Cách trồng rau nhút

Rau nhút dễ trồng, ít bị rủi ro về giá cả nhưng muốn năng suất cao người trồng phải nắm vững quy trình kỹ thuật, nhất là khâu cắm cọc giữ cho rau không trôi giạt và xử lý phân thuốc sao cho an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Rau nhút còn có tên rau rút. Loài rau này thuộc thân thảo có hoa màu vàng. Lá rau nhút thuộc loại lá kép hình lông chim, bao giờ cũng mọc nổi trên mặt nước ao, hồ, sông, rạch, ruộng lúa nhờ quanh thân có phao trắng. Rau nhút thường được dùng để ăn lẩu và chế biến thành nhiều món ăn khác rất được người Việt ưa chuộng. Rau nhút dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể trồng quanh năm và không đòi hỏi vốn nhiều, nên được nhiều bà con lựa chọn trồng để tạo thu nhập kinh tế cho gia đình.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây rau Nhút

Chia sẻ kinh nghiệm trồng rau nhút thành công từ người trồng rau nhút:

"Sau mỗi đợt hái cần tiến hành phun phân bón lá nhằm giúp cây lấy lại sức và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây mau ra đọt non. Bình quân 1.000 m2 rau nhút có thể thu hoạch 1,5 - 2 tấn, bán được 4 - 5 triệu đồng." - Anh Bính chia sẻ

"Cách trồng rau nhút khá đơn giản. Đa phần người trồng đều lợi dụng mặt nước có độ sâu từ 3 - 5 cm. Trước hết người ta chọn những gốc rau khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, mỗi đoạn dài chừng 3 - 4 cm buộc đều khoảng vào những cây trúc hoặc sậy để giữ không cho trôi mất. Sau 30 ngày, rau sẽ phát triển, bò lan khắp mặt nước." Ông Dữ chia sẻ

"Trồng rau nhút nên chú ý diệt sạch ốc bươu vàng vì đây là đối tượng gây hại chính cho rau nhút. Trồng rau nhút ít tốn kém bởi không cần bón phân. Khi nước tràn đồng là phù sa trong nước đủ để rau xanh tốt. Sau mấy tháng ngập lũ, lượng phù sa bám vào gốc rễ cây rau nhút rất nhiều. Vì vậy bên cạnh nguồn lợi kinh tế từ nghề trồng rau nhút, người dân còn có cái lợi khác là sau khi thu hoạch rau nhút xong thuê máy trục vùi dây rau nhút xuống đất để làm tăng độ màu mỡ đất, giúp nông dân nhẹ vốn đầu tư phân bón sản xuất lúa Đông xuân." Anh Việt hồ chơi chia sẻ."

Kỹ thuật trồng cây rau nhút được chia sẻ từ Hiếu Giang Better: "Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây rau nhút"

Rau nhút tên khoa học là Neptunia oleracea louv., thuộc họ đậu [Fabaceae]. Cây thảo nổi ngang mặt nước, quanh thân có phao xốp màu trắng, lá kép lông chim 2 lần. Hoa hộp thành đầu màu vàng, quả dẹp chứa 6 hạt dẹp.

Rau nhút phân bố ở các nước có khí hậu nhiệt đới, thường mọc dưới nước ở mương rãnh, ao hồ. Điều kiện để rau nhút sinh trưởng và phát triển mạnh là dưới đáy mương phải có sình lầy, nhưng nước trong mương phải sạch. Cây có hoa vào mùa mưa.

Rau nhút thường được trồng làm rau ăn, có mùi thơm đặc biệt. trong rau nhút các thành phần dược tính dưới dạng g% : protid 5,1 ; glucid 1,8 ; cellulose 1,9 ; cancium 180 ; phospho 59.

Rau nhút là 1 loại cây dễ trồng và cũng dễ chăm sóc. Vụ rau nhút có thể trồng quanh năm, nhưng vụ chính bắt đầu từ tháng 5 âm lịch, sau khi tiến hành dọn dẹp sạch cỏ và chuẩn bị đắp bờ giữ nước thì tiến hành cấy rau nhút. Những ngày đầu mới cấy nên thường xuyên theo dõi mực nước trong ruộng từ 30 – 50cm tránh để mực nước trong ruộng bị khô thì rau nhút sẽ kém phát triển.

Khi cây bén rễ cần bón 1 lượng phân nhẹ: 5kg Better NPK 16-12-8-11+TE/1.000m2. Thông thường sau khi trồng từ 10 – 15 ngày, rau nhút sẽ phát triển và lan rộng ra khắp ruộng. Trồng rau nhút nên chú ý diệt sạch ốc bưu vàng vì đây là đối tượng gây hại chính của rau nhút. Rau nhút sau khi trồng 1,5 tháng là có thể thu hoạch, sau đó từ 7 – 10 ngày thì thu hoạch tiếp, có thể kéo dài thời gian thu hoạch từ 4 – 5 tháng tùy theo mức độ chăm sóc, kỹ thuật của mỗi người.

Sau mỗi đợt hái cần tiến hành phun phân bón lá hoặc chế phẩm vi lượng tổng hợp cho cây rau Better nhằm giúp cây lấy lại sức và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây mau ra đọt non.

>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây Ngò Gai

Thứ Sáu 19/09/2014 , 09:41 [GMT+7]

Cây rau rút dễ trồng, chi phí đầu tư thấp, thu hoạch liên tục và lợi nhuận cao, thích hợp trồng ở chân ruộng trũng.


Thu hoạch rau rút

Chúng tôi nêu tóm tắt kinh nghiệm của nhiều bà con chuyên trồng rau rút ở xã Đồng Quang, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội để bạn và bà con tham khảo, vận dụng.

- Chọn và làm đất: Nên chọn những chân ruộng trũng, đất giàu mùn, bùn nhuyễn, không bị chua phèn có thể chủ động cấp và tháo nước khi cần, không bị tù đọng, ô nhiễm bởi các nguồn chất thải sinh hoạt, chất thải bệnh viện, các chất kim loại nặng chưa được xử lý triệt để từ nước thải các nhà máy.

Ruộng được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại và bón nhiều phân chuồng, phân hữu cơ đã được ủ hoai mục trước khi trồng.

- Thời vụ trồng tốt nhất là từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm.

- Cách trồng: Khi mới cấy nên giữ mực nước trọng ruộng từ 20-25cm. Rau rút sinh trưởng và phát triển rất nhanh, rất khỏe, vì vậy nên trồng thành từng khóm, mỗi khóm 2 ngọn giống dài 20-25cm, khoảng cách 1m x1m. Trong quá trình chăm sóc, thu hoạch, nếu thấy mật độ thưa thì ngắt ngọn trồng dặm vào cho đảm bảo mật độ nhằm đạt được năng suất rau cao nhất.

- Chăm sóc: Khi cây đã bén rễ, hồi xanh [15-20 ngày sau cấy] cần tháo thêm nước vào và luôn giữ ở mức từ 30-40cm, tiến hành bón phân thúc [3kg đạm + 2kg lân cho 1 sào Bắc bộ] sẽ giúp rau rút sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh nhiều. Sau mỗi đợt thu hái bà con tiếp tục bón thêm phân, khối lượng tăng dần tùy theo sản lượng thu hoach để giúp cây nhanh hồi phục và tái sinh...

- Thu hoạch: Sau khi trồng từ 10-15 ngày bà con có thể tiến hành thu hoạch rau. Mỗi lần thu hoạch cách nhau từ 7-10 ngày. Nếu được chăm sóc tốt cây rau rút có thể kéo dài thời gian thu hoạch từ 6-7 tháng.

NGUYÊN NHI

Nếu bạn từng sống ở vùng Tây Nam Bộ thì sẽ không còn xa lạ cái cảnh mỗi mùa nước lên, rau rút hay còn gọi là rau nhút nổi bồng bềnh khắp mặt sông.

Đây là loại rau quen thuộc trong nồi lẩu mắm hay canh cá chua của người dân nơi đây. Không những vậy rau rút còn được xem như một vị thuốc đông y có tác dụng giải độc, mát gan, làm thông huyết kinh mạch,…

Kỹ thuật trồng rau rút

Vì thế nên hiện nay nhiều nơi nổi lên công việc trồng rau nhút chứ không chỉ là loại rau mọc dại như trước nữa.

1.1 Chuẩn bị dụng cụ trồng

Để tiết kiệm bạn hãy tận dụng các chậu, thùng nhựa hay thùng xốp đã có để trồng rau rút. Nếu ở vùng quê thì bạn hãy trồng trong các rãnh mương hay trên mặt ao để khi thu hoạch có năng suất cao.

Rau rút loài loại cây sống ở môi trường nước phù hợp với loại đất trũng, đất sình nên bạn không cần đục lỗ thoát nước dưới đáy chậu hay thùng xốp.

Về đất trồng thì bạn mua đất ở các cửa hàng cây trồng rồi trộn với phân động vật, phân sinh học để tăng độ dinh dưỡng trong đất. Tăng lớp mùn thuận lợi cho sự phát triển của rau nhút thì bạn bón thêm than bùn hoặc mùn hữu cơ.

Trước khi gieo trồng 1 tuần bạn rải một lớp vôi lên trên đất để loại bỏ các mầm bệnh gây hại.

1.2 Chuẩn bị giống

Trồng rau rút từ gốc rau, chọn gốc khỏe mạnh, không bị nhiễm sâu bệnh gây hại.

2.1 Hướng dẫn trồng

Rau nhút dễ phát triển, nó có bộ rễ khỏe có khả năng hút nước và chất khoáng mạnh nên cần đảm bảo đất và nguồn nước sạch, nhặt bỏ cỏ dại và bón phân cho đất trước khi gieo trồng.

Hướng dẫn trồng rau rút

Cây nhút ưa nước nên khi cấy phải luôn giữ mực nước trong chậu là Khi mới cấy nên giữ mực nước trong ruộng từ 20 đến 30cm. Khi trồng thì gieo thành từng khóm, mỗi khóm 2 ngọn dài 3-4 cm.

Vì cây sinh trưởng nhanh nên trồng khóm cách nhau 25cm, khi chăm sóc nếu thấy thưa thì dặm thêm để đảm bảo rau phủ kín mặt chậu cho năng suất cao nhất.

2.2 Kỹ thuật chăm sóc

Sau nửa tháng bạn thấy cây đã lên cao thì thêm nước vào chậu trồng sao cho mực nước vào khoảng 30-40cm. 3-4 ngày bón phân một lần. Nên dùng phân hữu cơ, phân động vật để bón ở gốc hoặc pha phân đạm, phân lân để cây dễ hấp thu và tiết kiệm phân bón hơn.

Rau nhút mọc nhiều ở rất ruộng ẩm ướt

Đặc biệt sau mỗi đợt thu hoạch để cây nhanh hồi phục và ra nhánh nhiều, bạn kết hợp bón phân ở gốc và phun lên thân cây bằng loại phân qua lá. Năng suất thu được sẽ nhiều hơn đợt trước đấy.

2.3 Thu hoạch

Rau rút là cây thủy sinh nên lớn rất nhanh, thời gian thu hoạch còn tùy thuộc vào khả năng chăm sóc và nơi sinh trưởng của cây. Nếu trồng ở ao hồ thì 1 tháng đã thu hoạch được rồi còn nếu là trồng ở chậu, thùng xốp thì thời gian sẽ là 1,5 tháng.

Rau nhút sau khi trồng 1,5 tháng là có thể thu hoạch, sau đó từ 7 – 10 ngày thì thu hoạch tiếp, có thể kéo dài thời gian thu hoạch từ 4 – 5 tháng tùy theo mức độ chăm sóc, kỹ thuật của mỗi người.

3.1 Giá trị dinh dưỡng của rau nhút

Tuy là rau nhưng rau rút lại chứa lượng protein cao, hơn hẳn các loại khác như rau muống, rau ngót,… Rau xuất hiện vào mùa hè, nấu ăn vừa thanh mát mà giúp dễ ngủ nên rất được ưa chuộng. Mọi người thường nấu rau rút với khoai sọ, riêu cua làm canh hay xào với thịt gà, thịt heo…

Thep đông y thì rau rút là vị thuốc dân gian để chữa bệnh bướu cổ, trị cảm sốt, côn trùng đốt. Những người đang bị mụn sinh lý cũng nên ăn rau rút để thanh lọc cơ thể, trị nóng trong người gây mụn.

Ngoài ra rau rút còn nhiều tác dụng khác như nhuận tràng, lợi tiểu, thông huyết kinh mạch.

Đặc biệt trong thời tiết nóng nực thì canh rau rút còn có tác dụng an thần, mát gan, điều trị chứng mất ngủ gây đau lưng.

3.2 Một số bài thuốc sử dụng rau nhút hiệu quả

Chữa chứng mất ngủ

Rau rút 300g, khoai sọ 25g, lá sen tươi 10g. Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào nồi cùng 250ml nước, ninh đến khi khoai mềm thì nêm nếm gia vị vừa ăn. Khi ăn ăn hết cả cái và nước thì mới có tác dụng, nếu bị nặng thì tuần ăn 5 lần còn nhẹ thì tuần 3 lần thôi.  Để có tác dụng tốt nhất bạn nên ăn khi còn nóng và trước giờ đi ngủ 30 phút.

Trong người nóng [nội nhiệt] chảy máu cam, sinh mụn nhọt

Rau rút phơi khô nấu nước uống, bạn có thể uống thay nước lọc hàng ngày.  Tuy nhiên phải nấu hàng ngày vì nước rau rút để qua đêm sẽ bị hỏng. Ta còn có thể bổ sung bằng cách nấu các món ăn với rau rút. 

Nếu bị táo bón thì có thể giã lấy nước rau rút để uống hoặc nấu canh rau rút để nhuận tràng.

Chữa bướu cổ: Bên cạnh việc uống thuốc tây thì bạn hãy ăn thêm các món ăn chế biến từ rau rút. Mát và dễ ăn hơn là sử dụng thuốc.

Ngoài ra mua thêm cải trời,  kinh giới, mạch môn… sắc cùng rau rút uống hàng ngày.

Video liên quan

Chủ Đề