Câu thơ nói về chí làm trai trong văn học trung đại

Contents

  1. Video quan niệm về chí làm trai trong xã hội phong kiến
  2. Quan niệm về chí làm trai trong xã hội phong kiến ?
    1. Chí làm trai là gì ?
  3. Dàn ý quan niệm về chí làm trai trong văn học
  4. Chí làm trai trong bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão
  5. Đánh Giá Bài Viết
    1. 9.3

Dưới đây là bài làm chí làm trai là gì mới nhất được tổng hợp với wikisecret cho các bạn tham khảo hãy theo dõi ngay bên dưới nhé

Video quan niệm về chí làm trai trong xã hội phong kiến

Quan niệm về chí làm trai trong xã hội phong kiến ?

Dưới đây là quan niệm về chí làm trai trong xã hội phong kiến hãy cùng theo dõi nhé.

Chí làm trai là gì ?

Chí làm trai trong xã hội phong kiến xưa : Thể hiện qua quan niệm, nhận thức về món nợ công danh của kẻ làm trai.

  • Nợ công danh:

+ Quan niệm công danh này xuất phát từ quan niệm nhập thế tích cực của Nho giáo: phải ở giữa cuộc đời này, dốc hết tâm sức để giúp dân, giúp đời.

+ Xuất phát từ tinh thần của thời đại.

=>Hình thành lí tưởng sống của những trang nam nhi trong xã hội đương thời: phải lập công danh (công: sự nghiệp lớn lao, danh: để tiếng thơm của mình lưu truyền muôn đời).

Dàn ý quan niệm về chí làm trai trong văn học

1. Mở bài

Phạm Ngũ Lão là anh hùng xuất chúng của dân tộc, có công lớn trong công cuộc chống xâm lược Mông – Nguyên. Bài thơ Thuật hoài là một trong những tác phẩm ít ỏi còn sót lại của vị dũng tướng. Với lời thơ ngắn gọn, đạt đến độ súc tích cao, bài thơ khắc họa được vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lý tưởng, có nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại”

2. Thân bài:

Vẻ đẹp chí nam nhi qua vóc dáng hùng dũng, sánh ngang tầm vũ trụ:

  • Hình ảnh tráng sĩ: hiện lên qua tư thế “ cầm ngang ngọn giáo” (hoành sóc) giữ non sông. Đó là tư thế hiên ngang với vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ.
  • Hình ảnh “ba quân” hiện lên với sức mạnh của đội quân đang sôi sục khí thế quyết chiến thắng.
  • Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh “ba quân” mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dân tộc thời Trần – “hào khí Đông A”

Vẻ đẹp chí nam nhi khát vọng công danh, lẽ sống lớn của người anh hùng:

Khát vọng lập công danh để thoả “chí nam nhi”, cũng là khát vọng được đem tài trí “tận trung báo quốc” – thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A.

Nghệ thuật :Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng. Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc

3. Kết bài:

Bài thơ thể hiện vẻ đẹp chí nam nhi, lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc.

Chí làm trai trong bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão

Chí làm trai trong bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão

Bài thơ khắc họa hình ảnh tráng sĩ đời Trần trong khí thế hào hùng chống giặc ngoại xâm. Đó là hình ảnh đấng nam nhi có tư thế oai hùng, tầm vóc lớn lao, ý chí mạnh mẽ và cái tâm cao đẹp luôn khát khao cống hiến, lập công bằng tất cả tài năng, tâm huyết.

Bài thơ còn thể hiện một thái độ sống khiêm tốn, không bao giờ tự mãn với bản thân, cống hiến bao nhiêu cho đất nước vẫn chưa hài lòng, vẫn cảm thấy hổ thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu. Đó là khát vọng, hoài bão cao đẹp của Phạm Ngũ Lão và thanh niên thời đại phong kiến.

Có ý kiến cho rằng sự hổ thẹn của tác giả là kiêu kì bởi Vũ Hầu tên thật là Gia Cát Lượng, thường gọi là Khổng Minh, là một nhân vật lịch sử nổi tiếng thời Tam Quốc, có trí tuệ siêu phàm, tài năng xuất chúng hiếm ai sánh nổi, người đã trả nợ công danh đến hơi thở cuối cùng. Phạm Ngũ Lão thấy thẹn với lòng mình khi nghe chuyện Vũ Hầu quả là mạnh mẽ, táo bạo, thiên hạ xưa nay mấy ai làm được. Nhưng lại có ý kiến cho rằng sự hổ thẹn của tác giả là tự cao, tự đại. Đó là ý kiến thiếu công bằng, chưa thấu đáo ý thơ, tiếng lòng Phạm Ngũ Lão.

Câu thơ nói về chí làm trai trong văn học trung đại

Ngược lại, có nhiều ý kiến ca ngợi thái độ biết hổ thẹn của Phạm Ngũ Lão, cho đó là biểu hiện của sự khiêm tốn, có khát vọng, hoài bão cao cả. Đúng vậy! Phạm Ngũ Lão thẹn vì thấy mình chưa có tài năng lớn như Vũ Hầu để lập công danh gánh vác giang sơn, Tổ quốc. Cái thẹn của ông là cái thẹn của người có chí lớn, có cái tâm trong sáng, có hoài bão, khát vọng cống hiến hết mình cho dân cho nước. Cái thẹn làm nên nhân cách lớn của thời đại.

Trong bài thơ “thuật hoài”, cái thẹn của Phạm Ngũ Lão là hoàn toàn chính đáng, bởi Khổng Minh là một con người chứ không phải thánh. Sự tài giỏi của ông là kết quả của quá trình rèn luyện học hành mà có, Ông là tấm gương cho hậu thế noi theo.

Bài thơ là lời đúc kết lý tưởng sống cao đẹp của thanh niên thời đại phong kiến. Khát vọng, hoài bão đó chính là quan niệm về chí làm trai, làm trai phải có công danh, sự nghiệp, phải gánh vác giang sơn, phải lập công, báo quốc, vì dân vì nước.

Quan niệm đó xuyên suốt lịch sử phong kiến, được trải nghiệm trong thực tế và lưu bút trong nhiều áng văn chương: Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu… tới những thanh niên “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, những chàng trai cô gái sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân cho Tổ quốc.

Ước mơ, khát vọng, lí tưởng của thanh niên thời đại xưa cũng như thời nay là một truyền thống nối tiếp cao đẹp. Thông điệp mà Phạm Ngũ Lão gửi đến chúng ta là phải sống khiêm tốn, phải biết ước mơ khát vọng, phải rèn luyện để trở thành người có ích, cống hiến thật nhiều cho Tổ quốc.

Đánh Giá Bài Viết

Chấm điểm bài văn - 9.3

9.3

100

Quan niệm về chí làm trai trong xã hội phong kiến được thể hiện rất tốt

User Rating: 4.55 ( 1 votes)

1.Làm trai như chàng mới đáng nên trai
Ăn cơm với vợ còn nài vét niêu

2. Bồng bổng bồng bôngTrai ơn vua chầu chực sân rồngGái ơn chồng ngồi võng ru conƠn vua xem nặng bằng nonƠn chồng đội đức tổ tông dõi truyềnLàm trai lấy được vợ hiềnNhư cầm đồng tiền vớ được của ngonPhận gái lấy được chồng khôn

Xem bằng cá vượt vũ môn hóa rồng

3. Ru con con ngủ à ơiTrông cho con lớn nên người khôn ngoanLàm trai gánh vác giang sanMẹ cha trông xuống, thế gian trông vàoRu con con ngủ đi nàoCù lao dưỡng dục biết bao cho cùngLàm trai quyết chí anh hùng

Ra tay đánh dẹp, vẫy vùng nước non.

4. Làm trai phải biết đủ nghềHòng khi có lỡ thì về mót khoaiMót được củ chạc, củ chài

Củ giắt lưng khố, củ nhai vào mồm

5. Làm trai quyết chí tu thânCông danh chớ vội, nợ nần chớ loKhi nên trời giúp công choLàm trai năm liệu, bảy lo mới hàoTrời sinh, trời chẳng phụ nàoCông danh gặp hội, anh hào ra tayTrí khôn sắp để dạ này

Có công mài sắt, có ngày nên kim.

6. Làm trai chí ở cho bềnChớ lo muộn vợ, chớ phiền muộn conDù cho biển cạn non mòn

Công danh phải đạt cho tròn mới thôi

7. Làm trai mà chẳng biết suy
Đến khi nghĩ lại, còn gì là thân

CHÚC BẠN HỌC TỐT!!