Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà hai câu thơ trên trích từ văn bản nào

Câu hỏi: Biện pháp tu từ trong bài Cảnh khuya

Trả lời:

Các biện pháp tu từ: So sánh, điệp ngữ, nhân hoá.

- Hình ảnh so sánh: Tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình người.

- Điệp từ lồng với các hình ảnh: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng rất sáng mà còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đường nét, hình khối, tầng bậc…

- Điệp ngữ chưa ngủ mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước.

-Nnân hoá; “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”: cảnh vật gần gũi, vận động

=> Bằng các biện pháp tu từ, bài thơ giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất họa, chất nhạc và ấm áp tình người. Đồng thời ta còn rung động trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác: sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Người.

Các em cùng Toploigiai tham khảo thêm các kiến thức hay về tác phẩm Cảnh khuya nhé!

1. Bài thơ Cảnh khuya

CẢNH KHUYA

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

a. Hoàn cảnh sáng tác Cảnh khuya

Bài thơ được viết năm 1947 – những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tại chiến khu Việt Bắc

b. Giá trị nội dung Cảnh khuya

Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ

c. Giá trị nghệ thuật Cảnh khuya

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Hình ảnh thiên nhiên đẹp, gần gũi, bình dị

- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng

- Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, điệp ngữ…

2. Cảm nghĩ bài thơ Cảnh khuya

Trong tất cả những bài thơ của Bác Hồ giai đoạn kháng chiến thì em thích nhất là bài “Cảnh khuya”. Mặc dù bài thơ chỉ vỏn vẹn 4 câu thơ, nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở núi rừng Việt Bắc, có rừng cây, có trăng sáng, có tiếng suối, và đặc biệt có một người đang ở đó thao thức không ngủ được vì lo lắng cho sự an nguy của nước nhà.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

“Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó yên ắng lắm, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, thì Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Nhưng dưới ngòi bút và tâm hồn lãng mạn của chủ tịch Hồ Chí Minh, thì nó nghe như tiếng hát, lời hát ngọt ngào, quen thuộc gần gũi như ở quê nhà. Bất chợt Bác nhìn lên bầu trời và nhìn thấy được một cảnh tượng thật đẹp.

Trăng “lồng” cổ thụ, bóng “lồng” hoa

Hình ảnh “trăng” xuất hiện không ít ở trong văn thơ, và ngay trong nhiều sáng tác của Hồ Chủ Tịch thì vẫn đã có bóng dáng của trăng, tuy nhiên ở bài thơ này, trăng hiện lên đẹp biết bao. Ánh trăng sáng luồn qua tầng cây cổ thụ, rồi sau đó chiếu xuống mặt đất trông như những bông hoa. Tâm hồn của Bác thật quá đỗi nên thơ, một hình ảnh mà chúng ta nghĩ rằng nó vô cùng quen thuộc, nhưng dưới ngòi bút của thi sĩ, nó được nâng lên một tầm mới, là vẻ đẹp nghệ thuật.

Vâng, chỉ mới hai câu thơ thôi, nhưng Bác Hồ kính yêu đã vẽ nên một bức tranh thơ mộng hữu tình giữa núi rừng hoang vu của Việt Bắc, điều này vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần lạc quan yêu đời của Bác, vừa thể hiện được sự tinh tế, những rung cảm tuyệt vời không phải ai cũng có. Điều đáng nói ở đây là Bác đã dùng những từ ngữ giàu hình ảnh cùng lối gieo vần, chữ như đang tự sự, rất giản đơn, ngắn gọn mà súc tích, ai trong chúng ta đọc lên cũng có thể tưởng tượng ra ngay khung cảnh Tây Bắc lúc đó như thế nào.

Tiếp nối những rung cảm về cảnh vật thiên nhiên, Bác nhìn lại sự tồn tại của mình.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Không phải một lời biện minh, nhưng hai câu thơ này Bác như đang tự trả lời cho câu hỏi: “Vì sao người chưa ngủ”. Giữa đêm khuya thanh vắng, chỉ còn văng vẳng tiếng suối, có ánh trăng sáng soi, có bóng cây, có “hoa”, nhưng chỉ khi “người chưa ngủ” mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp đầy huyền bí ở nơi rừng núi như thế này được. Bác bộc bạch: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Đọc câu thơ lên ai nấy đều cảm phục trước một người con vĩ đại của dân tộc, một người tận tâm, hết mực yêu nước thương dân, trong khi mọi vật, mọi người đã nghỉ ngơi thì Bác vẫn đang phải lo lắng, nghĩ suy để đưa ra giải pháp nào tốt nhất cho quân ta giành thắng lợi, đất nước sớm được độc độc lập, tự do.

Con người chiến sĩ hòa quyện với tâm hồn thi sĩ tạo nên một tác phẩm “bất hủ” mà hầu như ai cũng thuộc lòng từng câu từng chữ.

Cảnh khuya không chỉ đẹp vì cảnh, mà nó còn đẹp vì tình, là tình yêu thương mà Bác Hồ dành cho hàng triệu trái tim người dân Việt Nam, là tình yêu dân tộc, yêu quê hương hết thảy. Thiết nghĩ, không biết chỉ một đêm hay biết bao nhiêu đêm Bác thao thức “vì lo nỗi nước nhà”? Càng đọc bài thơ này, em lại càng yêu mến và khâm phục trước tinh thần, nghị lực của Bác Hồ kính yêu.

2045 điểm

Đặng Ngọc Anh

Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ Cảnh khuy
a.

Tổng hợp câu trả lời [3]

Các biện pháp tu từ: - Điệp ngữ: lồng, chưa ngủ - So sánh: tiếng suối - tiếng hát, cảnh vật đẹp - bức tranh ⇒Tác dụng: - Điệp ngữ 'lồng' tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho cảnh vật về đêm. - Điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ vĩ đại lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước. - So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng với tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cảnh vật trở nên gần gũi. - So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cài nhìn của nhà thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác Hồ

ĐÉO LÀM MÀ ĐÒI CÓ ĂN THÌ ĂN ĐB NHÁ, ĂN CỨT. THẾ CHO NHANH

So sánh: • Tiếng suối trong như tiếng hát xa • Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Điệp ngữ: • Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. • Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, • Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Tác dụng: [gợi ý] • So sánh tiếng suối với tiếng hát làm cho tiếng suối trở nên gần gũi hơn, thân mật với con người hơn. Âm thanh trong trẻo, tô đậm thêm sự thanh vắng của đêm khuya. • Hai từ "lồng" được lặp lại trong câu thơ đã tạo nên bức tranh có nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều đường nét hình khối. Ánh trăng bao trùm, lồng vào những vòm cây cổ thụ; ánh trăng, bóng cây lồng vào hoa. Hình ảnh trăng, hoa, cổ thụ quấn quýt, sinh động, tươi tắn gần gũi, hòa quyện như đưa người đọc vào thế giới lung linh huyền ảo • Cảnh khuya đẹp như vẽ, như bức tranh sơn thủy hữu tình, khiến cho thi nhân chưa thể ngủ, bộc lộ tình yêu thiên nhiên của nhà thơ. Từ "chưa ngủ" được lặp lại trực tiếp bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhà thơ Hồ Chí Minh thể hiện lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Người.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Bài ca dao"công cha như núi ngất trời" bày tỏ cảm xúc gì? tình cảm đó đc diễn tả bằng những hình ảnh nào? Nhận xét về cách dùng các hình ảnh đó?
  • từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu trên, em hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà và tình cảm của nhân vật "tôi" đối với bà
  • Phương thức biểu đạt chủ yếu của ca dao là?
  • Gạch dưới quan hệ từ có trong các câu sau: a. Trên bãi tập, tổ một tập nhảy cao còn tổ hai tập nhảy xa. b. Trời mưa to mà bạn Quỳnh không có áo mưa. c. Lớp em chăm chỉ nên thầy rất vui lòng. d. Đoàn tàu này qua rồi đoàn tàu khác đến. e. Sẻ cầm nắm hạt kê và ngượng nghịu nói với bạn. f. Tiếng kẻng của hợp tác xã vang lên, các xã viên ra đồng làm việc. g. Bố em hôm nay về nhà muộn vì công tác đột xuất. h. A Cháng trông như con ngựa tơ hai tuổi. i. Mưa đã tạnh mà đường xá vẫn còn lầy lội. j. Hôm nay, tổ bạn trực hay tổ tớ trực?
  • Tìm các từ Hán Việt trong các câu sau: 19. Bầu dốc giang sơn, say chấp rượu, Túi lưng phong nguyệt, nặng vì thơ. Cho hay cảnh cũng ưa người nhỉ, Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ. [Bà Huyện Thanh Quan] 20. Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, bạo chúa Kiếp tì nô vùng dậy chém nghê kình! [Tố Hữu]
  • d. Nếu trời mưa thì ngày mai chúng ta không đi Củ Chi. Biểu thị quan hệ: ................................................................... e. Hễ có gió to thì nhất định thuyền chúng ta sẽ ra khỏi chỗ này trước khi trời tối. Biểu thị quan hệ: ................................................................... f. Nhờ bạn Minh giúp đỡ mà kết quả của Nhân tiến bộ rõ. Biểu thị quan hệ: ...................................................................
  • trong bài văn một thức quà của lúa non:cốm, tác giả muốn bày tỏ với ta quan điểm gì
  • a. Những từ nào là từ láy Ngay ngắn Ngay thẳng Ngay đơ Thẳng thắn Thẳng tuột Thẳng tắp b. Những từ nào không phải từ ghép? Chân thành Chân thật Chân tình Thật thà Thật sự Thật tình
  • Tìm 3 từ ghép mà khi sử dụng, có thể chỉ cần dùng tiếng phụ là đã bao gồm nghĩa của cả tiếng chính. Mẫu: Bác cân cho cháu một con chép. [chép đã bao hàm nghĩa “cá chép”]
  • Em hiểu thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản là gì ? Văn bản : Mẹ và quà

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 7 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề