Cấy ốc tai điện tử giá bao nhiêu

Theo báo cáo của tổ chức WTO vào ngày 02/03/2021, khoảng 20% người dân trên toàn thế giới hiện có vấn đề về chức năng nghe [cường độ nghe của tai ≥ 25 dB [decibel] và cũng cảnh báo rằng, số người bị ảnh hưởng về thính lực có nguy cơ tăng hơn 1,5 lần, lên 2,5 tỷ người vào năm 2050 [chiếm khoảng 25% dân số vào lúc đó], so với 1,6 tỷ người vào năm 2019.

Trong số 2,5 tỷ người bị ảnh hưởng về thính lực vào năm 2050, 700 triệu người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cần có các liệu pháp điều trị chuyên sâu, so với 430 triệu người vào năm 2019.

Có tới gần 80% người bị điếc và khiếm thính sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và nên hầu như bệnh nhân không nhận được sự hỗ trợ y tế cần thiết. Tại Việt Nam, có khoảng 1,5 triệu đến 2,5 triệu người có vấn đề về thính giác và đang có xu hướng tăng lên vì ô nhiễm tiếng ồn.

Kỹ thuật cấy ốc tai điện tử [hay còn gọi là cấy điện cực ốc tai] là một phẫu thuật được thực hiện để giúp người điếc nặng có thể nghe được âm thanh, trong đó bệnh nhân sẽ được đặt một thiết bị chuyển đổi âm thanh ngoài vành tai thành những tín hiệu điện và một bộ điện cực chuyển các tín hiệu điện này vào trong ốc tai, việc này tạo ra sự kích thích thần kinh thính giác và truyền lên não độ để phân tích các tín hiệu đó thành âm thanh.

Nguyên lý hoạt động của ốc tai điện tử

Hệ thống ốc tai điện tử sẽ tạo một cơ chế nghe mới chuyển các tín hiệu âm thanh thanh thành tín hiệu điện, từ đó kích thích trực tiếp tới dây nối thần kinh thính giác của bệnh nhân.

Cấu tạo của hệ thống cấy ốc tai điện tử gồm 2 phần chính:

  • Phần bên ngoài gồm 1 microphone thu nhận âm thanh và bộ phận xử lý và mã hóa âm thanh thành tín hiệu điện. Tín hiệu truyền đến bộ phận tiếp nhận bên trong bằng sóng radio.
  • Bộ phận bên trong [nằm ở phía trong cơ thể bệnh nhân] gồm bộ phận tiếp nhận tín hiệu điện và dải điện cực được đặt vào trong các vòng xoắn của ốc tai. Các tín hiệu điện phát ra từ dải điện cực sẽ kích thích dây thần kinh thính giác , giúp bệnh nhân có thể nghe được âm thanh.

Cơ chế hoạt động của ốc tai điện tử

  • Trước hết, khi có âm thanh phát ra, microphone thu âm sẽ thu nhận âm thanh.
  • Tín hiệu âm thanh được phần truyền âm chuyển tới bộ xử lý âm thanh.
  • Bộ xử lý âm thanh ghi nhận và chọn lọc và mã hóa âm thanh thành các tín hiệu điện.
  • Các tín hiệu điện mã hóa từ âm thanh sẽ được chuyển xuyên qua da, tới các điện cực phía trong.
  • Ống mềm bằng silicon chứa nhiều điện cực trong đó và có các dây nối với bộ phận tiếp nhận theo từng điện cực riêng biệt. Những tín hiệu điện đã mã hóa được truyền đến những điện cực đặc biệt mà mỗi điện cực này có những chương trình sẽ phân hóa âm thanh theo độ lớn và âm sắc khác nhau, sau đó phần điện cực sẽ kích thích các sợi thần kinh nghe để truyền thông tin đến não.
  • Khi quá trình truyền thông tin đến não được thực hiện, bệnh nhân bị mất thính lực có thể nghe được các âm thanh được mã hóa, từ đó, qua việc học hỏi, phân loại âm thanh, bệnh nhân có thể hiểu được thông điệp từ các thông tin đó.
    Ốc tai điện tử bao gồm bộ phận thu nhận âm thanh bên ngoài và bộ phận xử lý âm thanh ở bên trong cơ thể

Chỉ định và hạn chế sử dụng kỹ thuật cấy điện cực ốc tai

Trường hợp được chỉ định của bác sĩ

  • Khiếm thính cả hai tai, mức độ nặng đến sâu [ngưỡng nghe từ 71dB trở lên]
  • Đã sử dụng máy trợ thính từ 6 tháng trở lên nhưng vẫn không đạt hiệu quả. không theo kịp hội thoại nếu không nhìn khẩu hình miệng.
  • Cấu trúc cửa sổ tròn & ốc tai không có dị tật.
  • Độ tuổi từ 12 tháng tuổi trở lên.
    Cấy ốc tai điện tử cần theo sự chỉ định của bác sĩ

Ngoài ra, trong một số trường hợp ở người lớn, cấy ốc tai điện tử cũng sẽ được chỉ định:

  • Mất thính giác làm gián đoạn khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ [mức độ khiếm thính ở mức trung bình, ngưỡng nghe từ 41 – 70dB]
  • Phụ thuộc vào khẩu hình miệng ngay cả khi người mất thính giác đã dùng máy trợ thính
  • Có sự hiểu biết về hoạt động, chức năng của ốc tai điện tử và mong muốn cải thiện khả năng nghe nhằm phục vụ cho công việc và sinh hoạt.

Trường hợp không được khuyến nghị

  • Nguyên nhân bị giảm thính giác là do thương tổn thần kinh thính giác hoặc dây truyền dẫn thần kinh thính giác trung ương.
  • Đang có các bệnh viêm nhiễm cấp tín nên phải điều trị bằng kháng viêm, kháng sinh.
  • Dị dạng không có ốc tai hoặc ốc tai có dị tật.
  • Bị thủng màng nhĩ trước đó bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Phải điều trị dứt điểm thủng màng nhĩ mới có thể tiến hành cấy ốc tai điện tử
  • Ốc tai bị xơ hóa, vôi hóa hoàn toàn ngăn cản việc luồn điện cực vào.

Ưu và nhược điểm của phương pháp cấy ốc tai điện tử

Ưu điểm:

  • Cấy ốc tai điện tử là phương pháp hiện đại nhằm tăng khả năng tiếp nhận và thông qua luyện tập sẽ tăng khả năng xử lý âm thanh. Tuy phương pháp này không thể đem lại 100% khả năng nghe như người bình thường nhưng cũng giúp cho người bệnh cải thiện lên đến 80% chức năng thính giác, tạo sự tự tin khi giao tiếp.
  • Đối với trẻ nhỏ, cấy ốc tai điện tử giúp bé học nói tốt hơn, không bị ngắt quãng quá trình luyện tập nghe và nói.

Nhược điểm

  • Vì trải qua quá trình phẫu thuật, người bệnh có thể gặp một số rủi ro: tụ máu dưới da, nhiễm trùng vết mổ … nghiêm trọng hơn thì có thể bị: liệt dây thần kinh số 7, tiền đình … gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bệnh nhân.
  • Trong quá trình sử dụng, người được cấy ốc tai điện tử phải tháo bỏ các bộ phận bên ngoài khi tắm và bơi lội, tránh bị vào nước.
  • Vì các thiết bị này sử dụng nguồn điện để duy trì hoặc đồng nên phải thường xuyên sạc pin hoặc thay pin mới nếu như pin chai.
  • Tình trạng mất thính giác tự nhiên vẫn tồn tại
  • Ốc tai điện tử dễ bị hư hỏng nếu bị va đập mạnh
  • Người dùng cần luyện tập để hồi phục chức năng và làm quen với ốc tai được cấy ghép

Biến chứng khi phẫu thuật cấy điện cực ốc tai và cách xử lý

Tương tự như các cuộc phẫu thuật khác, phẫu thuật cấy ốc tai điện tử cũng có khả năng xảy ra một số biến chứng như sau:

  • Tụ máu dưới da: xuất hiện khi trong quá trình thao tác phẫu thuật cầm máu không kỹ. Đối với trường hợp tụ máu ít, bác sĩ sẽ chỉ định xử lý bằng băng ép. Nếu hiện tượng xảy ra nhiều thì cần phẫu thuật để cầm máu.
  • Liệt dây thần kinh số 7 [liệt cơ mặt]: xảy ra khi vết mổ bị phù nề, người bệnh có thể hồi phục từ 3 – 6 tháng sau khi chống phù nề.
  • Tiền đình: xuất hiện khi cơ quan tiền đình của bị tổn thương khi phẫu thuật vùng tai, phần chức năng này có thể phục hồi qua quá trình điều trị hậu phẫu thuật.
  • Nhiễm trùng vết mổ: tình trạng này xảy ra trong vòng 1 năm sau khi phẫu thuật cấy ghép bộ phận tiếp nhận âm thanh ở phía trong tai. Khi gặp trường hợp này, bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để giải quyết nhiễm trùng và khiến nhanh liền vết mổ.

Ngoài ra, còn một vài vấn đề khác có thể xuất hiện như chảy máu vết mổ hoặc nghiêm trọng hơn là viêm màng não… Vì vậy, sau khi phẫu thuật, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể, người bệnh cần báo ngay tình trạng cho bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn cao nhất cho người bệnh.

Sự khác biệt giữa máy trợ thính và ốc tai điện tử

Phương pháp nghe:

  • Máy trợ thính sẽ hỗ trợ việc tăng giảm độ lớn cho phù hợp giúp người khiếm thính nghe được.
  • Với ốc tai điện tử, ốc tai của bạn đã bị tổn thương nặng nên ốc tai điện tử được tạo ra để làm thay nhiệm vụ cho phần ốc tai đã bị hư tổn.

Loại thính lực:

  • Máy trợ thính thường hỗ trợ tốt cho mức độ nghe kém từ nhẹ đến nặng [nghe được từ quãng 21 – 70dB].
  • Ốc tai điện tử thường được chỉ định cho mức độ nghe từ nặng đến sâu.[nghe được từ quãng trên 71dB].

Cách hoạt động:

  • Máy trợ thính hoạt động dựa trên việc khuếch đại âm thanh để bệnh nhân có thể nghe rõ.
  • Ốc tai điện tử có cơ chế hoàn toàn khác với máy trợ thính. Ốc tai điện tử sẽ làm nhiệm vụ của tai. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cấy một bộ cấy và luồn điện cực vào ốc tai. Những âm thanh thu được từ bên ngoài sẽ được bộ cấy chuyển thành tín hiệu điện. Tín hiệu này được truyền đến trung khu thần kinh thính giác để xử lý

Thời gian thích ứng

  • Đối với máy trợ thính, cơ thể thường mất khoảng thời gian ngắn hơn, thường là dưới 2 tuần để thích nghi.
  • Đối với ốc tai điện tử, cơ thể và não bộ mất từ 6 đến 12 tháng để thích nghi với âm thanh mới và đòi hỏi quá trình luyện tập với những âm thanh này.

Phẫu thuật:

  • Máy trợ thính hoàn toàn không cần phải phẫu thuật, đây là bộ đeo bên ngoài cơ thể.
  • Ốc tai điện tử cần phải phẫu thuật để tiến hành cấy bộ phận tiếp nhận âm thanh vào phía trong cơ thể.

Rủi ro:

  • Rủi ro khi đeo máy trợ thính là gần như không có do không phải làm bất cứ thủ thuật cấy ghép nào.
  • Cấy ốc tai điện tử: có rủi ro trong quá trình phẫu thuật

Chi phí:

  • Máy trợ thính: giá từ 3 triệu đến 15 triệu đồng 1 thiết bị ở mức trung bình và dùng ổn định. Giá rẻ từ 300.000 đến 1 triệu đồng.
  • Cấy ốc tai điện tử: chi phí cao hơn nhiều so với máy trợ thính, từ 400 – 700 triệu đồng / ca phẫu thuật.
    Máy trợ thính được sử dụng với những người khiếm thính mức độ nhẹ đến nặng

Áp dụng kỹ thuật cấy ốc tai điện tử tại Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn

Nắm bắt được tầm quan trọng của cấy ốc tai điện tử trong việc đem lại khả năng nghe cho bệnh nhân bị khiếm thính thể nặng và sâu, Ngày 05/07/2023, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM đã đến thăm và đánh giá cơ sở vật chất tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn để chuẩn bị cho buổi chuyển giao kỹ thuật Cấy điện cực ốc tai điện tử sắp diễn ra.

Hội thảo cấy ốc tai điện tử tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn

Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn được bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá là đảm bảo về chất lượng cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật và đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế có chuyên môn cao đủ tiêu chuẩn để thực hiện phẫu thuật cấy ốc tai điện tử.

Với việc chuyển giao này, Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn tiếp tục khẳng định vị thế là Bệnh viện chuyên khoa sâu về Tai Mũi Họng trong khu vực. Chúng tôi mong muốn không những để giảm tải áp lực cho hệ thống y tế công trong lĩnh vực Tai – Mũi – Họng mà còn đem lại những giá trị về trải nghiệm điều trị, bảo vệ chăm sóc sức khỏe của người dân và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về dịch vụ y tế.

\>>> Xem thêm về cấy ốc tai điện tử qua buổi tọa đàm tại tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn qua video sau:

Các câu hỏi thường gặp về phương pháp cấy ốc tai điện tử

Chi phí cấy điện cực ốc tai thế nào?

Chi phí để chi trả cho việc cấy ốc tai điện tử cho người lớn và trẻ em sẽ giao động từ 400 – 700 triệu đồng cho phương pháp điện cực ốc tai tùy vào loại ốc tai điện tử được cấy.

Thời gian mổ và thời gian nằm viện cấy ghép ốc tai điện tử?

Thời gian tiến hành phẫu thuật mất từ 2 – 3 tiếng sau khi được gây mê. Thời gian nằm viện theo dõi sau cấy ghép là khoảng 3 – 5 ngày.

Có thể nghe thấy âm thanh ngay sau khi phẫu thuật không?

Câu trả lời là không. Khi phẫu thuật cấy ghép, người bệnh chỉ mới được gắn phần tiếp nhận âm thanh phía trong. Trong khoảng thời gian từ 3 – 6 tuần, người bệnh sẽ được theo dõi xem phản ứng của cơ thể khi được cấy ghép thiết bị ngoại vi vào trong, nếu không có dấu hiệu phản vệ và vết mổ lành lặn hẳn, bệnh nhân sẽ được gắn thiết bị bên ngoài và phải trải qua quá trình rèn luyện mới có thể nghe được.

Chủ Đề