Cây caảnh lá tai chuột có tên gọi là gì

Dây leo thường bám trên các cành cây và thõng xuống. Có 2 lá mọc đối nhau từng cặp, mọng nước, màu lục nhạt, nom giống như hai cái hạt bí hay hai cái tai chuột. Hoa nhỏ, màu trắng mọc ở nách lá. Quả gồm 2 quả đại thẳng. Hạt có lông. Toàn dây có nhựa mủ màu trắng.

Ra hoa tháng 4-6.

Bộ phận dùng:

Toàn cây - Herba Dischidiae Acuminatae.

Nơi sống và thu hái:

Cây mọc chủ yếu ở vùng núi nước ta, thường gặp trên các cây gỗ ven rừng. Có thể thu hái cây và lá quanh năm. Thái nhỏ, dùng tươi sao vàng sắc uống hay phơi khô dùng dần.

Vị thuốc Tai chuột

(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)

Tính vị:

Vị hơi chua, tính mát;

Tác dụng:

Có tác dụng lợi tiểu, sát trùng tiêu viêm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Thường dùng chữa khí hư, đái vàng, lậu, chữa sưng tấy, móng tay lên chín mé, bỏng, thối tai và làm thuốc lợi sữa. Liều dùng 20-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, lấy lá tươi giã đắp hoặc nấu nước rửa. Có thể giã nhỏ cũng với lá Hà thủ ô trắng lấy nước nhỏ vào tai chữa thối tai.

Dây hạt bí còn được gọi là dây tai chuột vì lá của nó có hình dáng nhỏ nhắn như cái tai chuột vậy (và cũng giống hạt bí rợ). Mặc dù ở nước ta, loài cây này ít phổ biến nhưng công dụng làm thuốc của nó thì lại không thể phủ nhận (kể cả làm thuốc uống và dùng ngoài da).

Ở các nước khác, dây tai chuột vừa được trồng làm cảnh, vừa được trồng làm thuốc.

Vậy, công dụng cụ thể của loại cây này như thế nào và cách dùng ra sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé!

Dây tai chuột có tên khoa học là Dischidia chinensis, thuộc họ Thiên lý (ở Trung Quốc được gọi là nhãn thụ liên 眼树莲) (1) (2).

Ở nước ta, dây này ít mọc dưới đất mà thường leo bám trên các thân cây, cành cây. Đặc biệt, lá cây nhỏ nhắn, mọc từng cặp đối nhau và có màu xanh nhạt. Hoa của cây màu trắng và toàn cây đều có nhựa màu trắng.

Cây caảnh lá tai chuột có tên gọi là gì
Dây tươi

Dùng toàn dây làm thuốc bằng cách rửa sạch, cắt ngắn, nếu dùng tươi thì sao vàng rồi mới sắc uống còn nếu dùng khô thì phơi khô, sắc uống (3).

Công dụng làm thuốc của dây tai chuột

Theo y học cổ truyền, dây tai chuột có vị hơi chua, tính mát, được dùng làm thuốc với nhiều công dụng như:

  • Lợi tiểu, tiêu viêm.
  • Điều trị khí hư ở phụ nữ.
  • Điều trị sang dương thũng độc.
  • Điều trị chứng nước tiểu vàng.
  • Điều trị bệnh lậu.
  • Giúp lợi sữa.
  • Điều trị phế táo khái huyết.

Cách dùng: lấy từ 20 – 30 g toàn dây, nấu lấy nước uống trong ngày.

Dùng ngoài da: Dây tai chuột còn được dùng làm thuốc ngoài da để sát trùng, điều trị sưng tấy và chín mé móng tay (bằng cách giã nát, đắp lên). Với chứng thối tai, dân gian lấy toàn dây tươi và lá tươi, rửa sạch, giã nát cùng với lá hà thủ ô trắng (lá tươi) rồi vắt lấy nước, nhỏ vào lỗ tai (3).

Cây caảnh lá tai chuột có tên gọi là gì
Cây tươi

Về hoạt tính chống oxy hóa của dây tai chuột

Kết quả nghiên cứu các chiết xuất khác nhau từ cây tai chuột cho thấy trong cây này có chứa nguồn chống oxy hóa tự nhiên lành mạnh, có thể thông qua quá trình chiết xuất để ứng dụng trong y học và thực phẩm (4).

Các bài thuốc kết hợp

Dây tai chuột còn được dùng trong nhiều bài thuốc kết hợp như:

1. Điều trị phù thũng

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá tai chuột, 1 nắm bông mã đề, 1 nắm rễ cây cỏ xước và 1 nắm thài lài tía.
  • Thực hiện: tất cả đem sao qua rồi nấu lấy nước uống (3).

2. Điều trị thận nhiệt, viêm đường tiết niệu, tiểu buốt, nước tiểu đục, nước tiểu đỏ, nước tiểu vàng và chứng bạch đới ở phụ nữ

  • Chuẩn bị: toàn dây tai chuột (4 g), rễ tranh (30 g) và lá bạc thau (30 g).
  • Thực hiện: nấu lấy nước uống trong ngày (3).

Phân biệt

  • Dây tai chuột khác với cây mạch lạc đuôi chuột thường dùng hỗ trợ điều trị tiểu đường.
  • Dây tai chuột được nói đến trong bài này khác với tai chuột Esquirol (tên khoa học: Dischidia esquirolii) và cũng khác với tai chuột nam (tên khoa học: Dischidia australis) (3).

Ngày nay, các cây thuốc nam không còn được ứng dụng nhiều như trước vì quá trình sắc nấu khá vất vả và có nhiều loại thuốc Tây khác thay thế tiện lợi hơn. Tuy nhiên, tìm hiểu về y học cổ truyền không chỉ là để ứng dụng mà còn để biết về quá khứ, về các di sản văn hóa – y học của ông cha; để hiểu rằng mỗi loài cây đều có giá trị riêng và chỉ cần biết cách ứng dụng, chúng ta sẽ có được một kho tài nguyên vô cùng quý giá!