Cách trồng tầm vông

Cây tầm vông hay có tên gọi khác là cây trúc thái, trúc xiêm la. Cây được trồng làm cây cảnh trang trí, cũng như thân cây tầm vông mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Dưới đây là những thông tin liên quan đến cây tầm vông.

Giới thiệu về cây tầm vông

Giới thiệu về cây tầm vông

Cây tầm vông [tre tầm vông] là một loại cây thuộc họ tre có tên thường gọi là cây trúc thái hay trúc xiêm la, được trồng nhiều ở các tỉnh đông nam bộ của Việt Nam. Cây có thân thẳng, ít lá, ít nhánh, đặc ruột nên có khả năng chịu được lực chống, độ bền và lực uốn rất tốt nên hiện nay người ta có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều cây tầm vông [ tre tầm vông] vào các lĩnh vực khác nhau như nội thất, trang trí, thủ công mỹ nghệ, các công trình,

Giống và cách trồng cây tầm vông

Giống và cách trồng cây tầm vông

Tầm vông có nhiều loại nhưng phổ biến nhất là loại tầm vông đá và tầm vông mỡ.

+ Tầm vông đá đặc ruột hơn, mắt cây dày hơn, nặng cây hơn, thân hơi nhỏ hơn tầm vông mỡ một chút.

+ Ngược lại giống cây tầm vông mỡ thường thân cây to hơn, mắt cây dài hơn, ruột hơi rỗng hơn giống cây tầm vông đá. Tùy vào nhu cầu mà người dân lựa chọn trồng loại giống cây tầm vông nào cho phù hợp.

Cây tầm vông [tre tầm vông] chủ yếu nhân giống bằng phương pháp hom gốc, hay chiếc gốc, nghĩa là trong bụi tầm vông đã trưởng thành ta chọn cây tốt rồi tách gốc ra rồi mang đi trồng, ngày nay người ta đã có công nghệ mới là nhân giống cây tầm vông [cây tầm vông giống] bằng phương pháp chiếc cành [giống như chiếc cành cây ăn quả], kỹ thuật này giúp cho việc nhân giống số lượng lớn cây tầm vông dễ dàng hơn rất nhiều, đơn giản hơn so với phương pháp tách gốc cây tâm vông.

Tách gốc cây tầm vông phải mất thời gian và công sức để đào tách gốc cây ra khỏi bụi nên vất vả hơn so với kỹ thuật chiếc cành cây tầm vông nhưng ngược lại tức thì hơn nghĩa là có gốc có bụi cây tầm vông [tre tầm vông] là có thể đào tách ra và trồng được ngay hơn nữa cũng không phụ thuộc đòi hỏi người làm phải có kỹ thuật chiếc cành và chăm sóc trong giai đoạn đầu.

Về mật độ trồng cây tầm vông giống như thế nào cho hợp lý và hiệu quả? Để đơn giản ta chỉ cần nhớ mật độ trồng cây giống tầm vông cũng gần giống như trồng cây cao su khoảng 500 cây/ ha, bố trí sao cho khoảng cách cây cách cây 4m và hàng cách hàng khoảng 5m hoặc cây cách cây 3m và hàng cách hàng 6m [tùy vào tình hình thực tế và vùng đất mà người trồng có thể linh hoạt về khoảng cách và mật độ trồng cây giống tầm vông sao cho phù hợp].

Sau khi trồng cây giống tầm vông, việc chăm sóc cây giống tầm vông cũng rất đơn giản không tốn nhiều thời gian chăm sóc, thời gian đầu mới trồng thỉnh thoảng thường xuyên tưới nước, tưới phân để giữ độ ẩm cho cây, giúp cây bén rễ phát triển tốt hơn, đây là giai đoạn đầu chịu khó chăm sóc một xíu khoảng vài ba tháng thôi. Sau khi cây giống phát triển tốt rồi thì có thể 1 đến 2 năm chúng ta mới thực hiện một lần chủ yếu là dọn cỏ, dọn lá, vun gốc, chặt bỏ những cây nhỏ không cần thiết, để cây phát triển tốt hơn.

Đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh lý của cây tầm vông

Đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh lý của cây tầm vông

Thân tầm vông

Theo số đo phổ biến thì khi trưởng thành, cây tầm vông có cho mình chiều cao khoảng 14m và độ rông thân khoảng 7cm. Nhưng số đo không phù hợp lắm nên người ta đưa ra cách tính chiều cao và chiều rộng cụ thể như sau:

Đầu tiên chọn cây cần sử dụng, đốn cây xuống. Tiếp thep để đo chiều cao thân cây ta cộng các số đo lại với nhau: chiều dài cây đã được đốn hạ + chiều dài của phần ngọn đã cắt + chiều dài phần gốc ngắn còn lại ở bụi. Và với chiều rộng hay còn gọi là đường kính ta lấy thước kẹp đo ngay giữa lóng gốc, lóng giữa, lóng ngọn của cây đã bị chặt mất ngọn. Làm như vậy cuối cùng ta sẽ có được số đo chính xác.

Thân ngầm: Thân ngầm là phần cuống thân tồn tại trong đất, tầm vông thuộc loại thân hợp trục. Bộ phận này tính từ chồi trên gốc thân cây mẹ, phát triển và mọc ngang trong đất. Thân ngầm sẽ nối liền tre mẹ và tre con mà không cần đến rễ và chồi.

Gốc thân: là phần nối liền với thân ngầm, trên đó mang nhiều rễ quanh thân và các chồi, tạo điều kiện cho sau này măng phát triển thành một cây tầm vông hoàn chỉnh.

Đốt [lóng]

Các đốt trên tầm vông có vách dày hơn đốt của các loài tre còn lại, đặc biệt các lóng tại vị trí gốc đều đặc ruột. Mỗi mắt đều sẽ có một vòng nổi màu nâu là nơi mà lá mo đính vào để ôm chắc lóng[đốt] thân. Dưới mỗi mắt đốt có một vòng trắng, khá dễ để nhận biết rõ. Đây là một nét đặc trưng riêng của tầm vông so với các loài khác. Các đốt từ gốc đến ngọn trên thân cây có đường kính dần nhỏ dần.

Cách đo đốt là đo rồi lấy chiều dài của đốt [ gốc, giữa, và ngọn], tính từ mắt hiện tại cho tới vừa chạm đến mắt tiếp theo ở những cây khác đã được đốn hạ cùng trong vườn. Miêu tả đặc điểm của lóng: mắt giữa các đốt và lá mo: màu sắc, đặc điểm mặt bên trong, bên ngoài lá mo, kích thước bẹ, phiến mo và một số bộ phận phụ ở khớp nối tiếp theo của bẹ và cuống lá.

Măng:

Trong giai đoạn măng từ lúc hình thành cho đến khi đạt cho nó chiều cao vào tầm 30 45 cm, thì nó chưa phân đốt trên thân. Giai đoạn này thân măng chỉ mang đa số những đốt ngắn, xunh quanh măng bao bọc bằng nhiều lá mo non, màu xanh đậm, những lá mo xếp chồng đều lên nhau, và măng càng cao thì lá càng chuyển màu, cụ thể là ngả sang màu vàng nhạt. Phần mép lá bẹ sẽ bắt đầu khô rồi tới bên trong lá mo, cùng với đó rễ mọc ra nhiều dần.

Để đo kích thước của măng ta đo độ cao của măng từ mặt đất hay phần dưới cùng tới đỉnh măng.

Lá tầm vông

Gồm 2 loại: lá mo quanh đốt và lá trên cành.

Lá mo [mo nang]: đặc điểm chung của các cây thuộc họ Tre đều có lá mo quanh đốt. Riêng tầm vông thì lá mo sống lâu trên thân, bộ phận bẹ mo ôm chặt vào đốt thân. Đây là 1 nét riêng tạo vẻ đẹp cho tầm vông. Lá mo hình thành theo măng. Mỗi lá mo gồm các phần như bẹ, phiến và các bộ phận phụ. Những lá mo gốc ngắn hơn so với lá mo trên thân trên. Lá mo có lông mịn, màu nâu, mép bẹ có nhiều lông

Lá trên cành: có khoảng 6-10 lá trên một cành. Mỗi lá gồm 3 bộ phận chính như: bẹ, cuống và phiến lá. Bẹ lá ôm chặt lấy cành, xếp trồng lên nhau. Phiến lá thon dài, trên đó có một gân chính và nhiều gân nhỏ khít nhau, chạy song song theo chiều dài phiến và tụ dần ở chóp lá. Mép lá có nhiều gai nhỏ.

Cây tầm vông rất dễ trồng và chăm sóc, có đặc điểm nổi bật là chịu khô hạn rất tốt, có thể trồng được ở những vùng đất đỏ, đất cát, đất núi, những vùng đất khắc nghiệt vẫn có thể trồng cây tầm vông được. Đặc biệt, trong điều kiện khí hậu ngày càng khắc nghiệt như hiện nay, nguồn nước một số nơi khan hiếm thì việc người dân áp dụng trồng cây tầm vông ở những vùng đất khô hạn càng phát huy được hiệu quả sử dụng đất. Ngoài việc mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng, việc trồng cây tầm vông còn giúp cho việc bảo vệ đất, chống sói mòn, chắn gió chắn bụi, bảo vệ môi trường góp phần phủ xanh đất trống, những đồi núi trọc bạc màu. Bên cạnh đó thân cây tầm vông còn được sử dụng làm phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng.

Giá trị và công dụng của cây tầm vông

Giá trị và công dụng của cây tầm vông

Do một số đặc điểm đặc biệt của cây tầm vông mà bao đời nay cây tầm vông vẫn tồn tại và phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng bởi cây tầm vông [ tre tầm vông] có rất nhiều công dụng hữu ích trong cuộc sống khác nhau như sau:

Cây được trồng để giữ đất chống sói mòn.

Trồng để làm cây cảnh trang trí

Thân cây tầm vông thành phẩm có thể dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất, dùng làm nhà cửa, làm hàng rào, làm vật liệu trong xây dựng, làm cột, làm sào,

Kỹ thuật trồng cây tầm vông

Kỹ thuật trồng cây tầm vông

Kinh nghiệm chọn giống và nhân giống

Để có Giống Cây Tre Tầm Vông trồng trong vườn bạn có thể Mua Cây Giống trực tiếp tại các vườn ươm hoặc có thể nhân giống từ những Khóm Tầm Vông sẵn có.

Cây Tầm Vông chủ yếu nhân giống bằng hom gốc và chiết cành. Việc nhân giống bằng hom gốc đạt tỷ lệ ra rễ cao nhất. Tuy nhiên, với phương pháp này chỉ thích hợp với quy mô sản xuất nhỏ, không thể sản xuất một số lượng giống để đáp ứng nhu cầu sản xuất với quy mô lớn. Hơn nữa, khi nhân giống đã lấy đi một lượng thân cây đặc ruột có giá trị nhất, đồng thời ảnh hưởng đến khóm mẹ. Ngoài ra, kích thước cây giống lớn cũng ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển, trồng.

Tầm Vông, Kỹ thuật trồng Cây Tre Tầm Vông, Khóm Tầm Vông, Trồng Tầm Vông, Cây Giống Tre Tầm Vông

Để có thể đáp ứng được nhu cầu lớn về giống trồng phải tiến hành nhân giống bằng hom cành chiết. Phương pháp này vừa tăng được số lượng giống trồng, vừa không ảnh hưởng đến cây mẹ, dễ thực hiện, tiết kiệm được thời gian, công sức, vận chuyển xa, trồng dễ dàng.

Kỹ thuật trồng Cây Tầm Vông

Sau khi nhân giống, bạn cần chuẩn bị vườn ươm và chăm sóc tốt để đảm bảo tỷ lệ thành công cao nhất. Sau khoảng 8 tuần chăm sóc, khi cây chiết ra rễ và có lá tươi tốt bạn tiến hành trồng ra vườn.

Tầm Vông, Kỹ thuật trồng Cây Tre Tầm Vông, Khóm Tầm Vông, Trồng Tầm Vông, Cây Giống Tre Tầm Vông

Mật độ trồng Tầm Vông vào khoảng 500cây/ha, bố trí trồng theo khoảng cách cây cách cây 4m, hàng cách hàng 5m hoặc 3m x 6m. Trước khi trồng bạn cũng đào hố để đặt bầu vào trồng và bón lót mỗi hố từ 5-10kg phân chuồng hoai mục.

Bạn gỡ bỏ lớp vỏ bọc bầu cây sau đó từ từ đặt cây vào hố đã đào sẵn và vun đất, nệm đất vào gốc cây cho chặt để sao cho cây được cố định. Sau đó, Bạn tưới nước và có thể phủ một lớp rơm rạ, lá khô lên gốc cây vừa trồng để giữ ẩm cho cây.

Trên đây là những thông tin về cây tầm vông do xuongtretruc.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về cây tầm vông bạn nhé!

Giới thiệu Công ty thiết kế thi công nhà tre trúc

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều đơn vị thiết kế thi công, xây dựng nhà. Tuy nhiên, thiết kế thi công tre trúc lại là một khía cạnh khác từ nguyên vật liệu, yếu tố thẩm mỹ, kinh nghiệm, khả năng kết hợp, v.v. không phải kiến trúc sư, đơn vị nào cũng có thể thực thi được.

Xưởng Tre Trúc với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp, phân phối nguyên liệu tre trúc đến thiết kế, xây dựng nhà tre tại TP. Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Thuận, Vũng Tàu, Kiên Giang, v.v. với các khu resort nghỉ dưỡng, khu du lịch nghỉ mát, homestay độc lạ, quán ăn, quán cafe sân vườn trang trí tre trúc, v.v.

Video liên quan

Chủ Đề