Cách suy nghĩ tích cực

Suy nghĩ tiêu cực là một phần của cuộc sống con người. Chúng có tác dụng giúp chúng ta suy nghĩ mọi việc một cách thực tế và khả thi, nhưng đôi khi suy nghĩ quá tiêu cực có thể làm chúng ta cảm thấy cuộc sống vô cùng bế tắc. Vậy làm sao để rèn luyện tư duy tích cực?

Bạn có bao giờ suy nghĩ tiêu cực về bản thân?

Chắc hẳn là có. Nghiên cứu cho thấy rằng, niềm tin là những giá trị cơ bản nhất mà bạn có về bản thân. Niềm tin thường hình thành từ thuở thơ ấu và được củng cố khi bạn dần trưởng thành. Ví dụ như khi còn bé, có ai đó bảo rằng bạn là người luôn thất bại thì khi lớn lên bạn sẽ luôn sợ phải làm điều gì đó mới mẻ vì bản thân bạn không tin là mình có khả năng làm được. Đó là cách mà những suy nghĩ tiêu cực phần nào được hình thành.

Suy nghĩ tiêu cực kéo dài có thể gây ảnh hưởng xấu cuộc sống. [Ảnh: unsplash.com]

Có 5 loại niềm tin tiêu cực mà chúng ta hay gặp phải:

  1. Tôi không thú vị
  2. Tôi không xứng đáng
  3. Tôi không thuộc về nơi này
  4. Tôi là người có lỗi
  5. Tôi bất lực

Vậy niềm tin tiêu cực ảnh hưởng thế nào đến tinh thần của bạn?

Niềm tin tiêu cực bản chất cũng chỉ là suy nghĩ do con người tạo ra, chúng không phải là sự thật. Chỉ vì bạn nghĩ bạn không xứng đáng không có nghĩa là bạn thật sự không xứng đáng. Thực tế, mỗi con người đều có quyền cảm thấy được yêu thương, tôn trọng. Thật không may, chúng ta tiếp nhận những tác động tiêu cực từ cuộc sống và để nó dần hủy hoại những tư duy tích cực về bản thân.

Những niềm tin tiêu cực thật sự có tác động xấu đến tinh thần vì chúng làm chúng ta tự hạ thấp lòng tự trọng và làm giảm nhận thức về giá trị bản thân. Lâu dần, những tác động này có thể dẫn đến việc suy giảm động lực làm việc, sợ thất bại hay không dám hành động khi thời cơ đến. Nhưng tin vui là chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng này này bằng cách học tập và rèn luyện những tư duy tích cực.

Sau đây là 6 bước giúp bạn có được tư duy tích cực

1. Sắp xếp suy nghĩ

Việc sắp xếp suy nghĩ sẽ giúp bạn kiểm soát những tư duy tiêu cực. Hãy tưởng tượng đầu óc của bạn là những trang giấy và suy nghĩ là những dòng chữ. Hãy liệt kê lên trang giấy: suy nghĩ của bạn, tình trạng của vấn đề và những cảm xúc kéo theo bởi suy nghĩ đó.

Hãy lấy ví dụ: đồng nghiệp của bạn rủ đi ăn trưa, điều gì sẽ hiện ra trong suy nghĩ của bạn đầu tiên? Chúng có thể là một trong những điều sau đây:

“Họ chỉ rủ mình đi cho có lệ thôi”

“Mình chả có câu chuyện gì hay ho để trò chuyện với họ”

“Nếu họ có cơ hội tìm hiểu mình, họ sẽ nhận ra mình tệ hại thế nào”

Và cứ thế những suy nghĩ tiêu cực lại tiếp tục hiện ra trong đầu bạn. Việc sắp xếp suy nghĩ và nhận thức được đâu là suy nghĩ tiêu cực là bước đầu tiên để bạn cải thiện chúng.

Bước khởi đầu của tư duy tích cực đó là sắp xếp và nhận thức đâu là những suy nghĩ tiêu cực. [Ảnh: unsplash.com]

2. Kiểm tra niềm tin tiêu cực của bạn

Lấy ví dụ ở trên, khi đồng nghiệp rủ bạn đi ăn trưa, hãy viết ra một loạt những dự đoán thật cụ thể về trường hợp đó và hỏi bản thân: “Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì”? Nó có thể là: “Tôi đi ăn trưa với đồng nghiệp, họ nhận ra tôi là người thật nhạt nhẽo vậy nên họ không rủ tôi đi ăn cùng nữa”.

Bây giờ bạn hãy thử thách niềm tin tiêu cực đó của bạn. Hãy thử đi ăn trưa với đồng nghiệp và xem điều gì sẽ xảy ra. Chắc chắn bạn sẽ nhận ra những gì bạn nghĩ về phản ứng của đồng nghiệp sẽ không hoàn toàn chính xác với những gì thực tế xảy ra. Nếu kết quả không tệ như bạn mong đợi, vậy bạn có sẵn sàng thử thách những niềm tin tiêu cực khác không?

3. Xác định đâu là tư tưởng tiêu cực

Một khi bạn đã thực hành bước một và hai, bạn sẽ có ý thức hơn khi những niềm tin tiêu cực xâm nhập vào tâm trí bạn. Khi những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện, bạn sẽ ngay lập thức xác định: “Chà mình lại suy nghĩ ngớ ngẩn nữa rồi”.

Việc xác định rõ ràng đâu là những tư tưởng tiêu cực sẽ giúp bạn hạn chế tác động của nó đến tâm trí.

4. Hãy nói “DỪNG LẠI”

Một trong những tác hại của suy nghĩ tiêu cực là nó tạo ra phản ứng dây chuyền dẫn đến hàng loạt những suy nghĩ tiêu cực khác. Từ ví dụ ở trên khi bạn cho rằng “Đồng nghiệp nghĩ mình là người nhạt nhẽo”, nó sẽ dẫn đến suy nghĩ “Họ sẽ không bao giờ rủ mình ăn trưa nữa”, “Họ sẽ nói xấu sau lưng mình”, “Họ sẽ tìm cách để mình bị đuổi việc”… và hàng loạt những kết quả tiêu cực khác.

Khi những suy nghĩ tiêu cực bắt đầu len lỏi vào tâm trí bạn, hãy nói “DỪNG LẠI”. Việc nói lớn thành tiếng sẽ có tác động mạnh mẽ đến nhận thức. Nếu bạn đang ở một nơi công cộng hay văn phòng đông đúc, hãy hít thở sâu, cố gắng không nghĩ đến những cảm xúc tiêu cực và để chúng trôi qua.

5. Thử thách bản thân

Cố gắng không suy nghĩ một cách cực đoan như: “Chả có đồng nghiệp nào sẽ nghĩ mình vui tính” hay “Mọi người đều nghĩ tôi là kẻ ngốc”.

Hãy thử thách bản thân. Bạn có thể tìm những bằng chứng trong thực tế để chống lại những định kiến tiêu cực trong đầu bạn. Ví dụ, hãy thử nghĩ về những kí ức tích cực như “Hôm thứ hai đồng nghiệp mới hỏi mình đi chơi cuối tuần có vui không?” hay “Sếp khen mình thật giỏi vì đã giúp ông ấy tính toán giấy tờ”.

Mở lòng, đón nhận và vượt qua những thử thách do chính suy nghĩ tiêu cực của bạn tạo ra. [Ảnh: pexels.com]

6. Luyện tập tư duy tích cực bằng cách biết ơn những điều nhỏ bé trong cuộc sống

Luyện tập cảm xúc tích cực mỗi ngày bằng cách quý trọng những điều bạn đang có. Đó có thể là những điều đơn giản như niềm vui từ công việc bạn đang làm, nói lời cảm ơn người đã mở cửa cho bạn hay sự hứng thú khi ăn một món ăn ngon. Bắt đầu ngày mới bằng một năng lượng tích cực sẽ khiến cho cả ngày của bạn tràn ngập niềm vui.

Trân trọng những điều nhỏ bé trong cuộc sống sẽ giúp bạn tư duy tích cực hơn. [Ảnh: unsplash.com]

Tư duy tích cực sẽ giúp bạn hồi phục tinh thần như thế nào?

Bằng cách kiểm soát những suy nghĩ tiêu cực, bạn có thể lập trình lại bộ não để tư duy tích cực hơn, từ đó chúng sẽ giúp bạn thay đổi cách nhìn về thế giới xung quanh. Tư duy tích cực còn mang đến cho bạn mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và mở ra nhiều cơ hội trong cuộc sống. Hãy tập luyện tư duy tích cực mỗi ngày, bạn sẽ ngạc nhiên với kết quả nhận được chỉ sau vài ngày hay thậm chí vài giờ áp dụng chúng!

Tư duy tích cực mang đến cho bạn cuộc sống đầy niềm vui. [Ảnh: unsplash.com]

Xem thêm:

6 bí quyết giữ cho tinh thần luôn sảng khoái và tích cực

16 gợi ý du lịch kết hợp các trải nghiệm tâm linh và chăm sóc sức khỏe tinh thần

Mỗi ngày trôi qua hàng ngàn vấn đề xảy ra mà chúng ta phải đối mặt. Những điều rất ư nhỏ nhoi nhưng cũng làm bạn stress mỗi khi gặp phải. Cách đơn giản để bớt suy nghĩ tiêu cực là phải suy nghĩ tích cực.

Nếu bạn có một tinh thần luôn bi quan và nghèo nàn thì trong nhất thời bạn khó có thể tìm ra được cho mình một tư duy thuyết phục bản thân mình hơn để vượt qua khó khăn hiện tại.

Sống lạc quan là một điều cần nhưng chưa đủ. Ngay lúc này đây bạn cần phải thư giản và chấp nhận những gì đã và đang xảy ra như thế cũng đủ để bạn sống lạc quan rồi đấy.

Khi kết hợp suy nghĩ tích cực với việc tự tạo động lực cho bản thân, bạn đang tạo cho chính bạn một nguồn năng lượng dồi dào liên tục thúc đẩy bạn tìm tòi, học hỏi những kỹ năng mới. Lối suy nghĩ tích cực khiến chúng ta cảm thấy thoải mái hơn, nhờ đó mà áp lực cũng giảm đi đáng kể và bạn cũng sẽ hồi phục bệnh nhanh hơn.

 

Tận hưởng giây phút lạc quan của cuộc sống

Cuộc sống là một chuỗi ngày buồn vui đan xen và công thức rõ ràng là có vui sẽ có buồn, có cười sẽ có khóc, cho nên mỗi sự vật xảy ra hằng ngày do bạn lựa chọn và chấp nhận. Nếu bạn có suy nghĩ tiêu cực về bản thân gọi là bệnh tiêu cực về bản thân, bạn sẽ gặp nhiều bế tắc là cơ hội để bạn học thêm điều gì đó, đừng quá tâm trạng, chán nản, bạn hãy nhớ rằng cuộc sống còn có biết bao điều cần phải học.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân hay trạng thái thể hiện suy nghĩ tiêu cực trong bạn. Mỗi ngày trôi qua là một cơ hội để mình học hỏi và trải nghiệm.

Sau đây là 5 cách giúp bạn có suy nghĩ tích cực và hành động tích cực mỗi ngày Mục lục 1. Nhận ra vấn đề và học cách chấp nhận 2. Gặp gỡ với những người bạn có cách sống lạc quan 3. Thiền 7 phút mỗi buổi sáng 4. Đọc sách, xem phim hay thưởng thức một bản nhạc không lời

5. Lập kế hoạch cho mục tiêu


1. Nhận ra vấn đề và học cách chấp nhận

Hiểu rõ vấn đề bạn đang gặp phải là đang ở đâu và học cách chấp nhận. Đây là điều tưởng chừng như đơn giản nhưng khó có ai có thể làm được. Khi gặp vấn đề bạn thường đỗ lỗi cho hoàn cảnh và không bao giờ thừa nhận lỗi lầm do mình gây ra. Nhiều người đã phải gặp các vấn đề bế tắc và trở nên trầm cảm. Khi rơi vào tình huống eo le, bạn dễ dàng rơi vào tình cảnh là nạn nhân của hoàn cảnh.


Ảnh: Chấp nhận khó khăn, vượt qua thử thách

Muốn có tư duy tích cực thì trước hết phải hiểu rõ vấn đề và nguyên nhân do đâu. Và bạn cũng cần phải có tinh thần sửa chữa lỗi lằm ngay lập tức.

Khó khăn hiện tại là sự trải nghiệm thật thú vị của cuộc sống ban tặng cho chúng ta, chúng ta cần phải hỏi tập, rèn luyện, trải nghiệm và luôn trân trọng những giá trị đích thực mà cuộc sống mang lại.

2. Gặp gỡ với những người bạn có cách sống lạc quan

Thay vì than trách số phận thì hãy dành thời gian gặp gỡ giao lưu cùng với những người sống lạc quan và có mục tiêu trong cuộc sống.
” Cảm ơn đời mỗi mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương” .


Ảnh: Niềm vui khi gặp bạn bè

Cảm ơn bình minh đã chào đón,đã cho mình một cơ hội và niềm vui mới. Trong mối quan hệ giữa người với người có tính lan toả yêu thương, bạn bè là những người bạn tốt nhất lấp đầy khuyết điểm cho nhau. Gặp gỡ những người lạc quan là phương thuốc tốt nhất để chữa lành căn bệnh bi quan của bạn, họ sẽ giúp bạn nhìn ra được nhưng khía cạnh tiêu cực, điểm yếu của bạn.

3. Thiền 7 phút mỗi buổi sáng

Mỗi ngày chỉ cần dành thời gian cho bản thân từ 5 đến 7 phút ” NGỒI THIỀN”, cơ thể được ” tái sinh”. Tập trung lắng nghe hơi thở, lắng đọng và để tâm vào từng hơi thở, nhịp đập con tim. Cơ thể sẽ dần hồi phục sau một đêm và chuẩn bị sẵn sàng cho một ngày mới bắt đầu.
Thiền là hình thức ngủ có ý thức giúp chúng ta tập trung suy nghĩ, thoải mái và làm tăng khả năng tập trung cao..

Thiền cũng là phương thức giảm đau hữu hiệu và chữ lành cho cơ thể.

Theo nghiên cứu của Đại học Mahathir tại Hoa Kỳ khẳng định thiền là một trong những cách để giảm nguy cơ đột quỵ và lên cơn đau tim.
Những người ngồi thiền 15 phút trở lên mỗi ngày đã giảm tới 50% nguy cơ đau tim so với người không tập. Hình thức tập luyện này cũng cải thiện tình trạng cao huyết áp.

4. Đọc sách, xem phim hay thưởng thức một bản nhạc không lời

Sách là nguồn kiến thức vô tận chứa đựng rất nhiều kiến thức trong cuộc sống, giúp chúng ta tư duy, nhận thức sâu sắc hơn, trưởng thành hơn và tích lũy được vốn từ ngữ phong phú. 

Nghiền ngẫm một quyển sách hay hoặc xem một bộ phim hoặc thưởng thức một bản nhạc không lời nhè nhẹ bên tách cà phê tĩnh lặng hít thở sâu cùng tận hưởng những giai điệu du dương, sâu lắng  và cảm nhận cuộc sống.

Ý nghĩa của việc đọc sách đem lại sự thư giãn và cảm thấy vui, là nguồn gốc tuyệt vời của sự hưởng thụ, mọi nguồn cảm hứng, chỉ cho chúng ta mọi con đường đi với những kiến thức tuyệt vời, và truyền cảm hứng cho người khác giúp ta trở thành một người thành công trong cuộc sống này.

Khi bạn gặp một vấn đề khó khăn phải đối mặt hoặc sau một ngày lao động đầy áp lực, mệt nhọc, tâm trạng của bạn sẽ trở nên căng thẳng và dồn nén. Nhưng nếu bạn đọc nhiều sách bạn sẽ có nhiều cách giải quyết khác nhau và nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau.


Ảnh: Đọc sách thư giãn giúp bạn có nhiều kiến thức

5. Lập kế hoạch cho mục tiêu 

Xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn bạn muốn chinh phục cái gì? Bạn cần phải có một kế hoạch bàn bản và bắt tay vào thực thi. Tạo ra kết quả là niềm vui và động lực cho cuộc sống.


Ảnh: Lập kế hoạch mục tiêu cho cuộc đời bạn

Sau khi có bản kế hoạch cụ thể, bạn cần hãy dành 10 phút mỗi ngày để đọc lại, suy ngẫm và đánh giá giữa bản kế hoạch và tiến độ công việc.

Chìa khóa là các mục tiêu luôn tạo ra động lực cho bạn. Nếu bạn đặt mục tiêu quá cao, không mang tính thực tiễn và lạc quan thái quá thì bạn sẽ chẳng thể nào đạt được. Điều đáng nói là bạn sẽ mất thời gian và phải từ bỏ các mục tiêu đã đặt ra. Để có được một mục tiêu để đạt được kết quả tốt.

Cân nhắc một cách kỹ lưỡng nếu bạn đặt mục tiêu của năm nay tương tự như năm trước, bạn cần dựa trên một vài cơ sở khiến bạn tin là có thể thực hiện được trong năm nay để đạt được mục tiêu bạn phải có một cam kết thật sự mạnh mẽ. Để đạt được thành công bạn phải tin rằng bạn sẽ thực hiện được và luôn theo đuổi nó.

Mong rằng qua bài viết trên có thể giúp bạn hiểu phần nào giúp bạn lạc quan hơn và có nhiều niềm tin trong cuộc sống.

Thái độ tích cực là một thái độ tinh thần phản ánh niềm tin hoặc hy vọng rằng kết quả của một số nỗ lực cụ thể, lạc quan trong cuộc sống sẽ giúp bạn có lối sống tích cực, và thuận lợi và như mong muốn.

Thật khó tưởng tượng nếu con người ta sống mà không có tinh thần lạc quan, yêu đời. Cuộc sống luôn chờ đợi và chỉ có thể lạc quan mới khiến con người ta sống có mong ước, sống có hạnh phúc và có ý nghĩa hơn.

Nguồn: meohaycuocsong.com

Sưu tầm: Hữu Bằng - Tổ Bảo trì

Video liên quan

Chủ Đề