Câu Học ăn, học nói, học gói, học mở là loại câu gì

Học ăn, học nói, học gói, học mở là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.– Học ăn: học những phép lịch sự trong ăn uống.– Học nói: học nói những điều hay, lẽ phải.– Học gói: học cách tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí.– Học mở: học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác.– Học gói, học mở: cũng có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước, cái gì sau, cách sắp xếp công việc, có gói rồi mới đến mở, trong cuộc sống phải biết trước biết sau, chỉ chung sự khéo léo trong công việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày.

Bạn đang xem: Học ăn học nói học gói học mở là gì

Trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam có một truyện vui nhiều ý nghĩa. Truyện kể, một ông khách đột ngột thăm nhà bạn vào lúc đúng bữa. Vị khách đi đường xa hết tiền lộ phí, lại đói bụng. Chủ nhà cũng thuộc diện nghèo khó không đủ điều kiện tiếp đãi đầy đủ, chỉ tiện mời bữa ăn. Khách ăn không đủ no, muốn ăn tiếp lại ngại không biết nồi cơm gia chủ có còn không, nên rất tế nhị đưa bát [chén] về phía chủ, nói vui: “Nhà tôi năm ngoái có cây ổi ra trái to bằng cái bát này”. Chủ nhà cũng rất tế nhị đưa cái nồi hết sạch cơm cho khách xem và nói: “Năm ngoái nhà tôi có cây cam, trái to bằng cái nồi”. Cả khách và chủ đều vui vẻ chấp nhận sự đạm bạc thiếu thốn của mình.


Minh họa: P.S

Từ truyện vui kể trên, người viết nhớ tới câu tục ngữ: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Thiết nghĩ, truyện vui kể trên đã nói lên phần nào giá trị của việc “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

Ăn là vấn đề tồn tại phát triển. Học ăn cũng là học cách tồn tại và phát triển. Người ta học ăn để biết và thấu hiểu 3 vấn đề: Vì sao ăn, ăn gì và ăn như thế nào? Vì sao ăn? Không chỉ là câu hỏi tiềm thức của bản năng. Đó còn là câu hỏi của lý trí, tình cảm. Ăn vì đói, vì thói quen đến bữa, vì giao tế, vì người khác là chuyện bình thường. Ăn để khám phá ẩm thực, để thưởng thức cái ngon cái đẹp, cũng là điều hợp lẽ tự nhiên. Nhưng nếu ăn vì sự tham lam như một loài ếch Nam Mỹ hay bầy đàn châu chấu thì không còn là chuyện bình thường nữa. Vấn đề thứ hai là ăn cái gì? Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm để biết đồ ăn nào sạch, đồ ăn nào bẩn, cái ăn được, cái không thể ăn. Vấn đề thứ ba là ăn như thế nào? Vấn đề này xem ra đơn giản nhưng lại rất nhiều phức tạp và phong phú. Không chỉ là vấn đề ăn nhanh, ăn chậm hay lịch lãm tinh tế trong khi ăn. Tình cảm và thái độ sống góp phần quyết định trong việc ăn như thế nào. Nhìn người khác để ăn. Ăn vừa đủ, ăn có văn hóa có lẽ là những yêu cầu cơ bản trong vấn đề ăn như thế nào.

Xem thêm: Tra Từ Bí Thư Đảng Bộ Tiếng Anh Là Gì ? Bí Thư Đảng Ủy Trong Tiếng Anh Là Gì

Việc học nói cũng gần giống như chuyện học ăn. Nói là bản năng của con người. Học nói cũng thuộc về bản năng. Trong cuộc sống, người ta phải thường xuyên đối diện với 3 vấn đề: vì sao nói, nói điều gì và nói như thế nào?

Như trên đã trình bày, nói thuộc về bản năng là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc nói nhất thiết phải học. Tính xã hội là một thuộc tính của con người. Vấn đề “vì sao nói” không chỉ có trong tiềm thức mà luôn tồn tại trong lý trí, tình cảm. Trong đời sống thường ngày, trong công việc, nói vì mình, vì người khác, vì cộng đồng xã hội là điều bình thường. Tuy nhiên, cái gốc của vấn đề này là đạo đức và trách nhiệm sống. Nếu vì tình người, vì trách nhiệm xã hội, vì cái đẹp, người ta sẽ tìm được và giải mã vấn đề nói cái gì. Kẻ ích kỷ, vụ lợi, gian xảo sẽ nói những gì có lợi cho mình, bất chấp sự tổn hại hay tổn thương tới người khác.

Ở vấn đề “nói như thế nào”, thiết nghĩ thuộc về tri thức, kỹ năng. Mục đích chính của việc nói là thuyết phục. Cái “tâm” của người nói luôn là một nền tảng, cơ sở cho sức thuyết phục. Cái “tâm” ấy cũng rất cần đến sự hỗ trợ của tri thức, kỹ năng. Tri thức cần phải được chọn lọc theo yêu cầu phù hợp, hiệu quả. Kỹ năng truyền tải cần phải sinh động, phong phú. Thực tế cho thấy, kỹ năng nói luôn có được những ưu thế trong các cuộc tranh luận, trong giao tiếp và công việc hàng ngày.

Nói tiếp về việc “học gói, học mở”, theo cách nghĩ của người viết, tổ tiên cha ông ta không chia, tách chuyện gói, mở. Có gói ắt phải có mở, âu cũng là một lẽ thường tình trong đời sống. Hoàn toàn không phải tiện miệng nói theo vần, việc “học gói, học mở” được xếp ngang với việc học ăn, học nói. Vấn đề không phải chỉ dừng lại ở chuyện gói, mở hàng hóa bình thường. Phạm trù “gói”, “mở” rất sâu rộng, bao hàm hầu hết các vấn đề trong đời sống, công việc; là một vấn đề triết học sâu sắc luôn tồn tại trong đời sống con người, đời sống xã hội, vũ trụ vô hạn. Đời sống mỗi con người có hạn.

Trong vô hạn có hữu hạn. Việc học gói, học mở chính là học cách nhận biết cái hữu hạn trong vô hạn, cái vô hạn trong hữu hạn. Nói một cách nôm na, trong đời sống con người, đời sống xã hội, chúng ta luôn phải đối mặt tới những vấn đề “quên đi”, “nhớ lại”, “đóng vào”, “mở ra”. Sự phức tạp trong đời sống tình cảm, trong xã hội luôn cần có những giải pháp để hóa giải. Hóa giải các mâu thuẫn, xung đột để tồn tại, để phát triển. Cổ nhân nhắc người đời sau phải “học gói, học mở” để khép lại cái này, mở ra cái kia; để cuộc sống tinh thần mỗi người, cuộc sống xã hội ổn định. Việc “học gói, học mở” chính là để mối quan hệ giữa người với người tốt đẹp hơn, để việc làm có hiệu quả hơn, để mỗi người sống vui vẻ hơn.

Câu hỏi: Ý nghĩa của câu học ăn học nói học gói học mở

Trả lời:

Câu tục ngữ tuy ngắn gọn, giản dị nhưng ẩn chứa bài học về cách ứng xử sao cho chuẩn mực của con người trong cuộc sống. Chữ “học” được lặp lại bốn lần, điều đó nhấn mạnh, chúng ta cần luôn học hỏi mọi điều trong cuộc sống, dù là những điều nhỏ nhất. Thứ nhất là học cách ăn uống, cần biết các phép tắc ăn uống lịch sự, tế nhị. Văn hóa Việt Nam coi trọng cách ăn tập thể, đông người, tính cách con người được thể hiện qua văn hóa ăn uống và ứng xử bên mâm cơm. Thứ hai là học cách nói năng, lễ độ với người lớn tuổi và hòa đồng với bạn bè cùng trang lứa. Lời nói cần nhẹ nhàng, nói những điều hay lẽ phải bởi “lời nói chẳng mất tiền mua”. Tuy nhiên cần tránh những lời giả dối, xu nịnh hay nói xấu, nói sai cho người khác. Học hỏi từ cuộc sống, chúng ta cần cả “học gói, học mở”, biết làm theo thứ tự trước – sau cho đúng, biết sắp xếp công việc cho hợp lí. Theo cách hiểu khác, học gói còn học cách tiết kiệm chi tiêu, không lãng phí tiền bạc còn học mở là học cách mở lòng để bao dung và giúp đỡ người khác. Như vậy, chỉ với câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đã truyền tải bao bài học ứng xử sâu sắc, là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta cần luôn cố gắng học hỏi từ cuộc sống để hoàn thiện bản thân mình hơn.

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về bài nghị luận câu nói “Học ăn học nói học gói học mở” nhé!

Dân gian xưa đã để lại cho đời sau những câu nói thật hay, thật đẹp: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”Đây là lời răn dạy của cha mẹ đối với con cái tronggia đình, dòng tộc. Ăn thế nào cho có văn hoá? Nói thế nào cho lễ phép, lịch thiệp? Gói, mở thế nào cho nó đẹp về hình thức, có ý nghĩa về nội dung? Đó chính là vấn đề nề nếp gia phong củagia đình, dòng tộc, có ảnh hưởng lớn đến xã hội. Nói một cách khác làcon ngườiphải có hiểu biết, có văn hoá, có nhận thức thì giải quyết vấn đề “Học ăn, học nói, học gói, học mở” sẽ có hiệu quả vì nó là một vấn đề rất tế nhị của đời sống xã hội.Cuộc sốngrất phong phú, cái gì muốn biết ta cũng phải học, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ không biết đến biết… đó chính là kinh nghiệm sống của dân gian truyền lại cho con cháu, một bài học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ví dụ: Khi ta đóng một cái đinh lên tường để treo một cái ảnh, tuy đơn giản, song cũng phải học đóng cho thẳng thì ảnh treo mới cân và đẹp.

Vậy thế nào là “Học”? Học là học hỏi, tìm tòi sáng tạo để mang về cho mình những kiến thức cần thiết của đời sống xã hội. Còn “học ăn” là thế nào? là vấn đề thuộc phạm trù văn hoá ẩm thực, mà người xưa đã dạy: “Ăn trông nồi…”. Học ăn là thể hiện nét văn hoá đẹp, khi ngồi trong mâm cơm có đầy đủ mọi người như: ông bà, cha mẹ, anh chị, khách… ta phải ăn thế nào để mọi người khỏi chê cười là người “tham ăn, tục uống”, tránh ăn theo kiểu thô tục – ăn hùng hục, ăn lấy được, chọn miếng ngon ăn trước, không để ý những người xung quanh, trên còn có ông bà, sau đến cha mẹ, khách khứa… đó chính là nghệ thuật mang nét văn hoá,văn minh, lịch sự trong sinh hoạt ẩm thực, nó còn thể hiệnlối sốngcó phép tắc, tư cách đạo đức của con người hiểu biết hay không. Trong cuộc sống, ta giao tiếp với nhiều lớp người khác nhau: công nhân,thầy côgiáo, trí thức, thứ bộ trưởng…

Vì thế ta nên sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng, từng con người cụ thể. Muốn vậy ta phải “Học nói”. Vậy thế nào là học nói? Từ xa xưa cha ông ta đã nói: “Dạy con từ thuở còn thơ…” Dạy con phải dạy từ nhỏ, biết cách nói năng vớibố mẹcho lễ phép, câu nói phải có chủ ngữ, kính trên nhường dưới. Mặt khác,bố mẹuốn nắn cho con những cái sai, dạy cho con những điều hay lẽ phải,nghĩa là dạy cho con đạo lý làm người. Người vợ khi mới về nhà chồng còn“lạ nước, lạ cái”, tiếp xúc với chồng hoặc cha mẹ chồng phải nói năng cẩn thận để khỏi mất lòng, cân nhắc từng lời ăn tiếng nói, để tránh những điều tiếng trong cuộc sống hàng ngày. Học nói là một nghệ thuật trong giao tiếp sao cho khéo léo, được lòng mọi người, thể hiện mình là người có văn hoá, có tri thức [vốn sống, vốn hiểu biết]. Bên cạnh vấn đề học nói là học gói, học mở. Gói như thế nào cho thích mắt mọi người, cho đẹp không phải là chuyện dễ dàng [vấn đề thẩm mỹ]. Vì thực tế cho thấy có những người rất khéo tay, ta quen gọi là “bàn tay vàng”, nhưng lại có những người rất vụng về.

Bởi vậy học gói, học mở tuy đơn giản song đòi hỏi con người phảihọc tập, quan sát, khéo léo, có con mắt nghệ thuật mới tạo ra được những sản phẩm đẹp, ưng ý mọi người. Vấn đề ở đây không phải là học gói, học mở mà là ý nghĩa chung của công việc hàng ngày, phải ngăn nắp, cẩn thận, chu đáo, sắp xếp đâu ra đấy, có nề nếp, có khuôn phép trong gia đình. Mở rộng ra với xã hội là luật lệ, quy định ta phải tuân theo kiểu như “Sống, làm việc theo pháp luật”.

Câu nói của dân gian có tác dụng răn dạy,giáo dụccon người rất hay trong cuộc sống, muốn làm tốt, thành công một việc gì đều phải học hỏi. Đó là bài học quý báu của cha ông để lại cho chúng ta những điều hay lẽ phải, muốn đạt kết quả cao phải học tập, rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡngbản thân

Video liên quan

Chủ Đề