là gì?

Chất điều vị có mã trong khoảng 600 đến 699. Trong đó 620-629 là nhóm Glutamate và Guanylate, 630-635 là nhóm inosinate, 636-650 là một số chất khác.

Chủ Đề